1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Khảo sát năng suất sinh sản của lợn nái f1(landrace x yorkshire) phối với lợn đực duroc nuôi tại gia trại quảng ninh

80 525 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 2,98 MB

Nội dung

“Khảo sát năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc nuôi tại gia trại Quảng Ninh“Khảo sát năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc nuôi tại gia trại Quảng Ninh“Khảo sát năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc nuôi tại gia trại Quảng Ninh“Khảo sát năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc nuôi tại gia trại Quảng Ninh

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

LỜI CẢM ƠN iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iv

DANH MỤC ĐỒ THỊ iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 2

1.2.1 Mục tiêu 2

1.2.2 Yêu cầu 2

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3

2.1.1 Nguồn gốc, đặc điểm của lợn 3

2.1.2 Đặc điểm sinh lý sinh sản ở lợn 6

2.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI 13

2.2.1 Nhóm chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái 13

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái 17

2.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 24

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 24

2.3.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 28

PHẦN 3 VẬT LIỆU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

3.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 31

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 31

3.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 31

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 31

3.2.1 Một số chỉ tiêu nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái F1( Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc 31

Trang 2

3.2.2 Một số chỉ tiêu nghiên cứu về năng suất sinh sản lợn nái F1(Landrace x

Yorkshire) phối với lợn đực Duroc 31

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

3.3.1 Bố trí thí nghiệm theo dõi năng suất sinh sản 32

3.3.2 Phương pháp thống kê theo dõi và xác định các chỉ tiêu 36

3.4 XỬ LÝ SỐ LIỆU 37

PHẦN 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 38

4.1 NĂNG SUẤT SINH SẢN CHUNG CỦA LỢN NÁI 38

4.1.1 Sinh lý, sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) 38

4.1.2 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) 41

4.2 NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI F1(LANDRACE X YORKSHIRE) QUA CÁC LỨA ĐẺ 49

4.2.1 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) ở lứa 1 49

4.2.2 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) ở lứa 2 50

4.2.3 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) ở lứa 3 52

4.2.4 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) ở lứa 4 53

4.2.5 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) ở lứa 5 54

4.2.6 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) ở lứa 6 55

4.2.7 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc 57

4.2.8 Biểu đồ thể hiện khả năng sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc 58

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63

5.1 KẾT LUẬN 63

5.2 ĐỀ NGHỊ 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang làniềm vinh dự, tự hào đối với em Giúp em có điều kiện học tập về chuyên môn, tudưỡng đạo đức, tác phong nghề nghiệp, hành trang để bước vào cuộc sống

Trong suốt thời gian học tập tại trường, em không chỉ được học tập lý thuyếttrong sách vở, trên giảng đường mà còn được thực tiễn bên ngoài để củng cố kiếnthức chuyên môn, nâng cao tay nghề, mở rộng sự hiểu biết Đặc biệt, trong thờigian thực tập tốt nghiệp tại Trang trại chăn nuôi lợn của chị Hoa, xã Bình Khê,huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, đã giúp em có điều kiện củng cố thêm kiếnthức chuyên môn, trau dồi và tích lũy những kinh nghiệm quý báu cho bản thân

Được sự quan tâm của lãnh đạo Ban Giám Hiệu Trường Đại Học NôngLâm Bắc Giang, tập thể cán bộ giảng viên khoa Chăn nuôi - Thú y và sự hướng

dẫn tận tình của thầy PGS.TS Mai Văn Sánh giảng viên khoa Chăn nuôi - Thú y.

Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi đến Ban Giám Hiệu nhà trường, các thầy, cô

trong khoa Chăn nuôi - Thú y, thầy Mai Văn Sánh, chủ trại lợn chị Hồ Thị Hoa

cùng các anh chị công nhân viên trong trang trại lời cảm ơn chân thàn nhất!

Do điều kiện về thời gian cũng như kinh nghiệm của bản thân còn nhiềuhạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong được sự giúp

đỡ chỉ bảo của thầy cô trong khoa Chăn nuôi - Thú y để em có thể tiến bộ hơn

Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô, các anh chị công nhân viêntrong trang trại lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt

Em xin chân thành cảm ơn !

Bắc Giang, ngày 26 tháng 05 năm 2018 Sinh Viên

Trang 4

Nguyễn Thị Hà

DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG 2.1 THỨC ĂN DÀNH CHO LỢN NÁI MANG THAI 18BẢNG 2.2 HÀM LƯỢNG AXITAMIN CHO LỢN NÁI CHỬA VÀ NUÔI CON 19BẢNG 2.3 NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA ĐÀN LỢN F1(LANDRACE X YORKSHIRE) Ở

MỸ, ANH, CANADA (1994) 28BẢNG 3.1 CƠ CẤU ĐÀN TẠI CƠ SỞ TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP TỪ 15/1 - 25/532

BẢNG 3.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CHO LỢN TẠI CƠ SỞ CHĂN NUÔI 33BẢNG 4 1 SINH LÝ, SINH SẢN CỦA LỢN NÁI F1(LANDRACE X YORKSHIRE) 38BẢNG 4.2 NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI F1(LANDRACE X YORKSHIRE) 41BẢNG 4.4 NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI F1(LANDRACE X YORKSHIRE) Ở LỨA 2 51BẢNG 4 5 NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI F1(LANDRACE X YORKSHIRE) ỞLỨA 3 52BẢNG 4.7 NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI F1(LANDRACE X YORKSHIRE) Ở LỨA 5 54BẢNG 4 8 NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI F1(LANDRACE X YORKSHIRE) ỞLỨA 6 55BẢNG 4.9 NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI F1(LANDRACE X YORKSHIRE) QUA CÁC LỨA 57

DANH MỤC ĐỒ THỊ

BIỂU ĐỒ 4.1: SỐ CON SINH RA/Ổ 58BIỂU ĐỒ 4.2: SỐ CON CÒN SỐNG/Ổ 59BIỂU ĐỒ 4.3 BIỂU ĐỒ SỐ CON CAI SỮA/Ổ 60

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

Phần I

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Ở nước ta, trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn đã có nhữngbước phát triển khá mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong việc cung cấp thực phẩmđáp ứng nhu cầu đời sống ngày một cao của nhân dân

Do nhu cầu tiêu thụ thịt trong nước đang tăng nhanh đặc biệt là thịt nạc,

sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng con giống, giá cả và các sản phẩm chế biến

từ thịt lợn trên thị trường quốc tế và trong nước, nhiều hộ nông dân, các trangtrại và các xí nghiệp chăn nuôi lợn chuyển chăn nuôi truyền thống sang hướngchăn nuôi công nghiệp

Nhưng sản lượng thịt còn thấp, chất lượng thịt chưa cao, chưa đủ sức cạnhtranh với thị trường trên thế giới cũng như chưa đáp ứng được thị yếu người tiêudùng Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng các giống lợn ngoạiđạt năng suất cao trong các cơ sở giống gốc

Việc nhập các giống lợn ngoại có tầm vóc lớn, sinh trưởng nhanh, sinhsản tốt, tỷ lệ thịt nạc cao như: Landrace (L), Yorkshire (Y), Duroc (D), Pietrain(P) đã trở thành yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất và tỷ lệ nạctrong sản xuất chăn nuôi lợn ở nước ta Sử dụng các tổ hợp lai ngoại x ngoạinhằm sản xuất lợn thương phẩm nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quảkinh tế đã được sử dụng ở hầu hết các cơ sở chăn nuôi lợn công nghiệp

Ở hầu hết các cơ sở chăn nuôi lợn hiện nay việc nhân giống và lai tạogiống đã trở thành khâu quan trọng trong phương hướng phát triển chăn nuôilợn, nhờ đó đã tạo ra các công thức lai cho ra đời các thế hệ con lai có khả năngsinh sản tốt, tăng trọng nhanh, sức chống đỡ với bệnh tật tốt, chi phí thức ăngiảm và tỷ lệ nạc cao, đáp ứng nhu cầu nuôi lợn hướng nạc phục vụ cho ngườitiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Trang 8

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của người dân tăng ca, kéotheo đó là nhu cầu về thực phẩm chất lượng cũng theo đó tăng lên, đặc biệt làthịt lợn nhiều nạc Vì vậy, ngành chăn nuôi đã và đang mở rộng theo hướng tăngnăng suất và tăng tỷ lệ nạc Chính vì vậy, lợn lai 2 - 3 máu, lợn ngoại được đưavào nuôi phổ biến trong các nông hộ và trang trại chăn nuôi.

Xuất phát từ xu thế và thực tế trên, nhằm nâng cao kiến thức cũng như gópphần đẩy mạnh công tác chăn nuôi lợn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Khảo sát năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x

Yorkshire) phối với lợn đực Duroc nuôi tại gia trại Quảng Ninh

Trang 9

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1 Nguồn gốc, đặc điểm của lợn

2.1.1.1 Lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire)

2.1.1.1.3 Đặc điểm sinh trưởng

Lợn có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh, khối lượng khi trưởng thànhlên tới 300kg (con đực), 250kg (con cái)

Lợn có mức tăng khối lượng bình quân 700g/con/ngày, tiêu tốn thức ăntrung bình khoảng 3,0kg/kg khối lượng, tỷ lệ nạc 56%

Duroc là giống lợn được nhập vào nước ta năm 1956 ở miền Nam Đếnnăm 1975 nhập vào nước ta qua các chương trình và công ty chăn nuôi GiốngDuroc được chọn làm một trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạchóa đàn lợn ở Việt Nam Lợn Duroc chủ yếu được sửa dụng các tổ hợp lai kinh

Trang 10

tế với lợn nội hoặc lai ngoại với ngoại nhằm đạt mức tăng trọng nhanh, tỷ nạccao Tuy nhiên, nuôi lợn Duroc cần có chế độ dinh dưỡng cao và chăm sóc tốtmới đạt được kết quả tốt.

Lợn Duroc được sử dụng làm dòng đực để lai với lợn nái lai F1(Yorkshire

x Landrace) hoặc F1(Landrace x Yorkshire) tạo lợn thịt thương phẩm có tốc độsinh trưởng nhanh và tỷ lệ thịt nạc cao (54 - 56%)

2.1.1.2.2 Đặc điểm ngoại hình

Lợn có màu lông đa dạng từ màu vàng đến màu hung đỏ (thường gọi làlợn bò) thân ngắn, bốn chân và mõm có màu đen Ngoại hình cân đối, thể chấtvững chắc, tai to ngắn cụp che mắt, 4 chân chắc khỏe

2.1.1.2.3 Đặc điểm sinh trưởng

Lợn trưởng thành con đực đạt 250 - 300 kg, con cái đạt 200 - 230 kg Tăngtrọng 785g/ngày, nuôi 172 - 175 ngày đạt khối lượng 100kg và cho tỷ nạc cao

2.1.1.3 Giống lợn Landrace

2.1.1.3.1 Nguồn gốc

Lợn Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch được hình thành vào nhữngnăm 1924 - 1925, được tạo thành bởi quá trình lai tạo giữa giống lợn Youtland(nguồn gốc từ Đức) với lợnYorkshire (nguồn gốc từ Anh)

Lợn Landrace chủ yếu nuôi ở Đan Mạch Sau năm 1990 được nuôi nhiều

ở nhiều nước Châu Âu do đã được chọn lọc và có năng suất cao Hiện nay ởViệt Nam có Landrace Bỉ, Cuba, Pháp, Nhật

2.1.1.3.2 Đặc điểm ngoại hình

Về ngoại hình, lợn Landrace có dạng hình nêm, toàn thân trắng tuyền, đầunhỏ, dài, tai to rũ xuống kín mặt, cổ nhỏ và dài, vai- lưng- mông- đùi phát triển

2.1.1.3.4 Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản

Lợn Landrace có khả năng thích nghi với điều kiện nóng ẩm kém hơn sovới lợn Yorkshire Lợn nái có thể đạt trọng lượng từ 220 - 250kg, lợn đực có thểđạt trọng lượng từ 280-320kg, tăng trọng bình quân 700 - 800g/ngày Tiêu tốn

Trang 11

thức ăn cho 1kg thể trọng từ 2,7 - 3kg, lợn nuôi thương phẩm có thể đạt khốilượng 90 - 100kg lúc 6 tháng tuổi, tỷ lệ nạc đạt 58 - 60%.

Khả năng sinh sản của lợn cũng tương đối tốt, số con sơ sinh trung bình/ổđạt từ 10 - 11 con, trọng lượng sơ sinh/ con đạt từ 1,3 - 1,4kg Tóm lại, thìgiống lợn Landrace có nhiều ưu điểm: sinh sản tốt, tăng trọng nhanh, tiêu tốnthức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao chất lượng thịt tốt

2.1.1.4 Giống lợn Yorkshire

2.1.1.4.1 Nguồn gốc

Lợn Yorkshire được chọn lọc và nhân giống ở vùng Yorkshire của nướcAnh từ thế kỷ XIX, hiện nay giống lợn này có khả năng thích nghi với môitrường tốt và có năng suất khá cao nên được chọn lọc nhân giống và là cơ sở choviệc lai tạo tạo ra các giống kiêm dụng cho năng suất và và hiện này thì lợnYorkshire là giống phổ biên trên thế giới

2.1.1.4.2 Đặc điểm ngoại hình

Lợn yorkshire thân màu trắng tuyền, đầu nhỏ, tai dựng đứng một số ít cónhóm giống tai hơi nghiêng về phía trước, mõm thẳng, thân hình dài vừa phải,ngực rộng ngoại hình chắc chắn, chân cao, mông đùi to, khung sương vững chắc

2.1.1.4.3 Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản

Lợn trưởng thành con đực đạt 300-400 kg và con cái đạt 250 - 300kg.Không chỉ có những đặc điểm tốt về ngoại hình mà giống lợn Yorkshire còn cócác ưu điểm khác như chịu được kham khổ và năng suất cũng khá cao như tăngtrọng bình quân/ngày đạt 650 - 700g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng tư2,8 - 3,1 kg, tỷ lệ nạc/thịt xẻ tư 55 - 59%

Lợn Yorkshire có khả năng sinh sản rất tốt số con sơ sinh dao động từ10-13 con/ổ và khối lượng sơ sinh đạt 1,1 - 1,2 kg/con, lợn mẹ có ưu điểm nuôicon khéo và đẻ sai, thời gian động dục lần đầu là 203 - 208 ngày, sinh trưởng đạt

100 kg lúc 5 - 6 tháng tuổi Khi nuôi tại Việt Nam số con đẻ ra/ ổ bình quân là

Trang 12

9,57 con, khối lượng đạt1,24 kg/con khối lượng đạt toàn ổ lúc 21 ngày đạt tư 55

Tuổi thành thục về tính là tuổi mà khi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục

và có khả năng sinh sản Lúc này cơ quan sinh dục có những biến đổi sinh lý, cơquan sinh dục cái như: buồng trứng, tử cung, tuyến sữa, âm đạo của con cái đãphát triển có khả năng rụng trứng, chửa, đẻ, nuôi con Ở con đực các tuyến sinhdục như: tinh hoàn, phụ dịch hoàn, ống sinh tinh, bầu dịch hoàn, tuyến sinh dụcphụ phát triển có khả năng sinh tinh, phối giống cho gia súc cái (Nguyễn TấnAnh, 1995)

Sự thành thục về tính thường sớm hơn sự thành thục về thể vóc Nó đặctrưng cho từng loài khác nhau Đối với các giống khác nhau thì thời gian thànhthục về tính khác nhau Ở lợn nội thường 4 - 5 tháng tuổi (120 - 150 ngày), ở lợnngoại (180 - 210 ngày) (Võ Trọng Hốt và cs, 2000)

Do đó, để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể mẹ bìnhthường và chất lượng giống tốt ở thế hệ sau này gia súc được phối giống khi đãqua một số chu kỳ tính Thông thường với lợn nái hậu bị tuổi phối giống lần đầu

là 8 tháng tuổi, lúc này cơ thể có khối lượng bằng 70% khối lượng lúc trưởngthành Phối giống quá sớm khi cơ thể mẹ chưa thành thục về thể vóc sẽ ảnhhưởng xấu đến cơ thể mẹ trong thời gian có chửa, sự phân tán về chất dinhdưỡng ưu tiên phát triển cho bào thai sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cơthể mẹ Ngược lại, cũng không phối giống quá muộn vì nó sẽ ảnh hưởng đếnhoạt động sinh sản của con cái đồng thời ảnh hưởng đến thế hệ sau của chúng

Trang 13

2.1.2.2 Sự thành thục về thể vóc

Sự thành thục về thể vóc là tuổi mà gia súc có sự phát triển về ngoại hình

và thể vóc đạt đến mức độ hoàn chỉnh, xương đã cốt hóa hoàn toàn, tầm vóc ổnđịnh Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn so với tuổi thành thục vềtính, nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về tính thì vẫn tiếp tục sinh trưởnglớn lên Đây là đặc điểm cần chú ý, trong chăn nuôi không nên cho gia súc sinhsản quá sớm (Nguyễn Xuân Tịnh và cs 1996)

Ở lợn cũng vậy nếu phối giống quá sớm tức là cơ thể lợn mới thành thục

về tính chưa thành thục về thể vóc sẽ ảnh hưởng xấu Vì lợn mẹ có thể t hụ thainhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho thai phát triển tốt, nên chất lượng đời con sẽkém Đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xương chậu vẫn còn hẹp dễ gâyhiện tượng khó đẻ Điều này ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái saunày Đối với lợn nái nội khi được 7 - 8 tháng tuổi khối lượng đạt 40 - 50kg mớinên cho phối, đối với lợn nái ngoại khi được 8 - 9 tháng tuổi khối lượng đạt 100

- 110kg mới cho phối

2.1.2.3 Chu kỳ tính

Gia súc thành thục về tính thì cơ thể cái đặc biệt là cơ quan sinh dục có sựbiến đổi kèm theo sự rụng trứng Sự phát triển của trứng dưới sự điều tiết củahormone thùy tuyến yên làm cho trứng chín và rụng một cách có chu kỳ Thờigian một chu kỳ được tính từ lần rụng trứng trước đến lần rụng trứng sau, quátrình này được lặp đi lặp lại trong thời gian nhất định và được gọi là chu kỳ tính.Gia súc khác nhau thì có chu kỳ tính khác nhau

Theo các tác giả Phan Hữu Doanh (1995), Trương Lăng (1997), NguyễnThiện (1998), chu kỳ tính của lợn nái nội là 17 - 21 ngày, lợn nái ngoại từ 17 -

24 ngày, nếu không cho phối giống thì chu kỳ lại nhắc lại Với lợn nội sau caisữa 3 - 5 ngày, lợn ngoại 3 - 7 ngày lợn mẹ thường động dục trở lại, nếu lợnđược phối giống ngay chúng thường dễ thụ thai và trứng chín nhiều, số con sinh

ra lớn

Trang 14

2.1.2.3.1 Giai đoạn trước động dục 

Giai đoạn này kéo dài 1 - 2 ngày Ở giai đoạn này các noãn bào phát triểnthành thục và nổi rõ lên bề mặt buồng trứng Buồng trứng to hơn bình thườngống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng, số lượng lông nhung tăng lên, đường sinhdục tăng tiết dịch nhày và xung huyết nhẹ, hệ thống các cổ tử cung tiết dịchnhày, các noãn bao chín và các tế bào trứng tách ra ngoài, tử cung co bóp mạnh,niêm dịch đường sinh dục chảy nhiều, con vật bắt đầu xuất hiện tính dục Cácbiến đổi trên tạo điều kiện cho tinh trùng tiến lên đường sinh dục con cái gặp tếbào trứng và tiến hành thụ tinh

2.1.2.3.2 Giai đoạn động dục 

Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 - 3 ngày Lúc này, dưới tác dụng củahormone FSH (Folliculo Stimulin Hormone) thuỳ trước tuyến yên làm cho cácbao noãn phát triển và chín Các bao noãn phát triển và tiết ra Oestrogen làmcho hàm lượng hormone này trong máu tăng cao hơn bình thường là 62 mg%lên tới 112 mg% gây ra sự kích thích toàn thân và con vật hàng loạt các biến đổiđánh dấu cho một chu kỳ động dục Bên cạnh đó, dưới tác dụng của hormoneOestrogen làm cho thuỳ trước tuyến yên ngừng tiết FSH mà tăng tiết LH (Luteinhormone) thúc đẩy quá trình rụng trứng đồng thời tiết ra Inhibin làm cho FSHtiết ở một mức độ nhất định do ức chế tuyến yên

Sau 20 giờ kể từ khi chịu đực thì trứng rụng, thời gian rụng trứng kéo dài

từ 4 đến 6 giờ Số trứng rụng mỗi lần khoảng 14 trứng, ở lợn trưởng thành, sốtrứng rụng mỗi lần khoảng 15 - 25 trứng, trung bình là 20 trứng Số trứng rụngtuỳ thuộc vào từng giống, tuổi, nồng độ hormone GSH (Gonado tropinhormone) trong máu Hệ số di truyền trứng rụng h2 = 0,3 (Schmitte, 1989)

2.1.2.3.3 Giai đoạn sau động dục 

Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 - 4 ngày Sau khi trứng rụng trên buồngtrứng, hình thành thể vàng và nó tiết ra Progesteron ức chế trở lại tuyến yên làmngừng tiết GSH Toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng dần trở

Trang 15

lại trạng thái bình thường, các phản xạ sinh dục tính hưng phấn mất hẳn, con vậtchuyển sang trạng thái yên tĩnh.

2.1.2.3.4 Giai đoạn yên tĩnh

Giai đoạn chiếm phần lớn chu kỳ sinh dục, đây là giai đoạn chuyển giaogiữa 2 lần động dục và con vật không có biểu hiện gì về tính Nếu trứng đượcthụ tinh, thể vàng sẽ tồn tại suốt thời gian mang thai và thời kỳ yên tĩnh chính làthời gian mang thai và thời gian sau khi đẻ

Nếu trứng không được thụ tinh thể vàng tiết ra Oxytocine kích thích nộimạc tử cung làm sản sinh ra hormone Prostagadin, hormone này quay lại làmtiêu biến thể vàng do đó hormone Progesteron giảm, tuyến yên thoát khỏi sự ứcchế lại sản sinh ra GSH và một chu kỳ tính mới lại được hình thành

2.1.2.4 Sự điều hòa hoạt động chu kỳ tính

Chu kỳ tính của lợn cái được điều khiển bởi thần kinh và thể dịch theo cơchế điều hòa ngược

Dưới tác động của yếu tố ngoại cảnh, não bộ tác động đến vùng dưới đồi(hypothalamus) giải phóng ra hormone sinh dục GnRH GnRH kích thích thùytrước tuyến yên sản xuất ra các hormone như FSH, LH và Prolactin

FSH: thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của noãn bao, làm cho noãnbao phân chia qua các thời kỳ khác nhau

LH: làm trứng chín và rụng, kích thích sự hình thành thể vàng

Hai hormone này có tỷ lệ ổn định (trứng rụng khi tỷ lệ FSH/LH từ 2/1 3/1) FSH tiết ra trước LH tiết ra sau, chúng có tác động hỗ trợ nhau FSH cùngvới LH kích thích sự tiết oestrogen buồng trứng hormone này gây động dục ởcon cái, làm cho sừng tử cung sung huyết, làm tăng cường sự phát triển của cácbao tuyến vú

-Prolactin: thúc đẩy sự tiết sữa, kích thích sự hoạt động của thể vàng tiếtprogesteron và thúc đẩy bản năng làm mẹ

Trang 16

Thể vàng được hình thành sau khi rụng trứng và sản sinh ra hormoneprogesteron, hormone này cùng với oestrogen thúc đẩy sự tăng sinh lớp nội mạc

tử cung chuẩn bị đón hợp tử Progesteron duy trì quá trình mang thai, kích thíchtuyến vú phát triển và ức chế tuyến yên tiết FSH và LH Khi con cái động dụcthì nồng độ hormone ostradiol và LH tăng lên rất cao còn progesteron lại giảmrất thấp Sau khi kết thúc quá trình động dục thì ngược lại progesteron tăng dần

và hai hormone trên có xu hướng giảm đi

Nồng độ progesteron tăng đạt đỉnh tối đa sau động dục lúc 13-14 ngày,sau giảm rất nhanh do thể vàng teo biến, khi đó không còn ức chế thùy trướctuyến yên tiết FSH và LH, nồng độ của hai hormone này cũng như estrogen tănglên để chuẩn bị cho lần động dục sau Nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng tồntại suốt thời gian mang thai, nó sinh ra Progesteron tác động ngược trở lại tuyếnyên làm ngừng tiết FSH và LH làm cho trứng không chín, gia súc ngừng độngdục đến khi đẻ và sau khi cai sữa thì động dục trở lại Nếu trứng không được thụtinh thì sau 17 ngày thể vàng tiêu biến bởi tác động của Prosglandine do sừng tửcung tiết ra và bao noãn mới lại phát dục và đến khoảng 21 ngày lại xuất hiệnmột chu kỳ động dục mới (Trần Văn Phùng và cs, 2003)

2.1.2.5 Đặc điểm sinh lý của quá trình mang thai ở lợn nái

Sau khi động dục, rụng trứng, phối giống có chửa, lợn sẽ mang thai Thờigian mang thai là 114 ngày Trong cơ thể mẹ, sự phát triển của bào thai chia làm

3 giai đoạn:

* Giai đoạn phôi

Giai đoạn này được tính từ khi trứng rụng được thụ tinh đến ngày thứ 11.Sau khi thụ thai, hợp tử này bắt đầu phân chia, sau 5 - 6 ngày mầm thai và túiphôi được hình thành, sau 7 - 8 ngày màng ối bắt đầu hình thành, màng này làmnhiệm vụ bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi Trong thời gian này bàothai hấp thụ chất dinh dưỡng từ một phẩm chất noãn hoàn chửa trong hợp tử, từ

Trang 17

sản phẩm tiết ra của tuyến nội mạc tử cung dưới sự điều tiết của Oestrogen,màng đệm được hình thành sau 12 ngày.

* Giai đoạn tiền thai

Giai đoạn này được tính sau khi hết giai đoạn phôi, khoảng từ ngày thứ 13đến ngày thứ 39 Đây là giai đoạn được coi là khủng hoảng nhất của sự pháttriển bào thai Từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 24 bào thai làm tổ ở hai sừng tửcung, phôi sẽ được cố định vào sừng tử cung nhờ loại nhau Epithelio - coreal khi

lá phôi tiếp xúc với nội mạc tử cung Giai đoạn này các hệ thống cơ quan cơ thểđược hình thành, phát triển rõ rệt Đây là giai đoạn phôi thai hay chết do bị thiếuchất dinh dưỡng và tác động của môi trường

* Giai đoạn bào thai

Giai đoạn này tính từ ngày thứ 40 đến ngày đẻ, giai đoạn này thai pháttriển nhanh, mạnh nhất từ ngày thứ 90 trở đi Trong quá trình chăn nuôi, để giúpcho việc chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như lợi ích về kinh tế thuận lợi và mang lạihiệu quả cao, trong kỹ thuật người ta chia giai đoạn có chửa làm 3 giai đoạn:

- Lợn chửa kỳ 1: Được tính từ khi rụng trứng, thụ tinh đến ngày thứ 84.Đây là giai đoạn bào thai chưa hoàn thành, khẩu phần ăn cho lợn nái ở thời kỳnày và hậu bị ít bị thay đổi, cần ít chất dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng và chấtdinh dưỡng chưa nhiều nhưng phải đầy đủ protein và axit amin

Theo phòng kỹ thuật Công ty CP: nái chửa kỳ 1, nái hậu bị, nái cơ bảnđều cho ăn khoảng 1,8kg TĂ/ngày với mức năng lượng ME=2900Kcal/kg

- Lợn nái chửa kỳ 2: Tính từ ngày 85 đến 107, giai đoạn này cần nhiềuchất dinh dưỡng cho sự phát triển Lúc này mối quan hệ dinh dưỡng giữa bàothai và cơ thể rất khăng khít Do nhu cầu của nái chửa bao gồm cả nhu cầu dinhdưỡng cho bào thai nên cần phải tăng khẩu phần ăn cả về số lượng và chất lượngcho nái mẹ, thường cho ăn 2,2kg/ngày, ME=2900Kcal/kg

- Lợn nái chửa kỳ 3: Từ ngày 107 đến ngày 114, đây là giai đoạn thaitương đối hoàn chỉnh, nhu cầu dinh dưỡng của con càng ngày càng cao, trong

Trang 18

khi đó mối quan hệ dinh dưỡng giữa mẹ và bào thai bắt đầu giảm dần tới cắt đứthoàn toàn Do sự phát triển của bào thai đã chèn ép dạ dày làm ảnh hưởng đến

sự co bóp, vì vậy lượng cho ăn phải giảm dần nhưng chất lượng phải đảm bảođúng để cả mẹ và con đều phát triển

2.1.2.6 Đặc điểm sinh trưởng phát dục của lợn con

Về đặc điểm sinh trưởng:

Trương Lăng (1993) cho biết, lợn con ở thời kỳ bú sữa có khả năng sinhtrưởng và phát dục rất nhanh So với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lúc 10ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi gấp 5 - 6lần, lúc 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần và lúc

60 ngày tuổi tăng gấp 12 - 14 lần Tác giả này còn cho biết tăng trọng của lợncon nhanh nhưng không đồng đều qua các giai đoạn nhanh trong 21 ngày tuổiđầu, sau đó giảm

Về đặc điểm phát dục của cơ quan tiêu hoá:

Tác giả Trần Văn Phùng và cs (2003) cho biết, cơ quan tiêu hóa của lợncon giai đoạn theo mẹ phát triển nhanh về cấu tạo và hoàn thiện dần về chứcnăng tiêu hóa, biểu hiện:

Men Pepsin ở 25 ngày đầu, men này ở dạng chưa hoạt động Pepsinogen.Sau 25 ngày, nhờ axit HCl hoạt hoá nó mới hoạt động Tới 5 tuần tuổi men nàymới có hoạt tính mạnh Do đó, lợn con ở 4 tuần đầu khả năng tiêu hoá Proteinrất kém nhưng ta có thể kích thích vách dạ dày tiết Cl- sớm để nó kết hợp với H+

tạo thành HCl tự do bằng cách tập cho lợn con ăn sớm lúc 7 ngày tuổi thì đến 14ngày trong dạ dày đã có HCl tự do

Men Amilaza và Maltaza: 2 men này đã có trong nước bọt và trong dịchtuỵ từ lúc lợn con mới sinh và có tác dụng tiêu hoá tinh bột Nhưng dưới 3 tuầntuổi hoạt tính của 2 loại men này rất thấp nên khả năng tiêu hoá tinh bột của lợncon chỉ đạt 50% Tinh bột sống thì lợn con tiêu hoá càng kém Sau 3 tuần tuổithì hoạt tính của loại men này tăng lên

Trang 19

Men Trypsin: Dưới 3 tuần tuổi thì men này có hoạt tính mạnh Do đó bùlại khả năng tiêu hoá kém của men Pepsin Dịch tuỵ tiết ra Trypsin tiêu hoáProtein bằng cách cắt đứt các mạch polipeptit.

Men Katepsin: Là men tiêu hoá Protein trong sữa Đối với lợn con ở 3tuần đầu mạnh sau đó giảm dần

Men Lactaza: Tiêu hoá đường Lactoza trong sữa, men này mạnh ở 3 tuầnđầu sau đó giảm dần

Men Lipaza + Kimozin: Tiêu hoá các chất lipit trong sữa có hoạt tínhmạnh ở 3 tuần đầu sau đó giảm dần

Theo Lê Hồng Sơn (1997) cho rằng để nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn náiđặc biệt là chăm sóc lợn bú sữa, cần áp dụng biện pháp tập cho lợn con ăn sớm

Có thể nói rằng trong giai đoạn bú sữa lợn con có khả năng tiêu hoá và hấpthụ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ là chính còn khả năng hấp thụ dinh dưỡng từngoài vào kém hơn Vì vậy trong quá trình nuôi dưỡng ta phải chế biến thức ăn chophù hợp với khả năng tiêu hoá của lợn con để giúp cho lợn phát triển tốt

2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái

2.2.1 Nhóm chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái

Có rất nhiều các tiêu chí đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái Nhưnghiện này, người ta dùng một số các chỉ tiêu sau để theo dõi:

 Tuổi động dục lần đầu

Tuổi động dục lần đầu là tuổi tính từ khi sơ sinh đến khi lợn cai sữa hậu bịđộng dục lần đầu Tuổi động dục khác nhau phụ thuộc vào giống và chế độchăm sóc

Lợn nái hậu bị nếu nuôi nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu muộnhơn so với lợn hậu bị được chăn thả Lợn nuôi có thời gian chăn thả sẽ tăngcường trao đổi chất, tổng hợp được Vitamin và có dịp tiếp súc với lợn đực, nên

có tuổi động dục lần đầu sớm hơn

Trang 20

 Tuổi phối giống lần đầu

Sau khi lợn đã thành thục về tính và thể vóc phát triển tương đối hoànchỉnh thì có thể cho phối giống

Tuổi trưởng thành về sinh dục phụ thuộc vào đặc điểm của giống và điềukiện dinh dưỡng, chính sách quản lý của cở chăn nuôi Trong chăn nuôi đối vớilợn ngoại thông thường phối giống từ 7 - 8 tháng tuổi

Thông thường người ta phối giống lần đầu vào lần động dục thứ 2 hoặc thứ

3 vì ở lần động dục đầu cơ thể phát triển chưa đầy đủ, chưa tích lũy đủ dinh dưỡngnuôi bào thai và trứng rụng ít, chưa đều nên thường bỏ qua không phối giống

Theo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), tuổi phối lần đầu của lợnnái F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc là 273,84 ngày

 Tỷ lệ thụ thai

Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái Tỷ

lệ thụ thai của lợn nái phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, kỹ thuật phối,chất lượng tinh, kỹ thuật chăm sóc

 Tuổi đẻ lứa đầu

Đây là tuổi mà lợn cái hậu bị đẻ lứa thứ nhất, chính là tuổi phối giống cókết quả cộng với thời gian mang thai Tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái phụ thuộc vàonhiều yếu tố như: Tuổi phối giống lần đầu, kết quả phối, thời gian mang thai vàtừng giống khác nhau Đối với lợn nái nội tuổi đẻ lứa đầu thường sớm hơn sovới lợn nái ngoại do tuổi thành thục về tính ngắn hơn

Theo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), tuổi đẻ lứa đầu của lợnnái F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc là 352,68 ngày

Thời gian động dục trở lại sau cai sữa

Đây là thời gian được tính từ khi cai sữa đến khi động dục trở lại Chỉ tiêunày phụ thuộc vào giống, thể trạng, chế độ dinh dưỡng ở giai đoạn nuôi con vàsau cai sữa

Theo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), thời gian động dục trở lại

Trang 21

của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc là 5,36 ngày.

 Số con đẻ ra/ổ

Tính cả số con còn sống, số con chết và số thai chết được sinh ra Chỉ tiêunày đánh giá được tính số con và khả năng nuôi thai của lợn nái, đồng thời đánhgiá được kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái của người chăn nuôi

Theo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), số con đẻ ra/ổ của lợn náiF1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc là 11,61 con

Theo Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010), số con đẻ ra/ổ của lợnnái F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc là 11,25 con

 Số con sống đến 24 giờ/ổ

Đây là số con còn sống tính đến 24 giờ từ khi đẻ xong con cuối cùng Chỉtiêu này nói lên khả năng đẻ nhiều con hay ít con của giống, đánh giá được chấtlượng đàn con, khả năng nuôi thai của lợn nái, kỹ thuật thụ thai và khả năngchăm sóc nuôi dưỡng của người chăn nuôi

Theo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), số con sống đến 24 giờ/ổcủa lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn Duroc là 11,2 con

Theo Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010), số con sống đến 24giờ/ổ của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn dực Duroc là 10,7 con

 Số con cai sữa/nái/năm

Chỉ tiêu này đánh giá tổng quát nhất đối với nghề chăn nuôi nái Ngườichăn nuôi nuôi lợn nái có thể thu lãi hay không là nhờ số lượng con caisữa/nái/năm Nếu tăn số lượng đẻ/nái/năm và tăng số lượng con cai sữa trongmỗi lứa thì số lượng lợn cai sữa/nái/năm sẽ cao

* Căn cứ vào chất lượng đàn con

 Khối lượng sơ sinh toàn ổ

Khối lượng sơ sinh toàn ổ được cân sau khi lợn con được sinh ra, cắt rốn,lau khô và cho bú sữa đầu

Trang 22

Trọng lượng toàn ổ sơ sinh là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng củalợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho lợn nái chửacủa cơ sở chăn nuôi Trọng lượng sơ sinh càng cao càng tốt.

Theo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), khối lượng sơ sinh toàn ổcủa lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc là 17,21kg

Theo Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010), khối lượng sơ sinh toàn

ổ của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc là 14,98kg

 Khối lượng toàn ổ 21 ngày toàn ổ

Khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi là chỉ tiêu đánh giá khả năng tăng trọng củalợn con và là khả năng đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ Khả năng tiết sữacủa lơn mẹ đạt cao nhất ở ngày thứ 21 sau đó giảm dần Do đó, người ta dùng khốilượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi để đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ

 Khối lượng cai sữa toàn ổ

Khối lượng cai sữa toàn ổ phụ thuộc vào khối lượng lợn con khi cai sữa,thời gian bắt đầu cai sữa và kỹ thuật chế biến thức ăn cho lợn con Khối lượngcai sữa có liên quan chặt chẽ đến khối lượng sơ sinh và là nền tảng cho khốilượng xuất chuồng

Theo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), khối lượng cai sữa toàn ổcủa nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc là 69,29kg

Theo Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010), khối lượng cai sữa toàn

ổ của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc là 57,02kg

 Khoảng cách lứa đẻ

Đây là thời gian để hình thành một chu kỳ sinh sản

Bao gồm: Thời gian chửa + Thời gian nuôi con + Thời gian chờ động dụcsau cai sữa và phối giống có chửa Khoảng cách lứa đẻ ngắn sẽ làm tăng số lứađẻ/nái/năm

365

Trang 23

Số lứa đẻ / nái / năm = Khoảng cách lứa đẻ

-Theo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), khoảng cách lứa đẻ củalợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc là 144,03 ngày

* Căn cứ vào khả năng tiết sữa của lợn mẹ

Khả năng tiết sữa của lợn mẹ là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi con của lợn mẹ,đặc điểm của giống và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái của cơ sở chăn nuôi

Lợn không có bể sữa, do đó không thể đo lượng sữa của lợn mẹ bằng cáchvắt sữa mà chỉ có thể đo lượng sữa thông qua khối lượng của đàn con

Khi so sánh đàn lợn con nào có khối lượng cao hơn thì khả năng tiết sữacủa lợn mẹ sẽ tốt hơn

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái

 Yếu tố ngoại cảnh

Ngoài các nhân tố tác động do di truyền thì các nhân tố tác động do ngoạicảnh cũng ảnh hưởng rõ ràng và có ý nghĩa đến năng suất sinh sản của lợn náinhư: Chế độ nuôi dưỡng, bệnh tật, phương thức nuôi nhốt, mùa vụ, nhiệt dộ,thời gian chiếu sáng đều ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái

 Chế độ nuôi dưỡng

Trang 24

Yếu tố quan trọng đối với lợn nái hậu bị và lợn nái mang thai là phải cungcấp đầy đủ số lượng và chất lượng dinh dưỡng cần thiết để có hiệu quả sinh sảncao Chế độ dinh dưỡng bao gồm: Dinh dưỡng năng lượng, dinh dưỡng protein,ảnh hưởng của khoáng chất, nguyên tố đa vi lượng và ảnh hưởng của vitamin.

Theo Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Thanh Sơn (2006), thức ăn dành cho lợnnái mang thai như sau:

Bảng 2.1 Thức ăn dành cho lợn nái mang thai Giai đoạn mang thai Lượng thức ăn/con/ngày (kg)

Lợn gầy Lợn bình thường Lợn béo

Từ ngày thứ 114 đến khi đẻ Cho ăn ít hoặc không cho ăn

+ nước uống tự do

(Theo Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Thanh Sơn, 2006)

- Nhu cầu năng lượng

Năng lượng không thể thiếu được cho cơ thể mẹ duy trì nuôi thai, tiết sữa,nuôi con Việc cung cấp năng lượng phải phù hợp với từng giai đoạn của lợnnái, ngoài việc đảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái còn làm nâng cao hiệuquả kinh tế Cung cấp thừa hay thiếu năng lượng sẽ hưởng không tốt tới lợn nái.Nếu thừa sẽ làm cho lợn mẹ quá béo, tăng tỷ lệ chết phô, làm cho khả năng sinh

đẻ của lợn mẹ giảm Nếu thiếu năng lượng lợn mẹ sẽ gầy, chậm động dục trở lại,lợn con đẻ ra bé, chậm lớn, lợn mẹ chậm động dục trở lại sau cai sữa Riêng đốivới con nái đẻ lần đầu còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thể vóc, thể vóc pháttriển không đầy đủ, năng suất sinh sản kém, lợn nhanh bị loại thải

Năng lượng được cung cấp dưới hai dạng: Gluxit chiếm 70 - 80%, Lipitchiếm 10 - 13% tổng số năng lượng cung cấp

- Nhu cầu protein

Trang 25

Protein là thành phần quan trọng trong khẩu phần thức ăn cung cấp cholợn, là thành phần không thể thay thế được, cần thiết trước tiên cho mọi hoạtđộng trao đổi chất trong cơ thể và tham gia cấu tạo nên các mô trong cơ thể Dopotein tham gia vào cấu tạo trao đổi chất nên hằng ngày luôn có một lượng nhấtđịnh protein mất đi Do đó, protein được cung cấp để bù đắp lại phần mất đi vàmột phần khác xây dựng lên các tế bào mới, tạo sản phẩm chăn nuôi Tuy nhiên,việc cung cấp protein phải đảm bảo đủ về số lượng và cân đối về thành phần cácaxitamin không thay thế như: Lyzine, methionine, histidin, cystin, tryptophan…Hay chính xác hơn nhu cầu về protein của lợn chính là nhu cầu về axitamin.Ngoài ra, thức ăn phải có giá trị sinh học cao, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu Để đápứng tốt các nhu cầu trên việc phối hợp khẩu phần ăn cho lợn bằng nhiều loạithức ăn cần thiết.

Theo Võ Trọng Hốt và cs (2000) cho biết, hàm lượng axitamin thích hợpcho lợn nái chửa và lợn nái nuôi con tương ứng như sau:

Bảng 2.2 Hàm lượng axitamin cho lợn nái chửa và nuôi con

Loại axitamin Loại nái chửa % của proteinLoại nái nuôi con

Trang 26

Trong cơ thể lợn khoáng chất chiếm 3% trong đó có tới 75% là canxi vàphotpho, xấp xỉ 25% natri và kali, cũng có một lượng nhỏ magie, sắt, kẽm, đồng,các nguyên tố khác tồn tại ở dạng dấu vết Ví dụ: như canxi làm cản trở việc hấpthu kẽm gây hiện tượng rối loạn ở da, gây sừng hóa gọi là hiện tượng paraketosis.

Canxi- Photpho: Có vai trò quan trọng trong việc phát triển bộ xương,thực hiện những chức năng sinh lý khác nhau của cơ thể Nếu thiếu Canxi vàphotpho làm cho khung xương phát triển không bình thường, xương có thể rạnnứt dễ gẫy Nái mang thai nhu cầu cao hơn nái hậu bị nó tỷ lệ với nhu cầu pháttriển bào thai

Nếu trong khẩu phần thiếu Ca, P thì bào thai phát triển kém, con đẻ ra bị còixương, chậm lớn, lợn mẹ bị bại liệt, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh sản(Theo Vũ Huy Giảng và cs 1999) thiếu Ca, P lợn gầy còm, sưng khớp, sưng xươngmặt, xương biến dạng cong, bại liệt chân sau Tỷ lệ Ca/P bằng 2/1 là phù hợp

Nhu cầu về khoáng vi lượng trong khẩu phần ăn rất nhỏ, song cũng rấtcần thiết Các chất khoáng vi lượng chủ yếu hình thành nên các men, các chấtxúc tác cho quá trình tổng hợp các chất trong cơ thể Nếu cung cấp thiếu sẽ dẫnđến một số men trong cơ thể bị thiếu hoặc không hoạt động được gây ảnh hưởngtới sự phát triển của cơ thể như thiếu Fe, Cu…gây thiếu máu Nếu cung cấp thừa

sẽ gây ngộ độc cho cơ thể và ảnh hưởng tới phẩm chất thịt

Kali, Natri, Clorua: Chúng ảnh hưởng đến sự cân bằng chất điện giải vàtrạng thái axit bazơ Nếu thiếu Na, Cl, K giảm tốc độ sinh trưởng của lợn, giảmtính ngon miệng, giảm lượng sữa nếu năng cơ thể gây tử vong nhưng nếu thừagây ngộ độc, rối loạn trao đổi nước và chất điện giải

Sắt: Trong cơ thể sắt cùng với đồng và axit folic, Vitamin B12 tổng hợpnên Hemoglobin Ngoài ra, sắt còn có trong hệ thống enzym tham gia vào quátrình photphorin oxy hoá, truyền điện tử và hoạt hoá men Peroxydaza Nếu thiếusắt triệu trứng điển hình là thiếu máu, bệnh này sảy ra ở lợn con theo mẹ, thiếusắt lợn ít bú, kém hoạt động, dễ mắc bệnh lợn con phân trắng làm cho lợn con

xù lông, da nhợt nhạt, còi cọc, chậm lớn, có thể dẫn đến chết

Trang 27

Đồng, Kẽm, Mangan, Iod: Đây là những chất thuộc nhóm khoáng vilượng, cơ thể cần với một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu được Các chấtnày đều là thành phần của một số enzim tham gia vào quá trình trao đổi chất vàchuyển hoá trong cơ thể Trong khẩu phần ăn của lợn nếu thiếu Mn thì xươngphát triển không bình thường, tăng tích mỡ, chu kỳ động dục không rõ ràng, tiêuthai, lợn con sinh ra yếu, lợn mẹ tiết sữa giảm (Vũ Duy Giảng và cộng sự,1999) Trong chăn nuôi công nghiệp phải đặc biệt chú ý bổ sung khoáng chấtcho khẩu phần ăn của lợn mẹ nhằm đảm bảo sức khoẻ của lợn mẹ đồng thời đảmbảo sự phát triển mô xương của bào thai.

- Ảnh hưởng của vitamin

Vitamin cần cho sự chuyển hóa bình thường cho sự phát triển của mô bào,cho sức khỏe, sinh trưởng và duy trì Một số vitamin lợn có thể tự tổng hợpđược để đáp ứng nhu cầu vitamin B12 Một số vitamin lợn hay thiếu cần phải bổsung (A, D, E) Nếu bổ sung không đúng thừa hoặc thiếu đều không tốt

Thiếu vitamin A: Lợn con chậm lớn, da khô, mắt kém, lợn nái mang thai

dễ sảy thai, đẻ non

Thiếu vitamn D: Thai phát triển kém dễ bị liệt chân trước và sau khi đẻ Thiếu vitamin E: Lợn có hiện tượng chết phôi, chết thai, lợn không độngdục hoặc chậm động dục

Thiếu vitamin PP: Lợn còi cọc, ỉa chảy

Lợn nái mang thai thiếu vitamin sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản Dovậy, dinh dưỡng đầy đủ, khẩu phần ăn hợp lý, đáp ứng nhu cầu sinh trưởng, phátdục trước và sau khi đẻ, nuôi con…là một trong những biện pháp hữu hiệu đểnâng cao năng suất, hiệu quả trong chăn nuôi

 Điều kiện khí hậu

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mùa vụ, nhiệt độ và chế độ chiếu sángcũng làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái Đặc biệt làcác yếu tố nhiệt độ và ẩm độ của chuồng nuôi

Trang 28

Đối với lợn nái nhiệt độ thích hợp là từ 18 - 210C Do đó về mùa hè sứcsản suất của lợn nái thấp hơn so với các mùa khác, vì nếu nhiệt độ chuồng trên

300C sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ chết phôi, chết thai tăng cao và thai kémphát triển do lợn mẹ ăn ít Mặt khác, nhiệt độ cao sẽ làm kéo dài thời gian đẻ,gây sát nhau, tỷ lệ lợn con hay chết cao do lợn mẹ hay đè chết con Đồng thời,khi nhiệt độ và độ ẩm cao sẽ làm cho lợn nái không động dục hoặc chậm độngdục Còn nếu nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn nuôi con, lợn con dễ

bị cảm lạnh và dẫn đến tỷ lệ chết cao

 Kỹ thuật phối giống và thời điểm phối giống

- Kỹ thuật phối giống

Kỹ thuật phối giống ảnh hưởng đến số lượng con/lứa Chọn thời điểmphối giống thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con/lứa Nếu lợn nái kéo dàithời gian động dục 48 giờ thì trứng sẽ rụng vào 8 - 12 giờ trước khi kết thúc chịuđực Nếu cho phối giống quá sớm hoặc quá muộn thì tỷ lệ thụ thai và số consinh ra/ổ sẽ giảm nhanh chóng

Có hai phương pháp phối giống là phối trực tiếp và thụ tinh nhân tạo Thôngthường lần phối giống đầu tiên người ta cho nhảy trực tiếp nhưng đến các lần độngdục sau người ta cho thụ tinh nhân tạo Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểmriêng Trong phối giống cho nhảy trực tiếp ảnh hưởng của cá thể giống là rất rõ rệt.Nếu phối giống trực tiếp sẽ làm giảm khả năng đảm nhiệm của lợn đực nhưng làmtăng khả năng thụ thai do lợn cái được kích thích nhiều hơn Thụ tinh nhân tạo cónhiều ưu điểm hơn nhưng lại có nhược điểm là giảm tỷ lệ thụ thai do kích thíchhưng phấn sinh dục thấp nên người ta thường phối hợp phối đơn, phối kép, phối lặplại để tăng tỷ lệ thụ thai Thụ tinh không tốt có thể làm say sát đường niêm mạcsinh dục của con cái dẫn đến viêm đường sinh dục

- Thời điểm phối giống

Căn cứ vào chu kỳ động dục, thời gian rụng trứng thời gian sống cũng nhưthời gian cần thiết để tinh trùng vận động đến điểm thụ thai thích hợp trong ốngdẫn trứng để có thể xác định được thời điểm phối giống thích hợp cho lợn nái

Trang 29

Thời gian rụng trứng của lợn nái thường bắt đầu vào khoảng 16 giờ sauđộng dục và có thể kéo dài đến 70 giờ Tỷ lệ rụng trứng trong thời gian độngdục kể từ 0 giờ chịu đực như sau: từ 16 - 21 giờ tỷ lệ rụng trứng khoảng 17 -18%, từ 21 - 31 giờ tỷ lệ rụng trứng khoảng 46 - 47%, từ 31 - 41giờ khoảng 93 -94%.

Thời gian cần thiết để tinh trùng vận động đến điểm thụ tinh thích hợp là

2 - 3 giờ và tinh trùng cũng cần thời gian để thực hiện những biến đổi nhất định

để có thể thụ tinh được Bởi vậy, tốt nhất là phối giống trước 8 - 12 giờ trước khitrứng rụng

Đối với lợn hậu bị giống ngoại phối giống ngoại phối giống lần đầu vào 12giờ tính từ 0 giờ chịu đực và sau 12 giờ phối lại Còn đối với lợn nái ngoại đã đẻ 1lứa thì phối giống lần đầu vào 24 giờ sau chịu đực và sau 12 giờ cho phối lại

 Lứa đẻ

Khả năng sản suất của lợn nái ở các lứa đẻ là khác nhau Thông thường ởlứa đầu lợn cái hậu bị cho sẽ là thấp nhất so với các lứa về sau, ở các lứa đẻ sau

số con đẻ ra bắt đầu tăng cho đến lứa thứ 6, đến lứa thứ 7 bắt đầu giảm

Theo Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010), số lứa đẻ/nái/năm củalợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc là 2,32

 Thời gian nuôi con

Thời gian nuôi con kéo dài hay ngắn còn ảnh hưởng tới mức độ hao hụtcủa con nái do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng lứa đẻ sau Nếu phải nuôi controng thời gian dài thì sau khi cai sữa con nái cần thời gian dài hơn để phục hồilại trạng thái sức khỏe đảm bảo cho các lứa đẻ tiếp theo

Theo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), thời gian nuôi con của náiF1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc là 21,25 ngày

 Số con để lại nuôi

Lợn nái thường có 12 - 16 vú, phổ biến là 14 vú Nếu số con sinh ra nhiềuhơn số vú thì người ta thường để lại nhiều nhất là số con bằng số vú, nhưng tốt

Trang 30

nhất số con để lại nuôi nhỏ hơn số vú Vì khả năng tiết sữa của lợn mẹ và số con

để lại nuôi có mối tương quan chặt chẽ, khi số con để lại nuôi càng ít thì khảnăng tiết sữa của lợn mẹ càng lớn và ngược lại Tuy nhiên cũng không nên đểnuôi quá ít vì hiệu quả kinh tế thấp và không đánh giá hết khả năng sinh sảnthực của nái

Theo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), số con để lại nuôi của lợnnái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc là 10,79 con

Theo Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010), số con để lại nuôi củalợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc là 10,54 con

 Yếu tố bệnh tật

Là yếu tố ảnh hưởng khá lớn tới khả năng sinh sản của lợn nái Một sốbệnh hay gặp ở lợn nái như: viêm tử cung, teo buồng trứng, viêm vú, bại liệt sauđẻ… Do đó cần có biện pháp chăm sóc, phòng bệnh, điều trị thích hợp

2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh sản của các giống lợn ngoại để khôngngừng nâng cao năng suất và chất lượng phẩm chất trong chăn nuôi

Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước được công bố rộng rãi tớitay các nhà chăn nuôi

Năm 1964, ở nước ta đã nhập giống Yorkshire từ Liên Xô cũ Năm 1970,nhập giống lợn Landrace từ Trung Quốc Năm 1977, nhập giống lợn Yorkshire

và Landrace từ CuBa Gần đây chúng ta đã nhập một số dòng cao sản từ Bỉ, Cu

Ba, Nhật Bản Sau khi nhập giống lợn ngoại trong những năm 1967 - 1981 ViệtNam chăn nuôi đã lai tạo thành công ĐBI – 81 (Phạm Hữu Doanh, 1985) Haigiống lợn Yorkshire và Landrace là nguồn nguyên liệu chính đã được sử dụngtrong các công trình cấp Nhà Nước với mục tiêu nâng cao tỷ lệ nạc Lai kinh tế(nội và ngoại) đạt tỷ lệ nạc 39 - 43 % so với nội thuần 34 - 36 % (Nguyễn Thiện

và Đinh Hồng Luận, 1985)

Trang 31

Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Phan Văn Minh (1975 - 1980) cho biết, khảnăng sinh sản của giống lợn Yorkshire, Landrace nhập từ CuBa vào các tỉnhphía Nam như sau: Lợn Yorkshire sinh sản tốt, nuôi con khéo, số con sinh ra/ổ

là 9 con Lợn Landrace số con sinh ra trên ổ là 8 con nhưng trọng lượng sơ sinhcao hơn Yorkshire

Khi nghiên cứu khả năng sinh sản của 2 giống lợn Yorkshire và Landracetác giả Đặng Vũ Bình (1994), cho biết số con sơ sinh/ổ, số con để lại nuôi, sốcon 21 ngày tuổi tương ứng là : 9,33; 8,75; 7,93 con và 8,61; 7,95; 7,21 con.Khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng 21 ngày/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng

21 ngày/con tương ứng là 11,84; 36,39; 1,28; 4,6 kg và 12,13; 33,32; 1,41;4,64kg Khoảng cách lứa đẻ tương ứng là 203,79 và 202,67 ngày

Theo Đinh Văn Chỉnh và cs (1995), thành tích sinh sản của 2 giống lợnYorkshire và Landrace ở lứa đẻ thứ nhất có số con cai sữa/ổ, trọng lượng cai sữa

45 ngày/ổ/kg tương ứng là 7,75 con; 102,25 kg và 8,00 con; 108,1 kg

Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cs (1999), cho thấy nái laiF1(LxY) có nhiều chỉ tiêu sinh sản cao hơn so với nái thuần L Nái lai F1(LxY)

có số con sơ sinh sống, số con cai sữa tương ứng là 9,25 - 9,87; 8,50 - 8,80con/ổ; khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa/con là 1,32 kg và 8,12 kg NáiLandrace có số con sơ sinh sống, số con cai sữa tương ứng là 9,00 - 9,83 và 8,27

- 8,73 con/ổ

Kết quả công bố về năng suất sinh sản một số giống lợn ngoại của PhạmHữu Doanh và Đinh Hồng Luận (1995) cho biết, số con đẻ ra/ổ của Yorkshire,Landrace, Duroc lần lượt là 9,37 con; 8,40 con; 9,1 con Khối lượng sơ sinh/ổ là11,89 kg; 11,30 kg; 12,10 kg

Phùng Thị Vân và cs (2000, 2002), cho biết lai hai giống giữa Y, L vàngược lại đều có ưu thế về nhiều chỉ tiêu sinh sản so với giống thuần, (YxL) và(LxY) có số con cai sữa/ổ tương ứng là 9,38 và 9,36 con với khối lượng caisữa/ổ ở 35 ngày tuổi là 79,30 và 81,50 kg Trong khi đó, nái thuần Y, L có số

Trang 32

con cai sữa/ổ tương ứng là 8,82 và 9,26 con với khối lượng cai sữa/ổ ở 35 ngàytuổi chỉ đạt 72,90 kg cho cả hai giống.

Theo báo cáo của Lê Thanh Hải và cs (2001), nái lai F1(LxY) và F1(YxL)đều có các chỉ tiêu sinh sản cao hơn so với nái thuần L, Y Nái lai F1(LxY), F1(YxL)

và nái thuần L, Y có số con cai sữa/ổ tương ứng là 9,27; 9,25; 8,55 và 8,60 con; vớikhối lượng toàn ổ khi cai sữa tương ứng là 78,90; 83,10; 75,00 và 67,20 kg

Lê Thanh Hải (2001) nghiên cứu trên 3 đàn lợn hạt nhân nuôi tại một Xínghiệp thuộc các tỉnh phía nam thu được kết quả sau: số con sơ sinh/ổ của náiYorkshire, Landrace và Duroc lần lượt đạt 10,04 con; 10,09 con và 10,10 con;

số con cai sữa trên ổ lần lượt là 9,21 con; 8,97 con; 9,10 con; khối lượng caisữa/con (28 ngày tuổi) của nái Yorkshire, Landrace và Duroc lần lượt đạt 6,51kg; 7,05 kg và 7,80 kg

Theo Phan Xuân Hảo (2006), cho biết năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) là tương đối cao với tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứađầu, khoảng cách lứa đẻ lần lượt là 249,13; 365,97; 159,02 ngày Tổng số con sơsinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con 21 ngày/ổ, số con cai sữa/ổlần lượt là 10,97; 10,41; 9,88; 9,35; 9,32 con/ổ Như vậy tỷ lệ sơ sinh sống 95,32%,

tỷ lệ nuôi sống 94,17% Khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng 21 ngày/ổ, khối lượngcai sữa/ổ lần lượt là 14,6; 49,01; 52,28 kg/ổ Khối lượng sơ sinh/con, khối lượng 21ngày/con, khối lượng cai sữa/con lần lượt là 1,41; 5,27 và 5,67 kg/con

Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2004a), sử dụng lợn đựcPiétrain kháng stress phối với nái lai F1 (L x Y) cho kết quả như sau: Số con đẻra/ổ (10,76 con), số con chọn nuôi/ổ (10,19 con), số con cai sữa/ổ (9,46 con),khối lượng sơ sinh/ổ (14,86 kg), khối lượng cai sữa/ổ (70,42 kg), khối lượng sơsinh/con (1,42 kg), khối lượng cai sữa/con (7,39 kg), ngày cai sữa (28,81 ngày),

tỷ lệ cai sữa (93,43 %)

Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006), năng suất sinh sảncủa lợn nái F1(L×Y) khi phối với đực Pietrain và Duroc có số con đẻ ra/ổ tương

Trang 33

ứng là 10,05 và 9,63 con; số con 21 ngày tuổi/ổ là 9,7 và 9,23 con; số con caisữa/ổ tương ứng là 9,39 và 3,13 con; khối lượng 60 ngày tuổi/con tương ứng là19,72 và 19,70 kg.

Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006c), nghiên cứu sử dụnglợn đực Piétrain kháng stress phối với nái Yorkshire cho kết quả như sau: Số con

đẻ ra/ổ (10,62 con), số con chọn nuôi/ổ (9,87 con), số con cai sữa/ổ (9,25 con),khối lượng sơ sinh/con (1,35 kg), khối lượng cai sữa/con (7,27 kg), ngày cai sữa(29,03 ngày), tỷ lệ cai sữa (93,84%)

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi(2009), cho đầu là 259 ngày tuổi và tuổi đẻ lứa đầu là 383,7 ngày

Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010), cho biết ba tổ hợp lai giữalợn nái F1(L×Y) với đực Landrace, Duroc và (P×D) có năng suất sinh sản cao,

số con đẻ ra/ổ và số con cai sữa/ổ tương ứng là: 11,17 và 10,06; 11,25 và 10,05;11,45 và 10,15 con Khối lượng toàn ổ khi sơ sinh, khối lượng cai sữa trung bình

và khối lượng toàn ổ khi cai sữa là: 14,88kg; 4,45kg/con; 55,46kg, 14,98kg;5,76kg/con; 57,02kg, 15,65kg; 5,78kg/con; 58,45kg

Kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010), chobiết lai ba giống D×F1(LvàY) có số con đẻ ra/ổ, số con để nuôi/ổ, số con caisữa/ổ tương ứng là 12,05; 11,30 và 10,60 con với khối lượng sơ sinh/con, khốilượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/con và khối lượng cai sữa/ổ tương ứng là1,32; 15,30; 6,35; 66,85 kg

Khi nghiên cứu các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái lai giữaLandrace và Yorkshire tác giả Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), kết quả

cụ thể như sau:

Số con đẻ ra/ổ, số con còn sống/ổ, số con để nuôi/ổ và số con cai sữatrong ổ tương ứng là 11,61; 11,20; 10,79 và 10,33 con/ổ với khối lượng sơ sinhtrung bình, khối lượng toàn ổ khi sơ sinh, khối lượng cai sữa trung bình và khốilượng toàn ổ khi cai sữa là 1,49 kg/con; 17,21 kg; 6,74 kg/con và 699,29 kg

Trang 34

2.3.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Nửa đầu thế kỷ XX, nội dung chủ yếu của công tác giống lợn là chọn lọc

và nhân thuần Nhưng từ nửa sau thế kỷ này có thêm những hiểu biết mới về ưuthế lai và sự phát triển kỹ thuật thụ tinh nhân tạo lợn, nên ở các nước có ngànhcông nghiệp tiên tiến đã phát triển mạnh về lai kinh tế ở lợn Lúc đầu chỉ mới ápdụng các tổ hợp lai kinh tế đơn giản như lai giữa 2 giống lợn, về sau có nhiều tổhợp lai kinh tế phức tạp từ 3, 4, 5 giống lợn

Tất cả các nước có nền nông nghiệp tiên tiến thì chăn nuôi lợn hướng nạcđược chú trọng hơn so với các vật nuôi khác Lợn Yorkshire, Landrace đượcnuôi khá phổ biển ở các nước và được nhân rộng ra khắp nơi bởi nó có khả năngtăng trọng nhanh, sinh sản tốt, tỷ lệ nạc cao, khả năng thích nghi tốt

Hội chăn nuôi Việt Nam (1997) cho biết năng suất sinh sản của đàn lợnF1 (Landrace x Yorkshire) ở Mỹ, Anh, Canada (1994) như sau:

Bảng 2.3 Năng suất sinh sản của đàn lợn F1 (Landrace x Yorkshire)

ở Mỹ, Anh, Canada (1994) Chỉ tiêu Mỹ Anh Canada

Số con đẻ ra còn sống/lứa 10,11 10,09 10,22

Số con đẻ ra còn sống/nái/năm 23,46 25,34 23,17

Số lợn con cai sữa/nái/năm 20,69 21,96 20,27

Ở Mỹ, trong các giống lợn điển hình đều có máu của 2 giống lợnYorkshire và Landrace, các giống Landrace Bỉ, Landrace Nhật, Landrace ThuỵĐiển được xuất đi nhiều nước trên thế giới

Theo điều tra của các nước châu Âu cho thấy, tỷ lệ nuôi lợn Yorkshire ởcác nước: Pháp 60%, Hà Lan 50%, Thuỵ Điển 51,1% Các nước này dùng náinền và đực giống là Yorkshire Kết quả sinh sản có số con/nái/năm đạt 17 - 20

Trang 35

con và thời gian cai sữa là 4 tuần.

Khi theo dõi trên các giống Yorkshire Phần Lan, Landrace Phần Lan,Landrace Bỉ, Hamshire, Duroc, Pietrain từ năm 1987 - 1995, Bzowska và cộng

sự (1997) cho biết khả năng sinh sản của một số dòng này như sau:

Yorkshire Phần Lan: số con sơ sinh (11,08 con), số con lúc 21 ngày tuổi(10,43 con), tuổi đẻ lứa đầu trung bình(362 ngày), khoảng cách hai lứa đẻ (192ngày) Yorkshire Phần Lan: số con sơ sinh (11,17 con), số con lúc 21 ngày tuổi(10,47 con), tuổi đẻ lứa đầu trung bình (347 ngày), khoảng cách hai lứa đẻ (194ngày) Landrace Bỉ: Số con sơ sinh (10,55 con), số con lúc 21 ngày tuổi (9,65 ngày)

Theo điều tra của các nước châu Âu cho thấy, tỷ lệ nuôi lợn Yorkshire ởcác nước: Pháp 60%, Hà Lan 50%, Thuỵ Điển 51,1% Các nước này dùng náinền và đực giống là Yorkshire Kết quả sinh sản có số con/nái/năm đạt 17 - 20con và thời gian cai sữa là 4 tuần

Khả năng sinh sản của 2 giống lợn Yorkshire nuôi tại Pháp, Bỉ

Landrace Pháp có số con sơ sinh/ổ là 10 con

Landrace Bỉ có số con sơ sinh/ổ là 9 con

Ở Liên Xô (cũ), Hungari, Đức, kết quả lai kinh tế đã làm tăng số lợncon sơ sinh trung bình/ổ là 12-16% Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa cao hơn từ 10-15% so với lợn thuần Khả năng nuôi thịt tốt hơn, giảm được thời gian vỗ béo từ25-30 ngày, đạt khối lượng giết mổ 100 kg Nhiều kết quả nghiên cứu củaWinters L.M (1978), đã chứng minh lợn lai khác giống vượt lợn thuần chủng về

số lượng lợn con nuôi sống và vỗ béo đến khi xuất chuồng, tiêu tốn thức ăn/kgtăng khối lượng thấp hơn Tác giả nhận xét lợn lai từ 2 giống có số con trungbình/ổ lúc sơ sinh cao hơn 11,6%, giảm thời gian nuôi thịt là 17 ngày và tiếtkiệm được 28 kg thức ăn cho một đời lợn nuôi thịt đạt khối lượng 100 kg/con sovới lợn nuôi thuần Lợn lai từ 3 giống có số con trung bình một ổ khi sơ sinh caohơn 7,2% so với lợn lai 2 giống và cao hơn 19,6% so với lợn thuần Từ đó tácgiả đi đến kết luận: Nhóm lợn lai có xu hướng đẻ nhiều con hơn, giảm được thời

Trang 36

gian nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với nhóm lợn thuần.

Ở Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản xuất thịt lợn, số lượng lợncủa Trung Quốc chiếm trên 40% tổng số lợn của thế giới Trung Quốc có tới 60giống lợn được nuôi ở các vùng sinh thái khác nhau Để nâng cao chất lượngđàn lợn thịt Trung Quốc đã nhập một số giống lợn có khả năng sản xuất cao,phẩm chất thịt tốt như lợn Y, D, P, L cho phối với lợn nái Meishan của TrungQuốc vì vậy đã làm tăng khả năng sinh sản của lợn nái, đạt trung bình 12,5con/ổ Lợn vỗ béo đạt khối lượng 90kg lúc 180 ngày tuổi, tiêu tốn 3,4 kg thứcăn/1kg tăng khối lượng, độ dày mỡ lưng trung bình là 26mm và đạt tỷ lệ thịt nạctrên 48% (Đỗ Thị Tỵ, 1994)

Tương tự như các nước ở Châu Âu, trước năm 1960 Thái Lan chỉ quantâm đến dòng thuần, phải sau năm 1960 mới quan tâm lai kinh tế 2 máu (2giống) Sau năm 1970 các nhà khoa học Thái Lan tiến hành lai kinh tế 3 máu (3giống) và sau 1980 đã tiến tới lai 4 máu (4 giống) Các giống lợn được sử dụngchủ yếu để lai kinh tế ở Thái Lan là Y, L, D, P Hiện nay ở Thái Lan lợn thươngphẩm chủ yếu là lợn lai từ 3- 4 giống có tỷ lệ thịt nạc từ 50-55%

Theo Missohu và cộng sự (1999) công bố về năng suất sinh sản của náiYorkshine nuôi tại Togo được nghiên cứu trên 369 con lợn nái như sau: Tuổi đẻlứa đầu 317,7 ngày; khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 170,7 ngày; số con cai sữa/ổ

là 8,3 con; số con cai sữa/nái/năm 16,88 con; khối lượng cai sữa/con 5,25 kg

Mặt khác, các nghiên cứu của Gerasimov và cs (1997), cho biết lai hai,

ba giống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản như: số con đẻ ra/lứa, tỷ

lệ nuôi sống và khối lượng ở 60 ngày tuổi/con Vì vậy việc sử dụng lai hai, bagiống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt thươngphẩm (Dzhunelbaev và cs, 1998)

Lai giống là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao khả năng sinh sản vàcho thịt trong chăn nuôi lợn ở Ba Lan Tuz và cs (2000), nhận thấy lai ba giốngđạt được số con/lứa ở 1, 21, 42 ngày cũng như khối lượng sơ sinh/con cao hơn

Trang 37

hẳn so với giống thuần Lai ba, bốn giống đã trở thành phổ biến trong chăn nuôilợn (Ostrowski và cs, 1997).

Phần 3 VẬT LIỆU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đàn lợn nái F1( Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc nuôi tạitrại chị Hoa, xã Bình Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

- Số lượng: 200 nái đại trà và 40 nái theo dõi

3.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 15-1-2018 đến 25-05-2018

- Địa điểm nghiên cứu: Trại lợn gia đình chị Hoa, xã Bình Khê, huyệnĐông Triều, tỉnh Quảng Ninh

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Một số chỉ tiêu nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái F1( Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc.

- Tuổi động dục lần đầu (ngày)

- Tuổi phối giống lần đầu (ngày)

- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)

- Thời gian mang thai (ngày)

- Thời gian cai sữa (ngày)

- Thời gian động dục trở lại (ngày)

- Khoảng cách lứa đẻ (ngày)

3.2.2 Một số chỉ tiêu nghiên cứu về năng suất sinh sản lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc.

- Số con đẻ ra/ổ (con)

- Số con sơ sinh sống/ổ (con)

Trang 38

- Số con để nuôi/ổ (con)

- Số con lúc 21 ngày tuổi/ổ (con)

- Số con cai sữa/ổ (con)

- Khối lượng sơ sinh/con (kg)

- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)

- Khối lượng 21 ngày/con (kg)

- Khối lượng 21 ngày/ổ (kg)

- Khối lượng cai sữa/con (kg)

- Khối lượng cai sữa/ổ (kg)

- Số lứa/nái/năm

- Số con cai sữa/nái/năm

- Tỷ lệ sơ sinh sống (%)

- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%)

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Bố trí thí nghiệm theo dõi năng suất sinh sản

Bố trí thí nghiệm: Lợn nái trong thí nghiệm đảm bảo nguyên tắc đồng đềucác yếu tố về dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, quy trình vệ sinh thú y phòng bệnh,phương thức phối giống

Cơ cấu đàn trong thời gian thực tập

Bảng 3.1 Cơ cấu đàn tại cơ sở trong thời gian thực tập từ 15/1 - 25/5

Trang 39

Trong trại sử dụng thức ăn công nghiệp hỗn hợp dạng viên hoàn chỉnh vềcác thành phần dinh dưỡng dành cho lợn:

Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng cho lợn tại cơ sở chăn nuôi

Loại cám Đối tượng Năng lượng Protein thô Xơ thô

- Cho ăn tự do đến khi thể trọng đạt 90kg (6 tháng tuổi) Từ 90kg trở lêncho ăn tùy theo thể trạng (nếu nái béo quá thì giảm lượng thức ăn hoặc ngược lạigầy quá thì tăng thức ăn)

- Cho ăn tăng 15 ngày trước khi phối giống

- Nuôi tập trung với mật độ 1 - 1,2m2/con

- Có sổ theo dõi thời gian và tình trạng động dục, kiểm tra động dục 2lần/ngày

- Tuổi phối giống lần đầu 8 tháng tuổi

- Trọng lượng phối giống lần đầu 110 - 130kg

Trang 40

- Bỏ qua lần động dục đầu tiên, phối ở lần động dục thứ 2 - 3 trở đi (vì ởlần động dục đầu tiên cơ thể chưa phát triển đầy đủ, chưa tích lũy dinh dưỡngnuôi bào thai và trứng rụng ít, chưa đều).

 Nái chửa:

- Kiểm tra động dục lại (lốc) sau phối 18 - 24 ngày hoặc 38 - 42 ngày

- Phôi chết trước ngày 35 tiêu biến hoàn toàn, chết sau ngày 35 thì tiêu vàbiến thành thai gỗ

- Nhiệt độ thích hợp nhất cho nái chửa là 26 - 280C

- Từ sau phối giống đến 84 ngày: Thai chưa phát triển mạnh, dinh dưỡngchỉ để duy trì và phát triển cơ thể mẹ và một phần nhỏ để nuôi dưỡng bàothai Nhu cầu thức ăn: 2,0 - 2,4 kg/con/ngày

- Giai đoạn từ 85 đến 110 ngày: Thai phát triển rất nhanh, cần cho lợn

ăn tăng TĂ: 2,5 - 2,8 kg/con/ngày

- Từ ngày thứ 111 - 113: Lợn nái chuẩn bị đẻ nên cần giảm thức ăn

- Ngày 114 (ngày đẻ): Không hoặc cho ăn ít nếu có dấu hiệu sắp đẻ

- Nếu dinh dưỡng không hợp lí sẽ ảnh hưởng xấu đến nái

 Nái nuôi con:

- Chuyển nái chửa sang chồng đẻ 7 - 10 ngày trước khi đẻ hoặc 2 tuầntrước đẻ nếu có chuồng trống

- Khi mới đẻ không cần tăng thức ăn cho nái ngay mà cần tăng từ từ

- Nái được cho ăn 2 bữa/ngày với mức ăn trung bình là 5 - 6kg/ngày

- Chú ý tăng thêm lượng thức ăn đối với nái nuôi nhiều con, con lớn

 Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con:

Ngày đăng: 19/07/2018, 11:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đặng Vũ Bình (1994). Các tham số thống kê, di truyền và chỉ số chọn lọc năng suất sinh sản của lợn nái ngoại. Luận văn Phó tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tham số thống kê, di truyền và chỉ số chọnlọc năng suất sinh sản của lợn nái ngoại
Tác giả: Đặng Vũ Bình
Năm: 1994
3. Đặng Vũ Bình (1999). Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới các tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại. Kết quả nghiên cứu KHKT khoa chăn nuôi thú y (1996 – 1998), Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, tr.5-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới các tínhtrạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại
Tác giả: Đặng Vũ Bình
Năm: 1999
4. Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Tường, Đoàn Văn Soạn và Nguyễn Thị Kim Dung (2005). Khả năng sản xuất của một số công thức lai của đàn lợn chăn nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp - Hải Phòng. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, tập III, tr. 304 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng sản xuất của một số công thức lai của đàn lợnchăn nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp - Hải Phòng
Tác giả: Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Tường, Đoàn Văn Soạn và Nguyễn Thị Kim Dung
Năm: 2005
5. Đinh Văn Chỉnh, Đặng Vũ Bình, Trần Xuân Việt và Vũ Ngọc Sơn (1995). Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi tại trung tâm giống gia súc Hà Tây. Kết quả nghiên cứu khoa học, khoa Chăn nuôi-Thú y (1991-1995), ĐHNNI, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 70-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi tại trungtâm giống gia súc Hà Tây
Tác giả: Đinh Văn Chỉnh, Đặng Vũ Bình, Trần Xuân Việt và Vũ Ngọc Sơn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995
6. Đinh Văn Chỉnh, Đặng Vũ Bình, Nguyễn Hải Quân, Phan Xuân Hảo và Hoàng Sĩ An (1999). Kết quả bước đầu xác định khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và F1(LY) có các kiểu gen halothan khác nhau nuôi tại Xí nghiệp thức ăn chăn nuôi An Khánh. Kết quả nghiên cứu KHKT khoa Chăn nuôi thú y (1996- 1998), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 9-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả bước đầu xác định khả năng sinh sản của lợn náiLandrace và F1(LY) có các kiểu gen halothan khác nhau nuôi tại Xí nghiệp thứcăn chăn nuôi An Khánh
Tác giả: Đinh Văn Chỉnh, Đặng Vũ Bình, Nguyễn Hải Quân, Phan Xuân Hảo và Hoàng Sĩ An
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1999
7. Đinh Văn Chỉnh, Phan Xuân Hảo và Đỗ Văn Trung (2001). Đánh giá năng suất sinh sản của lợn L và Y nuôi tại trung tâm giống Phú Lãm – Hà Tây . Kết quả nghiên cứu KHKT khoa Chăn nuôi – Thú y (1999-2000), Trường Đại học Nông Nghiệp I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giánăng suất sinh sản của lợn L và Y nuôi tại trung tâm giống Phú Lãm – Hà Tây
Tác giả: Đinh Văn Chỉnh, Phan Xuân Hảo và Đỗ Văn Trung
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2001
8. Phạm Hữu Doanh (1985). Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và tính năng sản xuất của một số giống lợn ngoại, tuyển tập công trình nghiên cứu chăn nuôi (1969-1985). Viện chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh vật học vàtính năng sản xuất của một số giống lợn ngoại, tuyển tập công trình nghiên cứuchăn nuôi (1969-1985)
Tác giả: Phạm Hữu Doanh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1985
9. Phạm Hữu Doanh (1995). Kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại và ngoại thuần chủng. Tạp chí chăn nuôi số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại và ngoại thuầnchủng
Tác giả: Phạm Hữu Doanh
Năm: 1995
10. Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỉ (1997). Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ, sai con. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 3-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ,sai con
Tác giả: Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỉ
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1997
11. Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đồng và Nguyễn Ngọc Phục (2001).Nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần chủng và xác định công thức lai thích hợp cho heo cao sản để đạt tỷ lệ từ 50- 55%. Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Nhà nước KHCN 08- 06 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần chủng và xác định công thức lai thích hợp choheo cao sản để đạt tỷ lệ từ 50- 55%
Tác giả: Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đồng và Nguyễn Ngọc Phục
Năm: 2001
12. Phan Xuân Hảo (2006). Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái ngoại Landrace, Yorkshire và F1(Landrace x Yorkshire) đời bố mẹ. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I. Số 2/2006, tr 120-125 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá năng suất sinh sản của lợn náingoại Landrace, Yorkshire và F1(Landrace x Yorkshire) đời bố mẹ
Tác giả: Phan Xuân Hảo
Năm: 2006
13. Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009). Năng suất sinh sản và sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái Landrace và Yorshire và F1(L×Y) phối với đực lai giữa P và D (PiDu). Tạp chí khoa học và phát triển 2009: tập 7, số 3, tr. 269-275 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng suất sinh sản vàsinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái Landrace và Yorshire và F1(L×Y) phốivới đực lai giữa P và D (PiDu)
Tác giả: Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy
Năm: 2009
14. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích và Đinh Thị Nông (2000). Giáo trình chăn nuôi lợn. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi lợn
Tác giả: Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích và Đinh Thị Nông
Nhà XB: NXB NôngNghiệp
Năm: 2000
15. Từ Quang Hiển, Lương Nguyệt Bích (2005). Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái giống Landrace, Yorkshire và nái lai F1(YL) nuôi tại trại chăn nuôi Tân Thái tỉnh Thái Nguyên.Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học về chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội (tr.256 - 278) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá khả năng sinhsản của lợn nái giống Landrace, Yorkshire và nái lai F1(YL) nuôi tại trại chănnuôi Tân Thái tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Từ Quang Hiển, Lương Nguyệt Bích
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2005
18. Nguyễn Khắc Tích (1995). Kết Quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh dục, khả năng sản xuất của lợn nái ngoại nuôi tại xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn-Hải Hưng. Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học chăn nuôi thú y (1991-1995), NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết Quả nghiên cứu một số đặc điểm sinhlý, sinh dục, khả năng sản xuất của lợn nái ngoại nuôi tại xí nghiệp giống vậtnuôi Mỹ Văn-Hải Hưng
Tác giả: Nguyễn Khắc Tích
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995
19. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005). So sánh khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(L×Y) phối với đực lai giữa P và D. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội, tr.140-143 Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh khả năng sinhsản của lợn nái lai F1(L×Y) phối với đực lai giữa P và D
Tác giả: Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình
Năm: 2005
20. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006). Năng suất sinh sản, sinh trưởng, chất lượng thân thịt của các tỏ hợp lai giữa lợn nái F1(Landrace, Yorshire) phối với lợn đực Duroc và Pietrain. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp – Trường Đại học Nông Nghiệp I, Tập IV số 6, tr 48-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng suất sinh sản,sinh trưởng, chất lượng thân thịt của các tỏ hợp lai giữa lợn nái F1(Landrace,Yorshire) phối với lợn đực Duroc và Pietrain
Tác giả: Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình
Năm: 2006
21. Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010). Năng suất sinh sản, sinh trưởng, thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái lai F1(L×Y) với đực giống Landrace, Duroc và (P×D). Tạp chí khoa học và phát triển 2010, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tập 8, số 1, tr. 98-105 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng suất sinh sản, sinhtrưởng, thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái lai F1(L×Y)với đực giống Landrace, Duroc và (P×D)
Tác giả: Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn
Năm: 2010
22. Trần Văn Thắng (2011). Đáng giá khả năng sản xuất của lợn nái lai F1(L×Y), F1 (Y×L) và con lai của chúng phối với lợn đực giống Duroc, L19 nuôi tại Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đáng giá khả năng sản xuất của lợn nái laiF1(L×Y), F1 (Y×L) và con lai của chúng phối với lợn đực giống Duroc, L19nuôi tại Vĩnh Phúc
Tác giả: Trần Văn Thắng
Năm: 2011
23. Nguyễn Khắc Tích (1995). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh dục, khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại Xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn – Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu khoa học khoa Chăn nuôi – Thú y, 1991 -1995, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinhdục, khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại Xí nghiệp giống vật nuôiMỹ Văn – Hưng Yên
Tác giả: Nguyễn Khắc Tích
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w