Mô tả sơ bộ thông tin dự án Tên dự án : Khách sạn 4 sao Hưng Nguyên Địa điểm đầu tư : Ấp Cửa Lấp, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, Kiên Giang Diện tích khu đất :6000 m2 Loại hình :
Trang 1Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - -
THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ
KHÁCH SẠN 4 SAO HƯNG NGUYÊN
Tp.Hồ Chí Minh - Tháng 3 năm 2014
Trang 2Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - -
THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ
KHÁCH SẠN 4 SAO HƯNG NGUYÊN
Tp.Hồ Chí Minh - Tháng 3 năm 2014
Trang 3CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 4
I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư 4
I.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án 4
II.1 Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án 5
II.1.1 Kinh tế vĩ mô và chính sách phát triển du lịch của đất nước 5
II.1.2 Các điều kiện và cơ sở của dự án 8
II.2 Mục tiêu của dự án 12
II.2.1 Mục tiêu chung 12
II.2.2 Mục đích đầu tư 12
II.3 Kết luận về sự cần thiết đầu tư dự án 12
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 14
III.1 Địa điểm đầu tư 14
III.2 Khí hậu 14
III.3 Địa hình 15
III.4 Hạ tầng khu đất xây dựng dự án Error! Bookmark not defined III.4.1 Hiện trạng dân cư Error! Bookmark not defined III.4.2 Hiện trạng lao động Error! Bookmark not defined III.4.3 Hiện trạng sử dụng đất Error! Bookmark not defined. III.5 Nhận xét chung 15
CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 16
IV.1 Quy mô dự án 16
IV.2 Hạng mục công trình 16
IV.3 Tiến độ thực hiện dự án 16
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC XÂY DỰNG 17
V.1 Tính chất khu quy hoạch 17
V.2 Giải pháp về quy hoạch – kiến trúc 17
V.2.1 Các chỉ tiêu sử dụng đất dự kiến 17
V.2.2 Bố cục quy hoạch 17
CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 18
VI.1 Đánh giá tác động môi trường 20
VI.1.1 Giới thiệu chung 20
VI.1.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 20
VI.2 Tác động của dự án tới môi trường 21
VI.2.1 Trong giai đoạn thi công xây dựng 21
VI.2.2 Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 21
VI.3 Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường 21
VI.3.1 Trong giai đoạn xây dựng hạ tầng và công trình kiến trúc 21
VI.3.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 22
VI.4 Kết luận 22
CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 23
VII.1 Cơ sở lập tổng mức đầu tư 23
VII.2 Nội dung tổng mức đầu tư 24
VII.2.1 Nội dung 24
VII.2.2 Kết quả tổng mức đầu tư 25
Trang 4VIII.1 Kế hoạch đầu tư 27
VIII.2 Tiến độ sử dụng vốn Error! Bookmark not defined. VIII.3 Nguồn vốn thực hiện dự án 28
VIII.4 Tổng sử dụng vốn Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG IX: KẾ HOẠCH VAY VỐN VÀ HOÀN TRẢ VỐN VAY 29
IX.1 Kế hoạch vay vốn 29
IX.2 Kế hoạch hoàn trả vốn vay 30
CHƯƠNG X: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN 31
X.1 Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 31
X.1.1 Giả định về doanh thu 31
X.1.2 Giả định về chi phí 31
X.2 Báo cáo thu nhập dự trù 34
X.3 Báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư (TIPV) 35
X.4 Hệ số đảm bảo trả nợ 38
X.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 38
CHƯƠNG XI: PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN Error! Bookmark not defined XI.1 Nhận diện rủi ro Error! Bookmark not defined XI.2 Phân tích độ nhạy Error! Bookmark not defined XI.3 Kết luận Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG XII: KẾT LUẬN 39
Trang 5CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư
Chủ đầu tư : Công ty TNHH Hưng Nguyên
Đại diện pháp luật : Nguyễn Hồ Ngọc Hằng Chức danh: Giám Đốc
I.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Tên dự án : Khách sạn 4 sao Hưng Nguyên
Địa điểm đầu tư : Ấp Cửa Lấp, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, Kiên Giang
Diện tích khu đất :6000 m2
Loại hình : Khách sạn cao cấp
Mục tiêu dự án :Đầu tư xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao
Đối tượng mục tiêu : Khách du lịch và khách có nhu cầu cư trú ngắn hạn
Mục đích đầu tư : Hướng tới sự phát triển du lịch bền vững, góp phần thúc đẩy kinh
tế xã hội của tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện đảo Phú Quốc nói riêng
Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý
Tổng mức đầu tư : 163,300,000,000 đồng
- Vốn vay : 80,000,000,000 đồng
- Vốn chủ sở hữu : 83,300,000,000 đồng
Tiến độ thực hiện : bao gồm các giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị : 3 tháng
- Giai đoạn xây dựng : 18 tháng
Trang 6CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN
II.1 Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án
II.1.1 Kinh tế vĩ mô và chính sách phát triển du lịch của đất nước
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế-xã hội nước ta những tháng đầu năm 2013 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn Mặc dù các điều kiện về tài chính toàn cầu đã và đang được cải thiện; những rủi ro ngắn hạn đang có dấu hiệu giảm bớt; một số nền kinh tế lớn đang áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ và tài chính nhằm tăng cầu trong nước nhưng nhìn chung, kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi, tăng trưởng chậm và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2013 ước tính tăng 4.90% so với cùng kỳ năm 2012 (quý I tăng 4.76%; quý II tăng 5.00%), trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.07%, đóng góp 0.40 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5.18%, đóng góp 1.99 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5.92%, đóng góp 2.51 điểm phần trăm
Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2013 - Nguồn: Tổng cục Thống kê
Về vận tải hành khách:
Khách quốc tế đến Việt Nam trong những tháng gần đây đã có dấu hiệu tích cực hơn mặc dù mức tăng còn thấp Trong sáu tháng đầu năm, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 3540.4 nghìn lượt người, tăng 2.6% so với cùng kỳ năm trước (quý I giảm 6.2%, quý II tăng 13.5%), trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 2169.4 nghìn lượt người, tăng 4.9%; đến vì công việc 592.5 nghìn lượt người, tăng 1.8%; thăm thân nhân đạt 590 nghìn lượt người, giảm 1% Trong sáu tháng đầu năm 2013, khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng không đạt 2858 nghìn lượt người, tăng 0.8% so với cùng kỳ năm 2012; khách đến bằng
Trang 7đường bộ đạt 561.8 nghìn lượt người, tăng 12.5%; khách đến bằng đường biển đạt 120.5 nghìn lượt người, tăng 2.7%
Ước tính tháng 6
2013
6 tháng năm 2013
Tháng 6/2013 so với tháng trước (%)
Tháng 6/2013
so với tháng 6/2012
Đi công việc 91,996 592,478 97.8 125.1 101.8
Thăm thân nhân 95,713 589,970 103.0 130.8 99.0
Các mục đích khác 31,403 188,531 106.3 78.3 91.6
Nguồn : Tổng cục Thống kê
Một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta tăng so với cùng kỳ năm trước là: Trung Quốc 825.7 nghìn lượt người, tăng 21%; Hàn Quốc 385.9 nghìn lượt người, tăng 4.3%; Nhật Bản 294.5 nghìn lượt người, tăng 1.9%; Australia 160.5 nghìn lượt người, tăng 7.3%; Malaysia 163.3nghìn lượt người, tăng 12.2%; Thái Lan 129.4 nghìn lượt người, tăng 24.3%; Nga 153.9 nghìn lượt người, tăng 60.4% Một số nước và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta giảm so với cùng kỳ năm trước là: Hoa Kỳ 232.6 nghìn lượt người, giảm 5%; Đài Loan 182.1 nghìn lượt người, giảm 18.1%; Campuchia 155.9 nghìn lượt người, giảm 5.2%; Pháp 109.1 nghìn lượt người, giảm 10.5%
Chính sách phát triển du lịch của đất nước
Chính phủ Việt Nam đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn Quan điểm này được thể hiện trong Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/ 2013 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
Trong quyết định này, Chính phủ cũng đề ra định hướng:
1 Phát triển thị trường khách du lịch: Đẩy mạnh phát triển đồng thời cả du lịch nội địa
và du lịch quốc tế; chú trọng phân đoạn thị trường khách có mục đích du lịch thuần túy, nghỉ dưỡng, lưu trú dài ngày và chi tiêu cao
- Khách du lịch nội địa
Trang 8+ Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng khách với mục đích nghỉ dưỡng,
giải trí, nghỉ cuối tuần, lễ hội tâm linh, mua sắm
+ Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch chuyên biệt và du lịch kết hợp
công vụ
- Khách du lịch quốc tế
+ Thu hút, phát triển mạnh thị trường gần như Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc,
Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan); ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Lào, Campuchia)
+ Tăng cường khai thác thị trường truyền thống cao cấp từ Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ,
châu Đại Dương và Đông Âu (Nga, Ukraina)
+ Mở rộng thị trường mới: Trung Đông, Ấn Độ
2 Phát triển sản phẩm du lịch
- Ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm chính:
+ Phát triển mạnh hệ thống sản phẩm du lịch biển có khả năng cạnh tranh trong khu vực
về nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển, hệ sinh thái biển Khai thác hệ thống đảo ven
bờ phục vụ phát triển du lịch
+ Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống Phát triển mạnh du lịch ẩm thực Phát huy các giá trị văn hóa vùng miền làm nền tảng cho các sản phẩm du lịch đặc trưng
+ Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, chú trọng khám phá hang động,
du lịch núi, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn
- Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng được tổ chức theo các không gian
phát triển du lịch với tính chất đặc trưng nổi trội để tạo dựng thương hiệu từng vùng có sản phẩm điểm đến tổng hợp
- Đa dạng hóa sản phẩm phục vụ các đối tượng khách với những nhu cầu đa dạng như:
Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm); du lịch đô thị; du lịch giáo dục;
du lịch thể thao; du lịch dưỡng bệnh; du lịch du thuyền; du lịch làm đẹp…
- Tăng cường liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp; theo khu vực, các hành lang kinh tế; cùng các ngành vận chuyển, các liên kết vùng, liên vùng và quốc tế để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn
3 Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch
- Lữ hành: Tăng cường hoạt động tổ chức kinh doanh các dịch vụ lữ hành du lịch thu hút, đón tiếp và phục vụ khách du lịch quốc tế vào Việt Nam du lịch, đồng thời phục vụ tốt cho cư dân Việt Nam đi du lịch ở trong nước và nước ngoài; đẩy mạnh hoạt động lữ hành kết nối các điểm hấp dẫn du lịch và hệ thống dịch vụ trên địa bàn điểm đến
- Lưu trú: Mở rộng và nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú du lịch trong đó chú trọng loại hình lưu trú nghỉ dưỡng chất lượng cao với đa dạng dịch vụ bổ sung, nâng cao chất lượng dịch
vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách
- Ăn, uống: Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực, món ăn truyền thống Hình thành chuỗi nhà hàng ẩm thực có thương hiệu vươn ra thị trường quốc tế, nâng cao vị thế văn hóa ẩm thực Việt Nam
Trang 9- Khu du lịch, điểm du lịch: Chú trọng phát triển kinh doanh các khu, điểm du lịch quốc gia, mở rộng kinh doanh các khu, điểm du lịch đặc thù địa phương
- Vui chơi, giải trí: Tăng cường và mở rộng phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, đặc biệt ở các khu du lịch quốc gia và các đô thị lớn
II.1.2 Các điều kiện và cơ sở của dự án
Vị trí - Giấc mơ của nhà đầu tư
Một trong những chức năng quan trọng của du lịch nghỉ dưỡng ngoài vui chơi, giải trí
và khám phá là khôi phục sức khỏe (thể lực và trí lực) của con người sau những ngày lao động căng thẳng Chính vì vậy địa điểm đến nghỉ ngơi thường là những nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, phong cảnh đẹp như các bãi biển, vùng núi, vùng nông thôn hoặc vùng ven sông,
hồ, thác,
Khi quyết định nên lựa chọn địa điểm nào để đầu tư chúng tôi không ngần ngại chọn một địa điểm được xem là có mức độ đầu tư thấp nhất Việt Nam với vị trí chiến lược Đông Nam Á cùng những bãi biển tuyệt đẹp, cảnh quan hoang sơ, cơ sở hạ tầng đang trong quá trình xây dựng và số lượng khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng còn hạn chế nhưng lại hoạt động tốt hơn các địa điểm khác tại Việt Nam Đó chính là Phú Quốc
Phú Quốc, như tên gọi của nó là “miền đất giàu có” nằm ở phía Tây Nam của Tổ Quốc
trong vùng vịnh Thái Lan, trải dài từ vĩ độ 9°53′N đến 10°28′N và kinh độ 103°49′E đến 104°05′E, cách Hà Tiên 40km về phía Tây và 12km từ bờ biển Campuchia Chiều dài 50 km từ Bắc xuống Nam và rộng 25km từ Đông sang Tây làm cho Phú Quốc trở thành hòn đảo lớn nhất trong vịnh Thái Lan với diện tích 574km2 Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc, trực thuộc tỉnh Kiên Giang Phú Quốc gồm 2 thị trấn và 8 xã, thị trấn lớn nhất của đảo Phú Quốc là Dương Đông, tọa lạc phía Tây của đảo
Hơn một nửa diện tích của đảo được bao phủ bởi rừng Với hơn 12km bờ biển và sự thu hút về lịch sử cũng như văn hóa, Phú Quốc trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam
Hiện nay để đến Phú Quốc chỉ cần gần một giờ bay từ Tp.HCM thông qua cảng hàng không quốc tế Phú Quốc hoặc ba tiếng tàu thủy cao tốc từ cảng Rạch Giá (Kiên Giang)
Trang 10 Nguồn cung – Quy mô nhỏ và còn hạn chế về số lượng
Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang, đầu năm 2013, mỗi tháng đảo Phú Quốc đón khoảng 38,000 lượt khách, nhưng bước sang quý II đã tăng lên khoảng 70,000 lượt mỗi tháng Hiện nay, cả đảo có khoảng 2,900 phòng nhưng chỉ có khoảng 600 phòng
Trang 11được xếp hạng sao để phục vụ du lịch, phần lớn là khách sạn mini và nhà khách Các khách sạn trên đảo thường xuyên kín phòng với công suất trung bình khoảng 85% - 95% Ngành du lịch dự kiến, với tốc độ tăng trưởng lượng khách như hiện nay, trong khoảng 2-3 năm tới, Phú Quốc cần thêm khoảng 3,000 phòng khách sạn
Chính sách phát triển Phú Quốc của Chính phủ:
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đến năm 2030 Mục tiêu của việc điều chỉnh nhằm xây dựng đảo phát triển bền vững; hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng biển và hải đảo Theo quy hoạch điều chỉnh,
mô hình phát triển thành phố du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc sẽ là cấu trúc chuỗi tập trung, đa trung tâm
Cụ thể: cấu trúc không gian theo trục chính Bắc - Nam An Thới - Cầu Trắng, trục giao thông vòng quanh đảo Bãi Vòng - Bãi Thơm - Rạch Tràm - Rạch Vẹm kết nối cảng biển quốc tế An Thới, Bãi Đất Đó, sân bay quốc tế Phú Quốc Khu đô thị Dương Đông sẽ là trung tâm của thành phố du lịch đảo Phú Quốc Đây là trung tâm hành chính, dịch vụ công cộng, thương mại, tài chính quốc tế, dịch vụ du lịch và khu dân cư tập trung của đảo Du lịch là một trong những định hướng phát triển chính của đảo Phú Quốc Trong hệ thống các khu du lịch, quy hoạch có 15 khu du lịch sinh thái Các công trình xây dựng được khống chế thấp tầng, các khách sạn không được vượt quá 8 tầng Các khu nghỉ dưỡng hỗn hợp tùy theo vị trí mà bố trí một hoặc nhiều khách sạn
Theo quy hoạch, trong tương lai, đảo Phú Quốc sẽ trở thành đô thị trực thuộc trung ương - trung tâm giao thương quốc tế và là cực tăng trưởng động lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc điều chỉnh bao gồm 2 thị trấn (Dương Đông, An Thới) và 8 xã (Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Cửa Dương, Dương Tơ, Thổ Châu và Hòn Thơm) Bộ Xây dựng cho biết, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng sẽ góp phần giải quyết những bất cập trước đây để đảo Phú Quốc có thể phát huy tối đa lợi thế, đáp ứng yêu cầu phát triển Do đó, ngoài việc tuân thủ định hướng phát triển về cả an ninh, quốc phòng, kinh tế, xã hội, quy hoạch được điều chỉnh phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài
Với lợi thế về vị trí, giàu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái rừng, biển và dịch vụ du lịch cao cấp, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu xây dựng Phú Quốc thành một hòn đảo có tên trên bản đồ các đảo nổi tiếng thế giới
Căn cứ pháp lý của dự án
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Trang 12 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình;
Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;
Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy;
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh
dự toán xây dựng công trình;
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự
án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
Trang 13 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Quyết định số 02/2001/QĐ-TCDL ngày 27 tháng 4 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về việc bổ sung, sửa đổi Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn;
Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
TCVN 5065 -1990 : Khách sạn – Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 4391-2009 : Khách sạn – Xếp hạng ;
II.2 Mục tiêu của dự án
II.2.1 Mục tiêu chung
Đầu tư xây dựng một khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp khép kín đạt tiêu chuẩn 4 sao Đây sẽ là khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp phục vụ cho đối tượng dân sinh: khai thác hiệu quả kinh tế, thu nhập từ nguồn thu khách du lịch trong và ngoài nước, doanh nhân có mức tiêu dùng cao
II.2.2 Mục đích đầu tư
Hướng tới sự phát triển du lịch bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện đảo Phú Quốc nói riêng
II.3 Kết luận về sự cần thiết đầu tư dự án
Phú Quốc lâu nay được biết đến như một thiên đường du lịch nghỉ dưỡng của Việt Nam với vẻ đẹp hoang sơ nguyên bản Hòn đảo xinh đẹp này đang dần trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trong nước và quốc tế Hiểu rõ lợi thế về vị trí đầu tư, sự thiếu hụt cơ sở lưu trú có chất lượng cao cùng những chính sách ưu đãi của Chính phủ trong việc phát triển du lịch huyện đảo Phú Quốc nói riêng và du lịch cả nước nói chung, Công ty TNHH Hưng Nguyên chúng tôi rất mong muốn được triển khai dự án “Khách sạn 4 sao Hưng Nguyên” tại
ấp Cửa Lấp, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Dự án này sẽ được xây dựng trên diện tích 6,000 m2 với 240 phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao Dự án cũng bao gồm nhiều hạng mục khác như hệ thống nhà hàng, siêu thị, hồ
bơi, câu lạc bộ biển, Với tổng vốn đầu tư trên 190 tỷ đồng, Khách sạn 4 sao Hưng Nguyên
nằm tại trung tâm xã Dương Tơ, nơi vừa khánh thành sân bay quốc tế Phú Quốc, trên trục đường chính từ sân bay quốc tế về thị trấn Dương Đông Công trình dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào khoảng tháng 1 năm 2015 Quy hoạch kiến trúc chung của dự án theo phong cách đương đại, phù hợp với du khách đến nghỉ dưỡng và đáp ứng nhu cầu lưu trú cao cấp của khách du lịch quốc tế Tất cả phòng nghỉ đều có tầm nhìn hướng biển hoặc núi đồi, được bao quanh bởi không gian xanh Sau khi hoàn thành, khu du lịch nghỉ dưỡng Phú Quốc sẽ là một nơi thân thiện với môi trường, hài hòa với thiên nhiên
Trang 14Tóm lại, với năng lực và tâm huyết nghề nghiệp của tập thể lãnh đạo, đội ngũ nhân viên Công ty TNHH Hưng Nguyên, chúng tôi tin tưởng dự án “Khách sạn 4 sao Hưng Nguyên” hội
tụ những căn cứ và điều kiện cần thiết để thực hiện; đồng thời đây chính là một đầu tư cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay
Trang 15CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
III.1 Địa điểm đầu tư
Dự án Khách sạn 4 sao Hưng Nguyên được xây dựng tại ấp Cửa Lấp, xã Dương Tơ,
huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Vị trí khu đất như sau:
- Phía Bắc giáp đường dự kiến rộng 10m
- Phía Đông giáp đất dân
- Phía Nam giáp đất Công ty Cổ phần Linh Chi
- Phía Tây giáp hành lang bãi biển
Khu du lịch nghỉ dưỡng Phú Quốc giáp các dự án sau:
- Phía Bắc giáp Khu nghỉ dưỡng Salinda do Công ty An Cường làm chủ đầu tư
- Phía Nam giáp Cửu Long Phú Quốc Resort
III.2 Khí hậu
Khí hậu trên đảo Phú Quốc thuộc loại nhịêt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều, ) Có hai mùa chính: mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 Hai bờ Tây và Đông của đảo chịu ảnh hưởng của gió mùa, tuy nhiên do nằm trong vùng vị trí đặc biệt của vịnh Thái Lan nên ít bị thiên tai Chính vì điều kiện khí hậu như vậy nên Phú Quốc có được một nguồn tài nguyên vô giá là rừng nhiệt đới, trong đó có rất nhiều giống, loài đặc hữu Đây là vốn quý nhất để phát triển du lịch sinh thái trên hòn đảo này
Nhiệt độ: Phú Quốc được thừa hưởng một nhiệt độ rất phù hợp, trung bình là 27.70C với nhiệt độ trung bình ban ngày tối đa 31.20C và tối thiểu trung bình là 24.60C Với nhiệt độ luôn ấm áp, Phú quốc là nơi hoàn hảo cho một kỳ nghỉ bãi biển
Trang 16Lượng mưa: Phú Quốc có tháng khô hạn nhất từ tháng 11 đến tháng tháng 3 khi lượng mưa trung bình chỉ là một 43mm/tháng Tháng 1 và tháng 2 là những tháng khô hạn nhất trong năm và cũng là mùa phổ biến nhất để du khách đến tham quan và khám phá đảo Phú Quốc
Trang 17CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
IV.1 Quy mô dự án
Diện tích khu đất quy hoạch : 6,000 m2 tại ấp Cửa Lấp, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
1 Giao thông chính bãi để xe
2 Đường giao
Tổng cộng
IV.3 Tiến độ thực hiện dự án
Dự án được tiến hành thực hiện từ quý II/2014 đến quý IV/2015 bao gồm các giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị và đầu tư: Từ quý II/2014 đến quý IV/2015
Các giai đoạn đầu tư Thời gian Bắt đầu Kết thúc
1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 1 tháng 4/1/2014 6/1/2014
2 Giai đoạn đầu tư xây dựng 15 tháng 7/1/2014 9/1/2015
3 Giai đoạn đầu tư lắp đặt thiết bị 15 tháng 10/1/2014 12/1/2015
Trang 18CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC XÂY
DỰNG
V.1 Tính chất khu quy hoạch
Tính chất của khu quy hoạch là xây dựng khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp phục vụ nhu cầu ở, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và điều dưỡng cho du khách trong và ngoài nước đạt tiêu chuẩn 4 sao
V.2 Giải pháp về quy hoạch – kiến trúc
1 Giao thông chính bãi để xe
Khu du lịch nghỉ dưỡng Phú Quốc sẽ được các chuyên gia kiến trúc nổi tiếng thiết kế,
có bố cục không gian uyển chuyển, hài hòa giữa địa hình tự nhiên, mặt biển và sắc thái hoạt động vui chơi giải trí Cấu trúc trục cảnh quan chính uốn lượn theo hình thể của biển
Khách sạn Hưng Nguyên sẽ bố trí các phân tầng như sau:
+ Tầng trệt: Siêu thị và nhà hàng ăn uống (phục vụ khách trong khách sạn)
+ Tầng lầu 1 đến tầng lầu 7: phòng khách sạn
Với thiết kế kiến trúc độc đáo của khách sạn 4 sao, mỗi phòng khách sạn có diện tích 30
m2, được thiết kế không gian sang trọng, hướng ra biển và có đầy đủ tiện nghi trong phòng
Trang 19CHƯƠNG VI: QUY MÔ VÀ CÔNG SUẤT HOẠT ĐỘNG
BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC NHÂN SỰ
VI.1 Quy mô khách sạn
Khách sạn 04 sao Hưng Nguyên được xây dựng với quy mô 245 phòng
Khách sạn có các loại phòng tiêu chuẩn như sau:
Loại 1 (phòng Standard)
Loại 2 (phòng Superior)
Loại 3 (phòng Deluxe)
Loại 4 (phòng Suite)
VI.2 Lựa chọn công suất phục vụ
Mục tiêu công suất phục vụ của khách sạn vào năm đầu tiên hoạt động là trên 50%/năm
Vào năm thứ hai tốc độ tăng công suất đạt mức ổn định là 80%/năm
VI.3 Bộ máy tổ chức nhân sự và nhu cầu nhân sự tiền lương
Sơ đồ bộ máy quản lý của khách sạn
Đây là mô hình trực tuyến - tham mưu, tức là các phong ban không có quyền ra lệnh trực tiếp các bộ phận kinh doanh mà chỉ tham mưu tư vấn giúp cho giám đốc ra quyết định tối
ưu Giám đốc vạch ra các chế độ quản lý như phân công việc và chi tiết hoá nhiệm vụ cho các trưởng bộ phận, các trưởng bộ phận phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong tổ chức của mình
Nhu cầu sử dụng lao động và bảng lương
(người) Lương/tháng (ngàn đồng) Quỹ BHXH, BHYT (ngàn đồng)