MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phương pháp quản lý hành chính có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý. Trong hoàn cảnh cụ thể, phương pháp quản lý có tác dụng quan trọng đến sự thành công hay thất bại các nhiệm vụ, mục tiêu quản lý. Vai trò của phương pháp quản lý hành chính còn nằm ở chỗ nó khơi dậy những động lực, kích thích tính năng động, sáng tạo của người lao động và tiềm năng của hệ thống cũng như cơ hội có lợi từ bên ngoài. Phương pháp quản lý hành chính là biểu hiện cụ thể mối quan hệ qua lại giữa chủ thể với đối tượng và khách thể quản lý. Đó là mối quan hệ sinh động với tất cả sự phức tạp của đời sống giữa những con người cụ thể; bởi vậy phương pháp quản lý mang tính chất đa dạng và phong phú, nó là bộ phận năng động nhất của hệ thống quản lý. Phương pháp quản lý hành chính thường xuyên thay đổi trong từng tình huống cụ thể tùy thuộc vào đặc điểm của đối tượng, cũng như năng lực và kinh nghiệm của người quản lý. Tác động của phương pháp quản lý hành chính luôn là tác động có mục đích, mục tiêu quyết định quản lý là lựa chọn phương pháp quản lý phù họp. Trong quá trình quản lý phải luôn luôn điều chỉnh các phương pháp quản lý, nhưng không được chủ quan tuỳ tiện muốn sử dụng phương pháp nào cũng được. Mỗi phương pháp quản lý khi sử dụng lại tạo ra một cơ chế tác động mang tính khách quan vốn có của nó. Bên cạnh các yếu tố tích cực phù họp với mục tỉêu dự đoán của chủ thế, cũng có thế xuất hiện những hiện tượng nằm ngoài dự đoán ban đầu, thậm chí trái ngược với mục tiêu đặt ra. Do đó, đòi hỏi chủ thể quản lý xử lý tình huống phải tinh tế, sâu sát thực tế, kịp thời có biện pháp điều chỉnh, bổ sung để khắc phục các tiêu cực khi chúng xuất hiện. Các phương pháp quản lý xã hội rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên, trong phạm vi tiểu luận, em xin lựa chọn đề tài “ Vận dụng phương pháp quản lý hành chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận kết thúc môn Nguyên lý Quản lỷ xã hội, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về phương pháp, qua đó vận dụng phương pháp vào quá trình nghiên cứu, học tập và thực tiễn quản lý xã hội
Trang 1TIỂU LUẬN
MÔN: NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ XÃ HỘI
Đe tài:
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 2MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phương pháp quản lý hành chính có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý Trong hoàn cảnh cụ thể, phương pháp quản lý có tác dụng quan trọng đến sự thành công hay thất bại các nhiệm vụ, mục tiêu quản lý
Vai trò của phương pháp quản lý hành chính còn nằm ở chỗ nó khơi dậy những động lực, kích thích tính năng động, sáng tạo của người lao động
và tiềm năng của hệ thống cũng như cơ hội có lợi từ bên ngoài
Phương pháp quản lý hành chính là biểu hiện cụ thể mối quan hệ qua lại giữa chủ thể với đối tượng và khách thể quản lý Đó là mối quan hệ sinh động với tất cả sự phức tạp của đời sống giữa những con người cụ thể; bởi vậy phương pháp quản lý mang tính chất đa dạng và phong phú, nó là bộ phận năng động nhất của hệ thống quản lý Phương pháp quản lý hành chính thường xuyên thay đổi trong từng tình huống cụ thể tùy thuộc vào đặc điểm của đối tượng, cũng như năng lực và kinh nghiệm của người quản lý
Tác động của phương pháp quản lý hành chính luôn là tác động có mục đích, mục tiêu quyết định quản lý là lựa chọn phương pháp quản lý phù họp Trong quá trình quản lý phải luôn luôn điều chỉnh các phương pháp quản lý, nhưng không được chủ quan tuỳ tiện muốn sử dụng phương pháp nào cũng được
Mỗi phương pháp quản lý khi sử dụng lại tạo ra một cơ chế tác động mang tính khách quan vốn có của nó Bên cạnh các yếu tố tích cực phù họp với mục tỉêu dự đoán của chủ thế, cũng có thế xuất hiện những hiện tượng nằm ngoài dự đoán ban đầu, thậm chí trái ngược với mục tiêu đặt ra
Do đó, đòi hỏi chủ thể quản lý xử lý tình huống phải tinh tế, sâu sát thực tế, kịp thời có biện pháp điều chỉnh, bổ sung để khắc phục các tiêu cực khi chúng xuất hiện Các phương pháp quản lý xã hội rất phong phú và đa
dạng, tuy nhiên, trong phạm vi tiểu luận, em xin lựa chọn đề tài “ Vận dụng
Trang 3phương pháp quản lý hành chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý xã hội
ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận kết thúc môn Nguyên lý Quản lỷ xã hội, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về phương pháp, qua đó vận dụng
phương pháp vào quá trình nghiên cứu, học tập và thực tiễn quản lý xã hội
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu hệ thống lý luận chung về các phương pháp quản lý xã hội và phương pháp quản ly hành chính nói riêng, từ đó vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý xã ở nước ta hiện nay
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đe đạt được mục tiêu nói trên, đề tài cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số khái niệm liên quan như: Quản lý xã hội, phương pháp quản lý hành chính, điều kiện sử dụng phương pháp quản lý hành chính
- Làm rõ nội dung phương pháp hành chính: Những yêu cầu đối với phương pháp quản lý hành chính; Các công cụ chủ yếu để thực hiện quản
lý hành chính; Nội dung cơ bản của phương pháp quản lý hành chính
- Vận dụng phương pháp quản lý hành chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý xã hội ở nước ta trong thời gian tới
3. Phương pháp nghiên cửu
Để giải quyết các nhiệm vụ trên, đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
và Tư tường Hồ Chí Minh về việc giải quyết các vấn đề xã hội
Phân tích, tổng hợp, nghiên cứu trường hợp điển hình, thống kê
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục,
Trang 4đề tài gồm 03 chương và 10 tiết, cụ thể như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về phương pháp quản lý xã hội Chương 2: Nội dung phương pháp quản ly hành chính Chương 3: Vận dụng
phương pháp quản lý hành chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý xã hội ở nước ta hiện nay
Trang 5NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHƯNG VẺ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ XÃ HỘI
1.1. Phương pháp quản lý xã hội
1.1.1. Khái niệm
Phương pháp quản lý xã hội được nhìn nhận như là phương thức hay tổng thể các thủ thuật, phương sách, các quy trình chuẩn bị và thông qua, tổ chức và giám sát thực hiện các quyết định quản lý
1.1.2. Phân loại phương pháp quản lý
Phương pháp quản lý xã hội được phân chia theo tính chất tác động tới
ý thức, ý chí, lợi ích của con người
Phương pháp cấu trúc hoá Phương pháp gợi mở Phương pháp khoa học Phương pháp kinh tế trong quản lý Phương pháp làm việc theo nhóm Phương pháp phát sinh Phương pháp quản lý hành chính Phương pháp thiết chế xã hội Phương pháp trò chơi
1.2 Phương pháp quản lý hành chính
Theo Đại từ điển Tiếng việt-NXB Văn hoá Thông tin năm 1998 thì
Phương pháp là cách thức tiến hành để có hiệu quả cao.
Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp củacác chủ thể
quản lý thông qua các quyết định dứt khoát có tính bắt buộc trong khuôn khổ các quy định mang tính quy phạm lên các đối tượng quản lý, nhằm thực hiện các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể trong những tình huống nhất định
Phương pháp quản lý hành chính là cách thức thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính, cách thức tác động của chủ thể quản
lý hành chính lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được những hành vi
Trang 6xử sự cần thiết Phương pháp hành chính là phương thức tác động tới cá nhân,
tổ chức thuộc đối tượng quản lý bằng cách quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ qua những mệnh lệnh dựa trên quyền lực (nhà nước) và sự phục tùng
Mục đích của việc sử dụng các phương pháp quản lý hành chính là nhằm tác động tới đối tượng quản lý để đảm bảo hành vi xử sự cần thiết của đối tượng quản lý nhằm duy trì trật tự quản lý hoặc thực hiện các chủ trương, chính sách của chủ thể quản lý Các phương pháp quản lý hành chính trong quản lý xã hội nói chung và phương pháp hành chính trong quản lý hành chính của nhà nước, các tổ chức, các chủ thể khác có mối quan hệ mật thiết,
bổ trợ cho nhau
Phương pháp quản lý hành chính Nhà nước thường xuyên sử dụng Nhà nước thực hiện quyền lực trong quá trình quản lý Khác với các tổ chức chính trị, chính trị xã hội khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các chủ thể quản lý hành chính nhà nước đại diện cho nhà nước, mang quyền lực nhà nước Nên khác với phương pháp quản lý của các tổ chức xã hội chủ yếu là thuyết phục, phương pháp quản lý hành chính nhà nước (QLHCNN) không chỉ là thuyết phục đối tượng quản lý mà còn được thực hiện bằng các mệnh lệnh hành chính, bằng sự cưỡng bức thực hiện thông qua các biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định Những phương pháp quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước được thể hiện dưới những hình thức nhất định và được tiến hành trong giới hạn do pháp luật quy định Phương pháp QLHCNN được thể hiện dưới những hình thức như: ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật, thực hiện các hoạt động khác mang tính pháp lý cao và phổ biến v.v
1.3. Điều kiện sử dụng phương pháp quản lý hành chính
Để sử dụng có hiệu quả phương pháp hành chính trong quản lý xã hội, cần phải có đủ các điều kiện sau:
- Có một thống các văn bản mang tính quy phạm, chuẩn mực; đảm bảo tính nguyên tắc, cụ thể và ổn định; có hệ thống, đồng bộ, khoa học, phù
Trang 7hợp với lợi ích của đa số đối tượng quản lý có tổ chức và nắm giữ quyền lực
xã hội Làm cơ sở pháp lý để các chủ thể làm căn cứ điều chỉnh các hành vi của đối tượng quản lý
- Có hệ thống các cơ quan quản lý chức năng cùng đội ngũ vơi vai trò là chủ thể của bộ máy quản lý có trình độ, kiến thức, thạo việc, có nhân cách và trung thành với lợi ích chung và thể chế xã hội
- Phải có các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát vững mạnh, đội ngũ làm việc trong các cơ quan, tổ chức này là những người công tâm , có đạo đức để giám sát việc thực thi các phương pháp quản lý xã hội của các cơ quan chức năng và các chủ thể quản lý nói chung
Trang 8Chương 2 NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP QUẢN LY HÀNH CHÍNH 2.1. Những yêu cầu đối với phương pháp quản lý hành chính.
- Các phương pháp quản lý phải có khả năng quản lý lên các lĩnh vực chủ yếu của bộ máy quản lý hành chính
- Phương pháp quản lý hành chính phải đa dạng, thích hợp để tác động lên những đối tượng khác nhau
- Phương pháp quản lý phải có tính hiện thực
- Phương pháp quản lý phải có khả năng đem lại hiệu quả cao
- Phương pháp quản lý phải mềm dẻo và linh hoạt
- Phương pháp quản lý phải có tính sáng tạo
- Phương pháp quản lý phải hoàn toàn phù hợp với đường lối chính trị quy định chương trình quản lý trong từng giai đoạn cụ thể
2.2. Các công cụ chủ yếu để thực hiện quản lý hành chính
Quản lý hành chính muốn có hiệu quả, đảm bảo hiệu lực trên thực thế cần có đủ các yếu tố cơ bản đóng vai trò như là yếu tố “vật chất” đảm bảo phương pháp hành chính đi vào thực tế; cụ thể một cơ quan hành chính được thành lập, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thường phải có các công cụ (phương tiện) cơ bản sau đây: công sở, công vụ, công chức và quyết định quản lý hành chính
- Công sở: là trụ sở làm việc của cơ quan hành chính, là nơi lãnh đạo công chức và nhân viên thực thi công vụ, giao tiếp đối nội và đối ngoại, tiếp nhận các thông tin đầu vào và ban hành các quyết định để giải quyết, xử
lý công việc hàng ngày để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của công dân
- Công vụ và công chức của cơ quan quản lý hành chính được xác định từ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Công vụ là một dạng lao động xã hội của những người làm việc trong cơ quan hành chính (công sở)
Trang 9- Công chức là thực hiện công vụ, được bổ nhiệm hoặc tuyển dụng, được hưởng lương và phụ cấp theo công việc được giao từ ngân sách nhà nước, làm việc theo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình mà tổ chức quy định
- Công sản là ngân sách, là vốn, là kinh phí, tài chính và các điều kiện, phương tiện vật chất để cơ quan hoạt động
- Quyết định quản lý hành chính: Trong quản lí hành chính nhà nước, người ra quyết định được nhân danh nhà nước, có tính ý chí quyền lực nhà nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Các quy định đó được ban hành phải tuân theo những trình tự và thù tục nghiêm ngặt Quy trình ra quyết định này gồm 4 bước:
+ Bước 1: Phải dựa vào một cơ sở để ra quyết định có nghĩa là quyết
định này dựa vào căn cứ nào, nguồn thông tin nào?
+ Bước 2: Bảo đảm năm yêu cầu của quyết định:
* Yêu cầu bảo đảm tính chính trị, tính hợp pháp và tính họp lí
* Yêu cầu bảo đảm tính quần chúng
* Yêu cầu bảo đảm tính khoa học
* Yêu cầu bảo đảm tính thẩm quyền
* Yêu cầu bảo đảm tính cụ thể kịp thời, khả thi và đúng văn bản pháp chế
+ Bước 3: Thực hiện dân chủ hóa trước khi ban hành quyết định thông
qua sự bàn bạc nhất trí trong lãnh đạo và sự dân chủ bàn bạc với tập thể và trên cơ sở đó, thủ trưởng tính toán, cân nhắc và quyết định
+ Bước 4: Thực hiện quy trình khoa học của việc ra và tổ chức thực
hiện quyết định, gồm có; sự phân tích tình hình, dự báo, lập phương án và chọn phương án tốt nhất; soạn thảo và thông qua quyết định; ra văn bản pháp quy; tổ chức lực lượng để thực hiện quyết định; điều tra phản hồi, nếu có phản ứng phải điều chỉnh kịp thời; kiểm tra định kỳ và đột xuất; tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm đúc kết thành lí luận, tiếp tục ra quyết định mới
Trang 102.3 Nội dung cơ bản của phương pháp quản lý hành chính
Phương pháp hành chính tác động trực tiếp, linh hoạt đến đối tượng quản lý nhằm mục đích bảo đảm lối ứng xử và hành động nhất quán của những người thi hành trong một tình huống cụ thể, nhằm đạt kết quả tương ứng
Phương pháp quản lý hành chính căn cứ trên quyền uy của chính quyền, các thẩm quyền, quyền đưa ra mệnh lệnh của nhà lãnh đạo, của các chủ thể quản lý, trên nguyên tắc hoàn thành mệnh lệnh một cách bắt buộc và chính xác từ phía người cấp dưới, người thực thi
Phương pháp quản lý hành chính thể hiện qua các quyết định cụ thể mà việc cơ quan quản lý, người lãnh đạo thông qua giả định cùng với việc họ thực hiện chức năng luật định của mình thì còn phải có tri thức sâu sắc, quan niệm đầy đủ, đáng tin cậy về trạng thái của khách thể, sự hiểu biết về hậu quả của các quyết định được thông qua và các mệnh lệnh được ban ra
Phương pháp này mang tính bắt buộc và tính quyền lực: Tính bắt buộc đòi hỏi các đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng Tính quyền lực đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước chỉ được phép đưa ra các tác động hành chính đúng thẩm quyền của mình
Phương pháp quản lý hành chính có mục đích hoạt động của mình, không mâu thuẫn với các phương pháp quản lý kinh tế và các phương pháp khác, bổ sung cho chúng, vì mọi hành vi hành chính (quyết định, chỉ thị ) đều đóng vai trò là biểu hiện phức tạp của thực tế sử dụng các quy luật phát triển của khách thể quản lý trong việc kết hợp với khả năng cuả nhà lãnh đạo
sử dụng những thẩm quyền được giao cho Quản lý hành chính có khoa học qua đó hoàn toàn không có điểm gì chung với quản lý hành chính quan liêu
Phương pháp quản lý hành chính được tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật, hoặc các quy định mang tính nguyên tắc, khuôn khổ chung cho các chủ thể và đối tượng quản lý tuân theo, có nghĩa là các quyết định hành chính
Trang 11được ban hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể quản
lý do pháp luật quy định.Ví dụ: Chủ tịch UBND các cấp có quyền ra và chỉ được ra quyết định, chỉ thị, kiểm tra hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khuôn khổ, chức năng, quyền hạn của mình do pháp luật quy định
Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng cách đơn phương quy định nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lý Chủ thể quản lý có quyền đưa ra nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lý, có quyền kiểm tra việc thực hiện các mệnh lệnh của mình và có quyền áp dụng các hình thức kỷ luật nếu mệnh lệnh của mình không được chấp hành Sử dụng phương pháp rất cần thiết trong hoạt động quản lý bởi vì cơ quan quản lý hành chính nào cũng phải dùng quyền lực để quản lý Tuy nhiên phương pháp hành chính phải được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật và đặc biệt là phương pháp hành chính cần phải kết hợp với phương pháp kinh tế
* Hưởng tác động của phương pháp quản lý hành chính
Trong phương pháp quản lý hành chính, chủ thể quản lý tác động lên các đối tượng quản lý thường qua các nội dung sau:
- Tác động về mặt tổ chức: xây dựng và không ngừng hoàn thiện khung pháp luật, tạo ra một hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia vào hoạt động của cả tổ chức, xã hội, kinh tế, văn hoá
- Tác động điều chỉnh hành động, hành vi của các đối tượng là những tác động mang tính bắt buộc của các chủ thể quản lý lên quá trình hoạt động của các đối tượng, nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu quản lý Trường hợp áp dụng phương pháp hành chính được dùng để điều chỉnh các hành vi mà hậu quả của nó có thể gây ra thiệt hại cho cộng đồng, tổ chức, cá nhân và chính chủ thể ra quyết định hành chính Trong trường hợp những hành vi này diễn ra khác với ý muốn của chủ thể quản lý phải sử dụng phương pháp cưỡng chế để ngay lập tức đưa hành vi đó tuân theo một chiều hướng nhất định, trong khuôn khổ chính sách, các văn bản quy phạm pháp