1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường huy động vốn công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà

64 158 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 445 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, vốn luôn được xem là điều kiện cần và đủ. Nó là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đòi hỏi sự tự chủ cao về tài chính. Vốn chủ sở hữu càng nhiều, khả năng thanh toán cũng như khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, phải hoạt động theo cơ chế thị trường không có sự bao cấp và ưu đãi của Nhà nước trong khi tích luỹ tư bản hầu như chưa có, vốn ngân sách cấp không đáng kể, vốn đầu tư kinh doanh cần huy động bổ sung lại rất lớn. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp cho công tác huy động vốn tại các doanh nghiệp cần được đặt ra một cách nghiêm túc. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà là một doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Sông Đà, là một Công ty hoạt động đa chức năng, đa ngành nghề, lĩnh vực trong đó hoạt động đầu tư dự án và kinh doanh xây lắp đóng vai trò chủ đạo, nhu cầu về vốn cho đầu tư cũng như sản xuất kinh doanh là hết sức to lớn trong khi vốn chủ sở hữu chưa đủ để đầu tư phát triển và mua sắm các trang bị thiết bị máy móc phục vụ thi công. Do đó, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp tăng cường huy động vốn cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà là hết sức cần thiết, cả về lý luận và thực tiễn cho Công ty nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Qua thời gian được thực tập và khảo sát tại Công ty Cố phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà, xuất phát từ vấn đề đó em đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường huy động vốn công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà” làm nội dung nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Sự cần thiết tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà. Chương II. Thực trạng công tác huy động vốn tại Tập đoàn Sông Đà Chương III. Một số giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Tập đoàn Sông Đà Bên cạnh nỗ lực của cá nhân, em xin chân thành cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn PGS – TS Ngô Thắng Lợi và mọi người trong Công ty, đặc biệt là các anh, chị, cô, chú trong phòng Kế hoạch – Đầu tư đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chuyên đề này. Tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thầy cô giáo và mọi người. Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ loại hình doanh nghiệpnào, vốn luôn được xem là điều kiện cần và đủ Nó là một trong những yếu tốquan trọng nhất khi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế vận hành theo cơchế thị trường đòi hỏi sự tự chủ cao về tài chính Vốn chủ sở hữu càng nhiều,khả năng thanh toán cũng như khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh của doanhnghiệp càng cao Đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, phảihoạt động theo cơ chế thị trường không có sự bao cấp và ưu đãi của Nhà nướctrong khi tích luỹ tư bản hầu như chưa có, vốn ngân sách cấp không đáng kể, vốnđầu tư kinh doanh cần huy động bổ sung lại rất lớn Vì vậy, việc nghiên cứu tìm

ra giải pháp cho công tác huy động vốn tại các doanh nghiệp cần được đặt ra mộtcách nghiêm túc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông

Đà là một doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Sông Đà, là một Công ty hoạt động

đa chức năng, đa ngành nghề, lĩnh vực trong đó hoạt động đầu tư dự án và kinhdoanh xây lắp đóng vai trò chủ đạo, nhu cầu về vốn cho đầu tư cũng như sảnxuất kinh doanh là hết sức to lớn trong khi vốn chủ sở hữu chưa đủ để đầu tưphát triển và mua sắm các trang bị thiết bị máy móc phục vụ thi công

Do đó, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp tăng cường huy động vốn choCông ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà là hết sức cầnthiết, cả về lý luận và thực tiễn cho Công ty nói riêng và các doanh nghiệp ViệtNam nói chung Qua thời gian được thực tập và khảo sát tại Công ty Cố phầnĐầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà, xuất phát từ vấn đề đó em đã

chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường huy động vốn công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà” làm nội dung nghiên cứu cho chuyên đề tốt

nghiệp của mình

Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương:

Trang 2

Chương I: Sự cần thiết tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà.

Chương II Thực trạng công tác huy động vốn tại Tập đoàn Sông Đà Chương III Một số giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Tập đoàn Sông Đà

Bên cạnh nỗ lực của cá nhân, em xin chân thành cảm ơn tới giáo viênhướng dẫn PGS – TS Ngô Thắng Lợi và mọi người trong Công ty, đặc biệt là cácanh, chị, cô, chú trong phòng Kế hoạch – Đầu tư đã giúp đỡ và tạo điều kiệnthuận lợi cho em hoàn thành chuyên đề này Tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏinhững thiếu sót trong quá trình nghiên cứu Rất mong nhận được sự góp ý, nhậnxét của thầy cô giáo và mọi người

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SÔNG ĐÀ

1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà.

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà, là đơn vịthành viên thuộc Tập đoàn Sông Đà (trước đây là Tổng Công ty Sông Đà) đượcthành lập theo Quyết định số 26 TCT/HĐQT ngày 13/02/2007 của Hội đồngquản trị Tập đoàn Sông Đà Giấy đăng ký kinh doanh số 0103016226 do sở Kếhoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 15/03/2007; sửa đổi bổ sung lần 1 ngày25/01/2008

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà đượcthành lập trên cơ sở: Tập đoàn Sông Đà chuyển những dự án Tập đoàn đangchuẩn bị triển khai đầu tư cho một công ty mới chuyên về kinh doanh bất độngsản thực hiện Vì vậy, đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Công tyđược luân chuyển từ những dự án trên về để triển khai thực hiện đầu tư dự án.Với kinh nghiệm quản lý điều hành các dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở, khu đôthị của cán bộ công nhân viên và năng lực tài chính, hiện nay Công ty đã và đangphối hợp với các đợn vị thành viên của Tập đoàn Sông Đà triển khai nhiều dự ántrên khắp mọi miền đất nước như dự án Khu đô thị mới Mỹ Đình – Mễ Trì (HàNội); tòa nhà hỗn hợp Sông Đà – Hà Đông (Hà Nội); Cải tạo khu tập thể 222AĐội Cấn (Hà Nội); cải tạo khu tập thể Phương Mai (Hà Nội); Khu dân cư 36 haphường An Phú, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh;…

1.1.2 Các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chính.

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà là đơn vịthành viên trực thuộc Tập đoàn Sông Đà hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư

Trang 4

xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp Ngành nghề kinh doanh của Công tylà:

- Xây dựng các khu đô thi, khu công nghiệp;

- Xây dựng các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật, công trình thủy

điện, công trình dân dụng công nghiệp;

- Đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản Nhà nước cấm);

- Kinh doanh các dịch vụ khu đô thị;

- Kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất;

- Lập, thẩm định dự án đầu tư các công trình dân dụng, công nghiệp, giao

thông, thủy lợi, thủy điện, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;

- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu xây lắp, hồ sơ mời thầu thiết bị các công trình

xây dựng dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, thủy điện, các công trình hạ tầng kỹthuật đô thị;

- Kinh doanh bất động sản;

- Kinh doanh dịch vụ bất động sản;

- Thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc công trình;

- Thiết kế xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật;

- Thiết kế kết cấu công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp;

- Giám sát thi công xây dựng và hoàn thiện công trình xây dựng dân dụng,

công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật

1.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành

Sau 3 năm đi vào hoạt động, trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành,đến nay bộ máy tổ chức Công ty đã tương đối ổn định và đang hoạt động có hiệuquả Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay có 4 phòng chức năng, 2 ban quản lý

dự án, và 2 công ty trực thuộc

Trang 5

 Sơ đồ tổ chức:

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐCPhụ trách kinh tế - đầu tư

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐCPhụ trách kỹ thuật

PHÒNG KẾ

TỔNG GIÁM ĐỐC

ĐẠI HỘI ĐỒNG

CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ

BAN KIỂMSOÁT

PHÒNG KỸTHUẬT

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM

BQLDA NHÀ Ở SÔNG ĐÀ HÀ ĐÔNG CÔNG TY CP ĐTXD ĐÔ THỊ

Trang 6

 Trách nhiệm và quyền hạn của các chức danh chính:

- Chủ tịch hội đồng quản trị:

Là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT, chuẩn bịchương trình nội dung cuộc họp, triệu tập và chủ tọa các cuộc họp HĐQT Tổchức việc thông qua các quyết định của HĐQT dưới hình thức khác; theo dõi quátrình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT; chủ tọa Đại hội đồng cổ đông

và các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệCông ty Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của Công ty

- Tổng giám đốc:

Điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty theo Quy chế hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty được HĐQT phê duyệt và chịu trách nhiệmtrước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao

- Các Phó Tổng giám đốc:

Được Tổng giám đốc giao quyền điều hành theo những công việc hoặclĩnh vực quản lý nhất định Khi được giao các Phó Tồng giám đốc có tráchnhiệm tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm hoàn tất trước Tổng giám đốc vềkết quả tổ chức thực hiện của mình

- Các Hội đồng tư vấn, Hội đồng chức năng:

Bao gồm các chuyên viên chính, có chức năng tham mưu cho Tổng giámđốc Công ty trong quá trình ra quyết định quản lý sản xuất kinh doanh

- Các phòng chức năng:

Có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý chỉ đạo, hướng dẫnnghiệp vụ các đơn vị thành viên của Công ty trong lĩnh vực chuyên môn màmình quản lý

- Giám đốc các đơn vị thành viên:

Chịu trách nhiệm trước Tồng giám đốc Công ty và tập thể người lao độngcủa đơn vị và kết quả quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh vàcác hoạt động khác của đơn vị mình

Trang 7

Tùy theo quy mô từng dự án, từng công trình, Công ty tổ chức Ban Quản

lý dự án, Ban chỉ huy công trường trực thuộc Công ty hoặc trực thuộc các đơn

vị thành viên để chỉ đạo thực hiện các dự án và thi công công trình

Chỉ huy trưởng công trường chỉ đạo mọi hoạt động của công trường, chịutrách nhiệm trước Công ty về chất lượng, hiệu quả và an toàn lao động ở côngtrường

1.1.4 Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty.

Sau 3 năm đi vào hoạt động, với những kết quả đạt được và kinh nghiệmngày càng được tích lũy, Công ty ngày càng nâng cao năng lực sản xuất kinhdoanh, củng cố thêm uy tín của Công ty trên thương trường

Năng lực về tài chính:

Đề đảm bảo nguồn vốn để thực hiện các dự án Công ty sử dụng các nguồnvốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay và nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư thực hiệncác dự án Theo báo cáo tài chính cuối năm 2009, năng lực tài chính cụ thể củaCông ty hiện nay như sau:

- Nguồn vốn chủ sở hữu: bao gồm nguồn vốn điều lệ do các cổ đông đóng

góp để triển khai thực hiện dự án; tồng giá trị vốn tự có của Công ty là 100 tỷđồng

- Nguồn vốn huy động hợp pháp: Công ty đã ký hợp tác đầu tư toàn diện

với các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây, Ngânhàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phầnSài Gòn – Hà Nội, Công ty Tài chính Dầu khí,…để tạo ra nguồn lực tài chínhlành mạnh có khả năng đáp ứng được mọi yêu cầu về tài chính của các dự án

Năng lực về nhân sự:

Công ty hiện có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý có nănglực, có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình và nghiêm túc, có kinh nghiệm tổchức, quản lý và điều hành ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, có thể đápứng được mọi yêu cầu của công việc, đủ khả năng triển khai những dự án lớn với

yêu cầu kỹ thuật và chất lượng cao Đội ngũ công nhân lành nghề, có nhiều kinh

nghiệm, được đào tạo cơ bản, có tay nghề và tính ký luật cao

Trang 8

Tính đến hết năm 2009, Tồng số cán bộ công nhân viên của toàn Công ty

là 512 người Trong đó:

- Hợp đồng không xác định thời hạn là 117 người:

+ Trình độ trên đại học: 4 người

+ Trình độ đại học: 101 người

+ Trình độ cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật: 12 người

- Hợp đồng lao động thời vụ hiện tại là 395 người.

Năng lực kinh nghiệm quản lý điều hành triển khai các dự án:

Với năng lực tài chính lành mạnh, đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi,chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Pháttriển Đô thị Sông Đà có đầy đủ khả năng để hoàn thành tốt mọi yêu cầu về đầu

tư của các dự án

Mặt khác Công ty cũng đã ký hợp đồng liên danh liên kết với các đơn vị

Tư vấn, các đơn vị thi công xây lắp trong nước và ngoài nước Trong quá trìnhthực hiện các dự án đầu tư như các khu đô thị, các khu nhà ở sẽ tạo ra được cácsản phẩm có kỹ mỹ thuật, có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của người dân

và luôn đảm bảo tiến độ các dự án

Công ty đã và đang triển khai thực hiện đầu tư các dự án lớn như: Dự ánkhu đô thị mới Mỹ Đình – Mễ Trì; Dự án Tòa nhà hỗn hợp HH4 – Sông Đà TwinTower; Dự án Tòa nhà Sông Đà – Hà Đông; Dự án Tòa nhà hỗn hợp 25 Tân Mai;

Dự án Khu nhà hỗn hợp cao tầng Đô thị Sông Đà; Dự án khu đô thị mới Nam AnKhánh; Dự án Khu dân cư Vĩnh Thanh – Phúc Thạnh, huyện Nhơn Trạch, tỉnhĐồng Nai; …

1.2 Tổng quan về vốn của doanh nghiệp.

1.2.1 Khái quát về vốn và huy động vốn.

Từ trước tới nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn, tuỳ theo cáchtiếp cận riêng Một cách khái quát, có thể nói, thực chất vốn chính là biểu hiệnbằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ Trong nền kinh tế

Trang 9

thị trường, vốn được quan niệm là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và trong các quátrình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp Như vậy, vốn là yếu tố số một củahoạt động sản xuất kinh doanh.

Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thànhlập và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Trong mọi loại hình doanhnghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh.Trong quản lý tài chính, các doanh nghiệp cần chú ý quản lý việc huy động và sựluân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác nhau của tàisản và hiệu quả tài chính

Vốn có các đặc trưng cơ bản:

- Thứ nhất, vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định, có nghĩa là

vốn được biểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và vô hình của doanhnghiệp

- Thứ hai, vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh của

doanh nghiệp

- Thứ ba, vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, có

như vậy mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh

- Thứ tư, vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng

vốn vô chủ và không ai quản lý

- Thứ năm, vốn được quan niệm như một hàng hóa đặc biệt, có thể mua bán

quyền sử dụng vốn trên thị trường

Huy động vốn là một nội dung trong hoạt động tài chính của doanh nghiệpnhằm thu hút nguồn lực tài chính từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp thôngqua một số kênh huy động vốn, chẳng hạn như: thị trường tài chính, các trunggian tài chính cũng như một số biện pháp khác, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Hiện nay có rất nhiều hình thức huy động vốndoanh nghiệp có thể tiếp cận và lựa chọn

1.2.2 Phân loại vốn.

Để có thể quản lý vốn một cách có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải phânloại vốn Theo đó, tùy theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi

Trang 10

doanh nghiệp có thể có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau.Theo các góc độ tiếp cận khác nhau, vốn của doanh nghiệp có thể phân chiathành các loại khác nhau:

a Theo phương thức chu chuyển.

Vốn của doanh nghiệp bao gồm hai loại là vốn cố định và vốn lưu động

- Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định của doanh nghiệp.

Đây là các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, tham gia vào nhiều chu kỳkinh doanh

- Còn vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động của doanh

nghiệp Tài sản lưu động là các tài sản có thời gian sử dụng ngắn, chỉ tham giavào một chu kỳ sản xuất và thường có giá trị nhỏ

Cách thức phân loại này rất quan trọng bởi vì vốn lưu động và vốn cố định cóhình thái tồn tại và vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, do đó cần có các

cơ chế quản lý khác nhau

b Theo thời gian huy động và sử dụng vốn.

Vốn được chia ra thành vốn thường xuyên và vốn tạm thời

- Vốn thường xuyên là lượng vốn cần thiết đảm bảo cho hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách bình thường tại thời điểm

mà nhu cầu vốn của doanh nghiệp là thấp nhất, vốn thường xuyên mang tính chấtdài hạn và được huy động từ những khoản vay dài hạn

- Vốn tạm thời là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên với toàn bộ khối

lượng vốn của doanh nghiệp, mức dao động vốn tạm thời sẽ thay đỏi tuỳ thuộcvào tính chất kinh doanh của doanh nghiệp theo thời vụ, mức dao động này sẽđạt mức tối đa tại thời điểm doanh nghiệp có nhu cầu vốn là cao nhất và bằngkhông tại thời điểm nhu cầu về vốn của doanh nghiệp là thấp nhất, tức là lúc nàydoanh nghiệp chỉ có nhu cầu vốn thường xuyên Vốn tạm thời thường mang tínhchất ngắn hạn, được huy động từ những khoản nợ ngắn hạn để đáp ứng kịp thờinhu cầu về vốn phát sinh của doanh nghiệp

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu biến động vềvốn để từ đó có phương thức tài trợ cho phù hợp Nguồn vốn tạm thời thông

Trang 11

thường được tài trợ bằng các khoản vốn ngắn hạn, có thời gian đáo hạn phù hợpvới chu kỳ sản xuất kinh doanh thời vụ, doanh nghiệp huy động từ các nguồnnày khi nhu cầu vốn tạm thời tăng lên.

c Theo phạm vi huy động vốn.

Chia thành vốn trong doanh nghiệp và vốn ngoài doanh nghiệp

- Vốn trong doanh nghiệp là nguồn vốn được huy động từ chính bản thân

doanh nghiệp bằng những biện pháp như vay nội bộ, vay cán bộ công nhân viên,trích từ lợi nhuận để lại, quỹ khấu hao và các quỹ đầu tư phát triển, thanh lý tàisản cố định, chênh lệch do đánh giá lại tài sản…Nhìn chung, hình thức huy độngnày đáp ứng được một phần nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Tuỳ thuộc vào chính sách, vị thế của doanh nghiệp trên thịtrường mà tỷ lệ nguồn vốn này trong doanh nghiệp khác nhau, thông thường nóchiếm khoảng 30- 40% tổng nguồn vốn

- Vốn bên ngoài doanh nghiệp là nguồn vốn được tạo thành từ việc đi vay,

chiếm dụng của các đơn vị, tổ chức khác có quan hệ đối tác, hợp tác…kinhdoanh với doanh nghiệp thông qua thị trường vốn, thị trường hàng hoá dịch vụ,các trung gian tài chính, thị trường chứng khoán… Có thể coi đâu là nguồn vốnchủ yếu được các doanh nghiệp tích cực tiếp cận và huy động vì có khả năng huyđộng được một khối lượng vốn lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cácdoanh nghiệp

d Theo nguồn hình thành

Vốn chia thành vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

- Vốn chủ sở hữu: đây là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp

và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổphần Có ba nguồn chính tạo nên vốn chủ sở hữu: số tiền góp của vốn của cácnhà đầu tư, tổng số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lãi chưaphân phối) và tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới

- Nợ phải trả: bao gồm các khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả

trong vòng một chu kỳ hoạt động kinh doanh (nợ ngắn hạn) hoặc sau một chu kỳkinh doanh (nợ dài hạn)

Trang 12

1.2.3 Các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp.

Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, có thể có cácphương thức huy động vốn khác nhau Trong điều kiện kinh tế thị trường, cácphương thức huy động vốn cho doanh nghiệp được đa dạng hoá nhằm khai thácmọi nguồn vốn trong nền kinh tế Tuy nhiên, trong hoàn cảnh cụ thể của ViệtNam, do thị trường tài chính chưa phát triển hoàn chỉnh nên việc khai thác vốn

có những nét đặc trưng nhất định Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế vàthị trường tài chính sẽ sớm tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khả năngthu hút vốn vào kinh doanh

Sau đây là các nguồn vốn và các phương thức huy động vốn (hay còn gọi

là phương thức tài trợ) mà các doanh nghiệp có thể sử dụng

a Nguồn vốn huy động dưới hình thức tự tài trợ doanh nghiệp.

Nguồn vốn huy động dưới hình thức tự tài trợ của doanh nghiệp: là số vốnthuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp bao gồm phần vốn hình thành từ sự đónggóp ban đầu của các chủ sở hữu và số vốn hình thành trong quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Số vốn này thuộc quyền sở hữu củadoanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối vàđịnh đoạt Tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp mà một doanh nghiệp sẽ có mộthoặc nhiều chủ sở hữu vốn khác nhau

Nguồn vốn này bao gồm các bộ phận chủ yếu: Vốn góp ban đầu và phầnlợi nhuận không chia

Vốn góp ban đầu.

Bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn góp ban đầu nhất định

do các cổ đông - chủ sở hữu góp khi doanh nghiệp được thành lập Tuỳ theo hìnhthức sở hữu của doanh nghiệp, sẽ quyết định tính chất và hình thức vốn góp banđầu của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp Nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư củaNhà nước, chủ sở hữu của các doanh nghiệp Nhà nước là Nhà nước

Đối với các doanh nghiệp, theo Luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải

có một số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp Chẳng

Trang 13

hạn như, đối với công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyếtđịnh để hình thành công ty Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chỉchịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị cổ phần mà họ nắm giữ Tuy nhiên, cáccông ty cổ phần cũng có một số dạng tương đối khác nhau, do đó cách thức huyđộng vốn cổ phần cũng khác nhau.

Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia.

Vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên,thông thường, quy mô số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển củadoanh nghiệp Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệphoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăngtrưởng nguồn vốn Một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấpdẫn của các doanh nghiệp là tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia - nguồn vốn nội

bộ, vì nguồn vốn này giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, giảm bớt sự phụthuộc vào bên ngoài Rất nhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu tư từlợi nhuận để lại, họ đặt ra mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận để lại đủlớn nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng

Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện được nếunhư doanh nghiệp đã và đang hoạt động, được phép tiếp tục đầu tư Đối với cácdoanh nghiệp Nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khả năngsinh lợi của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách khuyếnkhích tái đầu tư của Nhà nước

Tuy nhiên, đối với các công ty cổ phần, việc để lại lợi nhuận liên quanđến một số yếu tố rất nhạy cảm Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong nămcho tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổđông không được nhận tiền lãi cổ phần, nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn

cổ phần tăng lên của công ty Như vậy, giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lêncùng với việc tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ Điều này một mặt khuyến khích

cổ đông giữ cổ phiếu trong thời gian lâu dài, nhưng mặt khác, dễ làm giảm tínhhấp dẫn của cổ phiếu trong thời kì trước mắt (ngắn hạn) do cổ đông chỉ nhậnđược một phần cổ tức nhỏ hơn Nếu tỉ lệ chi trả cổ tức thấp, hoặc số lãi ròngkhông đủ hấp dẫn thì giá cổ phiếu có thể bị giảm sút

Trang 14

b Nguồn vốn huy động bằng cách phát hành cổ phiếu.

Một nguồn tài chính rất quan trọng là phát hành cổ phiếu để huy động vốncho doanh nghiệp Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thểtăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới Phát hành cổ phiếu đượcgọi là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh nghiệp Phát hành cổ phiếu bao gồmcác loại sau:

Cổ phiếu thường

Là loại cổ phiếu thông dụng nhất vì nó có những ưu thế trong việc pháthành ra công chúng và trong quá trình lưu hành trên thị trường chứng khoán Cổphiếu thường là chứng khoán quan trọng nhất được trao đổi, mua bán trên thịtrường chứng khoán, điều đó đủ để minh chứng tầm quan trọng của nó so với cáccông cụ tài chính khác

Sau khi phát hành, phần lớn những cổ phiếu nằm trong tay các nhà đầu tư

- các cổ đông Những cổ phiếu này gọi là những cổ phiếu đang lưu hành trên thịtrường Các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường chính là những người sở hữu công

ty, do đó họ có quyền trước hết đối với tài sản và sự phân chia tài sản hoặc thunhập của công ty

Cổ phiếu ưu tiên.

Cổ phiếu ưu tiên thường chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổphiếu được phát hành, tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc sử dụng cổ phiếu

ưu tiên lại là thích hợp Cổ phiếu ưu tiên có đặc điểm là nó thường có cổ tức cốđịnh, người chủ của cổ phiếu ưu tiên có quyền được thanh toán lãi trước các cổđông thường Nếu số lãi trong kỳ chỉ đủ để trả cổ tức cho các cổ đông ưu tiên thìcác cổ đông thường sẽ không được nhận cổ tức của kỳ đó

Cổ phiếu ưu tiên thường được phát hành khi mà các hãng thường cố gắngcân bằng giữa nợ và vốn chủ sở hữu để giữ vững khả năng thanh toán và củng cố

uy tín tài chính Tuy nhiên thực tế các công ty không quan tâm nhiều tới việc giữmột mức cân bằng chính xác, việc điều chỉnh vốn chủ sở hữu và các khoản nợthường ngẫu hứng và theo kiểu linh hoạt, tuỳ cơ ứng biến Một yếu tố đáng chú ý

là sự phản ứng trước các biến động của thị trường chứng khoán: phần lớn các cổphiếu được phát hành bổ sung sau khi thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó tăng

Trang 15

trên thị trường chứng khoán Giá cổ phiếu tăng lên là một dấu hiệu có nhiều cơhội đầu tư mở rộng vào những dự án có triển vọng trong doanh nghiệp

c Huy động các nguồn vốn vay.

Để bổ sung vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể

sử dụng nợ từ các nguồn: tín dụng ngân hàng; tín dụng thương mại; vay thôngqua phát hành trái phiếu và vay cán bộ công nhân viên của công ty

Nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất khôngchỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộnền kinh tế quốc dân Sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp đều gắnliền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó cóviệc cung ứng các nguồn vốn Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệpthường vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuấtkinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tưchiều sâu của doanh nghiệp

Theo thời hạn, vốn vay ngân hàng có thể được phân loại thành: vay dàihạn (từ 3 năm hoặc 5 năm trở lên), vay trung hạn (từ 1- 3 năm) và vay ngắn hạn(dưới 1năm), tiêu chuẩn và quan niệm về thời gian để phân loại trong thực tếkhông giống nhau giữa các nước và có thể khác nhau giữa các ngân hàng thươngmại

Tuỳ theo tính chất và mục đích sử dụng, ngân hàng cũng có thể phân loạicho vay thành các loại như: cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay đầu tư tài sảnlưu động, cho vay để thực hiện dự án Cũng có thể phân loại cho vay theo ngànhkinh tế, theo lĩnh vực phục vụ hoặc theo hình thức bảo đảm tiền vay

Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm nhưng nguồn vốn nàycũng có những hạn chế nhất định, đó là những hạn chế về điều kiện tín dụng,kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn (lãi suất)

+ Điều kiện tín dụng: các doanh nghiệp muốn vay tại các ngân hàng

thương mại cần đáp ứng được những yêu cầu đảm bảo an toàn tín dụng của ngânhàng, doanh nghiệp phảo xuất trình hồ sơ vay vốn và những thông tin cần thiết

mà ngân hàng yêu cầu Trước tiên, ngân hàng phải phân tích hồ sơ xin vay vốn,

Trang 16

đánh giá các thông tin liên quan đến dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp vay vốn, các bảo đảm tiền vay.

+ Sự kiểm soát của ngân hàng: Một khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng,

doanh nghiệp cũng phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tìnhhình sử dụng vốn vay Sự kiểm soát này nói chung không gây khó khăn chodoanh nghiệp, tuy nhiên, trong một số trường hợp làm cho doanh nghiệp có cảmgiác bị kiểm soát

+ Lãi suất vay vốn: phản ánh chi phí sử dụng vốn Lãi suất vay vốn ngân

hàng phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường trong từng thời kỳ, nếu lãisuất vay quá cao thì doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí vốn lớn và làm giảmthu nhập của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại là mộtphương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh, hơn thế, nó còntạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền Cácđiều kiện ràng buộc cụ thể có thể được ấn định khi hai bên ký hợp đồng mua bánhay hợp đồng kinh tế nói chung Tuy nhiên, cần nhận thấy tính chất rủi ro củaquan hệ tín dụng thương mại khi quy mô tài trợ quá lớn

Chi phí của việc sử dụng các nguồn vốn tín dụng thể hiện qua lãi suất củakhoản vay, đó là chi phí lãi vay, sẽ được tính vào giá thành sản phẩm hay dịch

vụ Khi mua bán hàng hóa trả chậm, chi phí này có thể ẩn dưới hình thức thayđổi mức giá, tuỳ thuộc quan hệ và thoả thuận cụ thể giữa các bên

Phát hành trái phiếu công ty.

Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người pháthành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay)một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải

Trang 17

hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn Trên thị trường tài chính nhiềunước hiện nay thường lưu hành những loại trái phiếu công ty sau:

- Trái phiếu có lãi suất cố định: loại trái phiếu này thường được sử dụng

nhiều nhất, phổ biến nhất trong các loại trái phiếu doanh nghiệp, lãi suất đượcghi ngay trên mặt phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó Để huyđộng vốn trên thị trường bằng trái phiếu, phải tính đến mức độ hấp dẫn của tráiphiếu, phụ thuộc những yếu tố như: lãi suất của trái phiếu, kỳ hạn của trái phiếu,

uy tín của doanh nghiệp,…

- Trái phiếu có lãi suất thay đổi: tuy gọi là lãi suất thay đổi nhưng thực ra

loại này có lãi suất phụ thuộc vào một số nguồn lãi suất quan trọng khác Trongđiều kiện có mức lạm phát cao và lãi suất thị trường không ổn định, doanhnghiệp có thể khai thác tính ưu việt của loại trái phiếu này Do các biến động củalạm phát kéo theo sự dao động của lãi suất thực, các nhà đầu tư mong muốnđược hưởng một mức lãi suất thoả đáng khi so sánh với tình hình thị trường Dovậy, một số người ưa thích trái phiếu thả nổi Tuy vây, loại trái phiếu này có một

số nhược điểm đó là doanh nghiệp không thể biết chắc chắn về chi phí lãi vaycủa trái phiếu, do đó gây khó khăn cho việc lập kế hoạch tài chính; ngoài ra việcquản lý trái phiếu cũng đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn do doanh nghiệp phảithông báo các lần điều chỉnh lãi suất

- Trái phiếu có thể thu hồi: một số doanh nghiệp lựa chọn cách phát hành

những trái phiếu có thể thu hồi, tức là doanh nghiệp có thể mua lại vào một thờigian nào đó Trái phiếu loại này phải được quy định ngay khi phát hành để ngườimua trái phiếu được biết Loại trái phiếu này có những ưu điểm là: nó có thểđược sử dụng như một cách điều chỉnh lượng vốn sử dụng, khi không cần thiết,doanh nghiệp có thể mua lại các trái phiếu, tức là giảm số vốn vay; doanh nghiệpcũng có thể thay nguồn tài chính do phát hành trái phiếu loại này bằng mộtnguồn tài chính khác thông qua mua lại các trái phiếu đó Tuy nhiên, nếu không

có những hấp dẫn nào đó thì trái phiếu loại này thường không được ưa thích

Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên của Công ty.

Một phương thức huy động nguồn vốn vay khá phổ biến nữa đó là huyđộng nguồn vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên trong nội bộ của doanhnghiệp Đây là nguồn vốn có đặc điểm dễ dàng được huy động, chi phí thấp hơn

Trang 18

các nguồn vốn vay từ phía ngân hàng vì nó hoàn toàn dựa vào những mối quan

hệ giữa cán bộ công nhân viên với doanh nghiệp Hơn nữa, nó còn giúp gắn chặtthêm mối quan hệ khắng khít giữa cán bộ công nhân viên với doanh nghiệp, tạo

ra tâm lý tích cực hơn khi tham gia lao động sản xuất Hiện nay, nguồn vốn này

ở các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn vàchưa tương xứng với tiềm năng Vì vậy trong tương lai các doanh nghiệp cần cónhững chiến lược và biện pháp tích cực hơn để khai thác một cách có hiệu quảnguồn vốn này

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng và hình thức huy động vốn của doanh nghiệp.

Có rất nhiều yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến phương thức huy độngvốn của doanh nghiệp Đó là những yếu tố chủ quan từ phía doanh nghiệp vànhững yếu tố khách quan từ ảnh hưởng của nền kinh tế

a Về phía doanh nghiệp.

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Một doanh nghiệp kinh doanh có lãi, tình hình tài chính lành mạnh sẽ dễdàng được các ngân hàng, các tổ chức tín dụng quyết định cho vay vì khả nănghoàn trả nợ vay của doanh nghiệp cao, yếu tố rủi ro ít Đây là yếu tố có ảnhhưởng quan trọng tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn lực sẵn có của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kếtquả cao với chi phí thấp, một doanh nghiệp có hiệu quả sử dụng vốn cao đồngnghĩa với một doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao Đây là một yếu tốquyết định khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Cơ cấu nguồn vốn.

Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp hiếm khi chỉ sử dụng mộtnguồn vốn để tài trợ cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình ngay cả khi đó

là là nguồn có chi phí thấp hơn các nguồn khác Nguồn vốn tự có thường không

đủ lớn để tài trợ cho toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, do đó doanhnghiệp phải huy động vốn vay, tuy nhiên, việc duy trì tỷ trọng nguồn vốn tự có

Trang 19

đủ lớn để đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp luôn là một yêu cầu đặt rađối với người cho vay Do mỗi nguồn vốn huy động có chi phí khác nhau, cácnhà quản trị cần phải xây dựng được cơ cấu vốn tối ưu, cân nhắc chi phí và tỷtrọng của chúng, đảm bảo một tỷ lệ thích hợp giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nợvay sao cho lợi ích thu được là cao nhất.

b Thị trường tài chính, tiền tệ.

Thị trường tài chính có ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động vốn củadoanh nghiệp, thị trường tài chính Việt Nam hiện nay chưa phát triển một cáchtoàn diện, các tổ chức tài chính trung gian tài chính chưa đủ tiềm lực để đáp ứngnhu cầu vốn trung và dài hạn mà hoạt động tài trợ ngắn hạn cũng chưa phát huyhết hiệu quả, vì thế, khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp còn nhiều hạnchế Trong tương lai, việc phát triển thị trường tài chính sẽ giúp các doanhnghiệp mở rộng khả năng hút vốn vào kinh doanh, đa dạng hoá các hình thứchuy động vốn

c Các chính sách kinh tế vĩ mô.

Các chính sách kinh tế vĩ mô là yếu tố các doanh nghiệp buộc phải nắm rõ

và tuân thủ vô điều kiện Việc huy động vốn của doanh nghiệp (Nguồn huydộng, phương thức huy động, quy mô huy động) được quy định cụ thể phải thựchiện theo cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước được thể chế hoá bằng các quyđịnh, Nghị định của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác

1.3 Sự cần thiết phải tăng cường huy động vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà.

1.3.1 Nhu cầu vốn gia tăng trong thời gian tới.

Theo kế hoạch hoạt động năm 2010, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng

và Phát triển Đô thị Sông Đà dự kiến hoàn thành đúng tiến độ các dự án có quy

mô lớn như dự án Tòa nhà hỗn hợp HH4 – Sông Đà Twin Tower với tổng mứcđầu tư ban đầu 600 tỷ đồng, dự án tòa nhà Sông Đà – Hà Đông tổng mức đầu tưban đầu 487 tỷ đồng, dự án Tòa nhà hỗn hợp 25 Tân Mai – Hà Nội tổng mức đầu

tư 296 tỷ đồng… Công ty cũng sẽ đầu tư một phần lớn lượng vốn để bước đầutriển khai các dự án khác trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh phía Nam Như vậytổng lượng vốn cần để đầu tư vào chi phí xây lắp của Công ty sẽ là 265 tỷ đồng

Trang 20

Trong năm 2009, nguồn vốn đầu tư vào các khoản chi phí phát sinh và cáckhoản chi phí về thiết bị luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn đầu

tư của Công ty Theo kế hoạch năm 2010 chúng vẫn chiếm tỷ trọng gần 50%tổng nguồn vốn, đạt khoảng 282 tỷ đồng

Là một công ty hoạt động đa ngành đa lĩnh vực, Công ty cũng dự định mởrộng thêm thị trường kinh doanh bằng cách đầu tư tài chính vào các Công ty Cổphần khác với tổng số vốn khoảng 60 tỷ đồng

Như vậy tổng mức giá trị đầu tư theo kế hoạch của công ty trong năm

2010 sẽ là 610 tỷ đồng, tăng khoảng 63,1% so với năm 2009 Nó cho thấy nhucầu rất lớn của Công ty về nguồn vốn để thực hiện các dự án

Bảng 1.1: Cơ cấu giá trị đầu tư trong các năm giai đoạn 2007 - 2010

Đơn vị: triệu đồng

2010 Giá trị đầu tư 10 6 đồng 119.091 94.884 374.039 610.000

Nguồn: phòng tài chính kế toán

Trang 21

1.3.2 Tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh của công ty.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu

tư là rất lớn, nó luôn phát sinh liên tục Tình trạng chung hiện nay tại các doanhnghiệp là nguồn vốn tự có rất hạn hẹp và không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng, nóluôn đòi hỏi phải có những nguồn vốn được huy động từ nhiều kênh khác nhau.Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà hiện nay cũngđang ở trong tình trạng chung đó Chúng ta cùng xem xét tình trạng thiếu vốncủa Công ty trong những năm qua thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.2 Tình trạng thiếu hụt nguồn vốn qua các năm

Đơn vị: triệu đồng

Kế hoạch đầu tư

Lượng vốn thiếu

Nguồn: báo cáo tài chính 2007 - 2009

Qua bảng số liệu ta thấy, những năm qua lượng vốn cần huy động củaCông ty cho hoạt động sản xuất kinh doanh luôn ở trong tình trạng thiếu hụt.Năm 2008 là 100.900 triệu đồng, năm 2009 là 47.327 triệu đồng Đến hết năm

2009, tổng nguồn vốn của Công ty đạt khoảng 308.441 triệu đồng, trong khi với

kế hoạch tài chính lập ra cho năm 2010, tổng giá trị đầu tư của Công ty ước tính

sẽ cần khoảng 610.000 triệu đồng Như vậy giá trị đầu tư mà Công ty có thể tựhuy động từ nguồn vốn của mình chỉ chiếm được khoảng hơn 50% Vì vậy để cóthế đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn về nguồn vốn này thì Công ty cần phảitiếp tục huy động thêm nhiều nguồn vốn từ các kênh huy động cũ và thu hútthêm các kênh huy động vốn mới từ trong và ngoài Công ty, đảm bảo thực hiệnđúng tiến độ các dự án

Trang 22

1.3.3 Mục tiêu đổi mới và nâng cao hiệu quả nguồn vốn.

Bước sang năm 2010, theo kế hoạch đầu tư Công ty, ngoài chủ yếu tậptrung vào lĩnh vực truyền thống là đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác cáckhu nhà ở, khu đô thị mới và các khu công nghiệp, Công ty còn dự định tìmkiếm cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh thiết

bị vật tư, kinh doanh dịch vụ khu đô thị, đầu tư vào các nhà máy thủy điện,… Vìvậy để đáp ứng nhu cầu lớn về nguồn vốn, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng vàPhát triển Đô thị Sông Đà đã tiến hành lập các bản kế hoạch về tài chính và đưa

ra mục tiêu cụ thể về nguồn vốn trong năm 2010 :

- Tích cực tìm kiếm và nghiên cứu các kênh huy động vốn mới, đa dạng hóa

cơ cấu nguồn vốn thông qua khai thác các kênh huy động vốn đã có sẵn củaCông ty và một số kênh huy động vốn đầy tiềm năng như phát hành thêm cổphiếu mới, phát hành trái phiều Công ty

Một số chỉ tiêu cụ thể :

- Phấn đấu trong năm 2010 tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công

ty đạt được là 610 tỷ đồng

- Tăng nguồn vốn điều lệ của Công ty từ 100 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng thông

qua việc phát hành cổ phiếu mới cho Công ty

- Phát hành trái phiếu Công ty với tổng giá trị khoảng 200 – 300 tỷ đồng.

Bên cạnh công tác huy động vốn thì vấn đề sử dụng nguồn vốn một cách

có hiệu quả cũng luôn là mục tiêu hàng đầu của Công ty Theo kế hoạch đã đề ra,trong năm 2010 này Công ty sẽ tập trung nguồn vốn chủ yếu vào hoạt động sảnxuất kinh doanh mang lại nhiều hiệu quả nhất của Công ty trong những năm vừaqua là đầu tư vào xây dựng và kinh doanh khai thác các khu nhà ở Mục tiêu củaCông ty đó là tập trung hoàn thành đúng tiến độ và đưa vào khai thác các dự ántrọng điểm ; tiếp tục đầu tư phát triển mở rộng thị trường tại các thành phố lớn

và các địa phương mà Công ty đã thiết lập được uy tín của đơn vị Các mục tiêu

về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong năm 2010 như sau :

- Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sử dụng vốn trong toàn Công ty ;

từng bộ phận chức năng tiến hành xây dựng dự toán chi phí giá thành của các dự

án đầu tư hay phương án sản xuất kinh doanh

Trang 23

- Hoàn thiện và đổi mới công tác thị trường từ Công ty đến các đơn vị trực

thuộc ; xây dựng chiến lược marketing phù hợp và mạng lưới thông tin quảngcáo, tiếp thị, tổ chức tốt ; nghiên cứu, thu thập thông tin và xử lý thông tin nhanhnhạy về thị trường trong các lĩnh vực về đầu tư, đấu thầu xây lắp và tiêu thụ sảnphẩm

- Đảm bảo đúng tiến độ thi công các công trình, nâng cao chất lượng sản

phẩm để nâng cao uy tín và thương hiệu của Công ty

- Không ngừng nâng cao công tác tổ chức và quản lý tài sản và nguồn vốn

của Công ty ; đầy nhanh tốc độ chu chuyển của nguồn vốn lưu động trong cả bakhâu dự trữ, sản xuất và tiêu thụ

Cùng với các mục tiêu đã đề ra, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng vàPhát triển Đô thị Sông Đà đã đưa ra một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng nguồnvốn trong năm 2010 như sau :

- Tổng doanh thu đạt mức 450 tỷ đồng.

- Tổng mức lợi nhuận đạt 100 tỷ đồng.

- Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu : 22,2%

- Tổng nguồn vốn đầu tư đạt 610 tỷ đồng.

- Hiệu suất sử dụng vốn : 74%.

Trang 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ

THỊ SÔNG ĐÀ

2.1 Phân loại vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển

Đô thị Sông Đà.

2.1.1 Cơ cấu nguồn vốn chung.

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà là mộttrong những đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Sông Đà, được thành lập từnăm 2007 Là một công ty con của Tập đoàn, vì vậy ngay từ khi mới thành lậpCông ty đã nhận được sự quan tâm của Tập đoàn Sông Đà và các công ty kháccùng thuộc Tập đoàn Các công trình thực hiện của Công ty hầu hết đều là những

dự án được chuyển giao từ Tập đoàn về Công ty Trong thời gian này, Công ty

đã tham gia đầu tư và thi công xây dựng vào nhiều khu đô thị, khu nhà ở lớn vànhiều Công ty khác với nguồn vốn hoạt động do Công ty tự huy động từ bêntrong và ngoài Công ty Do đó, những hoạt động sử dụng vốn của Công ty đềuphải được sử dụng đúng mục đích, trên nguyên tắc kinh doanh có lãi, bảo toàn vàphát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Công ty và tại các doanh nghiệp khác; đảmbảo kết quả hoạt động luôn mang lại những hiệu quả tốt nhất

Cùng với xu hướng tiến hành cổ phẩn hóa trong toàn Tập đoàn, ngay từkhi ban đầu Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà đãđược góp vốn thành lập qua các cổ đông và được đưa lên niêm yết trên thịtrường chứng khoán Bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ sự gópvốn của các cổ đông, Công ty ngày càng nhận được nhiều các sự quan tâm củacác nhà đầu tư bên ngoài và đã tiến hành huy động thêm nhiều nguồn vốn từnhiều nguồn, bằng nhiều hình thức khác nhau Để xem xét một cách toàn diện vềtình hình huy động vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đôthị Sông Đà, chúng ta cùng nghiên cứu thông qua bảng cơ cấu nguồn vốn, xéttrên hai khía cạnh là cơ cấu vốn chủ sở hữu và cơ cấu vốn nợ phải trả

Trang 25

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn của CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị

Sông Đà giai đoạn 2007- 2009

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007-2009

Trước hết ta thấy, tổng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng

và Phát triển Đô thị Sông Đà biến động không ổn định qua các năm Trong nămđầu tiên mới thành lập, tổng nguồn vốn của Công ty là 209.135 triệu đồng Saumột năm, giá trị này xuống chỉ còn 183.763 triệu đồng, giảm hơn 10% tổngnguồn vốn Đến hết năm 2009, tổng nguồn vốn của Công ty lại tăng vọt trở lại và

Trang 26

đạt mức 308.441 triệu đồng; gấp 1,68 lần so với năm 2008 Như vậy có thể thấy,nếu như nguồn vốn chung của Tập đoàn và các Công ty khác cùng thuộc Tậpđoàn luôn có xu hướng tăng trưởng qua các năm thì nguồn vốn của Công ty biếnđộng không ổn định bằng

Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động không ổn định này là do ảnhhưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vào diễn ra từ cuối năm 2007, trong năm

2008 Công ty được thành lập trong giai đoạn thị trường tài chính – tiền tệ trênthế giới trong nước đang khủng hoảng, lạm phát tăng cao, thị trường bất độngsản phát triển chưa ổn định, thiếu tính bền vững, các chính sách điều tiết vĩ môcủa Nhà nước cũng chưa được đồng bộ và liên tục thay đổi Nó gây ra khó khăntrong sản xuất kinh doanh của Công ty làm kết quả hoạt động chưa được nhưmong muốn Vì vậy các nhà đầu tư sẽ không dám mạo hiểm đầu tư vào cácdoanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa mới xuất hiện trên thị trường tàichính như Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà

Nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thịSông Đà được hình thành từ hai nguồn là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

Xu hướng biến động của hai nguồn vốn này cũng không rõ ràng qua các năm, nóthường xuyên thay đổi tùy thuộc vào ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế

và mục đích sử dụng vốn của Công ty Nếu như trong năm đầu thành lập 2007,

nợ phải trả chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn, khoảng 61%, thì đếnnăm 2008 lại chuyển biến theo chiều ngược lại với nguồn vốn chủ sở hữu chiếm

tỷ trọng lớn hơn, gần 58% tổng nguồn vốn Chỉ đến năm 2009, cơ cấu nguồn vốngần như được cân bằng, mỗi nguồn chiếm khoảng 50%

2.1.2 Động thái thay đổi của các nguồn vốn.

a Nguồn vốn chủ sở hữu.

Nguồn vốn chủ sở hữu luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồnvốn Điều đó là do trong những năm mới thành lập nguồn vốn hoạt động củaCông ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự huy động được từ các cổ đông, các nguồnvốn vay nợ khác chưa thể huy động được nhiều từ các kênh huy động khác Mặc

dù tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn chung biến độngkhông được ổn định nhưng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty luôn đáp ứngđược mục tiêu bảo toàn và phát triển qua các năm Cụ thể trong 3 năm qua,

Trang 27

nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty liên tục tăng trưởng Năm 2007, nguồn vốnchủ sở hữu đạt 81.608 triệu đồng Đến năm 2008, nguồn vốn chủ sở hữu tăngthêm 24.839 triệu đồng, tức tăng 30% so với năm 2007 Tính đến hết quý IVnăm 2009, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 46.500 triệu đồng, tương đương tăng gần44% so với năm 2008.

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng khá nhanh qua cácnăm Đây là một tín hiệu tốt vì nguồn vốn chủ sở hữu tăng, không những đápứng một phần nhu cầu về nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, mà còn khẳngđịnh khả năng tự chủ về mặt tài chính, hạn chế rủi ro về lãi suất, lạm phát trên thịtrường

Về cơ cấu của nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu chiếm

tỷ trọng gần như tuyệt đối trong năm 2007 Sang năm 2008 khi hoạt động sảnxuất kinh doanh mang lại hiệu quả tích cực hơn, để đáp ứng nhu cầu ngày cảng

mở rộng quy mô sản xuất thì nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu tiếp tục được giatăng, từ 81.471 triệu đổng lên 100.000 triệu đồng và tiếp tục được duy trì ở mức

ổn định đó sang năm 2009 Tuy nhiên, bước đột phá đó là nguồn vốn để lại từ lợinhuận không chia ngày càng nhiều hơn, năm 2008 chiếm 6,1% và đến năm 2009thì lên tới 33,9% nguồn vốn chủ sở hữu Đó quả là tín hiệu đáng mừng cho kếtquả kinh doanh có lãi của Công ty

b Nợ phải trả.

Nợ phải trả cũng là nguồn vốn có vai trò rất quan trọng đối với Công ty,

nó đáp ứng rất nhiều nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nợ phảitrả được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nguồn vốn tíndụng thương mại, còn lại một phần rất nhỏ là từ các cán bộ công nhân viên củaCông ty Nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn củaCông ty, tuy nhiên giá trị của nó lại tăng giảm không ổn định qua các năm nhưnguồn vốn chủ sở hữu Trong năm 2008, giá trị của nó đã giảm 50.211 triệuđồng, tương ứng với hơn 39% giá trị của năm 2007 Đến năm 2009, giá trị của

nợ phải trả lại tăng trở lại và vượt cả mức của năm 2007, đạt giá trị 155.494 triệuđồng, chiếm tỷ trọng gần 50% Như vậy nếu so với giá trị năm 2008 thì nó đãtăng hơn gấp đôi Qua đó ta thấy việc nợ phải trả vẫn còn đang chiếm tỷ trọngkhá cao trong nguồn vốn đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro cũng nhiều hơn Vì vậy

Trang 28

trong thời gian tới Công ty cần có chiến lược huy động vốn rõ ràng, từ đó xácđịnh cơ cấu vốn tối ưu, phù hợp với tình hình biến động trên thị trường cũng nhưđiều kiện thực tế của doanh nghiệp.

Trong cơ cấu nguồn vốn nợ phải trả, nguồn vốn nợ ngắn hạn vẫn luôn làchủ yếu, còn các khoản vay nợ dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng không đáng kể

Xu hướng của hai nguồn vốn này biến động rõ ràng hơn cơ cấu nguồn vốn chungcủa Công ty Trong năm 2007, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 75,6%; còn trong hainăm tiếp theo chúng luôn đạt mức tỷ trọng trên 90% Nguyên nhân chủ yếu là dotrong hai năm qua khi Công ty đã nhận được nhiều dự án lớn thì việc huy độngvốn từ tín dụng thương mại từ phía khách hàng ngày càng thuận lợi hơn, còn cáckhoản vay nợ dài hạn từ tín dụng ngân hàng lại giảm so với với năm 2007

2.2 Phân tích các phương thức huy động vốn của Công ty.

Trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh thì Công ty bao giờ cũng phải có

kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên vấn đề để đảm bảo đủnguồn vốn cho công tác, ngoài nguồn vốn huy động từ bên trong nội bộ thì Công

ty còn có thể nhận ra một số kênh để huy động nguồn vốn khác từ bên ngoàinhư: vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tín dụng thương mại, phát hànhtrái phiếu Công ty, Tuy nhiên nguồn vốn nào là thích hợp cho một nghànhnghề mà lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là đầu tư xây dựng và phát triển các côngtrình hạ tầng cơ sở ở các khu đô thị và các khu công nghiệp Đây là một lĩnh vựcđòi hỏi phải có độ chính xác cao cũng như kinh nghiệm của Công ty trong vấn đềnày Đầu tư của ngành này là các công trình xây dựng quy mô lớn, vì vậy nguồnvốn đòi hỏi cũng phải tương đối lớn Do đó cần phải xem xét mức độ an toàn củanguồn vốn khi đầu tư vào lĩnh vực này để có chính sách huy động các nguồn vốnvay trung và dài hạn một cách hợp lý và hiệu quả Bởi vì các nguồn vốn chủ sởhữu của doanh nghiệp thường không thể đảm bảo hết cho nhu cầu vốn của cáccông trình đó

Trang 29

Đứng trên góc độ của các nhà phân tích tài chính thì các phương thức huyđộng vốn của doanh nghiệp bao gồm huy động vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu vàhuy động nợ Trong bài này chúng ta sẽ phân tích dưới góc độ của các nhà quản

lý và phân tích các phương thức huy động theo phạm vi, vì vậy các phương thứchuy động vốn của Công ty được chia thành Nguồn vốn huy động từ hình thức tựtài trợ và Nguồn vốn huy động từ các nguồn vốn vay

2.2.1 Nguồn vốn huy động từ hình thức tự tài trợ của doanh nghiệp.

Cơ cấu nguồn vốn huy động từ hình thức tự tài trợ hiện nay của Công ty

Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà được đưa ra trong bảngsau:

Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động từ nội bộ doanh nghiệp

Trang 30

Nguồn vốn huy động từ hình thức tự tài trợ của doanh nghiệp là phần vốnthuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: bao gồm phần vốn chủ doanh nghiệp bỏvào đầu tư kinh doanh và các phần vốn hình thành từ kết quả trong hoạt độngkinh doanh Trong những năm qua, mặc dù tỷ trọng của nguồn vốn này khôngtăng nhưng giá trị của chúng lại vẫn được tăng đều qua các năm Điều đó có thểđược lý giải vì sự biến chuyển của cơ cấu tổng nguồn vốn

a Vốn đầu tư của chủ sở hữu:

Trong nguồn vốn từ hình thức tự tài trợ của Công ty, vốn đầu tư của chủ

sở hữu luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, nguồn vốn này tăng trong năm 2008, từ81.471 triệu đồng năm 2007 lên 100.000 triệu đồng Đến năm 2009 giá trị vẫnđược giữ ở mức ổn định, không có một chút biến động nào Tuy nhiên về tỷtrọng trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu thì lại giảm qua các năm Từ 99,8% năm

2007, cuối năm 2008 còn 93,9% và đến cuối quý IV năm 2009 thì chỉ còn65,4% Nó cho thấy đã có những chuyển biến rõ nét hơn về cơ cấu của nguồnvốn chủ sở hữu trong Công ty, ngày càng đa dạng hóa hơn các nguồn vốn

b Nguồn lợi nhuận không chia:

Nguồn lợi nhuận không chia cũng là một nguồn quan trọng góp phần làmtăng vốn từ nội bộ doanh nghiệp Nó không những góp phần làm tăng quy mônguồn vốn của Công ty, mà còn là cơ sở chứng minh hoạt động kinh doanh có lãicủa doanh nghiệp Phần lợi nhuận không chia của Công ty lớn hay nhỏ phụ thuộcvào chính sách phân phối lợi nhuận của Công ty vào từng năm phù hợp với tìnhhình tài chính của doanh nghiệp Thực tế qua 3 năm, nguồn vốn từ lợi nhuậnkhông chia của Công ty liên tục tăng cả về tỷ trọng lẫn giá trị Nếu như trongnăm 2007, khi hoạt động kinh doanh của Công ty còn chưa đi vào ổn định thì giátrị của phần lợi nhuận để lại này chỉ đạt một khoản rất nhỏ, khoảng 137 triệuđồng; sang năm 2008, mặc dù tổng nguồn vốn giảm so với năm 2007 nhưngnguồn lợi nhuận không chia của Công ty đã tăng đáng kể và đạt mức 6.447 triệuđồng; tới cuối năm 2009 lên tới 55.822 triệu Như vậy, không kể đến năm 2007thì trong 2 năm qua, nguồn lợi nhuận này đã tăng gấp 8 lần, một tốc độ chóngmặt Tỷ trọng của nguồn lợi nhuận không chia trong tổng nguồn vốn tự tài trợ vìvậy cũng lũy tiến theo giá trị của nó, tăng liên tục từ 0,2% năm 2007; lên 6,1%năm 2008 và 33,9% năm 2009 Qua đó ta thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu

tư sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được nâng cao hơn Nguồn vốn từlợi nhuận không chia không ngừng tăng đó là do trong năm qua Công ty không

Trang 31

phân chia cổ tức cho các cổ đông mà giữ lại để mở rộng thêm nguồn vốn cho sảnxuất kinh doanh.

c Các nguồn vốn khác:

Nếu như trong hai năm đầu tiên, cơ cấu các nguồn vốn từ hình thức tự tàitrợ của Công ty chỉ đơn thuần với các hình thức chủ yếu đó là vốn đầu tư củachủ sở hữu, phần lợi nhuận không chia và huy động từ cán bộ công nhân viên thìđến năm 2009 vừa qua, cơ cấu của nguồn vốn này đã trở nên đa dạng hơn Khi

mà Công ty ngày càng phát triển hơn thì ngày càng phát sinh thêm các khoản chiphí đi kèm, đòi hỏi phải có thêm các nguồn vốn riêng để phục vụ cho các chi phíphát sinh này Các nguồn vốn khác như Quỹ dự phòng phát triển, Quỹ dự phòngtài chính vì vậy đều đã được hình thành trong thời gian gần đây Đây là nhữngloại quỹ phổ biến mà doanh nghiệp nào cũng phải có, được trích lập một phần từlợi nhuận sau thuế, làm cơ sở để tái đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động sản xuấtkinh doanh, mặt khác nó giúp cho Công ty khắc phục những rủi ro về giá cả vàtiền tệ Việc trích lập và quản lý các quỹ này được thực hiện theo quy định củachế độ tài chính hiện hành và linh hoạt theo chính sách của Công ty Tuy hiệnnay nó vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong nguồn vốn tự tài trợ của Công

ty, lần lượt là 0,5% và 0,2% nhưng phần nào đã đáp ứng được các nhu cầu phátsinh trong thời gian qua của Công ty

Như vậy, từ năm 2007 tới nay, nguồn vốn bằng hình thức tự tài trợ củaCông ty liên tục tăng, đây là một thuận lợi lớn đối với Công ty bởi nguồn vốn tựtài trợ là nguồn vốn có thời gian sử dụng lâu dài, ổn định và chi phí của nó thấp hơn

so với nguồn vốn vay Tuy nhiên, nguồn vốn tự tài trợ này vẫn chưa đủ để đáp ứngđược yêu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng của Công ty Hàng năm,Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà vẫn phải tiến hành

mở rộng quy mô sản xuất thông qua các kênh vay vốn huy động khác: các ngânhàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, chiếm dụng từ khách hàng và nhàcung cấp và huy động từ cán bộ công nhân viên trong Công ty

2.2.2 Huy động các nguồn vốn vay.

a Cơ cấu chung.

Là một Công ty chuyên hoạt động sản xuất kinh doanh đầu tư nguồn vốnvào các Dự án, công trình xây dựng lớn Vì vậy trong quá trình thực hiện, nguồnvốn huy động từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng, khách hàng, các nhà cung ứng

Trang 32

nguyên vật liệu và từ trong nội bộ Công ty luôn chiếm một vai trò quan trọngcho hoạt động sản xuất của Công ty Hiện nay, các phương thức huy động từ cácnguồn vốn vay của Công ty bao gồm nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng, nguồnvốn vay tín dụng thương mại và huy động từ cán bộ công nhân viên trong Công

ty Chúng ta cùng xem xét thông qua bảng cơ cấu vốn vay sau đây:

Bảng 2.3 Cơ cấu các nguồn vốn vay

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)

Nguồn: báo cáo tài chính 2007 – 2009

Theo bảng cơ cấu nguồn vốn vay của Công ty, nguồn vốn tín dụng thươngmại luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu Điều đó là hoàn toàn phù hợp đối với một

Ngày đăng: 21/07/2018, 16:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w