Hoạt động nhập khẩu thép tại Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng

70 98 0
Hoạt động nhập khẩu thép tại Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu Từ khi chính thức trở thành thành viên của WTO đến nay, chỉ với một quãng thời gian ngắn mà nền kinh tế Việt Nam đã có những bước thăng bước trầm khá rõ rệt. Nếu năm đầu tiên nền kinh tế đang trong đà tăng trưởng và phát triển mạnh, đẩy mức tăng trưởng kinh tế của cả nước lên cao thì sang năm 2008 lại có sự suy giảm, lạm phát tăng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Thế giới và nó dần đi vào phục hồi đạt mức tăng trưởng trở lại ở năm 2009. Qua đó cũng phản ánh những khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời gian qua. Nếu như ở năm 2007, thị trường mở cửa và bên cạnh những cơ hội cũng là những thách thức mới được đặt ra cho các doanh nghiệp trong nước khi đứng trước sự xâm nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài với những ưu thế về nguồn vốn, trình độ, công nghệ, phương thức quản lý,… thì sang năm tiếp theo, các doanh nghiệp lại đứng trước những khó khăn do lạm phát tăng, đồng tiền mất giá đẩy giá cả, chi phí lên cao. Khó khăn, thách thức đặt ra ngày càng lớn nếu các doanh nghiệp không có những thay đổi kịp thời, phù hợp thì khó có thể tồn tại và phát triển. Đối mặt với những thách thức, khó khăn như vậy song Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng không những đứng vững mà ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Ba năm qua kể từ thời gian Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO cũng là giai đoạn phát triển mạnh của Công ty với những con số khá ấn tượng, đặc biệt là vào năm 2007 tổng doanh thu của Công ty tăng gấp nhiều lần so với năm 2006, và nó vẫn tiếp tục tăng lên trong hai năm sau đó tuy mức tăng không cao song so với toàn bộ nền kinh tế đó là một thành công. Trong sự thành công đó có sự đóng góp đáng kể của hoạt động nhập khẩu thép, và đây cũng là lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty. Hoạt động nhập khẩu thép ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong Công ty, doanh thu do hoạt động này đem lại luôn đạt mức cao, nó chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu hàng năm của Công ty, đặc biệt từ sau khi Công ty đi theo con đường cổ phần hóa và đây cũng là những nội dung chính được đề cập đến trong chuyên đề “ Hoạt động nhập khẩu thép tại Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng”. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu về tình hình kinh doanh của Công ty, đồng thời đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu thép của Công ty để thấy được nhu cầu nhập khẩu thép của Việt Nam, đặc biệt là qua đó để tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng cũng như của thị trường nhập khẩu thép Việt Nam nói chung. 3. Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu hoạt động nhập khẩu và kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng 4. Phạm vi nghiên cứu Chuyên đề nghiên cứu tình hình kinh doanh cùng các yếu tố tác động đến hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng. 5. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp phân tích thống kê, đánh giá, so sánh, phân tích vi mô kết hợp với vĩ mô… và tham khảo các tài liệu, nguồn thông tin lấy từ Tổng cục Thống kê, Công ty Thiết bị Phụ tùng… để khái quát, phân tích, đánh giá. 6. Kết cấu chuyên đề Ngoài lời mở đầu, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, phụ lục, chuyên đề bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng. Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu thép tại Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng. Chương 3: Giải pháp đối với hoạt động nhập khẩu thép tại Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng.

Ngày đăng: 21/07/2018, 16:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan