1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHƯƠNG 8 : CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO

7 1,7K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 73,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG 8 : CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO I.KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO 1.Khái niêm:  Lãnh đạo là một chức năng quan trọng của nhà quản trị. Khả năng lãnh đạo có hiệu quả là một trong những chìa khóa quan trọng để trở thành một quản trị viên giỏi.  Một cách khái quát, lãnh đạo được xác định như là sự tác động mang tính nghệ thuật, hay một quá trình gây ảnh hưởng đến người khác sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiếu của tổ chức. Không những thế, lãnh đạo còn là tạo ra sư thay đổi.  Lãnh đạo là chỉ dẫn, động viên và đi trước. Các nhà lãnh đạo hoạt động để giúp một nhóm đạt được các mục tiêu với sự vận động tối đa các khả năng của nhóm. Lãnh đạo và quản trị có mối quan hệ với nhau, nó vừa có cái chung cũng vừa có cái riêng, vừa rộng mà lại vừa hẹp, vì vậy cần phải phân biệt rõ mối quan hệ này trong lĩnh vực quản trị. Ở đây cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản trị dựa trên các nội dung sau :

Trang 1

CHƯƠNG 8 : CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO I.KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO

1.Khái niêm:

 Lãnh đạo là một chức năng quan trọng của nhà quản trị Khả năng lãnh đạo có hiệu quả là một trong những chìa khóa quan trọng để trở thành một quản trị viên giỏi

 Một cách khái quát, lãnh đạo được xác định như là sự tác động mang tính nghệ thuật, hay một quá trình gây ảnh hưởng đến người khác sao cho họ sẽ tự

nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiếu của tổ chức Không những thế, lãnh đạo còn là tạo ra sư thay đổi

 Lãnh đạo là chỉ dẫn, động viên và đi trước Các nhà lãnh đạo hoạt động để giúp một nhóm đạt được các mục tiêu với sự vận động tối đa các khả năng của nhóm

Lãnh đạo và quản trị có mối quan hệ với nhau, nó vừa có cái chung cũng vừa có cái riêng, vừa rộng mà lại vừa hẹp, vì vậy cần phải phân biệt rõ mối quan hệ này trong lĩnh vực quản trị

Ở đây cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản trị dựa trên các nội dung sau :

Lãnh đạo tác động đến con người Quản trị tác động đến công việc

Đạt mục tiêu thông qua việc cổ vũ, động

viên Đạt mục tiêu thông qua hệ thống chính sách, mệnh lệnh, yêu cầu công việc Nhà lãnh đạo đề ra phương hướng, viễn

cảnh,chủ trương, sách lược Nhà quản tri xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra giám sát

2.Vai trò của chức năng lãnh đạo:

 Thực chất của chức năng lãnh đạo là tác động lên con người Tất cả các chức năng khác của quản trị như hoạch định, tổ chức , kiểm tra sẽ không hoàn thành tốt nếu nhà trị không hiểu được và không phát huy được yếu tố con người, vì suy cho cùng con người với tư cách là chủ thể vừa là đối tượng của kinh doanh là nhân tố bên trong quyết định sự thành bại của một tổ chức

 Lãnh đạo là quá trình tác động và quan tâm đến con người Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ cố gắng một cách tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức Người lãnh đạo không đứng đằng sau

để thúc đẩy hay thúc giục, họ đặt mình lên trước, động viên mọi người hoàn thành các mục tiêu đã đề ra Bất kể một người quản lý lập kế hoạch, tổ chức và kiểm tra kết quả có tốt đến đâu, người đó vẫn phải hỗ trợ những họat động đó bằng cách đưa ra những chỉ dẫn cho mọi người, thông tin đầy đủ và lãnh đạo tốt

 Việc lãnh đạo phải dựa trên sự hiểu biết về động cơ của con người là gì và điều gì

Trang 2

làm cho họ thỏa mãn khi họ góp sức vào việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức “Thuật lãnh đạo không chỉ đơn thuần là khả năng lôi cuốn người khác, vì đôi khi đó chỉ là sự mị dân Đó cũng không phải là khả năng gây cảm tình và thuyết phục người khác vì đây chỉ là kỹ năng của người phụ trách bán hàng Lãnh đạo là nâng tầm nhìn của con người lên mức cao hơn, đưa việc thực hiện công việc đạt tới một tiêu chuẩn cao hơn, và phát triển tính cách của con người vượt qua những giới hạn thông thường Để có được khả năng lãnh đạo như thế thì không gì tốt hơn là một môi trường doanh nghiệp được xây dựng trên những quy định chặt chẽ về quy định và trách nhiệm, những tiêu chuẩn cao trong thực hiện công việc, và sự tôn trọng của từng cá nhân cũng như công việc của họ"

 Chức năng lãnh đạo tao điều kiện để các bộ phận của bộ máy liên kết lại với nhau,

để tập thể đoàn kết, hoạt động của các bộ phận ăn khớp nhau, nhờ đó thực hiện được nhiệm vụ ,mục tiêu

 Chức năng lãnh đạo có liên quan đến việc ra quyết định, tổ chức truyền đạt va thực hiện các quyết định bằng cách giao việc, ra lệnh, động viên, khen thưởng cấp dưới, tích cực hóa thái độ và tinh thần làm việc của người lao động , đó là những yếu tố liên quan trực tiếp đến năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh

II.CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÃNH ĐẠO TRONG TỔ CHỨC

1.Hiểu rõ con người trong tổ chức:

Đây là nội dung đầu tiên hết sức quan trọng mà nhà quản trị phải nắm vững để có thể đưa ra các quyết định và lựa chọn các phương pháp lãnh đạo phù hợp Hiểu rõ con người đã là một điều khó nhưng đáp ứng những đòi hỏi của họ lại càng khó khăn hơn bởi:

- Tính đa dạng về các nhu cầu của con người

- Khả năng có hạn của nhà quản trị trong tổ chức

- Việc đáp ứng nhu cầu của từng người bị ràng buộc bởi các chi phối của nhu cầu chung của cả hệ thống và các hệ thống bên ngoài có liên quan

- Con người trong hệ thống bị phân tách theo nhiều nhóm trong khi các nhóm này

có tính độc lập với hệ thống

 Khó lường hết để xử lý có hiệu quả

2 Đưa ra các quyết định lãnh đạo phù hợp:

Sản phẩm của nhà quản trị suy tới cùng là quyết định Nhà quản trị luôn phải sáng suốt định ra những quyết định đúng đắn, các chương trình, tính chất hoạt động của các

bộ phận và cá nhân trong hệ thống nhằm đạt tới mục tiêu đã định Vậy có thể nói những quyết định của nhà quản trị có thể đem lại sự phát triển hoặc đẩy tổ chức đến chỗ khó khăn không thể tồn tại được

3 Xây dựng nhóm làm việc:

Đây cũng là một nội dung quan trọng của hoạt động lãnh đạo Trong điều kiện hoạt động với quy mô đông người, việc phân cấp và phân công quản trị là một tất yếu khách quan, đây là nguyên tắc chuyên môn hóa trong quản trị Trong mỗi tổ chức thông thường đều được chia thành những phân hệ và nhóm nhỏ, mỗi phân hệ và nhóm này hoạt động theo cùng một nhóm chức năng nhiệm vụ Mỗi nhóm không hoạt động tốt và

Trang 3

không hình thành được mối dây liên hệ chặt chẽ với các nhóm khác thì kết quả hoạt động chung cho toàn bộ hệ thống không thể tốt đẹp được

4 Dự kiến các tình huống và tìm cách ứng xử tốt:

Quá trình lãnh đạo tổ chức hoạt động là quá trình hướng tới mục tiêu, viễn cảnh trong tương lai vì vậy nhà quản trị khó có thể tự khẳng định được tổ chức mình hoạt động tốt và lâu bền do môi trường đầy biến động bên ngoài Nhà lãnh đạo luôn phải tỉnh táo vạch ra mọi tình huống, đối chiếu với mục đích và mục tiêu mong muốn căn cứ vào khả năng thực tế, cơ hội và nguồn lực có thể có được để đối phó với mọi tình huống hạn chế hoặc loại bỏ tình huống xấu, tận dụng khai thác các tình huống tốt

Ví dụ: Nếu là nhân viên bán hàng, họ phải luôn chuẩn bị sẵn cho mình kiến thức và

hiểu biết về sản phẩm của mình để sẵn sàng tư vấn và đáp lại tình huống mà khách hàng đưa ra để hỏi mình Bên cạnh đó phải có cách ứng xử, thái độ tốt với khách hàng để họ cảm thấy thoải mái và hài lòng với những gì họ bỏ ra.Và sự hài lòng của khách hàng cũng chính là sự thành công của bạn Và ngược lại nếu khách hàng tỏ ra khó chịu trước các tình huống và thái độ mình đưa ra với khách hàng thì chắc chắn sẽ xảy ra tình huống xấu nếu không nhanh trí tỉnh táo xử lí

5 Giao tiếp và đàm phán:

Quá trình lãnh đạo là quá trình tiếp xúc và làm việc với con người thông qua hoạt động giao tiếp và đàm phán cho nên người lãnh đạo không thực hiện tốt nội dung này thì khó có thể đưa tổ chức giành lấy các mục tiêu mong muốn

Như chúng ta đã biết không phải ai cũng có khả năng giao tiếp và đàm phán tốt

Nó phải trải qua thời gian tự rèn luyên chính mình hay nói cách khác là con người phải

có trong mình những kinh nghiệm vốn hiểu biết sẵn có và thêm nhiều yếu tố khác để trở thành người giao tiếp tốt, giao tiếp tốt đòi hỏi phải lắng nghe không chỉ là chuyển giao thông điệp một chiều, cần phải có một cách giao tiếp hiệu quả trong việc tiếp nhận thông điêp, không thì sẽ khó đạt được điều mong muốn Đàm phán cũng vậy ta cần phải nhiệt tình tự tin, phải có sự công nhận, liêm chính, hòa đông với mọi người, kiểm soát, sang tạo và luôn tìm ra cách để giải quyết vấn đề một cách thông minh, linh hoạt để đem lại hiệu quả cao

Ví dụ minh họa : CÂU CHUYỆN NGỤ NGÔN CON KIẾN

Mỗi ngày Kiến đi làm rất sớm và bắt tay vào việc ngay Kiến làm việc rất giỏi và luôn luôn vui vẻ.Ông chủ của chú, là con Sư Tử, rất ngạc nhiên khi thấy chú kiến làm việc mà không cần sự giám sát Sư Tử nghĩ nếu được giám sát thì chắc chắn Kiến sẽ làm việc có hiệu quả hơn.Thế là Sư Tử thuê Gián về làm giám sát Sau khi được thuê, quyết định đầu tiên của Gián là gắn một cái đồng hồ treo tường để theo dõi việc đi làm đúng giờ Gián cũng cần một thư ký để thay nó viết ghi chú hay làm báo cáo, và thế là nó thuê một con Nhện, chỉ để quản lý báo cáo và nhận các cuộc gọi.Sư Tử rất hài lòng về những báo cáo của Gián và yêu cần Gián làm thêm những biểu đồ theo dõi sản lượng và phân tích

xu hướng thị trường, để nó có thể trình bày tại cuộc họp Ban quản trị Vậy là Gián mua một cái laptop mới cùng với một máy in lazer, rồi thuê một con Ruồi làm quản lý bộ phận IT.Nhắc tới Kiến, lúc trước làm việc rất chăm và thoải mái, giờ rất là bực mình vì những công việc giấy tờ và những cuộc họp vô bổ làm mất hết thời gian của nó!Trong

Trang 4

khi đó, ông chủ Sư Tử đi đến kết luận là cần phải cử một người làm quản lý nguyên cả

bộ phận mà con kiến đang làm việc.Chức vụ ông chủ nhỏ này được giao cho một con Ve Sầu Quyết định đầu tiên của con ve là mua ngay một cái thảm đẹp và một cái ghế thật

êm cho phòng làm việc của nó “Ông chủ” Ve Sầu này cũng cần thêm một máy vi tính

và một thư ký riêng, đó là thư ký cũ của nó, người đã giúp nó chuẩn bị Kế Hoạch Tối

Ưu Hoá Chiến Lược Kiểm Soát Công Việc & Ngân Quỹ.Văn phòng nơi Kiến làm việc trở thành một nơi buồn bã, chẳng còn ai cười đùa và mọi người trở nên lo lắng khó chịu.Thế là Ve Sầu thuyết phục ông chủ lớn, là con Sư Tử, về sự cần thiết phải làm một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng về môi trường làm việc tại đây Sau khi xem lại các báo cáo tài chính trong văn phòng nơi con Kiến làm, Sư Tử phát hiện ra năng suất đã thấp hơn trước đây rất nhiều.Thế là Sư Tử thuê một con Cú, đó là một cố vấn nổi tiếng và có uy tín, để tiến hành điều tra và đưa ra các giải pháp cần thiết Cú bỏ ra 3 tháng để nghiên cứu về văn phòng và viết một báo cáo khổng lồ lên đến vài quyển, và đi đến kết luận:

“Văn phòng này có quá nhiều nhân viên”

Hãy đoán xem ông chủ Sư Tử sa thải ai đầu tiên?

Và nếu bạn là ông chủ Sư Tử, hãy nghĩ xem ai là người nên bị sa thải đầu tiên? Dĩ nhiên

là con kiến vì nó “ thiếu động cơ làm việc và có thái độ bi quan trong công việc” ?????

Hình dung bạn giống như nhân vật Kiến, bạn đang làm việc rất hiệu quả Sếp rất hài lòng và muốn tăng hiệu quả công việc lên nữa Thế là một ban bệ hoành tráng được thành lập để giám sát Trái với mong đợi của Sếp, chi phí kinh doanh ngày càng tăng mà hiệu quả ngày càng tuột dốc Sau khi xem xét lại mọi việc thì trách nhiệm nên quy vào đâu? Có rất nhiều lý do nhưng nổi bật là do chức năng lãnh đạo của nhà quản trị không tốt Không thỏa mãn các nội dung cơ bản về lãnh đạo mà các nhà quản trị cần có( 4 tiêu chí nêu trên) Chỉ biết hành động theo suy tính của bản thân

mà không hề hiểu về nhân viên của mình, không lường trước sự chênh lệch giữa chi phí bỏ ra với lợi ích thu lại, liên tiếp đưa ra các quyết định không đúng đắn và không xác thực Cái kết cuối cùng cho sự lãnh đạo bất hợp lý này là một tương lai mịt mù, đen tối phía trước.

III CÁC PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO

- Khái niệm: Phương pháp lãnh đạo con người trong hệ thống là tổng thể các cách

thức tác động có thể có và có chủ đích của người lãnh đạo lên con người cùng với các nguồn lực khác của tổ chức để đạt được các mục tiêu quản trị đề ra

- Đặc điểm của các phương pháp lãnh đạo:

+ Các phương pháp lãnh đạo hết sức biến động, dduowwcj thể hiện ở các hình thức biểu hiện của mỗi phương pháp tại mỗi thời điểm, mỗi đối tượng khác nhau là không giống hẳn nhau

+Các phương pháp lãnh đạo luôn luôn đan kết vào nhau Điều này là cách xử lý

nhược điểm của mỗi phương pháp lãnh đạo riêng lẻ, chỉ có kết hợp chúng lại người

ta mới có thể phát huy được ưu điểm của mọi phương pháp lãnh đạo và hạn chế phần nhược điểm của chúng

+Các phương pháp lãnh đạo chịu tác động to lớn của nhu cầu và động cơ làm việc của

Trang 5

người bị tác động xét theo thời gian và không gian diễn ra sự lãnh đạo.

1.Phương pháp hành chính

+ là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản trị và kỷ luật doanh nghiệp

+ Các phương pháp hành chính trong quản trị kinh doanh chính là những cách tác động trực tiếp của chủ doanh nghiệp lên tập thể những người lao động dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát, mang tính bắt buộc đòi hỏi người lao động phải chấp hành nghiêm ngặt nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng

-Vai trò: Có vai trò rất to lớn

+Xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong doanh nghiệp, nó là khâu nối các phương pháp quản trị khác lại

+Thông qua phương pháp này, doanh nghiệp có được những quy định bắt buộc để giấu được bí mật ý đồ kinh doanh và giải quyết các vấn đề đặt ra trong doanh nghiệp rất nhanh chóng

-Tác động: theo 2 hướng

+Tác động về mặt tổ chức

+Tác động điều chỉnh hành động của đối tượng quản trị

-Để sử dụng cần nắm vững các yêu cầu:

+Một là, quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mọi mặt Khi đưa ra một quyết định hành chính phải cân nhắc tính toán đến các lợi ích kinh tế…

+Hai là, khi sử dụng các phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn của người ra quyết định Mỗi bộ phận, mỗi cán bộ quản trị sử dụng quyền hạn của mình phải có trách nhiệm về việc sử dụng quyền hạn đó Ở cấp càng cao, phạm vi tác động càng rộng, nếu làm sai thì tổn thất càng lớn Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình

-Ưu điểm

    + Mỗi người tự mình quyết định cách làm việc sao co có thu nhập vật chất cao nhất sẽ giúp hiệu quả công việc đạt được cao nhất

    +Tác động lên đối tượng quản lý một cách nhẹ nhàng, không gây ra sức ép tâm lý, tạo

ra bầu không khí thoaỉ mái, dễ được chấp nhận

+Tính dân chủ rất cao, các đối tượng quản lý có quyền lựa chọn hành động theo ý mình

+Nó kích thích khả năng sáng tạo, phát huy tính sáng tạo trong công việc, mang lại hiệu quả rất cao

+Có thể áp dụng linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng trong nhiều điều kiện hoàn cảnh và trong nhiều lĩnh vực

-Nhược điểm

+Nếu coi nó là duy nhất sẽ lệ thuộc vào vật chất, quên các giá trị tinh thần, đạo đức, truyền thống văn hóa, hủy hoại môi trường sống…

    +Không có sự dảm bảo thực hiện cao vì nó không bắt buộc

+Dễ bị đối tượng quản lý xem thường nếu không kèm theo các phương pháp tác động

Trang 6

-Ví dụ:

Các công ty bây giời thường quản lý giờ làm của nhân viên bằng các điểm danh bằng vân tay, từ đó có thể kiểm soát được giờ vào làm và giờ tan làm của từng nhân viên để biết nhân viên đó có thực hiện đúng nội quy giờ giấc không sau đó sẽ đưa ra các hình thức thưởng phạt

2 Các phương pháp kinh tế :

Các biện pháp kinh tế tác động vào đối tượng bị quản trị thông qua các lợi ích kinh

tế, để cho đối tượng bị quản trị tự chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ mà không cần thường xuyên tác động vê mặt kinh tế

+Tác động thông qua lợi ích kinh tế chính là tạo ra động lực thúc đẩy con người tích cực lao động động lực đó sẽ càng lớn nếu nhận thức đầy đủ và kết hợp đúng đắn các lợi ích tồn tại khách quan trong doanh nghiệp

+Thực chất các phương pháp kinh tế là đặt mỗi người lao động, mỗi tập thể lao động vào những điều kiện kinh tế họ có khả năng kết hợp đúng đắn lợi ích của mình với lợi ích của doanh nghiệp Điều đó cho phép người lao động lựa chọn con đường hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình

-Ưu điểm:

+Mỗi người tự mình quyết định cách làm việc sao co có thu nhập vật chất cao nhất sẽ giúp hiệu quả công việc đạt được cao nhất

+Tác động lên đối tượng quản lý một cách nhẹ nhàng, không gây ra sức ép tâm lý, tạo

ra bầu không khí thoaỉ mái, dễ được chấp nhận

+Tính dân chủ rất cao, các đối tượng quản lý có quyền lựa chọn hành động theo ý mình

+Nó kích thích khả năng sáng tạo, phát huy tính sáng tạo trong công việc, mang lại hiệu quả rất cao

+Có thể áp dụng linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng trong nhiều điều kiện hoàn cảnh và trong nhiều lĩnh vực

-Nhược điểm:

+Nếu coi nó là duy nhất sẽ lệ thuộc vào vật chất, quên các giá trị tinh thần, đạo đức, truyền thống văn hóa, hủy hoại môi trường sống…

+Không có sự dảm bảo thực hiện cao vì nó không bắt buộc

+Dễ bị đối tượng quản lý xem thường nếu không kèm theo các phương pháp tác động khác

- Doanh nghiệp thường sử dụng các phương pháp kinh tế theo những hướng sau:

+ Định hướng phát triển doanh nghiệp bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, bằng những chỉ tiêu cụ thể cho từng thời gian, từng phân

hệ của doanh nghiệp

+ Sử dụng các định mức kinh tế , các biện pháp đòn bẩy, kích thích kinh tế để lôi cuốn , thu hút, khuyến khích các cá nhân phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

+ Bằng chế độ thưởng phạt vật chất , trách nhiệm kinh tế chặt chẽ để điều chỉnh hoạt động của các bộ phận , các cá nhân, xác lập trật tự kỉ cương, xác lập chế độ trách nhiệm

Trang 7

cho mọi bộ phận , mọi phân hệ cho đến từng người lao động trong doanh nghiệp

-Ví dụ :

Tại cơ quan X các phương pháp quản lý kinh tế được vận dụng như: Có chế độ đãi

ngộ đối với giáo viên, nhân viên (được hưởng thêm 50% lương); thưởng các tổ chuyên môn và cá nhân bồi dưỡng học sinh giỏi có giải quốc gia; thưởng các tổ chuyên môn có

học sinh đỗ thủ khoa tốt nghiệp, đại học…

3 Các phương pháp giáo dục:

- Các phương pháp giáo dục là các cách tác động vào nhận thức và tình cảm của người lao động nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ

- Các phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở sự vận dụng các quy luật tâm lý Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục và kích thích tinh thần Tính thuyết phục làm cho người lao động phân biệt được phải- trái, đúng- sai, lợi- hại, thiện- ác… để hành động cho phù hợp Khơi dậy tính tự nguyện, tự giác của đối tượng quản lý, kích thích họ làm việc hăng hái với tất cả trí tuệ và khả năng cao nhất

-Ưu điểm:

+Bền vững

+Không gây sức ép tâm lý cho đối tượng, trái lại đói tượng cảm thấy được quan tâm nên sẽ tạo ra được sự phấn khởi, hăng hái, không khí làm việc sôi nổi, đôi khi mang lại những kết quả vượt xa sự mong đợi

-Nhược điểm:

+Tác động chậm, cầu kỳ, không đảm bảo thực hiện chắc chắn, nên khi sử dụng vẫn cần phải có kết hợp đi kèm các phương pháp khác

+Phương pháp này yêu cầu cho người quản lý phải là người có đủ uy tín, có điều kiện

và có thời gian quan tâm chăm sóc, động viên cấp dưới

-Ví dụ :

+Tuyên truyền, phân tích để mọi người cùng biết những khó khăn thách thức, cơ hội của công việc hiện tại để cùng giúp nhau vượt qua khó khăn

+Bằng cách xây dựng niềm tự hào về chất lượng giảng dạy, học tập và những nề nếp sinh hoạt văn hóa cho giáo viên, học sinh nhà trường đã hun đúc tinh thần tự học, tự rèn của cả thầy và trò làm cho chất lượng giáo dục được ngày một nâng cao và bền vững +Thể hiện sự quan tâm, đánh giá đúng năng lực của giáo viên và học sinh để khen thưởng, tôn vinh kịp thời cũng là biện pháp được áp dụng thành công và có tác dụng lớn tại đơn vị Kịp thời chấn chỉnh những cá nhân có tư tưởng chưa đúng đắn để tránh hiện tượng tâm lý lây lan bất lợi

Ngày đăng: 20/07/2018, 21:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w