Vấn đề xuất khẩu 6 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

47 168 0
Vấn đề xuất khẩu 6 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. PHẦN MỞ ĐẦU Việt Nam nằm ở một vị trí có điều kiện thuận lợi để sản xuất và xuất khẩu nông sản. Các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam đã đóng góp rất lớn vào giá trị xuất khẩu hàng hóa và thu ngoại tệ cho đất nước. Sau 4 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể đóng góp vào nền kinh tế quốc dân, bên cạnh đó còn một số hạn chế và thách thức đối với ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và các sản phẩm chủ lực trong xuất khẩu từ Nông nghiệp nói riêng. Đóng góp to lớn vào giá trị xuất khẩu của cả nước thì cần nhắc tới 6 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như: Gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, chè và hạt điều. 1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam là nước đang phát triển đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ thấp. Dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế. Trước kia với chế độ tập trung quan liêu bao cấp, thị trường Việt Nam chỉ gói gọn thị trường trong nước, nền kinh tế đình trệ, dần dần đâm vào khủng hoảng và suy thoái. Với sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam đã tìm ra con đường đúng đắn mở rộng thị trường ngoài nước để giao lưu, học hỏi và trao đổi sản phẩm, đẩy mạnh quá trình phát triển của sản xuất. Nông nghiệp không nằm ngoài sự vận động đó. Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam nổi tiếng trên trường quốc tế vì giá rẻ và sản phẩm thủ công chiếm tỉ trọng lớn, chất dinh dưỡng được đảm bảo,.. Tuy nhiên các mặt hàng nông sản của Việt Nam khi tham gia vào thị trường quốc tế không chỉ gặp những thuận lợi nhất định mà còn gặp rất nhiều khó khăn. Để nghiên cứu sâu hơn về các mặt hàng nông sản Việt Nam chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này nhằm mục đích nhận biết rõ những thuận lợi và khó khăn của các mặt hàng nông sản Việt Nam vốn là thế mạnh của kinh tế cả nước để từ đó Nhà nước và cơ quan chức năng có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao năng suất cũng như giá trị sản lượng nông sản xuất khẩu thu lại nhiều lợi ích cho đất nước. Là sinh viên chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn nhóm chúng tôi quyết định làm đề tài này để tìm hiểu sâu thêm và củng cố thêm kiến thức đã thu thập được. Đó là mục đích để thực hiện nghiên cứu đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và lý luận về công tác xuất khẩu nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, từ đó tìm ra những thuận lợi khó khăn của 6 mặt hàng nông sản chủ lực để tìm cách hạn chế khó khăn và tận dụng cơ hội để nâng cao giá trị xuất khẩu và góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích cơ sở lý luận để làm rõ các quan điểm, nhận định, tiên đoán của các nhà kinh tế về vấn đề xuất khẩu của Việt Nam khi tham gia nhập WTO. Phân tích những thuận lợi, khó khăn của 6 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam khi tham gia xuất khẩu. Đề xuất một số giải pháp và kết luận cần thiết khi thực hiện đề tài. 4. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những bài báo, đề tài của các tác giả nói về tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam, tập trung nghiên cứu các bài viết về 6 nông sản chủ lực nêu trên. 5. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thị trường xuất khẩu của 6 mặt hàng nông sản chủ lực: gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, điều của Việt Nam kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, tức từ ngày 7/11/2006. 6. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp phân tích Phương pháp quan sát,.. Dựa vào các số liệu thu thập được phân tích vấn đề từ đó tìm ra những kết luận cần thiết để giải quyết vấn đề.

... Uy Malaysia Singapore Ukraina Nam Phi Ả Rập Xê út Pháp Italy Latvia UAE 539 8.613 156,86 662 7. 968 21,95 902 7.946 8,57 779 7.901 58,31 345 7.319 57,39 304 7.237 -9,92 720 6.815 31,58 630 6.658... 4.876 109,34 780 3.493 74,45 Nguồn: http://thongtinthuongmaivietnam.vn 720,94 195,49 143,92 258,34 681 ,9 362,01 347,47 352,23 181,85 311,35 19,19 512,65 44,43 Nhìn chung, năm 2007 xuất hạt điều nước... Thị trường Tăng, giảm kim Lượng Trị giá (USD) (tấn) ngạch so năm 2008(%) Tổng cộng 177.154 846 .682 .672 -7,06 Hoa Kỳ 53.195 255.224.122 -4,67 Trung quốc 38.548 177.476.333 +10,46 Hà Lan 24.312

Ngày đăng: 21/07/2018, 16:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thứ nhất,không chủ động nguyên liệu. Có thể nói xuất khẩu điều của Việt Nam khá chật vật. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu không những không ổn định mà còn sụt giảm. Diện tích trồng điều của cả nước lại có xu hướng “co” lại. Như so sánh số liệu của Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, kim ngạch xuất khẩu nhân điều 2008 của cả nước đạt 920 triệu USD với sản lượng 167.000 tấn điều nhân; năm 2009 kim ngạch xuất khẩu lại giảm đi 7,2% chỉ đạt 847 triệu USD, dù giá trị giảm nhưng sản lượng tăng lên thêm 7,1% với 177.000 tấn nhân điều. Theo đánh giá và thống kê của các nhà chuyên môn, trong niên vụ  2007-2008 cả nước có 421.498 ha cây điều, tổng sản lượng thu được 350.000 tấn điều thô; sang niên vụ 2008-2009 diện tích trồng điều bị thu hẹp lại 2.000 ha, còn có 398.000 ha và sản lượng hạt cũng giảm đáng kể chỉ còn 293.000 tấn. Năm 2009, năng suất thu được chỉ còn 8,6 tạ/ha, trong khi ở năm 2005 còn đạt ở mức 10,6 tạ/ha

  • Hiện nay, sản lượng điều thô trong nước mới chỉ đáp ứng 50% nguồn nguyên liệu của ngành chế biến trong nước. Năm 2009, Việt Nam đã phải nhập khẩu thêm 300.000 tấn điều thô. Trong năm 2010 này, lượng nguyên liệu ngành điều nhập khẩu phải hơn năm 2009, để hướng đến kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD.

  • Thứ hai, Chế biến - xuất khẩu hạt điều: Phát triển thiếu bền vững. Theo báo cáo của sở NNPTNT các địa phương, diện tích trồng điều niên vụ 2007-2008 là 421.498 ha; trong đó, diện tích thu hoạch khoảng 320.000 ha. So với niên vụ 2006-2007, diện tích cây điều đã giảm 15.502 ha. Năm 2007 và 2008, diện tích trồng điều giảm 17.046 ha, nhưng điều tra thực tế, diện tích điều giảm ít nhất phải gấp hơn 2 lần so với số thống kê. Giảm nhiều nhất là ở các tỉnh: Khánh Hoà (4.100 ha), Bình Định (3.000 ha), Đắc Lắc (2.900 ha)... Sản lượng thu hoạch qua các năm cũng không bền vững, mà lúc giảm, khi tăng. Thí dụ: Năm 2006, sản lượng 340.000 tấn, năm 2007 là 400.000 tấn, nhưng năm 2008 giảm còn 350.000 tấn.

  • Năng suất điều lại tăng rất chậm và không ổn định, do nông dân trồng điều ít đầu tư thâm canh đúng kỹ thuật. Năng suất năm 2005 đạt 1,06 tấn/ha, năm 2006 giảm còn 0,9 tấn/ha, năm 2007: 1,03 tấn/ha và năm 2008 là 1,10 tấn/ha.

  • Trong lúc đó, tổ chức chế biến lại hết sức manh mún và tự phát. Năng suất lao động được cải thiện, nhưng còn thấp; sản phẩm không đa dạng và ít sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao.

  • Ước tính cả nước có trên 200 DN chế biến hạt điều, nhưng mới chỉ có... 20 DN đạt ISO 9001:2000 và HACCP. Toàn quốc có 203 DN tham gia XK điều, nhưng các DN XK có quy mô, kim ngạch XK từ 5 triệu USD trở lên, chỉ có 38 DN. Nhiều DN tổ chức XK không có nhà máy chế biến, khi thuận lợi tham gia, khi khó khăn thì bỏ.

    • 4.3 Giải pháp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan