- Nghiên cứu bản chất của dịch vụ logistics, các dịch vụ được cung cấp bởicác doanh nghiệp logistics và vai trò của chúng đối với nền kinh tế nói chung, đốivới các doanh nghiệp nói riêng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tr- êng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n
- -ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Đề tài:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS
CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Giảng viên hướng dẫn : GS.TS ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THÀNH LUÂN
Hµ Néi - 2014
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP LOGISTICS 5
1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp Logistics 5
1.1 Khái niệm: 5
1.1.1 Doanh nghiệp 5
1.1.2 Logistics 5
1.2.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển dịch vụ logistics, nhà cung ứng dịch vụ logistics .6
1.3.Vai trò của doanh nghiệp logistics 8
1.3.1 Doanh nghiệp Logistics góp phần làm giảm chi phí lưu thông, chi phí 9
1.3.2 Doanh nghiệp logistics tạo thêm giá trị gia tăng và cung cấp dịch vụ khách hàng .10
1.3.3 Logistics là công cụ marketing hiệu quả giúp các doanh nghiệp sản xuất thâm nhập thị trường 10
1.4.Phân loại: 11
1.5.Những nhân tố cơ bản và sự tác động đến hoạt động các Doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay .13
1.4.1 Cơ sở hạ tầng 13
1.4.2 Công nghệ thông tin 14
1.4.3 Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành 15
1.4.4 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế 16
CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS Ở VIỆT NAM .19
1 Khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của các doanh nghiệp logistics trong nước .19
2 Thực trạng hệ thống doanh nghiệp Logistics của Việt Nam 21
2.1 Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh tuy nhiên đa số trong đó là doanh nghiệp nhỏ, chưa thiết lập được hệ thống mạng lưới toàn cầu 21
2.2 Hoạt động ở các doanh nghiệp còn manh mún, thiếu kinh nghiệm, chuyên nghiệp 23
Trang 32.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics Việt Nam còn yếu, cạnh
tranh chủ yếu qua giá, thiếu sự liên kết 25
2.4 Nguồn nhân lực: 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 29
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS VIỆT NAM TRONG MÔI TRƯỜNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 30
1 Mục tiêu, quan điểm và cơ sở đề xuất giải pháp 30
1.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp 30
1.2 Quan điểm đề xuất giải pháp 30
1.3 Căn cứ đề xuất giải pháp .31
2 Giải pháp cạnh tranh và phát triển cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế 31
2.1 Giải pháp tầm vĩ mô .31
2.1.1 Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động logistics 31
2.1.2 Nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành logistics 33
2.1.3 Nâng cao vai trò hỗ trợ của Chính phủ và VLA cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam trong giai đoạn đầu phát triển 34
2.2 Giải pháp tầm vi mô .37
2.2.1 Củng cố nội lực khắc phục những yếu kém hiện tại so với đối thủ cạnh tranh 37
2.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ, tiến hành cung ứng dịch vụ giá trị gia tăng và tích hợp dịch vụ giá trị gia tăng vào chuỗi cung ứng 40
2.3 Kiến nghị .43
2.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước .43
2.3.2 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: 44
KẾT LUẬN 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1, Lý do và ý nghĩa của đề tài:
Bối cảnh quốc tế hóa và toàn cầu hóa cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoahọc kỹ thuật đã mang đến cho mỗi đất nước những cơ hội tham gia và thị trườngtoàn cầu Trên thế giới hiện nay,hoạt động thương mại quốc tế diễn ra sôi động vớimức tăng trưởng ngày càng cao Các nước phát triển đã khai thác các hoạt động này
để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế quốc gia Còn các nước đang phát triển (trong
đó có Việt Nam) lại tận dụng các điều kiện đó thông qua việc phát triển nền kinh tếhướng về xuất khẩu
Nhưng để vận chuyển hàng hóa (nguyên, vật liệu và thành phẩm) từ địa điểmnày sang địa điểm khác đặc biệt là giữa các quốc gia một cách nhanh chóng với chiphí thấp và độ an toàn cao thì việc ứng dụng logistics là rất quan trọng
Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đang diễn ra rấtsôi động và có đóng góp quan trọng cho việc phát triển kinh tế Cùng với sự mởrộng của hoạt động thương mại quốc tế, dịch vụ logistics cũng đã được hình thành
và bước đầu phát triển tại Việt Nam Sự phân công lao động ngày càng mạnh mẽ đãhình thành nên những công ty chuyên cung cấp dịch vụ logistics
Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và mở cửa 11ngành dịch vụ trong đó có lĩnh vực vận tải sẽ mang đến cho ngành dịch vụ logisticscủa nước nhà không những cơ hội mà cả thách thức để phát triển Hệ thống cácdoanh nghiệp logistics Việt Nam tuy đông về số lượng nhưng vẫn còn nhiều bất cập
mà nổi trội hơn cả chính là hiệu quả hoạt động Nếu như không có sự thay đổi tronghoạt động logistics của mình, các doanh nghiệp Logistics Việt Nam sẽ thất thế ngaytrên thị trường của mình Chính vì vậy, để đối phó với môi trường cạnh tranh vôcùng gay gắt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, việc phải có được các giải pháp phùhợp cho các doanh nghiệp logistics nói riêng và toàn bộ ngành logistics nói chung làmột yêu cầu cấp bách về phương diện lý luận cũng như thực tiễn
Theo đó, em đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp phát triển các doanh nghiệp logistics của Việt Nam trong hội nhập quốc tế” với mong muốn đóng góp
những hiểu biết của mình về lĩnh vực logistics
2, Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Trang 5- Nghiên cứu bản chất của dịch vụ logistics, các dịch vụ được cung cấp bởicác doanh nghiệp logistics và vai trò của chúng đối với nền kinh tế nói chung, đốivới các doanh nghiệp nói riêng.
- Đánh giá môi trường kinh doanh logistics ở Việt Nam hiện nay và thựctrạng kinh doanh logistics ở các công ty Việt Nam
- Đề xuất giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại giúp cho các doanhnghiệp logistics Việt Nam cạnh tranh và phát triển trong môi trười hội nhập quốc tế
3, Kết cấu của đề án:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề ánđược trình bày thành 3 chương:
Chương I: Những lý luận cơ bản về Doanh nghiệp logistics
Chương II: Thực trạng phát triển các doanh nghiệp logistics Việt Nam.Chương III: Giải pháp phát triển các doanh nghiệp logistics Việt Nam tronghội nhập quốc tế
Trang 6CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP
LOGISTICS
1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp Logistics
1.1 Khái niệm:
1.1.1 Doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 (Điều 4), doanh nghiệp là tổ chức kinh tế
có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theoquy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
1.1.2 Logistics
Trước hết về từ “logistics”, Logistics có người dịch ra là hoạt động hậu cầnbởi nó bắt nguồn từ quân sự hay lại nói đó là dịch vụ giao nhận kho vận Tuy nhiên,tất cả các cách dịch đó đều chưa thỏa đáng, không phản ánh đúng bản chất củalogistics bởi nó là một từ bao hàm nghĩa quá rộng giống như trường hợp của từmarketing vậy Cách tốt nhất là giữ nguyên là “logistics”
Về khái niệm, theo Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á – Thái Bình Dương(ESCAP) thì: Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển hànghóa từ điểm xuất phát đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt cáchoạt động kinh tế Bên cạnh đó, ta có thể kể đến các khái niệm khác về Logisticsnhư:
- Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chuchuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hóa dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơixuất xứ tới nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng (WorldMarintime University- Đại học Hàng Hải Thế giới D.Lambert 1998)
- Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiệnviệc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắnnhất về thời gian đối với nguyên vật liệu bán thành phẩm và thành phẩm, cũng nhưcác thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tayngười tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng ( Ủy ban Quản lýLogistics của Hoa Kỳ)
- Trong luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233 - mục 4 – Chương
VI): “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực
Trang 7hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụlogistics có thể chia làm hai nhóm:
- Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của luật Thương mại
2005, coi Logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa Tuy nhiêncũng cần chú ý là định nghĩa trong luật thương mại có tính mở, thể hiện trong đoạn
in nghiêng “hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa” Theo trường pháinày, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trìnhvận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ Theo họ, dịch vụ logisticsmang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics theo khái niệm nàykhông có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức(MTO)
- Nhóm định nghĩa thứ hai về dịch vụ logistics có phạm vi rộng, có tác động
từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng.Theo nhóm định nghĩa này, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên,nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vàocác kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng
1.1.3 Như vậy, hiểu theo cả nghĩa rộng và hẹp, tôi đồng ý với quan điểm
“Doanh nghiệp Logistics là doanh nghiệp thực hiện dịch vụ phân phối và lưu thông
hàng hóa dưới sự tổ chức và quản lý khoa học việc lập kế hoạch, dịch vụ … từ điểm
khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất nhằm
đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội tiến hành được nhịp nhàng, liên tục và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng”.
1.2 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển dịch vụ logistics, nhà cung ứng dịch vụ logistics.
Sự phát triển của dịch vụ logistics bắt nguồn từ sự thay đổi trong sản xuất.Người bán hàng hóa không nhất thiết phải là nhà sản xuất và người mua cũngkhông nhất thiết phải là người tiêu dùng cuối cùng Và để tránh ứ đọng vốn, các nhà
Trang 8sản xuất kinh doanh luôn tìm cách duy trì một lượng hàng dự trữ nhỏ nhất Điều nàyđòi hỏi các nhà giao nhận vừa phải đảm bảo giao hàng đúng lúc (JIT), vừa phải tăngcường vận chuyển những chuyến hàng nhỏ nhằm giúp những nhà sản xuất kinhdoanh thực hiện mục tiêu tối thiểu hàng tồn kho (Minimum stock).
Mặt khác, cuộc cách mạng Container hoá trong vận tải diễn ra trong nhữngnăm 70 của thế kỷ XX đã giải quyết được tình trạng ùn tắc tại các đầu mối giaothông khác Điều này đã giúp các nhà vận chuyển tìm ra một phương pháp vận tảimới để đưa hàng hóa từ nơi gởi đến nơi nhận một cách thông suốt, đó là vận tải đaphương thức Người gửi hàng chỉ cần ký hợp đồng vận tải với một nhà kinh doanhvận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator – MTO) để thực hiện toàn
bộ việc vận chuyển hàng hoá của mình
Ban đầu, dịch vụ logistics được thuê ngoài là dịch vụ vận chuyển và giaonhận Hàng hóa đi từ nước người bán đến nước người mua thường dưới hình thứchàng lẻ, phải qua tay nhiều người vận tải ở mỗi phương thức vận tải khác nhau Vìvậy xác suất rủi ro mất mát xảy ra đối với hàng hóa là rất lớn do người gửi hàngphải ký nhiều hợp đồng vận tải riêng biệt với từng người vận tải thực sự và tráchnhiệm của mỗi người vận tải chỉ giới hạn trong dịch vụ hay chặng đường của người
đó đảm nhiệm Vào những năm 60, 70 của thế kỷ này, cách mạng container hóatrong vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong di chuyển hàng hóa là tiền đềcho sự ra đời của vận tải đa phương thức
Sau đó khách hàng rất cần một người đứng ra tổ chức mọi công việc ở tất cảcác công đoạn liên quan để tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí và rủi ro phát sinhnhằm gia tăng lợi nhuận Từ đó, những người vận tải đa phương thức ngoài làm vậnchuyển, giao nhận đã kiêm thêm các khâu liên quan đến quá trình sản xuất hàng hóanhư: gia công, chế biến lắp ráp, đóng gói, gom hàng, xếp hàng, lưu kho và giaonhận Hoạt động giao nhận vận tải thuần túy đơn lẻ đã chuyển dần sang hoạt động
tổ chức toàn bộ dây chuyền phân phối vật chất và trở thành một bộ phận khăng khítcủa chuỗi mắt xích “cung-cầu” Xu hướng đó không những đòi hỏi phải phối hợpliên hoàn tất cả các phương thức vận tải, mà còn đòi hỏi phải kiểm soát được cácluồng thông tin, luồng hàng hóa và luồng tài chính Chỉ khi tối ưu được toàn bộ quátrình này thì mới giải quyết được vấn đề đặt ra là: vừa tăng lợi nhuận cho các doanh
Trang 9nghiệp sản xuất hàng hóa, vừa tăng lợi nhuận cho các đơn vị kinh doanh dịch vụvận tải giao nhận, bảo đảm được lợi ích chung của các bên tham gia vào dâychuyền Hoạt động giao nhận vận tải thuần túy chuyển sang hoạt động tổ chức toàn
bộ dây chuyền vận động của hàng hóa- đó chính là hoạt động logistics Như vậy, do
sự thay đổi của môi trường kinh doanh toàn cầu đã đặt ra nhu cầu cho ngành dịch
vụ logistics hình thành và phát triển
Từ sự phân tích trên chúng ta thấy rằng dịch vụ logistics chính là sự pháttriển ở giai đoạn cao của các khâu dịch vụ giao nhận kho vận, điều phối hàng hóa từkhâu tiền sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng qua các công đoạn: dịchchuyển, lưu kho và phân phát hàng hóa Trong quá trình lưu chuyển hàng hóa, đồngthời cũng có sự lưu chuyển của các dòng thông tin của dịch vụ logistics Vì vậy,ngày nay nhiều công ty giao nhận kho vận và nhiều hiệp hội giao nhận kho vận ởcác nước đã đổi tên thành công ty cung cấp dịch vụ logistics và Hiệp hội các nhàcung cấp dịch vụ logistics
Như vậy dịch vụ logistics là những hoạt động giúp cho hoạt động logisticscủa doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục mà không nhất thiếtphải do chính doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực hiện Ban đầu do doanhnghiệp không đủ khả năng kiểm soát toàn bộ hoạt động của mình khi qui mô mởrộng buộc doanh nghiệp phải thuê bên ngoài thực hiện các hoạt động trong chuỗilogistics Dần dần, các doanh nghiệp phát hiện hiệu quả hơn nên đã chuyển sangthuê các doanh nghiệp dịch vụ tiến hành thực hiện thay mình các hoạt độnglogistics Từ đó hình thành nên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nhưhiện nay
1.3 Vai trò của doanh nghiệp logistics
Nếu người ta xem Marketing là vũ khí chiến lược trong cạnh tranh vào những nămcủa thế kỷ XX thì trong thế kỷ XXI vai trò này đã nhường lại cho hoạt độnglogistics Do vậy, dịch vụ logistics hoàn hảo sẽ là vũ khí quan trọng trong thời đạingày nay
1.3.1 Doanh nghiệp Logistics góp phần làm giảm chi phí lưu thông, chi phí sản xuất và chi phí cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại.
Trang 10- Chi phí lưu thông: Dịch vụ logistics không chú trọng tiết kiệm chi phí cho mộtkhâu nhất định mà là chú trọng vào tính hiệu quả trong cả quá trình, nghĩa là cungcấp dịch vụ với tổng chi phí nhỏ nhất.
* Với chi phí vận chuyển:
Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tự khai thác phương tiện vận tải của chínhmình thường không đạt hiệu quả do lượng hàng không cho phép khai thác tốt nhấtphương tiện trong tất cả các ngày làm việc hoặc xe chỉ chở một chiều Trong khi đóthông qua doanh nghiệp dịch vụ logistics xe sẽ chạy hai chiều đi và về đều có hàng,container sẽ đầy hơn do việc ghép chung hàng của các đơn vị thuê ngoài dịch vụkhác nhau
Ngoài ra, dựa vào phương thức vận chuyển đa phương thức người cung cấp dịch vụlogistics giúp người gửi hàng giảm chi phí bằng cách kết hợp các loại phương tiệnvận tải khác nhau như máy bay, xe lửa, ôtô, tàu biển… Các dịch vụ đóng gói và lắpráp tại nơi tiêu thụ cũng giảm được trọng lượng và thể tích chuyên chở
* Với chi phí lưu kho: Với việc thiết kế và bố trí kho hợp lý, quản lý lượng hàngtồn kho bằng máy tính để cập nhật thông tin hàng ngày, các doanh nghiệp có thểgiảm hoàn toàn chi phí lưu kho
* Với chi phí và lãi suất ngân hàng: Với việc giảm lượng hàng tồn kho cũng nhưcác chi phí vận tải và các chi phí khác, doanh nghiệp cần một lượng vốn ít hơn phục
vụ cho đầu tư vào những lĩnh vực là thế mạnh của mình do đó nhu cầu vay vốngiảm, chi phí cho lãi suất tiền vay cũng giảm theo
- Chi phí sản xuất:
Thông qua dịch vụ logistics, hàng hóa sẽ có được dòng chảy đầu vào đảm bảo vàchất lượng Một dịch vụ logistics tốt sẽ cung ứng sản phẩm ngay đúng lúc thịtrường cần Và trong mối liên hệ trong sản xuất là đầu ra của một tổ chức này chính
là một đầu vào của tổ chức khác Hơn nữa, với cơ sở vật chất và thông tin hiện đại,các nhà cung ứng này có thể cung ứng hàng hóa với chất lượng và thời gian đảmbảo hơn cho các nhà sản xuất
Doanh nghiệp logistics có thể tham gia vào quá trình tư vấn nguyên vật liệu ngay từquá trình thiết kế sản phẩm giúp rút ngắn thời gian chuẩn bị cho sản phẩm mới Hơnnữa dịch vụ logistics tốt đảm bảo nguyên vật liệu đi đúng theo lịch trình và đáp ứng
Trang 11kịp thời cho kế hoạch sản xuất tránh tình trạng ngắt quãng sản xuất do thiếu nguyênvật liệu.
Bên cạnh đó dịch vụ logistics góp phần hợp lý hóa các giai đoạn sản xuất Thay vìsản xuất tại một địa điểm từ công đoạn đầu đến cuối thì nhà sản xuất có thể phân bổmột số công đoạn như lắp ráp, gia công nhằm tận dụng nguồn nhân lực rẻ haynguồn nguyên liệu dồi dào
Với sự cung ứng nguyên vật liệu đúng lúc, bảo đảm và sự thiết kế địa điểm sản xuấthợp lý sẽ giúp giảm thiểu chi phí sản xuất mà không ảnh hưởng đến chất lượng sảnphẩm
- Chi phí cơ hội:
Thay vì các doanh nghiệp đầu tư dàn trải vào những lĩnh vực mình không có lợi thếcạnh tranh mà chiếm nhiều vốn như nhà kho, đội vận tải, họ có thể tập trung vàoviệc tạo ra sản phẩm độc đáo để tăng sức cạnh tranh
Chi phí cơ hội còn thể hiện ở chỗ các doanh nghiệp có thể giao hàng đúng lúckhông gây ứ đọng vốn do sản xuất theo đúng nhu cầu, tránh được chi phí lưu kho vàtồn đọng hàng hóa
Tóm lại, để giảm chi phí mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, doanhnghiệp logistics có thể cung cấp các dịch vụ từ nguồn vào tới việc bố trí sản xuấthiệu quả cũng như tránh được việc đầu tư dàn trải nhờ vậy không những không làmgiảm chất lượng hàng hóa mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất
1.3.2 Doanh nghiệp logistics tạo thêm giá trị gia tăng và cung cấp dịch vụ khách hàng.
Ngày nay người mua hàng không chỉ mua một sản phẩm vì công dụng của nó màcòn mua cả dịch vụ kèm theo sản phẩm đó
Với những dịch vụ giá trị gia tăng của logistics như dán nhãn, đóng gói, lắp ráp,dịch vụ khách hàng… đã tạo thêm giá trị gia tăng cho hàng hóa giúp cho doanh thucủa nhà sản xuất được tăng lên Hơn nữa các dịch vụ như gom và phân hàng lẻ, xé
lẻ các lô hàng lớn , chuẩn bị các lô hàng hỗn hợp… tạo điều kiện cho các doanhnghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng và giảm được chi phí phát sinh
1.3.3 Logistics là công cụ marketing hiệu quả giúp các doanh nghiệp sản xuất thâm nhập thị trường
Trang 12Không gì thuận lợi hơn cho các nhà xuất khẩu khi có một căn cứ phân phối hàngngay tại khu vực tiêu thụ Tại đây, hàng hóa sẽ được phân phối theo yêu cầu củakhách hàng theo đúng chất lượng và số lượng, việc in ấn nhãn hiệu theo tiếng bản
xứ, thậm chí có thể mua thêm nguyên liệu tại chỗ để gia công thêm cho hàng nhậpkhẩu mà không bị đánh thuế sẽ giảm chi phí rất lớn cho nhà nhập khẩu và tạo thuậnlợi rất lớn trong việc cung cấp cho khách hàng các dịch vụ đa dạng khác nhau
Ngày nay, việc sử dụng các doanh nghiệp logistics có uy tín cũng là một cách tăngthêm uy tín cho chính công ty xuất nhập khẩu, tạo thêm độ an tâm cho đối tác Đểthu hút khách hàng, các doanh nghiệp logistics còn kiêm thêm dịch vụ môi giới giữangười mua và người bán vốn không quen biết nhau và họ là người đảm bảo uy tíncho hai bên
Với những vai trò của doanh nghiệp logistics trên đây đã làm cho các doanh nghiệpsản xuất, doanh nghiệp thương mại dần chuyển sang thuê ngoài dịch vụ logisticsphục vụ cho chuỗi hoạt động logistics của doanh nghiệp
1.4.Phân loại:
Theo tính chuyên môn hóa của các Doanh nghiệp Logistics, người ta chiathành:
* Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải Bao gồm:
+ Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đơn phương thức : Là những công tychỉ cung cấp một loại phương tiện vận tải Ví dụ: Công ty cung cấp dịch vụ vận tảiđường bộ , đường sắt, hàng không, đường biển;
+ Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức : là những công tycung cấp từ hai phương tiện vận tải khác nhau trở lên trong cả quá trình vận chuyển
+ Các công ty cung cấp dịch vụ khai thác cảng
+ Các công ty môi giới vận tải
* Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối Bao gồm:
+ Các công ty cung cấp dịch vụ kho bãi
+ Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối
* Các công ty cung cấp dịch vụ hàng hóa Bao gồm:
+ Các công ty môi giới khai thuê hải quan
+ Các công ty giao nhận, gom hàng lẻ
Trang 13+ Các công ty chuyên ngành hàng nguy hiểm
+ Các công ty dịch vụ đóng gói vận chuyển
* Các công ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên ngành Bao gồm:
+ Các công ty công nghệ thông tin
+ Các công ty viễn thông
+ Các công ty cung cấp giải pháp tài chính, bảo hiểm
+ Các công ty cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo
Phân loại theo hình thức khai thác hoạt động logistics:
- Các công ty Logistics thứ nhất (1PL - First Party Logistics): người chủ sở
hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhucầu của bản thân Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tư vào phương tiện vậntải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt độnglogistics First Party Logistics làm phình to quy mô của doanh nghiệp và thườnglàm giảm hiệu quả kinh doanh vì doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết, kinhnghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý, vận hành hoạt động logistics
- Các công ty Logistics bên thứ hai (2 PL - Second Party Logistics) – người
cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt độngđơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục Hải quan, thanhtoán,…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng ḿ chưa tích hợp hoạt động logistics Loạihình này bao gồm các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, cáccông ty kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trung gian thanh toán…
- Các công ty Logistics bên thứ 3 (3 PL - Third Party Logistics) – là người
thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phậnchức năng, ví dụ như thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu
và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan
và vận chuyển hàng đến địa điểm đến quy định, … Do đó 3PL bao gồm nhiều dịch
vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin,
… và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng
- Các công ty Logistics bên thứ tư (4 PL - Fourth Party Logistics) – là người
tích hợp (intergrator) – người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sởvật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và
Trang 14vận hành các giải pháp chuỗi logistics 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưuchuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấnlogistics, quản trị vận tải, … 4 PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, nhưnhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụcuối cùng.
- Gần đây cùng với sự phát triển của Thương mại điện tử, người ta đã nói
đến khái niệm công ty Logistics bên thứ 5 (5 PL) 5 PL phát triển nhằm phục vụ choThương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5 PL là các 3 PL và 4 PL đứng raquản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử
Vì vậy các doanh nghiệp với vai trò là nhà cung cấp dịch vụ logistics khôngbao gồm nhà cung cấp logistics bên thứ nhất vì đó chính là bản thân doanh nghiệp
tự cung ứng mà không thuê bên ngoài 2,3,4,5PL
1.5 Những nhân tố cơ bản và sự tác động đến hoạt động các Doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay.
1.5.1 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động logistics, trong đó hệthống giao thông và hạ tầng thông tin có vai trò hết sức quan trọng Chi phí vận tảigiao nhận thường chiếm hơn 1/3 tổng chi phí của logistics và là yếu tố không thểthiếu được trong logistics , yêu cầu này xuất phát từ xu hướng chuyên môn hóatrong hoạt động sản xuất kinh doanh Giao nhận vận tải đảm nhận việc di chuyểnnguyên vật liệu vào doanh nghiệp sau đó phân phối sản phẩm từ doanh nghiệp ra thịtrường tạo thành một vòng tuần hoàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Do đó, vai trò của yếu tố cơ sở hạ tầng, bao gồm hệ thống hạ tầnggiao thông, kho bãi nhà xưởng, phương tiện vận tải, cơ sở hạ tầng thông tin,… là rấtquan trọng, là một trong những bộ phận cấu thành hoạt động cung ứng dịch vụlogistics Nó là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp logistics hoạt động kinhdoanh tốt trong lĩnh vực của mình
Lãnh thổ toàn vẹn của Việt Nam bao gồm diện tích đất liền, theo tổng điềutra đất năm 2002 là 329,297 km2 và vùng biển rộng hơn 1 triệu km2 Việt Nam có
vị trí địa lý rất thuận lợi cho vận tải quốc tế, nằm ở khu vực chiến lược trong vùngĐông Nam Á Bờ biển Việt Nam dài hơn 3260km Trung bình khoảng 20km chiều
Trang 15dài bờ biển có một cửa sông thông ra biển, có nhiều cảng nước sâu, các sân bayquốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia và mạng lưới giao thông là tiền đề khảquan để phát triển Logistics Các cảng biển tự nhiên, ví dụ như vịnh hay các cảngnước sâu…là một trong những đặc điểm địa lý rất có giá trị trong việc phát triển vậntải sông, biển mà bất kỳ quốc gia nào cũng mong có được.
Điều kiện địa lý thuận lợi là một trong những yếu tố để phát triển logistics.Việc có được điều kiện địa lý thuận lợi sẽ mở ra khả năng phát triển mô hìnhLogistics Đặc biệt gần hai năm khi Việt Nam gia nhập WTO thì vốn đầu tư nướcngoài đã tạo ra bộ mặt mới cho hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam Đã có rấtnhiều các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng đang được thực hiện
Hệ thống cảng biển Việt Nam đã được quy hoạch và đang hình thành và pháttriển đa dạng, phong phú Các loại hình cảng mới như cảng nước sâu, cảngcontainer chuyên dụng…với vốn đầu tư lên đến hàng chục, trăm triệu USD đã đượcxây dựng, đang phát huy tác dụng…Lượng hàng hóa vận chuyển thông qua cảnghàng năm đều tăng về mọi chỉ tiêu kể cả hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như hànghóa vận chuyển nội địa
1.5.2 Công nghệ thông tin.
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự ra đời của thương mại điện tửhơn bao giờ hết đã mở ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp trong ngành giao nhậnvận tải và logistics nói riêng khả năng tinh giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinhdoanh và sức cạnh tranh của mình trên thương trường
Công nghệ thông tin và thương mại điện tử tại Việt Nam còn mới mẻ, songlại có tốc độ phát triển rất nhanh so với các nước trong khu vực và trên thế giới
Với hiện trạng va xu hướng phát triển công nghệ thông tin cũng như thươngmại điện tử của Việt Nam sẽ tạo ra nhiều cơ hội và khả năng áp dụng công nghệLogistics trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Vị trí củaLogistics trong toàn bộ quá trình phân phối vật chất thực chất là sử dụng và xử lýthông tin để tổ chức và quản lý chu trình di chuyển hàng hóa qua nhiều cung đoạn,chặng đường, phương tiện, địa điểm khác nhau đáp ứng yêu cầu kịp thời, đúng lúc
Sự tham gia của công nghệ thông tin trong ngành logistics đã thúc đẩy quản lý cóhiệu quả các hoạt động logistics và giúp các công ty logistics đáp ứng được yêu
Trang 16cầu của chủ hàng Hầu hết các công ty lớn đều có phần mềm như hệ thống quản lýkho (WMS) và hệ thống quản lý vận tải để quản lý hệ thống kho, hoạt động vậntải và các hoạt động khác của mình Chuyển giao dữ liệu điện tử (EDI) và Internet
đã cho phép các công ty 3PL cung cấp các dịch vụ giá trị lớn hơn cho khách hàngcủa họ, họ có thể thấy được nguyên liệu, hàng hoá của họ đang ở đâu trên thế giới
từ đó phục vụ cho quản lý chuỗi cung ứng ngày càng hiệu quả hơn Các dịch vụcung cấp công cụ tìm kiếm (track and trace) đã xác lập giá trị cho khách hàng trongviệc lên kế hoạch hoạt động của họ tốt hơn và giảm vốn lưu động do tồn kho và cáchoạt động vận tải khác
Do vậy trong xu hướng cạnh tranh hiện nay, ứng dụng công nghệ thôngtin đóng vai trò hết sức quan trọng trong ngành công nghiệp logistics, có quyếtđịnh đến sự tồn tại của doanh nghiệp logistics
1.5.3 Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành
Trong kinh doanh việc tạo ra cạnh tranh là việc rất dễ hiểu, các doanh nghiệplogistics cạnh tranh để dành thị phần cho mình, nhằm tạo ta lợi nhuận và uy tín chodoanh nghiệp
Logistics được quan tâm ở các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực kinhdoanh từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 và có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở cácnước phát triển Logistics ở Việt Nam mới xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX
và hiện nay vẫn đang đước đi những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực này Bước vàohội nhập, các doanh nghiệp Logistics trong nước sẽ gặp không ít sự cạnh tranh
Tại hội thảo về phát triển dịch vụ logistics, do Hiệp hội Giao nhận kho vậnViệt Nam phối hợp với báo Thương mại tổ chức, Thứ trưởng Bộ Thương mạiLương Văn Tự nói rằng các doanh nghiệp dịch vụ logistics sắp tới sẽ đối mặt với áplực cạnh tranh lớn, khi Việt Nam thực hiện cam kết mở cửa thị trường dịch vụ nàycho nhà đầu tư nước ngoài Ông nói: “Trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO), chúng ta đã cam kết cho nước ngoài được thiết lậpngay các doanh nghiệp liên doanh, với tỷ lệ góp vốn 49-51%, để thực hiện kinhdoanh các dịch vụ vận tải, giao nhận, kho bãi Ba năm sau, tỷ lệ góp vốn của phíanước ngoài sẽ tăng lên và họ có thể thiết lập các công ty 100% vốn sau 5-7 năm”
Trang 17Đến nay, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ logisticstrong lĩnh vực vận tải biển còn gặp nhiều khó khăn thì các tập đoàn hàng hải lớn thếgiới đã và đang từng bước thâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trường trong nước vàngày càng khẳng định vị trí lớn mạnh của mình như APL, Mitsui OSK, MaerskLogistics , NYK Logistics … Đây là những tập đoàn hùng mạnh, tính cạnh tranh rấtlớn với bề dày kinh nghiệm, năng lực tài chính khổng lồ, có mạng lưới đại lý, hệthống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng lưới thôngtin kết nối rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao và đảm bảo khép kín quy trìnhhoạt động vận chuyển hàng hóa toàn cầu, đòi hỏi các doanh nghiệp Logistics trongnước phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện mình để không bị lép vế ngay trên “sânnhà” và vươn ra thế giới.
1.5.4 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
Về chính sách hội nhập, Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tếthông qua những cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, xây dựng hệthống pháp luật kinh tế và tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế
Việc trở thành thành viên chính thức của WTO đã đưa Việt Nam thành mộtquốc gia mở cửa về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư từ đó nguồn cầulogistics sẽ tăng lên nhanh chóng:
- Vốn đầu tư nước ngoài
Kể từ khi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu lực (1988), FDI vào VNngày càng tăng cả về dự án, vốn đăng ký và số nước, vùng lãnh thổ Tính đến hếtnăm 2012, tổng vốn FDI đăng ký là 242.613 triệu USD, vốn thực hiện là 102.551triệu USD
Nguồn vốn ODA nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và các nguồn vốn từ các tổchức phi chính phủ hỗ trợ cho Việt Nam ngày càng tăng Tính từ năm 1993 đến hếtnăm 2012, tổng vốn ODA cam kết đạt 76,176 triệu USD, giải ngân đạt 35,967 triệuUSD, tương đương với 3,36% GDP Thương mại quốc tế liên tục tăng đã thúc đẩycho các doanh nghiệp Logistics phát triển hoạt động
- Thương mại quốc tế liên tục tăng đã thúc đẩy cho các doanh nghiệplogistics phát triển hoạt động Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1991, đặc
Trang 18biệt là từ năm 1995 đến nay đã không ngừng tăng trưởng và thực sự trở thành độnglực chính, quan trọng của sự phát triển kinh tế.
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu tương đối cao, giá trị kim ngạch xuất khẩutăng mạnh, nếu so sánh năm 2012 với năm 1986, thì kim ngạch xuất khẩu tăng gấpkhoảng 145 lần (114.529 triệu USD/789,1 triệu USD)
Hình 1.1
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Tuy nhiên, Việt Nam gia nhập WTO cũng mang lại nhiều thách thức khidoanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp nước ngoài.Nhiều năm trước các doanh nghiệp logistics Việt Nam được chính phủ bảo hộ khá
kỹ thông qua các biện pháp ngăn chặn doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trườngtrong nước, ngoại trừ một số doanh nghiệp logistics nước ngoài được thành lậptrước năm 2005 khi luật Thương mại sửa đổi có quy định về ngành nghề logistics vàcác doanh nghiệp được thành lập với Hiệp định thương mại song phương Tuynhiên khi gia nhập WTO tồn tại và phát triển được hay không gần như tùy thuộcvào khả năng cạnh tranh của chính doanh nghiệp Thực trạng này đặt các doang
Trang 19nghiệp Việt Nam trước nhiều thách thức hơn cơ hội, buộc các doanh nghiệp phải tựcủng cố mình khi mà ngành nghề liên quan đến logistics đã mở cửa hoàn toàn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, thời gian, lưu trữ và vận chuyểncác tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng đến tay người tiêu dùng,thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế Ngày nay vì tính hiệu quả mà các doanhnghiệp chuyển dần các hoạt động logistics không phải là thế mạnh của mình sangcho các doanh nghiệp logistics thực hiện Như vậy dịch vụ logistics là những hoạtđộng giúp cho hoạt động logistics của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được tiếnhành liên tục mà không nhất thiết phải do chính doanh nghiệp sản xuất kinh doanhthực hiện Ban đầu do doanh nghiệp không đủ khả năng kiểm soát toàn bộ hoạtđộng của mình khi qui mô mở rộng buộc doanh nghiệp phải thuê bên ngoài thựchiện các hoạt động trong chuỗi logistics Dần dần, các doanh nghiệp phát hiệnhiệu quả hơn nên đã chuyển sang thuê các doanh nghiệp dịch vụ tiến hành thựchiện thay mình các hoạt động logistics Xu hướng trên thế giới cho thấy càng ngàycác dịch vụ logistics càng đi sâu vào quá trình logistics của doanh nghiệp và dần dầntrở thành đối tác không thể thiếu khi đảm nhận nhiệm vụ giá trị gia tăng liên quanđến thanh toán, dịch vụ khách hàng,… dần đi đến quản trị cả quá trình logistics
Vai trò của dịch vụ logistics đã được khẳng định rõ với những đóng góp chongân sách quốc gia, giúp tăng năng lực cạnh tranh của quốc gia nói chung củadoanh nghiệp nói riêng… Trong giai đoạn hội nhập quốc tế, các doanh nghiệplogistics Việt Nam phải đối mặt với những thách thức nhiều hơn cơ hội, đâu lànhững thế mạnh doanh nghiệp Việt Nam cần khai thác để tận dụng cơ hội, vượt quathách thức cho sự cạnh tranh và phát triển của mình Phân tích thực trạng hoạt độngcủa họ sẽ giúp chúng ta tìm ra những giải pháp thiết thực nhất
Trang 20CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CÁC DOANH NGHIỆP
LOGISTICS Ở VIỆT NAM.
Trong vòng 5 năm trở lại đây ở Việt Nam ngành logistics tuy đã có tốc độphát triển nhanh nhưng vẫn chưa có số liệu thống kê đầy đủ, chính thức từ các banngành và tổ chức Nhà nước Do vậy phần thực trạng kinh doanh của các doanhnghiệp logistics Việt Nam chủ yếu dựa trên số liệu được tác giả thu thập từ nhiềunguồn khác nhau Trước tiên, chúng ta đi vào tìm hiểu
1 Khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của các doanh nghiệp logistics trong
nước.
Hoạt động vận tải và giao nhận thông thường với danh nghĩa là công tylogistics, các công ty cũng chỉ mới đáp ứng được 25% nhu cầu vận tải và giao nhậncủa thị trường, 75% còn lại đành phải nhường cho phía các công ty nước ngoài Cácdoanh nghiệp Việt Nam mới chỉ dành được một phần rất nhỏ trong thị trường dịch
vụ logistics
Theo tính toán mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọngnhất trong logistics là vận tải biển thì các doanh nghiệp hay các công ty vận tải biểnchỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần cònlại đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nước ngoài Điều này thực sự là một sựthua thiệt lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi có 90% hàng hóa xuất nhập khẩuđược vận chuyển bằng đường biển, sản lượng vận tải biển của Việt Nam những nămgần đây có sự giảm nhẹ nhưng đây vẫn là một thị trường mơ ước của các tập đoànnước ngoài Trong thời kỳ hội nhập, nếu chúng ta không có những biện pháp kịpthời thì nguy cơ bị thâu tóm là không thể tránh khỏi
Trang 21Nguồn: Niên giám thống kê 2013
Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu thịtrường cả về quy mô thị trường lẫn dịch vụ cung ứng Hiện nay các mặt hàng xuấtnhập khẩu chính của Việt Nam là thủy sản, giày dép, may mặc, đồ gỗ, trang thiết bịmáy móc, hàng điện tử… thì chưa có một doanh nghiệp nào có khả năng phục vụchủ yếu những dịch vụ theo từng ngành hàng mà hầu như thị phần này nằm trongtay các doanh nghiệp nước ngoài Nguyên nhân là do các mặt hàng như dày dép vàmay mặc hầu như do bên Việt Nam gia công nên quyền quyết định chọn nhà cungcấp dịch vụ Logistics thuộc về người mua ở nước ngoài Còn về mặt hàng thủy sảnthì rất hiếm doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng như kho lạnh để thực hiện dịch vụ vàcũng chưa có nghiên cứu vận chuyển hàng tươi sống để tư vấn, tiếp thị cho kháchhàng Còn đối với thị trường hàng nhập khẩu , tập quán mua CIF bán FOB nên cácchủ hàng Việt Nam chưa chủ động giành quyền lựa chọn nhà cung ứng
Xét về thị trường FDI, thị phần có nhu cầu rất lớn về dịch vụ logistics cả chohàng nhập lẫn hàng xuất Tuy nhiên lợi thế tiếp cận nguồn khách hàng này thuộc vềcác doanh nghiệp ở các nước đầu tư vào Việt Nam Đối với khách hàng này nguồncầu về hành lý cá nhân phục vụ cho nguồn nhân lực quản lý và hàng công trìnhphục vụ cho thiết lập, vận hành cơ sở sản xuất kinh doanh rất lớn Có 19% doanhnghiệp khảo sát có cung ứng dịch vụ hàng công trình tuy nhiên phần lớn lại giacông cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Chẳng hạn như NipponExpress, một doanh nghiệp chuyên cung ứng hàng công trình và hàng cá nhân cho
Trang 22các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật như Canon, Fujitsu, Mabuchi Motor…nhưng dịch vụ lại do công ty Transimex thực hiện với hợp đồng thầu phụ Vì đốivới hàng hóa này hầu như đều do sự phân phối từ các tập đoàn là công ty mẹ từnước ngoài hoặc được các cá nhân và tổ chức mua với giá EXW để hạn chế rủi rokhi vận hành nên mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam là người cung ứng dịch vụtrực tiếp nhưng danh nghĩa lại là của các doanh nghiệp nước ngoài Nếu tiếp cậntrực tiếp được nguồn khách hàng này thì thương hiệu sẽ được củng cố và lợi nhuậncũng gia tăng.
Về khía cạnh dịch vụ cung ứng, hiện nay các doanh nghiệp Logistics ViệtNam chủ yếu thực hiện dịch vụ ở đầu Việt Nam và các dịch vụ cơ bản mặc dù đã cókhả năng cung ứng những dịch vụ giá trị gia tăng như đóng gói, dịch vụ kháchhàng, thanh toán tuy nhiên những dịch vụ này vẫn chưa đến được với khách hàng.Điều này là do khách hàng Việt Nam thì chưa chú ý nhiều đến hiệu quả của thuêngoài dịch vụ gia tăng trong khi các doanh nghiệp nước ngoài chú ý nhiều đến thuêngoài các dịch vụ này thì họ thường không chọn các doanh nghiệp Việt Nam chưa
có có uy tín khi quy mô còn nhỏ
2 Thực trạng hệ thống doanh nghiệp Logistics của Việt Nam
2.1 Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh tuy nhiên đa số trong đó là doanh nghiệp nhỏ, chưa thiết lập được hệ thống mạng lưới toàn cầu
Hiện chưa có thống kê chính thức về số lượng doanh nghiệp logistics tại ViệtNam Theo Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2011, cả nước có 17876 doanhnghiệp làm dịch vụ vận tải, kho vận, xét về số lượng không thua kém các nướctrong khu vực Tuy nhiên,
Về quy mô, rất ít công ty giao nhận Việt Nam có đủ năng lực tài chính đểphát triển logistics Đa số các công ty giao nhận của Việt Nam có quy mô vừa và
nhỏ (hình 2.2) Một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động logistics toàn
cầu là công ty phải có tiềm lực mạnh về tài chính, và phải có uy tín trên thươngtrường nghĩa là phải đủ mạnh để áp đặt hoạt động của mình lên các đại lý Nhưngphần lớn các doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa thật sự có tiềm lực như vậy.Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân chiếm 80% tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ logistics ở Việt Nam, đa số các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ và vừa (theo
Trang 23Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam (IPCS), Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư) Trong khi chỉ tính riêng về doanh thu thì các đối thủ nước ngoài cũng
đạt gần, bằng và thậm chí hơn GDP của Việt Nam
Với quy mô tài chính như vậy, doanh nghiệp kinh doanh logistics thật khólòng giữ được thị phần trong nước chứ đừng nói gì đến mở rộng hoạt động ra nướcngoài.Lấy một ví dụ, nếu muốn ký vận đơn vào Hoa Kỳ thì phải ký quỹ tới 150.000USD Với quy vốn như hiện nay, các doanh nghiệpViệt Nam khó có thể đáp ứngđược yêu cầu khi gia nhập thị trường logistics thế giới
- Các doanh nghiệp trong nước chưa thiết lập được hệ thống mạng lướitoàn cầu, hoạt động cung ứng ở nước ngoài chủ yếu thông qua đại lý
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam cung ứng dịch vụ ở nước ngoàithông qua đại lý mà chưa chú trọng đến đầu tư ra nước ngoài thành lập văn phòngđại diện hoặc chi nhánh Ngay cả các công ty có vốn nhà nước với quy mô lớn nhưGemadept, Sotrans cũng chỉ có đại lý chứ chưa thực hiện đầu tư ra nước ngoài vớihình thức chi nhánh hoặc công ty con Điều này là một bất lợi cho các doanh nghiệpViệt Nam vì mối quan hệ với đại lý rất lỏng lẻo làm cho thông tin không kịp thời,các doanh nghiệp không thể có được đầy đủ các thông tin quy định ở nước ngoàiđều dẫn đến chi phí phát sinh ngoài dự toán gây khó chịu cho khách hàng và khi có
sự cố xảy ra khả năng xúc tiến khắc phục chậm, không đáp ứng yêu cầu của khách
Trong khi tầm bao phủ của các công ty Việt Nam chỉ trong phạm vi nội địahoặc một vài nước trong khu vực thì tầm hoạt động của các công ty nước ngoài hầuhết đều bao phủ khắp thế giới Điều này là một rào cản khi các doanh nghiệp cungcấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa, các chủhàng thường có xu hướng tìm nguồn cung cấp từ rất nhiều quốc gia và lãnh thổ trênthế giới