Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại việt nam (Trang 30)

Sản phẩm bảo hiểm chưa hoàn thiện, chưa thật sự hấp dẫn, nhiều quy định chưa hợp lý. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới toàn bộ quá trình triển khai thí điểm. BHNN là loại hình bảo hiểm mới, rất phức tạp, lần đầu làm thí điểm, kinh nghiệm thực tế là rất hạn chế, đặc biệt đối với sản phẩm thủy sản kể cả các nhà bảo hiểm quốc tế cũng không có nhiều kinh nghiệm để tư vấn cho Việt Nam. Số liệu thống kê phục vụ cho công tác định phí bảo hiểm “thiếu và yếu” nên ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định mức phí phù hợp; thiếu các cơ quan chuyên môn, cơ quan giám định độc lập phục vụ cho công tác công bố thông tin phục vụ cấp đơn bảo hiểm và giám định tổn thất. Mặt khác, tính chất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là sản xuất nhỏ, manh mún, lại bị thiên tai dịch bệnh xảy ra nhiều, đa dạng, diễn biến phức tạp và mỗi địa phương mỗi khác. Một vài vấn đề còn tồn tại trong các sản phẩm cụ thể như sau:

i. Bảo hiểm cây lúa:

- Các quy định đều dựa trên phạm vi rộng lớn, chưa phù hợp cho từng cá nhân hộ tham gia. Hộ sản xuất lúa có năng suất thấp, hoặc mất trắng, nhưng năng xuất thực tế bình quân của toàn xã cao hơn 90% thì các hộ này không được bồi thường. Ngược lại khi có thiên tai dịch bệnh, năng suất thực tế bình quân toàn xã thấp hơn 90% năng suất các năm, nhưng hộ có năng suất cao hơn 90% năng suất bình quân của xã vẫn được bồi thường. Các quy định về bồi thường còn

nhiều phức tạp, tốn nhiều thời gian làm giảm sự tin tưởng của nông dân tham gia bảo hiểm… Khi có thiệt hại xảy ra, nông dân vẫn phải chờ đến cuối vụ lúa, khi thống kê công bố năng suất mới được bồi thường… Ngoài ra còn nhiều tác nhân thiệt hại trên lúa, như mưa lớn bất thường, triều cường gây ngập úng; ốc bươu vàng, chuột hại chưa được Bộ NN&PTNT bổ sung vào đối tượng thiên tai, dịch bệnh thuộc phạm vi bảo hiểm.

- Tỷ lệ phí bảo hiểm thiếu cụ thể cho từng mùa vụ trong năm. Thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên tiểu vùng nếu không được Chủ tịch UBND tỉnh công bố dịch sẽ không được bồi thường. Trong khi đó, cấp tỉnh chỉ công bố thiên tai, dịch bệnh với mức độ và phạm vi có tính chất rộng lớn và nguy hiểm, điều này làm ảnh hưởng đến việc tuyên truyền, thuyết phục địa phương và người dân tham gia bảo hiểm,…

ii. Bảo hiểm vật nuôi

- Những quy định ràng buộc, nhất là quy định về chuồng trại, diện tích, điều kiện ánh sáng, chế độ chăm sóc, quy trình chăn nuôi... là một điều quá khó với người nông dân, nhất là những nông dân thuộc diện hộ nghèo sẽ khó đáp ứng được. Mức phí bảo hiểm chưa phù hợp với thực tế. Theo tính toán, nếu tham gia bảo hiểm cho một con lợn thịt, dù đã được Nhà nước hỗ trợ 60%, người dân vẫn phải đóng 120.000 đồng/con, trong khi nuôi trong khoảng bốn tháng, xuất bán trừ chi phí người dân chỉ có lãi khoảng 100.000 đồng/con.

- Theo qui tắc bảo hiểm phải bảo hiểm toàn bộ số lợn của hộ chăn nuôi. Tuy nhiên một số chủ nuôi có nhiều đàn lợn ở độ tuổi khác nhau, có những đàn lợn chuẩn bị xuất chuồng (còn khoảng 10-20 ngày) nên họ không tham gia bảo hiểm cho những đàn lợn này, như vậy họ không thể tham gia bảo hiểm cho những đàn lợn còn lại. Quy tắc này cũng tương tự ở bò sữa, nhưng lại khiến dễ nảy sinh trục lợi bảo hiểm do người dân tham gia cả cho bò già, bò kém chất lượng, sắp bị thải loại,…

iii. Bảo hiểm thủy sản

- Hiện tại các tỉnh ven biển thực hiện thí điểm bảo hiểm đối với tôm chưa có quy trình xét nghiệm, chuẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy cấp trên con tôm, mà chỉ xác định bằng phương pháp kiểm tra lâm sàng, gây khó khăn cho cơ quan thú y trong việc xác định dịch bệnh.

Một số cán bộ, đảng viên có đất canh tác tại các huyện thí điểm chưa thể hiện tinh thần nêu gương trong việc thực hiện, nên phần nào cũng làm giảm lòng tin đối với nông dân. Nhận thức về vai trò của bảo hiểm nói chung, BHNN nói riêng của 1 số cán bộ lãnh đạo các cấp còn hạn chế. Sự phối hợp trong thực hiện công việc cũng như giải quyết bồi thường chưa nhịp nhàng, còn lúng túng trong xử lý một số trường hợp phát sinh vấn đề về bảo hiểm. Công tác

2

chỉ đạo, tuyên truyền có nơi, có lúc còn chưa quyết liệt và lúng túng. Nhiều quyết định, yêu cầu đề xuất và kiến nghị của các cơ quan quản lý các cấp không phù hợp thực tế kinh doanh và thông lệ của bảo hiểm, ví dụ: yêu cầu mở rộng rủi ro điều kiện bảo hiểm, giảm phí bảo hiểm không dựa trên cơ sở thực tiễn và tính toán với căn cứ khoa học... làm cho các DNBH rất lúng túng, bị động và rất khó khăn khi thu xếp tái bảo hiểm và/hoặc thuyết phục các nhà nhận tái bảo hiểm thay đổi các điều kiện/điều khoản đã ký kết từ đầu.

Việc giải ngân kinh phí hỗ trợ phí tham gia bảo hiểm còn chậm, chưa có cơ chế hỗ trợ cho DNBH, DN TBH tham gia triển khai thí điểm khiến DNBH gặp khó khăn trong bồi thường khi có tổn thất lớn xảy ra.

Quy trình sửa đổi, điều chỉnh, ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm. Ví dụ Quyết định 358/QĐ-TTg của Thủ tướng ban hành ngày 27-02-2013 mà đến tận ngày 06-5-2013, mới có Quyết định 57/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 121/2011/TT-BTC để phù hợp với Quyết định 358 của Thủ tướng với nội dung tương tự mà không phải giải thích, hướng dẫn gì thêm.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w