Các DNBH gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát, hạn chế rủi ro và giám định tổn thất từ khâu kiểm tra, xác định, đánh giá đối tượng được bảo hiểm, rủi ro bảo hiểm, việc giám sát đối tượng được bảo hiểm, giám sát việc tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn sản xuất, canh tác, nuôi trồng..., việc giám định, xác định loại dịch bệnh, xác nhận dịch bệnh, xác định thiệt hại ... ảnh hưởng đến việc ra quyết định chấp nhận bảo hiểm hay không, chấp nhận yêu cầu bồi thường hay không. Bởi vì phạm vi đối tượng, địa bàn bảo hiểm nông nghiệp là khá rộng, lực lượng cán bộ thiếu và yếu, chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm mới (chủ yếu tuyển mới và từ các bộ phận nghiệp vụ khác chuyển sang), chưa có công cụ quản
lý nghiệp vụ, chưa có công cụ quản lý số liệu hiệu quả. Toàn bộ công việc của hệ thống vẫn đang được thực hiện thủ công trong khi số lượng số liệu là rất lớn.
Năm 2013, có những thời điểm cả Bảo Việt và Bảo Minh phải tạm dừng ký kết hợp đồng bảo hiểm thủy sản mới vì lỗ nặng, gây tâm lý hoang mang cho người dân. Anh Lâm Quang Tiến cũng như nhiều hộ dân hàng chục năm qua gắn bó với con tôm ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) tỏ ra hoang mang khi một vụ tôm đã qua nhưng không thấy công ty có ý định triển khai ký mới bảo hiểm với người dân. Trước tình trạng dịch bệnh diễn biến khó lường, rủi ro cao, gia đình anh Tiến và nhiều hộ khác ở đây không dám mạo hiểm nên đã bỏ trắng ao, không dám thả nuôi tiếp. Chính quyền và người dân quan ngại, nếu không tiếp tục ký bảo hiểm con tôm nữa thì vùng nuôi tôm có diện tích 50ha này sẽ bị bỏ trắng. Đây cũng là thực tế của người nuôi thủy sản tại các tỉnh ĐBSCL được Chính phủ chỉ định tham gia thí điểm BHNN. Do số lượng và tỷ lệ bồi thường BH thủy sản năm 2012 khá lớn, khiến cho năm 2013, các DNBH gốc gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thu xếp tái BH. Ðây là lý do cốt yếu mà cả Bảo Việt lẫn Bảo Minh đều phải dừng triển khai BH thủy sản để siết chặt công tác thẩm định, đánh giá rủi ro trước, trong và sau khi tiến hành ký HÐBH. Phó TGĐ Bảo Minh Phạm Xuân Phong thẳng thắn: DN hiện đang rất khó khăn về dòng tiền, quá trình tái BH lại kéo dài, phần phí BH do Ngân sách Nhà nước (NSNN) hỗ trợ vẫn chưa giải ngân hết nên không đủ nguồn để xử lý nhanh công tác bồi thường, DN buộc phải lựa chọn phương thức bảo đảm an toàn dòng tiền cho chính mình trước để có thể đứng vững, từ đó mới có điều kiện thực hiện công tác giúp Nhà nước thực hiện BHNN, nếu không thu xếp được tái BH, chắc chắn Bảo Minh không thể mạo hiểm ký HÐ với người nuôi. Lý do sâu xa hơn đó là tình trạng trục lợi của người dân diễn ra phổ biến, chưa kiểm soát được.
Bảo Minh Cà Mau có nhiều sai phạm gây bức xúc cho người dân, khiến cho ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm không đạt hiệu quả. Ông Nguyễn Bá Lợi ở xã Định Bình cho biết: hơn bốn tháng qua, tôi và nhiều hộ dân ở đây chưa được Bảo Minh Cà Mau thanh toán sau khi nộp hồ sơ đầy đủ cho đơn vị này. Tiền dự trữ không có trong khi tiền nợ mùa tôm trước vẫn còn thì làm gì có tiền đầu tư vụ mới. Đơn phương thay đổi điều khoản của hợp đồng: Bảo Minh buộc tất cả những hợp đồng của người nuôi tôm đã mua bảo hiểm trước ngày 08-5-2013 phải đóng thêm mức bảo hiểm theo quy định mới tại Quyết định 1042/QĐ-BTC. Ông Trần Thành Hên, nông dân xã Tạ An Khương Nam, cho hay, năm 2012 bị thiệt hại 5 ao tôm, đến tháng 10-2013 vẫn chưa được bồi thường. Nếu bồi thường đầy đủ thì ông có số tiền khoảng 300 triệu đồng, còn muốn được bồi thường nhanh thì phải chịu chấp nhận mức thỏa thuận, chỉ còn khoảng 120 triệu đồng. Ông cho biết, lúc ký hợp đồng và nhận tiền, doanh nghiệp bảo hiểm không nói trước vấn đề giảm từ 15%-60% đối với tôm trên 50 ngày tuổi, để rồi đến khi bồi thường thiệt
2
hại thì mới đưa ra thỏa thuận. Ông Hên bức xúc: "Biểu phí bồi thường ngay từ đầu do công ty bảo hiểm quyết định chứ có phải do dân đâu mà bây giờ công ty kêu gọi dân chia sẻ. Mới chỉ là thí điểm thôi mà còn ngược xuôi đủ điều, chúng tôi thấy nản lắm. Nếu nhân rộng mà làm như thế này chắc chẳng ai tham gia…". Anh Trần Văn Hải, cán bộ nông nghiệp xã Tạ An Khương, bộc bạch: "Bảo hiểm nông nghiệp là một chủ trương lớn, hợp lòng dân. Lúc đầu thực hiện, chúng tôi có nhiều cố gắng tuyên truyền vận động người dân tham gia. Đến nay, khi nông dân bị thiệt hại thì lại bị chính Công ty Bảo Minh (đại diện cho Nhà nước thực hiện việc chi trả tiền đền bù hỗ trợ thiệt hại cho dân) "cò kè bớt một thêm hai" khiến cho ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp không đạt hiệu quả".
Vinare gặp khó trong việc thực hiện tái bảo hiểm do trên thị trường tái bảo hiểm quốc tế, ngoài việc BHNN rất khó thu xếp do rất hạn chế các nhà nhận tái bảo hiểm, BHNN của Việt Nam trong giai đoạn thí điểm cũng không thể hấp dẫn do: rủi ro cao, điều kiện rộng, phí rất cạnh tranh, tỷ trọng phí bảo hiểm cây lúa thấp, thủy sản cao, thiếu sự minh bạch về số liệu, nhiều vấn đề liên quan đến giám định tổn thất và giải quyết bồi thường,…Kết quả kinh doanh BHNN theo chương trình thí điểm trong năm 2012 có kết quả rất xấu và kế hoạch 2013 thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số phí bảo hiểm.