Trong nhiều năm qua, ngành CNĐT Việt Nam đã gặt hái không ít những thành tựu đáng nghi nhận như xuất khẩu được nhiều con tàu cỡ lớn có trọng tải chở tới 53.000DWT, hợp tác sản xuất kinh doanh với nhiều nước lớn trên thế giới như Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Đan Mạch, Nga…Ngành CNĐT đang từng bước nâng cao năng lực và khẳng định mình trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, Ngành CNĐT là một ngành tổng hợp cần có rất nhiều ngành khác phụ trợ. Nhưng ngành CNPT cho ngành đóng tàu ở nước ta mới còn sơ khai, các mẫu mã, vật tư, nguyên liệu, động cơ…chủ yếu là nhập khẩu từ các nước khác. Chính vì vậy, thực chất ngành CNĐT ở nước ta hiện nay chỉ là một ngành lắp ráp, gia công theo thiết kế mà thôi. Theo ông Phạm Thanh Bình, Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam thì nguyên nhân chủ yếu dẫn tới vấn đề trên là do nguồn vốn của ngành CNĐT còn hạn chế, ngành CNPT cho ngành đóng tàu ở nước ta lại ra đời muộn. Việc nhập khẩu nguyên liệu, trang thiết bị như vậy dẫn tới giá trị gia tăng của ngành CNĐT thấp, sức cạnh tranh yếu. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngành CNĐT Việt Nam cần phải phát triển ngành CNPT cho ngành đóng tàu như một ngành nòng cốt chủ lực để ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam có thể hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh được với cách nước trong khu vực và quốc tế. Nhưng vấn đề là làm thế nào để ngành CNPT cho ngành đóng tàu có thể phát triển nhanh, mạnh, bền vững và chất lượng là một vấn đề lớn. Đó chính là lý do mà tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển ngành CNPT thuộc ngành CNĐT Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015” để nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình.