Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh ở việt nam hiện nay

126 247 0
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Một trong những quan điểm của tái cơ cấu ngành nông nghiệp là tăng cường sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, xã hội từ trung ương đến địa phương trong quá trình tái cơ cấu ngành; đẩy mạnh phát triển đối tác công tư (PPP) và cơ chế đồng quản lý, phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng. Nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Nói cách khác, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh đang là xu hướng chủ đạo trong quá trình thực hiện đổi mới ngành nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị xã hội. Nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc: giá trị sản xuất và giá trị gia tăng đã tăng liên tục trong một thời gian dài, sản lượng hàng hóa ngày càng tăng, xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ cao, thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư) và nguồn lực tự nhiên cao. Sản xuất nông nghiệp đã và đang có dấu hiệu gây tác động tiêu cực đến môi trường như mất đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nước, tăng chi phí sản xuất và đe dọa tính bền vững của tăng trưởng. Vì vậy, chất lượng và sự bền vững của tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam là vấn đề cần được quan tâm trong giai đoạn tới. Trong tương lai, nguồn lực cho tăng trưởng nông nghiệp sẽ không còn được dồi dào, nông nghiệp sẽ phải cạnh tranh với các ngành công nghiệp và dịch vụ khác. Chi phí sản xuất ngày càng cao cũng bắt đầu làm giảm khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam với vị thế nhà sản xuất “chi phí thấp” trên trường quốc tế. Nông nghiệp sẽ phải nâng cao vị thế cạnh tranh trên cơ sở nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này có thể đạt được thông qua tận dụng tiềm năng và cơ hội để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị gia tăng hàng nông sản, đồng thời giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Vì vậy, cần có những thay đổi tích cực góp phần xây dựng nông nghiệp tiên tiến, tạo nền tảng cho một nền kinh tế công nghiệp hiện đại, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống, ổn định xã hội, xây dựng nông thôn Việt Nam ngày càng phồn thịnh, văn minh. Xuất phát từ yêu cầu khách quan và nội tại của ngành nông nghiệp, không chỉ mô hình tăng trưởng đòi hỏi phải tái cơ cấu, mà cả cơ cấu sản xuất, tổ chức chuỗi cung ứng cũng phải thay đổi. Với ý nghĩa đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay” để làm đề tài viết luân văn tốt nghiệp của mình.

... NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH 1.1 .Tái cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh 1.1.1 Khái niệm tái cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh 1.1.1.1.Tái... nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh học kinh nghiệm cho Việt Nam 28 Chương THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ... MẠNHTÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM 75 3.1 Quan điểm, mục tiêu tái cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh Việt Nam

Ngày đăng: 18/07/2018, 17:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • NỘI DUNG

  • Chương 1

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH

  • NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH

  • 1.1.Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh

  • 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh

  • 1.3.Kinh nghiệm của một số quốc gia về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

  • Chương 2

  • THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

  • 2.1.Khái quát về nền nông nghiệp Việt Nam

  • Bảng 2.1. Tỷ trọng các ngành trong GDP, 1990 - 2015 (% theo giá so sánh).

  • Bảng 2.2.Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp Việt Nam

  • giai đoạn 2011-2015

  • Bảng 2.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp từ 2013-2015

  • Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng)

  • Bảng 2.5. Tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2015

  • Bảng 2.6. Số liệu thu nhập của lao động nông nghiệp 2011-2015

  • Biểu đồ:Thị phần xuất khẩu một số sản phẩm của Việt Nam so với thế giới

  • Bảng 2.7.Vấn đề cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan