Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là bộ phận trựctiếp và có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, thực hiện đường lối, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giải quyết
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN ANH ĐỨC
NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP XÃ TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Khánh Doanh
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn củaThầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Khánh Doanh và khôngtrùng lặp với bất kỳ luận văn hoặc công trình nào khác Các tư liệu và số liệu
sử dụng trong luận văn được thu thập từ các nguồn gốc đáng tin cậy
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Anh Đức
Trang 4Tôi xin gửi lời cảm ơn lãnh đạo cơ quan nơi tôi đang công tác đã tạođiều kiện cho tôi được đi học nâng cao trình độ trong thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, các bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện
và giúp đỡ nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứutại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên
Xin trân trọng cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Anh Đức
Trang 5iii iiii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tai 1
2 Muc tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tương và phạm vi nghiên cưu 3
4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
3 5 Kết cấu của luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ CẤP XÃ 5
1.1 Cơ sở lý luận 5
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 5
1.1.2 Vai trò của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp cơ sở
12 1.1.3 Nội dung đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ cấp xã
17 1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp xã
25 1.2.1 Chất lượng cán bộ cấp xã 25
1.2.2 Trình độ học vấn của một số cán bộ cấp xã
25 1.2.3 Việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính
26 1.2.4 Công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý, kiểm tra đội ngũ cán bộ cấp xã 26
Trang 6ivivi1.2.5 Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ 26
Trang 71.2.6 Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ cấp xã 27
1.2.7 Chủ trương, chính sách của Nhà nước về đội ngũ cán bộ cấp xã 27
1.3 Cơ sở thực tiễn 28
1.3.1 Tổng quan tài liệu tham khảo
28 1.3.2 Kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp xã
30 1.3.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương 30
1.3.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh 34
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ninh
37 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 38
2.2 Phương pháp nghiên cứu 38
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 38
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 40
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 40
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 40
2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng cán bộ 40
2.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực quản lý nhà nước 41
Chương 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ CẤP XÃ Ở TỈNH QUẢNG NINH 42
3.1 Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội tác động đến năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp xã tỉnh Quảng Ninh hiện nay 42
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 42
3.1.2 Yếu tố kinh tế 43
3.1.3 Yếu tố về chính trị, văn hóa, xã hội 45
3.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Quảng Ninh 47
3.2.1 Số lượng cán bộ cấp xã 48
3.2.2 Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ cấp xã 50
Trang 83.2.3 Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ cấp xã 51
3.2.4 Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ cấp xã 52
3.3 Thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Quảng Ninh 54
3.3.1 Năng lực nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước 54
3.3.2 Năng lực tổ chức thực hiện 58
3.3.3 Khả năng sáng tạo và tính quyết đoán 67
3.3.4 Năng lực làm việc với con người 68
3.4 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp xã ở tỉnh Quảng Ninh 69
3.4.1 Chất lượng cán bộ cấp xã 69
3.4.2 Trình độ học vấn của một số cán bộ cấp xã 70
3.4.3 Việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính 72
3.4.4 Công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý, kiểm tra đội ngũ cán bộ cấp xã 74
3.4.5 Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ 78
3.4.6 Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ cấp xã 79
3.4.7 Chủ trương, chính sách của Nhà nước về đội ngũ cán bộ cấp xã 80
3.5 Đánh giá chung về thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay 81
Chương 4 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ CẤP XÃ Ở TỈNH QUẢNG NINH 83
4.1 Quan điểm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp xã ở tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới 83
Trang 94.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý
của đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới 89
4.2.1 Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp xã 89
4.2.2 Đổi mới công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý, kiểm tra đội ngũ cán bộ cấp xã 90
4.2.3 Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ
95 4.2.4 Giải pháp về bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ 96
4.2.5 Một số giải pháp khác 98
4.3 Kiến nghị 99
KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC 106
Trang 10VC : Viên chức
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tổng hợp số lượng, chất lượng cán bộ cấp xã tỉnh Quảng
Ninh năm 2016 56Bảng 3.2 Trình độ chuyên môn của cán bộ cấp xã tỉnh Quảng Ninh năm
2016 71Bảng 3.3 Trình độ chính trị của cán bộ cấp xã tỉnh Quảng Ninh năm 2016 71
Bảng 3.4 Trình độ quản lý nhà nước của cán bộ cấp xã tỉnh Quảng Ninh
năm 2016 71Bảng 3.5 Đánh giá công tác quy hoạch cán bộ ở cấp xã của tỉnh Quảng
Ninh năm 2016 74Bảng 3.6 Đánh giá của cán bộ về công tác đào tạo hiện nay 76Bảng 3.7 Đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ 78
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đê tai
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “cán bộ là cái gốc của mọi côngviệc và huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” Người luôn luôn coitrọng vai trò của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ luôn được đưa lên vị tríhàng đầu trong các công tác của Đảng và Nhà nước Bởi lẽ cán bộ là ngườigiải thích cho nhân dân hiểu rõ và thực thi các chính sách của Đảng, củaChính phủ Đồng thời, cán bộ cũng là những người báo cáo tình hình của dânchúng cho Đảng và Chính phủ biết để từ đó đặt các chính sách cho phù hợp
Cấp xã, phường, thị trấn là một cấp trong hệ thống hành chính bốn cấpcủa Nhà nước Việt Nam, giữ một vai trò và vị trí rất quan trọng, là nơi gần dânnhất và trực tiếp thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước vào đời sống Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền chăm
lo đến đời sống của người dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đều được tổchức thực hiện ở cơ sở Vì vậy, chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, côngchức chính quyền cấp xã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống chínhtrị ở cơ sở, tác động trực tiếp đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng
và Nhà nước Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là bộ phận trựctiếp và có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, thực hiện đường lối, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giải quyết các công việc hàng ngàycủa người dân, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ củanhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay,Đàng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm sâu sắc đến công tác cán bộ Xâydựng đội ngũ cán bộ vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trongsạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực tổ chức và vận động nhândân thực hiện tốt đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tận tụy vớinhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là yêucầu cấp bách, là đòi hỏi
Trang 13va nhân dân đia phương Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn bộc lộ những điểm yếu
và hạn chế nhiều mặt như: Năng lưc thưc hiên nhiêm vu chuyên môn cua môt
bô phân can bô, công chưc, nhất là cán bộ, công chức cấp xa con yếu, chưa thểhiện được tính chuyên nghiệp, thiếu khả năng độc lập, quyết đoán trong giảiquyết công việc, còn thụ động trong thực thi nhiệm vụ, chậm thích ứng vớitình hình mới, công tác quản lý, điều hành còn nhiều vấn đề bất cập, ảnhhưởng đến chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở Khả năng tham mưu,
đề xuất, cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước chưa cao Do
đó, khi giải quyết công việc còn tùy tiện, kinh nghiệm, giáo điều, chưa vậndụng đúng đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luậtcủa Nhà nước vào thực tế địa phương, cơ sở
Vấn đề đặt ra hiện nay mang ý nghĩa cấp bách đó là phải nâng cao nănglực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ cấp xã trong hệ thống chính trị ở cơ
sở đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới Xuất phát tự thực tế trên, việc nghiêncứu, đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp cụ thể, có tính khả thi cao nhằmnâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ cấp xã có ý nghĩa rấtquan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần đẩy nhanh quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Với lý do trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay”
làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
2 Muc tiêu nghiên cứu
Trang 143 Đôi tương và phạm vi nghiên cưu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực lãnh đạo, quản lý của cán
bộ cấp xã ở tỉnh Quảng Ninh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu ở cấp xã tại tỉnh Quảng
Trang 15- Phạm vi về thời gian: Đề tài thu thập số liệu thứ cấp trong thời gian từ năm
2013 đến năm 2015 và số liệu điều tra năm 2016
Trang 16- Về mặt lý luận, luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và bổsung yếu tố mới ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộcấp xã.
- Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sửdụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, xây dựng chínhsách nhằm triển khai các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũcán bộ cấp xã tại tỉnh Quảng Ninh
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ luc,
đề tài bao gồm 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực lãnh đạo, quản lý
của đội ngũ cán bộ cấp xã
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ
cấp xã
- Chương 4: Một sô giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực lãnh
đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Quảng Ninh
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO,
QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ CẤP XÃ 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
bộ vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau
Trong từ điển tiếng Việt, cán bộ được định nghĩa: Cán bộ là người làmcông tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước, đoàn thể, người làmcông tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với ngườikhông có chức vụ
"Ở nước ta, theo cách hiểu thông thường, cán bộ được coi là tất cảnhững người thoát ly, làm việc trong bộ máy chính quyền, Đảng, đoàn thể,quân đội Trong quan niệm hành chính, cán bộ được coi là những người cómức lương từ cán sự (cũ) trở lên, để phân biệt với nhân viên có mức lươngthấp hơn cán sự" [21, tr.166]
Trong tác phẩm sửa đổi lối làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngườiviết: "Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, Chính phủ giải thíchcho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúngbáo
Trang 18cho Đảng, cho Chính phủ rõ để đặt chính sách cho đúng" Hồ Chí Minh cũngkhẳng định "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Muôn việc thành cônghoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém" [18, tr.269].
Như vậy, theo quan niệm chung nhất "Cán bộ là khái niệm chỉ nhữngngười có chức vụ, vai trò và cương vị trong một tổ chức, có tác động, ảnhhưởng tới tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành,góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức" [21, tr.18]
Từ khái niệm trên, đối tượng là cán bộ cấp xã bao gồm những ngườiđảm nhiệm những chức vụ sau: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủtịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã,Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cấp xã (Bí thư ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Chủ tịchHội Nông dân; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh) Cũng theo khái niệm này thìcán bộ cấp xã hình thành thông qua con đường bầu cử chứ không có cán bộcấp xã hình thành theo con đường khác
Theo Điều 3, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP (nay đã có nghị định số29/2013/NĐ-CP ngày 8/4/2013 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của nghịđịnh số 9 2/ 2 0 0 9 / N Đ - CP) của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế
độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và nhữngngười hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, cán bộ cấp xã được quy định
và bao gồm các chức danh sau:
Trang 19a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thịtrấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dânViệt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- Năng lực
Năng lực là một khái niệm chỉ mức độ, khả năng, kết quả và hiệu quảhoạt động của con người Năng lực không chỉ căn cứ vào tiềm năng, khả nănghoạt động của con người mà còn chủ yếu dựa vào kết quả, thành tích công tác,
sự đóng góp và cống hiến của họ cho sự phát triển của đất nước, xã hội
Theo Từ điển Tiếng Việt và Từ điển Triết học, năng lực là khả năng,điều kiện chủ quan sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó
Khái niệm năng lực được dùng theo hai nghĩa khác nhau: Theo nghĩahẹp, năng lực để phân biệt với phẩm chất - hai thành tố cơ bản của nhân cách
Theo nghĩa rộng, năng lực bao gồm cả phẩm chất đạo đức vì trong conngười đức (tổng hợp các phẩm chất) là cái gốc của tài (năng lực), giữa chúngthường thống nhất chặt chẽ với nhau, tạo tiền đề và điều kiện cho nhau pháttriển
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng khái niệm năng lực với nghĩa rộngkhi nhấn mạnh sự nghiệp cách mạng nước ta cần có những con người có nhâncách toàn diện, có đầy đủ cả đức lẫn tài - vừa "hồng" vừa "chuyên" Ngườinói, "kiến thiết nước nhà cần có nhân tài hay còn gọi là người tài đức - kẻhiền năng" [14, tr.451] Đảng ta hiện nay cũng dùng khái niệm này theo nghĩarộng khi nêu ra yêu cầu, nhiệm vụ "Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng"nói chung, của mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng Năng lực, nói một cách ngắngọn, "là sức mạnh, sức làm việc, sức giải quyết vấn đề, sức đảm đang mộtnhiệm vụ" [29, tr.7]
Trang 20Như vậy, năng lực là sự xã hội hóa tiềm năng, khả năng của con người.Năng lực không chỉ là tiềm năng, khả năng của con người mà còn là mức độlàm việc và đóng góp của họ cho xã hội Kết quả và hiệu quả hoạt động là chỉbáo cơ bản và quan trọng nhất để đánh giá năng lực của con người.
Năng lực không phải là những thuộc tính cá nhân riêng lẻ mà là một tổhợp các thuộc tính cá nhân đáp ứng yêu cầu cao của hoạt động Tổ hợp cácthuộc tính đó cùng tồn tại song song và chúng có quan hệ và tác động lẫn nhauthống nhất với nhau theo yêu cầu nhất định Theo nhà Tâm lý học người NgaCơvaliốp: "Năng lực là một tập hợp hoặc tổng hợp những thuộc tính cá nhâncon người đáp ứng những nhu cầu của hoạt động và bảo đảm cho hoạt động cókết quả cao" [5, tr.90] Mỗi con người có thể tích hợp nhiều năng lực tiềm ẩn,những năng lực đó được bộc lộ ra hay không tùy thuộc vào những điều kiệnchủ quan hay khách quan Đối với những người có tài năng đặc biệt và thiêntài, năng lực của họ được phát triển và bộc lộ mạnh mẽ khiến họ đạt đến đỉnhcao ở nhiều lĩnh vực khác nhau
Năng lực vừa mang tính bẩm sinh có sẵn vừa là kết quả của quá trìnhhọc tập, rèn luyện, hoạt động thực tiễn của con người C.Mác cho rằng: Đếnchủ nghĩa cộng sản con người làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu Đóchính là lúc con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do
Theo Hồ Chí Minh "Năng lực con người không phải hoàn toàn do tựnhiên mà có, mà một phần lớn do công tác, do luyện tập mà có" [14, tr.40] Vìthế, năng lực không chỉ là tư chất bẩm sinh thuần túy vốn có của con người,
mà là kết quả của sự phối hợp những tư chất bẩm sinh vốn có với sự rènluyện, tu dưỡng, học tập thông qua hoạt động thực tiễn của con người
Người cán bộ lãnh đạo nói chung, cán bộ nói riêng dù ở cấp nào cũngphải có năng lực nhất định Trong đó năng lực nắm bắt chủ trương, đường lối,chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và năng lực tổ chức thực hiện là hainhân tố quan trọng nhất tạo nên tài năng của mỗi người Hai yếu tố này có mốiquan hệ chặt
Trang 21chẽ với nhau, không thể tách rời nhau, cái này hỗ trợ cho cái kia phát triển.Không có năng lực nắm bắt chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật củaĐảng, Nhà nước thì không thể nào có khả năng khai phá, sáng tạo và vận dụngđúng đắn, linh hoạt Trái lại chỉ có năng lực nắm bắt, năng lực tư duy màkhông có năng lực tổ chức thực hiện thì năng lực tư duy dần dần bị sơ cứng,giáo điều, thoát ly thực tiễn, thoát ly cuộc sống, dễ rơi vào chủ nghĩa chủ quan,duy ý chí.
Hơn nữa cấp xã là cấp trực tiếp, cấp cuối cùng triển khai và vận động,
tổ chức nhân dân thực thi đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước Đội ngũ cán bộ cấp xã phải có năng lực toàn diện trên tất cả các lĩnhvực mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao Do vậy, ngoài nhữngyếu tố trên, cán bộ cấp xã còn phải có năng lực sáng tạo, tính quyết đoán,năng lực làm việc với mọi người
- Lãnh đạo
Lãnh đạo là một phạm trù chính trị học Trong khoa học chính trị, lãnhđạo là sự dẫn dắt xã hội bằng chính trị và đạo đức của người đứng đầu; là mộtchức năng cơ bản của đảng cầm quyền, lãnh tụ quốc gia, nhằm đưa đất nướctới các mục tiêu nhất định bằng cương lĩnh, đường lối chính trị, các chiến lượcphát triển, công tác tổ chức - cán bộ Chủ thể lãnh đạo là cá nhân, tổ chức cóquyền lực cao nhất trong một hệ thống chính trị, thể chế Chủ thể lãnh đạo cóthẩm quyền cao hơn, lớn hơn các chủ thể quản lý
Trong khoa học quản lý, khái niệm lãnh đạo được hiểu theo hai nghĩa:Nghĩa hẹp, "lãnh đạo là một chức năng của quản lý, cùng các chức năng cótính nghề nghiệp khác là hoạch định (dự báo lập kế hoạch), chức năng tổ chức(nhân lực, vật lực, tài lực) và chức năng kiểm tra, giám sát" [5, tr.111-115].Theo nghĩa rộng, lãnh đạo được hiểu là thẩm quyền, chức năng của nhà quản
lý đứng đầu một tổ chức, là người chịu trách nhiệm toàn bộ và cuối cùng vềhoạt động của tổ chức đó
Trong Từ điển Tiếng Việt, "Lãnh đạo là dìu dắt, dẫn đường" [33, tr.321] lãnh
đạo là đề ra chủ trương và tổ chức động viên thực
hiện
Trang 22Trong tâm lý học lãnh đạo, Lãnh đạo là một dạng quản lý đặc thù (quản
lý con người - xã hội) - lãnh đạo được hiểu là phương thức ứng xử của mộthay một tập thể đứng đầu có ảnh hưởng tích cực đến mọi người xung quanhtrong quá trình thực hiện nhiệm vụ và xác định mục tiêu
Lãnh đạo được quan niệm như một "phương thức ứng xử" của một tổchức mang quyền lực chính trị có vị thế đứng đầu Nên đòi hỏi chủ thể lãnhđạo cần có "tầm nhìn xa, trông rộng" với một thế giới quan khoa học để địnhhướng chiến lược và hoạch định đường lối một cách đúng đắn Với ý nghĩa đó
- Chức năng chủ yếu của lãnh đạo được xác định là định hướng, xây dựng cácmục tiêu chiến lược, hình thành chủ trương và đề ra đường lối
Như vậy có thể hiểu, Lãnh đạo là đề ra chủ trương, đường lối chiếnlược và sách lược để phát triển một đơn vị, một ngành, một địa phương, mộtđất nước và dẫn dắt, cổ vũ đơn vị, ngành, địa phương thực hiện theo đúngchủ trương, đường lối đã vạch ra
Lãnh đạo và quản lý đều có chung một mục đích cuối cùng - đó là đạtđược mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn của một đơn vị, một ngành, một địaphương hay một đất nước Chẳng hạn, khi tiến hành một công việc dù lớn haynhỏ phải thực hiện ba khâu: Ra quyết định; tổ chức thực hiện; kiểm tra, đánhgiá kết quả Trong đó, khâu quyết định chủ yếu thuộc về người lãnh đạo; khâuthực hiện thuộc về người quản lý; khâu kiểm tra, đánh giá thuộc cả về ngườilãnh đạo và người quản lý
Trang 23Trong thực tế lãnh đạo được phân biệt với quản lý ở hai điểm cơ bản:Người lãnh đạo cần thực hiện tất cả các chức năng của quản lý trong khi đó,nhà quản lý thường chỉ thực hiện một số chức năng mà lãnh đạo ủy quyền,phân quyền Lãnh đạo phải quản lý và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt độngcủa một tổ chức trước nhà nước, xã hội; trong khi đó, nhà quản lý chỉ có quyền
và trách nhiệm trong phạm vi công việc, nhân sự được lãnh đạo phân công
Về tính chất công việc, lao động lãnh đạo cũng có sự khác biệt với laođộng quản lý Quản lý có thể là tự quản lý (thời gian, công việc, tài chính của bản thân) hoặc là tự mình làm một phần quản lý người khác làm một phầncông việc Lãnh đạo về bản chất, là việc thực hiện công việc thông qua nhữngngười dưới quyền, đối tượng của họ trước hết là bộ phận nhân sự thuộc thẩmquyền quản lý
Nói cách khác, lãnh đạo trước hết là sự quản lý các nhà quản lý, nhânviên dưới quyền và chịu trách nhiệm toàn bộ, đến cùng về hoạt động của một
tổ chức" Song có thể thấy một nan giải đó là sự đánh đồng giữa "Đảng lãnhđạo" với "Đảng cầm quyền" Người quản lý tất yếu cần có quyền (được ủyquyền) Trong thực tế, trong nghiên cứu chính trị học, nan giải này được phảnánh trong vấn đề về "tính chính đáng" của quyền lực (sức ép buộc) Ngườinắm giữ quyền lực, khi không còn được coi là chính đáng, chính là người cóquyền nhưng đã đánh mất vai trò lãnh đạo Tức là "người lãnh đạo" chỉ còn làngười cầm quyền mà không lãnh đạo được trên thực tế Để đạt được mục tiêuchính trị việc nắm giữ được các công cụ cưỡng chế (quyền lực) mới chỉ là mộtphần Phần quan trọng hơn đó là làm sao để toàn xã hội coi sự nắm giữ vàthực thi quyền lực là chính đáng
Năng lực lãnh đạo, quản lý là khả năng, mức độ kết quả và hiệu quả của chủ thể đề ra chủ trương, đường lối chiến lược và sách lược để phát triển một đơn vị, một ngành, một địa phương, một đất nước và dẫn dắt, cổ vũ đơn
vị, ngành, địa phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong một thể chế, hệ thống chính trị nhất định.
Trang 24Năng lực lãnh đạo, quản lý của chủ thể phụ thuộc vào thái độ, tri thức
và kỹ năng lãnh đạo của cá nhân người lãnh đạo, quản lý; phụ thuộc vào kinhnghiệm thực tiễn, tác phong và phong cách lãnh đạo, quản lý của họ; phụthuộc vào mối quan hệ, cơ chế hoạt động giữa các thành viên trong tổ chứclãnh đạo; phụ thuộc vào khách thể của hoạt động lãnh đạo, quản lý với các đốitượng khác nhau và quy mô khác nhau; khách thể càng phức tạp, có quy môcàng lớn thì đòi hỏi chủ thể phải có năng lực càng cao Năng lực lãnh đạo,quản lý còn bị phụ thuộc, chi phối bởi các yếu tố môi trường tự nhiên và xãhội của nó Đó là điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa tại địaphương và hệ thống chính trị, xã hội mà hoạt động lãnh đạo, quản lý diễn ra
Từ phân tích năng lực lãnh đạo, quản lý trên có thể hiểu năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ cấp xã là một tổ hợp các khả năng lãnh đạo,
quản lý, điều hành hoạt động của tổ chức với chất lượng và hiệu quả cao
1.1.2 Vai trò của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp cơ sở
C Mac và Ph.Ăngghen là những người đặt nền móng cho sự phát triển
lý luận và thực tiễn về vấn đề cán bộ của giai cấp vô sản Hai ông không chỉ lànhững người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học mà còn là những ngườiđem lý luận khoa học kết hợp với phong trào công nhân, lập nên tổ chức cộngsản đầu tiên trên thế giới C Mac và Ph.Ăngghen cho rằng "Mỗi thời đại xã hộiđều cần những con người vĩ đại và nếu không có những con người như thế thì,như Henvêxinxơ nói: Thời đại sẽ sáng tạo ra những con người như thế" Từkinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người và từ chính quá trình truyền bá lýluận khoa học vào phong trào công nhân, C.Mac đã khẳng định "Muốn thựchiện tư tưởng thì cần những con người sử dụng lực lượng thực tiễn" [7,tr.181]
Đến V.I Lênin, người tiếp tục kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩaMac trong một giai đoạn mới, ông đặc biệt coi trọng việc tuyển chọn, xâydựng một đội ngũ những nhà cách mạng chuyên nghiệp cho phong trào vôsản Lênin viết "trong lịch sử chưa có một giai cấp nào giành được quyềnthống trị nếu nó
Trang 25không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị,những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào"[37, tr.473] Đó là những cán bộ nòng cốt đầu tiên của Đảng cộng sản(Bônsêvích) Nga Để đấu tranh giành chính quyền thì vấn đề cán bộ đặc biệtđược coi trọng Khi có chính quyền, vấn đề cán bộ càng quan trọng và cấpbách hơn Hàng loạt vấn đề được đặt ra khi Đảng giành chính quyền, hàng loạtvấn đề của đời sống xã hội đòi hỏi Đảng phải lãnh đạo, quản lý Năm 1922,Lênin khẳng định "nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh Hiệnnay đó là then chốt; nếu không thể thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽchỉ là mớ giấy lộn".
Nhận thức sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin trong toàn bộcuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã đặc biệt coi trọngđến đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, Người cho rằng "Cán bộ là cái gốccủa mọi công việc" [16, tr.269] "muôn việc thành công hay thất bại đều do cán
bộ tốt hoặc kém" [16, tr.240] Nếu có cán bộ tốt, cán bộ ngang tầm thì việc xâydựng đường lối sẽ đúng đắn, là điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp cáchmạng đi đến thắng lợi Còn nếu không có đội ngũ cán bộ tốt thì dù có đườnglối chính sách đúng cũng khó có thể biến thành hiện thực Muốn biến chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thành hiện thực, cần phải
có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn, đó chính là đội ngũ cán bộ;kết hợp với quần chúng nhân dân mới đưa cách mạng đến thành công
Lấy chủ nghĩa Mac - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, kimchỉ nam của hành động, Đảng ta luôn xem vấn đề cán bộ có tầm quan trọngđối với sự thành bại của cách mạng Việt Nam Cán bộ không những là nhân tốquyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, củadân tộc mà còn là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng Đặc biệt làđối với cán bộ ở cấp chiến lược và cấp cơ sở, những người trực tiếp tham giahoạch định đường lối và trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối đó
Trang 26Đại hội VIII của Đảng đặt ra yêu cầu "Mọi cán bộ đảng viên, trước hết
là cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải có kế hoạch thường xuyên học tập, nâng caotrình độ lý luận chính trị Học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ,đảng viên và phải được quy định thành chế độ Lười học tập, lười suy nghĩ,không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới, những hiểu biết mới cũng
là biểu hiện của sự thoái hóa" [35, tr.45] Do vậy, dù ở thời kỳ nào, ở cấp nào,địa phương nào thì đội ngũ cán bộ cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với
sự nghiệp cách mạng
Thứ nhất: Vai trò của đội ngũ cán bộ cấp xã là cầu nối giữa Đảng, chính
quyền với quần chúng, nhưng cán bộ không phải là "vật mang", là "dây dẫn",
là chuyển tải cơ học, mà là con người có đủ tư chất, tài năng và đạo đức đểlàm việc đó Bởi lẽ để có thể đem chính sách của Đảng và Nhà nước giải thíchcho nhân dân hiểu rõ và thi hành, đòi hỏi người cán bộ phải có một trình độ,trí tuệ nhất định Nếu không trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, người cán bộ
sẽ làm sai lệch tinh thần, nội dung của đường lối, chính sách của Đảng và Nhànước Đội ngũ cán bộ còn là người phản ánh nguyện vọng của nhân dân đốivới Đảng, với Nhà nước, là lực lượng nòng cốt bảo vệ sự đoàn kết trong Đảng
và trong nhân dân Trên cơ sở đó mà Đảng và Nhà nước có chủ trương, chínhsách phù hợp với thực tiễn Đây là mối quan hệ có tính trực tiếp và quan trọngnhất
Thứ hai: Vai trò của cán bộ cấp xã còn được thể hiện trong việc định
hướng sự phát triển ở cơ sở theo con đường xã hội chủ nghĩa Bởi vì sự lãnhđạo của Đảng đưa đất nước ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa với nềnkinh tế thị trường, do đó đòi hỏi sự lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của hệthống chính trị cơ sở phải quyết đoán và sáng tạo Người cán bộ cần thể hiệnvai trò định hướng phát triển ở cơ sở bằng việc cụ thể hóa đường lối, chínhsách, chủ trương của cấp trên, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện mộtcách hiệu quả nhất
Trang 27Thứ ba: Vai trò của người cán bộ cấp xã còn là người trực tiếp triển
khai, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Dân chủ là bản chất của chế độ Nhànước ta, đồng thời là sức mạnh để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Do vậy, để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân và vì dân, một phần phụ thuộc vào những người lãnh đạo, quản lý ởcấp xã Bởi vì bản chất của hoạt động lãnh đạo, quản lý là sự điều khiển vàđối tượng của sự điều khiển đó là con người cụ thể có trình độ tri thức, cónăng lực, có nguyện vọng, có tâm tư tình cảm riêng
Để thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở đòi hỏi người cán bộ lãnhđạo, quản lý trước hết phải có năng lực lãnh đạo, quản lý, có chuyên mônnghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị nhất định, trên cơ sở đó phải biết phântích, đánh giá, giải quyết những vấn đề thực tiễn ở địa phương đang diễn ra,biết tập hợp, cổ vũ tạo lên sức mạnh tổng hợp của quần chúng để tham gia cácphong trào, tham gia thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp phápluật của Nhà nước ở
cơ sở
Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa ở địa phương, người cán bộ cấp xã phải gương mẫu thực hiện tốt Quy chếdân chủ ở cơ sở, đảm bảo nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểmtra" những vấn đề quan trọng, liên quan đến lợi ích chính đáng của nhân dân
Có như vậy, người cán bộ mới phát huy được sức mạnh tổng hợp, đưa rađược những quyết định, kế hoạch, giải pháp phù hợp để tổ chức thực hiện đạthiệu quả cao trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình
Thứ tư: Cán bộ cấp xã có vai trò là người triển khai tổng kết, rút kinh
nghiệm việc thực hiện các quyết định để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chính trị
ở địa phương, cơ sở trong thời gian tiếp theo Những đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước triển khai thực hiện ở cơ sở đạthiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã.Cấp xã là cấp quan trọng nhất trong việc tổng kết thực hiện trên quy mô hẹp,
Trang 28dễ khảo sát và đánh giá quá trình triển khai thực hiện các quyết định có liênquan đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng,trật tự an toàn xã hội Trên cơ sở đó xem xét các quyết định, kế hoạch,phương hướng mà mình đưa ra để phản ánh đúng đắn quy luật vận độngkhách qu an của thực tiễn, được sự đồng tình, ủng hộ của đại đa số nhân dân
ở cơ sở hay không
Do đó, người cán bộ ở cấp xã cần phải thường xuyên tổng kết, đúc rútkinh nghiệm trong quá trình ban hành quyết định và thực hiện quyết định đểnhững quyết định trong tương lai mới khắc phục được những thiếu sót, hạnhchế đã được tổng kết
Thứ năm: Cán bộ cấp xã là người trực tiếp giải tỏa những mâu thuẫn,
xung đột ở cơ sở để tạo ra sự đồng thuận, đoàn kết trong đời sống cộng đồng.Thực tiễn cho thấy, hầu hết các vụ việc gây mất ổn định chính trị - xã hội ở cơ
sở trong thời gian qua đều bắt nguồn từ những trường hợp khiếu nại, tố cáo vàtranh chấp nhỏ trong dân cư, nếu như ở cơ sở giải quyết tốt những trường hợpnày sẽ hạn chế được những điểm nóng phát sinh Là người gần dân, cán bộcấp xã là những người hiểu rõ nhất nguyên nhân, bản chất và diễn biến của sựviệc, hiểu rõ được hoàn cảnh, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư nên
có điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp củadân có tình có lý Họ còn là người theo dõi, tổ chức thực hiện các quyết địnhgiải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp trên Do vậy, cán bộ cấp xã có vai trò rấtlớn trong việc ngăn chặn và giải tỏa kịp thời các mâu thuẫn, xung đột trongnhân dân để giữ vững ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn
Trong bất kỳ tình huống nào, cán bộ cấp xã cũng phải là hạt nhân đoànkết trong Đảng và ngoài xã hội Bình tĩnh, kiên trì tuyên truyền, vận động,giáo dục, thuyết phục và chủ động đối thoại với dân ngay tại khu dân cư, kể
cả đối với các đối tượng quá khích, gây rối; không áp dụng các biện phápmệnh lệnh hành chính đơn thuần ngay từ đầu Thường xuyên nắm bắt diễnbiến tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, giữ vững kỷ luật,
kỷ cương trên địa bàn
Trang 29Đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh
sẽ là một trong những nguồn quan trọng cung cấp cán bộ cho Đảng, chínhquyền và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp Họ là những người được rènluyện trong môi trường thực tiễn ở cơ sở, có kiến thức thực tế và bề dày kinhnghiệm, nhanh nhạy trong xử lý công việc, gần gũi với nhân dân Theo chủtịch Hồ Chính Minh, cán bộ ở cơ sở "không những là cái khâu liên hệ mà còn
là cái kho dồi dào cho Đảng lấy thêm lực lượng mới Nếu đội ngũ này pháttriển và củng cố thì Đảng sẽ phát triển và củng cố, bằng không Đảng sẽ khôhéo" [19, tr.273-274] Thực tế cho thấy, đa số cán bộ trưởng thành từ cơ sở,khi được giữ các vị trí công tác hoặc cao hơn thường thể hiện được bản lĩnhchính trị vững vàng, sự nhạy bén, sáng tạo trong công việc và có chiều hướngphát triển tốt
Như vậy, đội ngũ cán bộ cấp xã có vai trò quan trọng về nhiều mặt,
là một trong những nhân tố có ý nghĩa chiến lược, quyết định đến sự thànhbại trong việc tổ chức thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, đườn g lối củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội ở từngđịa phương
1.1.3 Nội dung đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ cấp xã
Năng lực đội ngũ cán bộ cấp xã là năng lực toàn diện bao gồm nhiềuyếu tố mà các yếu tố đó đan xen nhau, xâm nhập vào nhau, việc phân biệtchúng chỉ mang tính chất tương đối Các yếu tố cơ bản nhất cấu thành nănglực của đội ngũ cán bộ cấp xã bao gồm:
1.1.3.1 Năng lực nắm bắt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước
Nắm bắt đúng đắn về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhànước, giúp cho cán bộ cấp xã có những phản ứng sắc bén, khả năng vận dụngsáng tạo linh hoạt lý luận vào thực tiễn nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt độnglãnh đạo, quản lý cơ sở Nó được biểu hiện cụ thể:
Trang 30Thứ nhất, đó là khả năng tiếp thu lý luận, đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước một cách đúng đắn, khả năng pháthiện những mâu thuẫn, những vấn đề mới, khả năng tổng kết thực tiễn và khảnăng vận dụng sáng tạo lý luận, đường lối, chủ trương, chính sách để xâydựng chương trình, kế hoạch công tác, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phùhợp với thực tiễn ở cơ sở
Thứ hai, là khả năng liên kết tri thức các lĩnh vực, các ngành nghề, các
bộ phận phong phú đa dạng thành một chỉnh thể ở mức độ khái quát cao.Đồng thời phân định được tính đặc thù, tính riêng biệt của các loại lĩnh vực,
bộ phận để khi lãnh đạo, chỉ đạo vừa mang tính lịch sử cụ thể, vừa mang tínhkhái quát tổng hợp phù hợp với địa phương cơ sở
Thứ ba, đó là khả năng biến những tri thức đã lĩnh hội được thành các
chủ trương, chương trình, kế hoạch hành động làm biến đổi hiện thực trựctiếp Nó thực hiện khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, liên hệ lý luận vớithực tiễn, vận dụng cái chung một cách đúng đắn vào từng tình huống cụ thể
Đó cũng là khả năng tổng hợp để có cái nhìn hệ thống, nắm được cái chủ yếu,cái bản chất của sự vật hiện tượng trong sự vận động của chúng, trên cơ sở đóđưa ra những quyết định đúng đắn phù hợp với thực tiễn cơ sở
Như vậy, năng lực nắm bắt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luậtcủa Đảng và Nhà nước, của đội ngũ cán bộ cấp xã có giá trị định hướng đúngđắn hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của đội ngũ này Cơ sở củanăng lực đó là tri thức lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, kho tàng tri thức của nhân loại, đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng và sự trải nghiệm thực tiễn địa phương cơ sở trong phong trào cáchmạng Muốn vậy, người cán bộ lãnh đạo, quản lý cùng với việc rèn luyện traudồi đạo đức cách mạng thì phải nâng cao năng lực tư duy - một trong nhữngyếu tố nền tảng cơ bản nhất của năng lực lãnh đạo Vì vậy, cán bộ lãnh đạonếu không nâng cao năng lực tư duy lý luận thì cũng khó mà nâng cao đượcnăng lực lãnh đạo,quản lý, đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ cách mạng mới
Trang 311.1.3.2 Năng lực tổ chức thực hiện
Là năng lực tổ chức vận hành bộ máy hệ thống chính trị cơ sở, cónhiệm vụ xác định hoạt động nhịp nhàng, cân đối, có trật tự, có hiệu lực, hiệuquả nhằm hiện thực hóa những mục tiêu đề ra Biểu hiện cụ thể của năng lực
tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ cấp xã như sau:
Một là, có khả năng thu nhập và xử lý thông tin liên quan đến mọi mặt
của đời sống xã hội: Chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng ở cơ sởmột cách nhanh chóng và có hiệu quả cụ thể, thiết thực Công tác lãnh đạoquản lý là biểu hiện mối quan hệ giữa chủ thể lãnh đạo quản lý và khách thể bịlãnh đạo, quản lý Mối quan hệ này được phản ánh qua thông tin hai chiềugiữa chủ thể và khách thể thiếu thông tin hoặc xử lý thông tin không kịp thời,chính xác người lãnh đạo quản lý dễ rơi vào tình trạng quan liêu, độc đoán,chuyên quyền xa rời thực tiễn
Thu thập, xử lý thông tin đầy đủ trước hết phải nắm vững chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên Đồng thờiphải xây dựng phương pháp làm việc khách quan, khoa học, hình thành mạnglưới cung cấp thông tin xác thực từ cơ sở, kết hợp với việc đi sâu, đi sát cơ sở,nắm vững những diễn biến hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng
từ cơ sở, từ nhân dân Sau khi có đầy đủ thông tin người cán bộ cấp xã lại phải
có khả năng tổng hợp, khái quát, phân tích để rút được những đặc điểmnguyên nhân đề ra được những giải pháp, quyết định đúng đắn giải quyết cóhiệu quả những nhiệm vụ đặt ra
Vì vậy, đội ngũ cán bộ cấp xã gắn liền với cơ sở, họ vừa phải tổ chứcthực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, vừa phải bám sát cơ sở, nắmchắc tình hình cơ sở để triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đúng đắn phùhợp với thực tiễn cơ sở Họ phải luôn luôn nhận thức được rằng "chẳng nhữnglãnh đạo quần chúng mà lại phải học hỏi quần chúng Bởi vì "Không học hỏidân thì không lãnh đạo được dân Có biết làm học trò dân, mới làm đượcthầy học dân" [17,
Trang 32tr.88], "dân chúng rất khôn khéo, rất hăng hái, rất anh hùng"; "dân chúng biếtgiải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà nhữngngười tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra" [15, tr.295].
Hai là, khả năng tổ chức bộ máy, phối hợp các lực lượng các bộ phận cá
nhân thực hiện nhiệm vụ đặt ra ở cơ sở
Cán bộ cấp xã phải có tư duy tổ chức phối hợp các bộ phận trên cơ sởphát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ cán bộ dưới quyền để bốtrí phù hợp với năng lực, sở trường Phải là trung tâm đoàn kết, thu hút cán bộcấp dưới và nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện nhữngnhiệm vụ đang đặt ra
Ba là, khả năng đề ra các quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể, phù
hợp với nhu cầu, lợi ích mục đích Đây là khả năng chuyên biệt của ngườilãnh đạo, bao gồm tổ hợp những đặc điểm, thuộc tính tâm lý, đáp ứng quátrình ra quyết định của người lãnh đạo được chính xác, kịp thời và có hiệuquả Do vậy đòi hỏi người cán bộ phải có tri thức tổng hợp, toàn diện về mộtvấn đề cụ thể; có khả năng quan sát nhanh nhạy, chính xác, khả năng linhcảm, trực giác, khả năng dự báo, biến thông tin đa dạng, phức tạp, nhiều chiềuthành các quyết định có tính khoa học, khả thi
Bốn là, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát để duy trì, điều chỉnh việc
thực hiện các quyết định quản lý Phát hiện kịp thời những vấn đề mới nảysinh để giải quyết tìm ra những lệch lạc sai sót để sửa chữa, điều chỉnh cácvấn đề thực tế đặt ra để các quyết định có hiệu lực, hiệu quả có ý nghĩa rấtquan trọng V.I.Lênin chỉ rõ: "Khi mục tiêu và nhiệm vụ đã được xác định,quyết định được thông qua, bộ máy con người đã được sắp xếp thì trọng tâmcủa sự lãnh đạo, quản lý phải chuyển sang lĩnh vực kiểm tra và gắn với kiểmtra là đôn đốc, uốn nắn, tổ chức thực hiện đến cùng quyết định" [2, tr.248]
Công tác kiểm tra giám sát làm tăng hiệu quả các quyết định quản lý,đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ một cách triệt để, tránh được các căn
Trang 33bệnh vốn có như qua loa, đại khái, hạn chế các tiêu cực có thể nảy sinh trongquá trình thực hiện nhiệm vụ Nếu chỉ lo khai hội, thảo nghị quyết, đánh điện
và gửi chỉ thị mà quên mất kiểm tra là một sai lầm rất to Hồ Chí Minh phêphán cách lãnh đạo theo kiểu: "Đầy túi quần thông báo, đầy túi áo chỉ thị" màcông việc vẫn không chạy Người ví công tác kiểm tra chu đáo thì cũng như
có ngọn đèn "pha", bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểmtrong công việc chúng ta đều thấy rõ Có thể nói rằng: Chín phần mười khuyếtđiểm trong công việc của chúng ta là thiếu sự kiểm tra đến nơi, đến chốn
1.1.3.3 Khả năng sáng tạo và tính quyết đoán
Cuộc sống hàng ngày đặt ra trước mắt chúng ta vô vàn sự lựa chọn, mộtngười cán bộ cấp xã thành công trong công việc do nhiều yếu tố, một trongnhững yếu tố đó là năng lực sáng tạo và tính quyết đoán
Năng lực sáng tạo là khả năng vận dụng tri thức lý luận và khoa học vàothực tiễn không rập khuôn máy móc, tìm ra những con đường mới nhữngphương pháp mới, giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra phù hợp vớiđòi hỏi khách quan Với tư duy năng động người cán bộ cấp xã phải nắm bắtđược sự vận động biến đổi không ngừng ở cơ sở trên quan điểm khách quan,toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển để đưa ra những quyết sách đúng
Bên cạnh đó phải tìm ra cái mới, phân tích được nguyên nhân phát sinh,
xu hướng vận động của các vấn đề đặt ra ở cơ sở để có những giải pháp phùhợp Thực tiễn hết sức phong phú, vì vậy người cán bộ phải có khả năng phânloại, hệ thống hóa vấn đề, xác định được trọng tâm, mâu thuẫn cơ bản để cóphương án giải quyết sát đúng, ra những quyết định nhanh nhạy phát huy đượcnguồn lực, tiềm năng của cơ sở, địa phương để ổn định chính trị xã hội, pháttriển kinh tế Đi cùng với tính sáng tạo là tính quyết đoán, đó là khả năng nắmbắt được vấn đề, ra những quyết định quả quyết, dứt khoát, không do dự,không rụt rè, đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm Trên cơ sở nắm vững cơ sởkhoa học của vấn đề, nắm vững phương pháp luận trong giải quyết vấn đề,tính quyết
Trang 34đoán tăng thêm hiệu lực, hiệu quả quản lý, tạo được niềm tin cho người thựchiện, bảo đảm sự thống nhất, nhất quán trong việc ra quyết định lãnh đạo, chỉđạo Nó là sản phẩm của tính kiên quyết, tính chủ động, tư duy sáng tạo, sựthận trọng và niềm tin khoa học Tính quyết đoán khác hẳn với bệnh háchdịch, cửa quyền, quan liêu, mệnh lệnh, liều lĩnh và phiêu lưu.
Tính quyết đoán thể hiện trước hết ở khả năng phán đoán chính xác tìnhhình, đưa ra được quyết định chỉ đạo ngay lập tức, chính xác trong những tìnhhuống bất ngờ mà không đòi hỏi thời gian chờ đợi để phân tích dự kiện hoặcchưa có đủ dự kiện cần thiết để phân tích Quyết định này có được do sự nhạycảm của trực giác, khả năng phán đoán, phân tích, tổng hợp nhanh nhạy trên
cơ sở tri thức phong phú đã được tích luỹ Cơ sở là nơi diễn ra mọi hoạt độngcủa đời sống xã hội, nơi tổ chức và thực thi đường lối chính sách của Đảng vàNhà nước, nơi hàng ngày, hàng giờ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cơ sở gắn bó,gần gũi mật thiết với nhân dân Vì vậy, những vấn đề xảy ra cũng hết sứcphong phú, phức tạp, nhạy cảm, đòi hỏi người cán bộ phải giải quyết kịp thời,đúng đắn những vấn đề thực tiễn đặt ra Nếu không giải quyết kịp thời sẽkhông đạt được hiệu quả công tác lãnh đạo quản lý; mất thời cơ, lúng túng, bịđộng, công việc dồn ép, làm chậm phát triển kinh tế - xã hội, kìm hãm, cảntrở Nếu quyết định sai, võ đoán, chậm trễ sẽ gây mất lòng tin, có thể là ngòi
nổ bùng phát xung đột hoặc tăng thêm bùng phát xung đột gây mất ổn địnhtrật tự xã hội Nếu không quyết đoán mà trông chờ ỷ lại cấp trên, dựa dẫm vàotập thể thì hiệu quả công tác kém Câu châm ngôn của Shelly đã được Lyateytâm đắc và cho rằng: Vị cứu tinh của người lãnh đạo là hành động
Năng lực quyết định là một trong những đức tính đặc trưng của ngườicán bộ cấp xã Nếu thiếu đức tính này, tình trạng công việc sẽ bị tê liệt, tìnhtrạng vô kỷ luật sẽ xảy ra Người cán bộ có tính quyết đoán thì tất nhiên sựtuân phục của tổ chức sẽ trở nên dễ dàng, thoải mái, vì mọi người đều tintưởng vào năng lực lãnh đạo của họ Không có gì nguy hại đến quyền lực và
uy tín của
Trang 35người cán bộ cấp xã bằng sự chần chừ, tìm cách thoái lui trước những khókhăn Điều này sẽ làm tổn hại đến danh dự của người cán bộ, sẽ gây cho cáccộng sự hoang mang, dao động.
Vì thế người cán bộ cấp xã phải không ngừng học tập, rèn luyện để cótri thức nhận biết được sự vận động của thực tiễn, hiểu và nắm vững công việcmình phụ trách, có phương pháp luận khoa học rèn luyện tính quyết đoán để
có khả năng ra quyết định một cách dứt khoát và dám chịu trách nhiệm vềquyết định của mình
1.1.3.4 Năng lực làm việc với con người
Môi trường hoạt động của cán bộ cấp xã luôn gắn liền với con người.Công tác lãnh đạo, quản lý của họ là sự tác động đến con người bằng nhiềuphương thức khác nhau Vì thế khả năng giao tiếp vừa thể hiện năng lực lãnhđạo, quản lý vừa là một nghệ thuật để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý.Phần lớn thời gian làm việc của cán bộ cấp xã là giao tiếp với cấp trên (để nhậnchỉ đạo) với cấp dưới để triển khai công việc và đặc biệt là với nhân dân Chấtlượng công tác phụ thuộc rất nhiều vào khả năng giao tiếp, làm việc với conngười C.Mác nói: "sự phát triển của mỗi cá nhân được quy định bởi sự pháttriển của tất cả các cá nhân khác mà nó quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp" [1,tr.62]
Năng lực làm việc với con người được thể hiện qua phong cách làmviệc với quần chúng Đây là tác phong gần gũi nhân dân của người cán bộ cấp
xã Là khả năng nắm bắt được tâm lý tư tưởng của đối tượng thông qua giaotiếp để chuyển được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộcsống thông qua con người Người cán bộ cấp xã phải xây dựng được các mốiquan hệ, phải thu hút mọi người tham gia vào công việc chung, xuất phát từlợi ích chung Có thái độ điềm tĩnh, cư xử nhã nhặn, lịch sự, tế nhị, khiêm tốnvới nhân dân, tôn trọng, hiểu rõ tâm tư tình cảm, lợi ích của nhân dân, thôngcảm lắng nghe ý kiến nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê phán một sốcán bộ "miệng thì nói dân chủ nhưng làm việc thì theo lối "quan" chủ Miệngthì nói "phụng
Trang 36sự quần chúng", nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, tráingược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ" [17, tr.292].
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ", nghĩa là dân
là chủ và dân làm chủ do đó cách lãnh đạo phải dân chủ Làm sao cán bộ cấp
dưới và nhân dân có ý kiến thì dám nói ra, dám phê bình không sợ bì chù dập
Hồ Chí Minh cho rằng thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể
giải quyết mọi khó khăn Cán bộ, đảng viên phải xung phong gương mẫu bànbạc một cách dân chủ với mọi người, khuyên mọi người phát biểu ý kiến HồChí Minh viết "người lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm và khuyết điểm củamình, muốn biết công tác của mình tốt hay xấu, không gì bằng khuyên cán bộmình mạnh dạn đề ra ý kiến và phê bình Như thế chẳng những không phạm
vì đến uy tín của người lãnh đạo mà lại tỏ ra dân chủ thật thà trong Đảng
Năng lực làm việc với con người của đội ngũ cán bộ cấp xã rất cần đếnthái độ thật thà tự phê bình và phê bình Hồ Chí Minh thường xuyên phải nhắcnhở mỗi cán bộ, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa, nhưhàng ngày rửa mặt Tự phê bình và phê bình chân thành là vũ khí sắc bén đểrèn luyện phong cách làm việc của cán bộ Người yêu cầu mỗi cán bộ phải biếtthiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình Phải thực hiện nói đi đôivới làm Nói đi đôi với làm là một truyền thống, một chuẩn mực hành vi đạođức của đội ngũ cán bộ cấp xã Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làmmực thước cho người ta bắt chước Nói đi đôi với làm của người cán bộ làmsao cho dân tôn, dân yêu, dân phục, một thái độ "tâm phục", "khẩu phục" thật
sự qua lời nói và hành động của cán bộ Không chỉ thực hiện nói đi đôi vớilàm, người cán bộ phải biết sắp đặt kế hoạch trong công việc Làm có kếhoạch và biết sắp xếp công việc hợp lý là phong cách, là năng lực lãnh đạo,quản lý của người cán Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Bất kỳ địa phương nào, cơquan nào, thường trong một lúc có nhiều công việc trọng yếu người lãnhđạo trong địa phương hoặc
Trang 37cơ quan đó phải xét kỹ hoàn cảnh mà sắp đặt công việc cho đúng Việc chính,việc gấp thì làm trước, không nên luộm thuộm, không có kế hoạch" [15,
tr.291]
Do vậy, cán bộ cấp xã phải có khả năng đoàn kết, phải biết tự phê bình
và phê bình, phải nói đi đôi với làm và biết phát huy sức mạnh của đội ngũ cán
bộ cơ sở trong hệ thống chính trị, sức mạnh của toàn dân, biết phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân, để thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở
1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp xã
1.2.1 Chất lượng cán bộ cấp xã
Chất lượng cán bộ cấp xã là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đếnnăng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp xã Do yêu cầu nhiệm vụ, việctuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của cấp trênxuống cơ sở cần phải kịp thời, đầy đủ Nếu cán bộ cấp xã có chất lượng caothì việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của chính quyền cơ sở sẽ nhanh hơn,đồng thời giải quyết công việc một cách khoa học và hiệu quả hơn, tránh đượckhiếu nại, đơn thư vượt cấp Ngược lại, nếu chất lượng của đội ngũ cán bộcấp xã thấp, ý thức trách nhiệm với công việc không cao, làm việc theo kiểucầm chừng, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên thì năng lực lãnh đạo, quản lý củađội ngũ cán bộ này cũng thấp
1.2.2 Trình độ học vấn của một số cán bộ cấp xã
Để có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao, người cán bộ nóichung và cán bộ cấp xã nói riêng cần phải có trình độ học vấn nhất định Nếutrình độ học vấn quá thấp so với yêu cầu, nhiệm vụ thì cho dù đã qua đào tạo,bồi dưỡng nhưng do đầu vào không bảo đảm nên chất lượng sau đào tạo, bồidưỡng không cao, cộng với các lớp bồi dưỡng chủ yếu là ngắn hạn nên hiệuquả thấp dẫn đến cán bộ không biết việc để làm hoặc không đủ khả năng đểthực hiện nhiệm vụ của mình
Trang 38Mặt khác nếu cán bộ cấp xã tuy có trình độ nhưng năng lực các mặt cònhạn chế, đặc biệt là năng lực, kỹ năng hành chính (thể hiện qua việc ban hành,tham mưu ban hành văn bản, xử lý tình huống hành chính, thực thi côngvụ…), làm việc thụ động, cầm chừng, trách nhiệm không cao thì hiệu quảlãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ này cũng thấp.
1.2.3 Việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính
Chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính là việc cán bộ cấp xã (kể cảngười đứng đầu cơ quan, đơn vị) sử dụng hiệu quả thời gian làm việc; việcchấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính; trách nhiệm, tính tiên phong, gươngmẫu của công chức là thủ trưởng cơ quan, đơn vị đều ảnh hưởng đến phongcách, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ nói chung và cán bộ cấp xã nóiriêng Tất cả những điều nói trên đều ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quảhoạt động của cơ quan, đơn vị
1.2.4 Công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý, kiểm tra đội ngũ cán bộ cấp xã
Yêu cầu này đòi hỏi phải đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức lãnhđạo, quản lý nhà nước trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ
kế cận của mình, tạo mọi điều kiện cho những cán bộ, công chức dưới quyềnmình được rèn luyện, thử thách để trưởng thành và phát triển Muốn thế cầnphải sát sao nắm chắc được trình độ, năng lực, sở trường, sở đoản của nhữngcán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị, tin tưởng và mạnh dạn giao việc cho
họ để họ có điều kiện rèn luyện, thử thách qua công việc thực tế, đồng thờithường xuyên kiểm tra, đánh giá một cách công tâm kết quả công việc họthực hiện Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng họ theo tiêu chuẩn chức danh cụthể
1.2.5 Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ cán
bộ
Công tác giám sát, kiểm tra có vai trò cực kỳ quan trọng trong lãnh đạo,quản lý, nếu không giám sát, kiểm tra thì có thể coi như không có sự lãnh đạo,quản lý Để nâng cao chất lượng công tác giám sát, kiểm tra của đội ngũ cánbộ
Trang 39lãnh đạo, quản lý đối với việc thực hiện các thể chế, chế độ chính sách, cũngnhư các chương trình, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, trên thực
tế, cần phải nâng cao trình độ, năng lực giám sát, kiểm tra của bản thân độingũ cán bộ lãnh đạo quản lý Muốn vậy phải có chuyên môn nghiệp vụ, phải
am hiểu và nắm chắc các quy định Phải hiểu một cách sâu sắc rằng mục đíchcủa giám sát, kiểm tra là nhằm phòng ngừa những sai phạm, phát hiện ranhững bất hợp lý để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các thể chế, chế độ, chínhsách cho phù hợp với thực tế cuộc sống
1.2.6 Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ cấp xã
Công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định tới chấtlượng và hiệu quả công việc, là một trong những yếu tố quan trọng góp phầnvào những thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước Trong đó, bổ nhiệmcán bộ là một bước quan trọng trong công tác cán bộ
Việc tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ cấp xã hầu nh ư chưa gắnvới thi tuyển, lựa chọn về chuyên môn, nghiệp vụ Cán bộ cấp xã chủ yếu làđược bổ nhiệm thông qua hình thức bầu cử Chính điều đó đã dẫn đến tìnhtrạng có khá đông cán bộ cấp xã chưa được đào tạo về trình độ chuyên mônnào Bên cạnh đó, kết quả bầu cử phụ thuộc nhiều vào trình độ dân trí củadân cư ở địa phương Yếu tố dòng họ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến kếtquả bầu cử Với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm như vậy, khó tránh khỏi tuyểndụng những người yếu kém về năng lực, phẩm chất ảnh hưởng đến năng lựcquản lý, lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cấp xã Do vậy, trong bầu cử bổ nhiệm
và sử dụng cán bộ cần đảm bảo thực sự dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể.Chống chủ nghĩa cơ hội, bè phái, cục bộ trong bầu cử bổ nhiệm cán bộ Việcbầu cử bổ nhiệm cán bộ cấp xã nhằm mục đích cuối cùng là hiệu quả hoạtđộng của bộ máy, là sự lãnh đạo tốt để phát triển kinh tế - xã hội của địaphương
1.2.7 Chủ trương, chính sách của Nhà nước về đội ngũ cán bộ cấp xã
Trang 40Chủ trương, chính sách là công cụ điều tiết quan trọng trong quản
lý xã hội, có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con ng ười Đó có thể
là động lực thúc đẩy tính năng động, sáng tạo, nhiệt tình nh ưng cũng cóthể kìm hãm sự phát triển, sáng tạo của đội ngũ cán bộ cấp xã Vì vậy, đây
là yếu tố có tác động rất lớn đến năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũcán bộ cấp xã
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách đốivới cán bộ cấp xã nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp
xã để có thể đảm đương và thực hiện được nhiều nhiệm vụ khó khăn trongthời kỳ mới Tuy nhiên, hệ thống chính sách đối với cán bộ cấp xã hiện nayvẫn còn một số bất cập, hạn chế
Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ cấp xã chưa trở thành đònbẩy kích thích sự hăng say, nhiệt tình, sáng tạo trong việc thực hiện các côngviệc Hệ thống chính sách thiếu đồng bộ, chưa khuyến khích tạo động lựccho những người công tác ở các cơ sở vùng sâu, vùng xa; cơ chế quản lý,việc xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện chính sách còn chồng chéo,thiếu nhất quán, không đồng bộ từ quy hoạch đến bồi dưỡng đào tạo, bố trí
sử dụng cán bộ đến cơ chế kiểm tra, giám sát,
1.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Tổng quan tài liệu tham khảo
PGS TS Nguyễn Thị Tâm (2016) trong bài viết về “Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tại thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí
Tổ chức nhà nước đã chỉ ra một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượngquản lý hành chính ở cấp cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Đó là chuẩnhóa các chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu quản lý nhànước; rà soát, đánh giá toàn diện đội ngũ CBCC các phường, xã trên địa bànthành phố; làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở; đổimới công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở