Lời nói đầu Thực hiện sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của đảng đất nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp, kế hoạch hóa cao độ sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. trong những năm qua kinh tế xã hội có nhiều phát triển, bên cạnh việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, nhà nước cũng đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng luật trên các lĩnh vực để làm tốt công tác quản lý kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực ngân sách đến năm 1996 chúng ta mới xây dựng được luật ngân sách nhà nước, tuy nhiên để phù hợp với thực tế năm 1998 quốc hội thông qua luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật ngân sách nhà nước. và để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; quốc hội khóa xi tại kỳ họp thứ ii ngày 16122002 đã thông qua luật ngân sách nhà nước, thay thế luật ngân sách nhà nước năm 1996 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật ngân sách nhà nước năm 1998. Trong các luật kể trên đều quy định ngân sách xã là một cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước. qua các năm thực hiện luật ngân sách nhà nước, công tác quản lý tài chính ngân sách đã đạt được những kết quả nhất định, đóng góp quan trọng vào công tác quản lý hoạt động kinh tế xã hội của chính quyền cơ sở xã, thị trấn. Để thực hiện luật ngân sách nhà nước chính phủ, bộ tài chính đã ban hành các văn bản dưới luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước. chính quyền địa phương cũng ra các văn bản để làm rõ hơn nội dung của luật. các văn bản đó đã tạo nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn công tác quản lý tài chính ngân sách các cấp trong đó có ngân sách xã. Hệ thống văn bản ban hành đã xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong công tác quản lý tài chính ngân sách xã, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các khoản thu, chi, các khoản huy động đóng góp của nhân dân, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các ngành, các cấp, và thông qua công khai tài chính hàng năm nhân dân và các đoàn thể quần chúng được tham gia giám sát việc thu chi của ngân sách xã. trong những năm qua trên địa bàn huyện miền núi quan hóa bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn bộc lộ những thiếu sót trong quản lý điều hành, phân công trách nhiệm... ở các khâu lập, chấp hành, kế toán và quyết toán ngân sách. do thu trên địa bàn còn quá thấp chủ yếu là dựa vào cân đối của cấp trên nên việc xây dựng ngân sách xã ổn định, cân đối tích cực, vững chắc còn nhiều hạn chế và chưa chủ động. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóa yêu cầu đặt ra là xây dựng ngân sách xã thực sự là cấp ngân sách hoàn chỉnh trong hệ thống ngân sách nhà nước, ngang tầm, đủ lực để phát triển kinh tế xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất, hệ thống chính trị cơ sở xã, thị trấn vững mạnh mà nghị quyết của ban chấp hành trung ương đảng đã đề ra. qua đợt thực tập tốt nghiệp tại uỷ ban nhân dân huyện quan hóa tỉnh thanh hóa. đứng trước những bức xúc trong việc quản lý thu chi của ngân sách cấp xã, tôi chọn đề tài làm luân văn tốt nghiệp : giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện quan hóa thanh hóa. Qua thực trạng của công tác quản lý ngân sách cấp xã các năm 2001 2003 của huyện quan hóa, chỉ ra những tồn tại thiếu sót, nguyên nhân của những mặt được và chưa được đề ra một số giải pháp để tăng cường công tác quản lý ngân sách xã.