1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông – lâm nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

105 636 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 4,81 MB

Nội dung

Kinh tế trang trại là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân khu vực nông thôn miền núi. Trong giai đoạn xây dựng Nông thôn mới, kinh tế trang trại nhận được nhiều ưu đãi, hỗ trợ từ nhà nước, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của cả địa phương

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THANH TÙNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG – LÂM NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS HOÀNG THỊ THÁI HÒA

Trang 2

HUẾ - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành

và sâu sắc nhất tới PGS.TS Hoàng Thị Thái Hòa đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Huế, Phòng Đào tạo sau Đại học, quý thầy cô giáo khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu này.

Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo và anh chị em cán bộ, công nhân viên chức Ủy ban nhân dân huyện Hương Khê, toàn thể bà con nhân dân 38 hộ gia đình sản xuất kinh doanh theo mô hình trang trại đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn sát cánh và động viên giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng do kiến thức còn nhiều hạn chế, thời gian và tư liệu tham khảo cũng có hạn nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu, bổ sung của quí thầy cô giáo và bạn đọc để luận văn hoàn chỉnh hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 7 năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Tùng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu, kết quảtrong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nàokhác Các thông tin kế thừa từ các tài liệu khác đều được trích dẫn rõ ràng, đầy đủtrong luận văn

Huế, ngày 19 tháng 7 năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Tùng

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

3.1 Ý nghĩa khoa học 2

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 3

1.1.1 Khái niệm về đất đai 3

1.1.2 Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại 3

1.1.3 Những đặc trưng của trang trại 5

1.1.3.1 Trang trại là một loại hình kinh tế trong các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hàng hóa lớn, hoạt động theo cơ chế thị trường: 5

1.1.3.2 Các yếu tố sản xuất của trang trại trước hết là ruộng đất và tiền vốn được tập trung với quy mô nhất định 6

1.1.2.3 Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập 6

1.1.3.4 Phương thức khai thác đất đai bằng chính sức lao động trực tiếp và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của gia đình: 6

1.1.3.5 Tổ chức và quản lý sản xuất theo phương thức tiến bộ dựa trên sự chuyên môn hoá sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện hoạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cận thị trường .7

1.1.4 Những tiêu chí của kinh tế trang trại và phân loại trang trại 8

1.1.4.1 Tiêu chí để nhận dạng kinh tế trang trại 8

1.1.4.2 Phân loại trang trại 11

1.1.5 Những vấn đề cơ bản về hiệu quả 12

1.1.5.1 Các khái niệm 12

1.1.5.2 Phân loại và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 13

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 17

1.2.1 Tác động của phát triển trang trại đến phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam .17

Trang 6

1.2.1.1 Về kinh tế 17

1.2.1.2 Về xã hội 17

1.2.1.3 Về môi trường 18

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển trang trại 18

1.2.2.1 Lịch sử và điều kiện ra đời của loại hình sản xuất trang trại ở các nước tư bản phát triển châu Âu và châu Mỹ 18

1.2.2.2 Lịch sử và điều kiện ra đời của các loại hình sản xuất trang trại ở các nước châu Á 20

1.2.3 Tình hình phát triển của các mô hình sản xuất trang trại tại một số nước trên thế giới 21

1.2.3.1 Tình hình phát triển trang trại tại Pháp 21

1.2.3.2 Tình hình phát triển trang trại tại Mỹ 22

1.2.3.3 Tình hình phát triển trang trại tại Nhật Bản 24

1.2.3.4 Tình hình phát triển trang trại tại Đài Loan 25

1.2.3.5 Tình hình phát triển trang trại tại Thái Lan 26

1.2.4 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 27

1.2.4.1 Tình hình phát triển các mô hình sản xuất trang trại ở Việt Nam 27

1.2.4.2 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam trong thời gian qua .29

1.3 Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài 31

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 Mục tiêu cụ thể 32

2.2 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 32

2.2.1 Phạm vi nghiên cứu 32

2.2.2 Đối tượng nghiên cứu 32

2.3 Nội dung nghiên cứu 32

2.4 Phương pháp nghiên cứu 33

2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 33

2.4.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp 33

2.4.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp 33

2.4.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu 33

2.4.3 Phương pháp chuyên gia 34

Trang 7

2.4.4 Phương pháp kế thừa 34

2.4.5 Phương pháp so sánh 34

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hương Khê 35

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 35

3.1.1.1 Vị trí địa lý 35

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo 36

3.1.1.3 Khí hậu 36

3.1.1.4 Thuỷ văn 37

3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên 37

3.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội 39

3.1.2.1 Dân số và lao động 39

3.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế 40

3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân 43

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 44

3.2 Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông lâm nghiệp của huyện Hương Khê 46

3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất 46

3.2.2 Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông – lâm nghiệp của huyện Hương Khê .47

3.2.2.1 Đất sản xuất nông nghiệp: 47

3.2.2.2 Đất lâm nghiệp 48

3.2.2.3 Đất nuôi trồng thủy sản: 48

3.2.2.4 Đất nông nghiệp khác 48

3.2.3 Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất của huyện Hương Khê 48

3.3 Thực trạng phát triển các mô hình sản xuất trang trại trên địa bàn 49

3.3.1 Quá trình hình thành và tình hình phát triển trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê 49

3.3.1.1 Quá trình hình thành các mô hình trang trại 49

3.3.1.2 Thực trạng phát triển mô hình trang trại 50

3.3.2 Phân loại trang trại 53

3.3.2.1 Phân loại theo quy mô diện tích 53

Trang 8

3.3.2.2 Phân loại theo lĩnh vực sản xuất 54

3.3.3 Cơ cấu sử dụng đất và các loại cây trồng, vật nuôi chính của trang trại 56

3.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp cho phát triển trang trại tại huyện Hương Khê 60

3.4.1 Tỷ lệ sử dụng đất nông lâm nghiệp cho phát triển trang trại 60

3.4.2 Hiệu quả sử dụng đất của các mô hình trang trại 61

3.4.2.1 Hiệu quả kinh tế 61

3.4.2.2 Hiệu quả xã hội 68

3.4.2.3 Hiệu quả môi trường 70

3.4.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất của các mô hình trang trại ở huyện Hương Khê 72

3.4.3.1 Yếu tố tự nhiên 72

3.4.3.2 Yếu tố kinh tế-xã hội 73

3.4.4 Đánh giá chung về tình hình phát triển sản xuất của các mô hình trang trại của huyện Hương Khê 75

3.5 Đề xuất giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp cho các mô hình sản xuất trang trại tại huyện Hương Khê 76

3.5.1 Đề xuất hướng, mô hình phát triển hiệu quả 76

3.5.2 Những giải pháp chủ yếu về sử dụng đất nông lâm nghiệp cho phát triển các mô hình trang trại của huyện Hương Khê 80

3.5.2.1 Giải pháp về chính sách 80

3.5.2.2 Giải pháp về kỹ thuật 81

4.5.3 Giải pháp về môi trường 83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

1 Kết luận 84

2 Kiến nghị 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

vi

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Quy mô các loại hình trang trại 21

Bảng 1.2 Tình hình phát triển trang trại của nước Pháp qua các năm 32

Bảng 1.3 Tình hình phát triển trang trại của nước Mỹ qua các năm 34

Bảng 1.4 Tình hình phát triển trang trại của Nhật Bản qua các năm 35

Bảng 1.5 Tình hình phát triển trang trại của Đài Loan qua các năm 36

Bảng 1.6 Tình hình phát triển trang trại của Thái Lan qua các năm 38

Bảng 1.7 Thống kê số lượng trang trại của các vùng qua các năm 39

Bảng 3.1 Tình hình dân số của huyện Hương Khê giai đoạn 2010 - 2013 50

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế 50

Bảng 3.3 Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông - lâm nghiệp huyện Hương Khê 58

Bảng 3.4 Số lượng trang trại huyện Hương Khê phân bố theo các đơn vị hành chính giai đoạn 2010-2013 63

Bảng 3.5 Số lượng các trang trại huyện Hương Khê năm 2013 phân theo loại hình sản xuất và quy mô diện tích 65

Bảng 3.6 Cơ cấu sử dụng đất trong trang trại 69

Bảng 3.7 Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp cho trang trại so với cơ cấu sử dụng đất huyện Hương Khê năm 2013 71

Bảng 3.8 Tỷ lệ sử dụng đất nông lâm nghiệp cho phát triển trang trại 72

Bảng 3.9 Giá trị sản xuất của các mô hình trang trại trong năm 2013 74

Bảng 3.10 Lợi nhuận của các mô hình trang trại trong năm 2013 75

Bảng 3.11 Hiệu quả sử dụng vốn của các mô hình trang trại năm 2013 77

Bảng 3.12 Hiệu quả chi phí đầu tư sản xuất của các mô hình trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê năm 2013 78

Bảng 3.13 Hiệu quả sử dụng lao động của các mô hình trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê năm 2013 79

Bảng 3.14 Lợi nhuận do lao động tạo ra của các mô hình trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê năm 2013 80

Bảng 3.15 Tình hình lao động năm 2013 tại các trang trại trên địa bàn 81

Bảng 3.16 Cơ cấu lao động trong các trang trại năm 2013 81

Bảng 3.17 Độ che phủ của các mô hình trang trại huyện Hương Khê 83

Bảng 3.18 Hạch toán chi phí, thu nhập, lợi nhuận tính trung bình năm 2013 của các mô hình sản xuất tại các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê 88

Trang 10

Bảng 3.19 Giá trị trung bình của chi phí, thu nhập, lợi nhuận trên 01 ha đất của các mô hình trong trang trại trung bình năm 2013 88

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Số lượng trang trại ở Pháp qua các năm 33

Hình 1.2 Số lượng trang trại Mỹ qua các năm 34

Hình 1.3 Số lượng trang trại Nhật Bản qua các năm 35

Hình 1.4 Biểu đồ về số lượng trang trại Đài Loan qua các năm 37

Hình 1.5 Số lượng trang trại Thái Lan qua các năm 38

Hình 1.6 Thống kê số lượng trang trại của các vùng qua các năm 40

Hình 3.1 Vị trí huyện Hương Khê trong tỉnh Hà Tĩnh 46

Hình 3.2 Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hương Khê năm 2013 52

Hình 3.3 Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Hương Khê năm 2013 57

Hình 3.4 Biểu đồ giá trị sản lượng hàng hóa và lợi nhuận trung bình trên 01 ha của các trang trại trên địa bàn năm 2013 76

Hình 3.5 Hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả chi phí đầu tư của trang trại năm 2013 78

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền sảnxuất hàng hoá Trong gần hai thế kỷ qua, nền nông nghiệp thế giới đã trải qua nhiềuhình thức tổ chức sản xuất khác nhau Trong những năm gần đây, loại hình kinh tếtrang trại đã thể hiện ưu thế về hiệu quả kinh tế so với kinh tế hộ gia đình nhờ vào lợithế của quy mô sản xuất Hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế trang trạiphù hợp với đặc thù của nông nghiệp nên đạt hiệu quả cao, và ngày càng phát triển ởhầu hết các nước trên thế giới Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại là mộtquá trình chuyển đổi từ kinh tế hộ nông dân chủ yếu, mang tính sản xuất tự cấp, tự túcsang sản xuất hàng hoá có quy mô từ nhỏ tới lớn Trong tiến trình phát triển nôngnghiệp, nông thôn hiện nay ở nước ta, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hànghoá, với quy mô ngày càng lớn và mang tính thâm canh, chuyên canh, phân vùng đang

là một yêu cầu tất yếu khách quan Phát triển kinh tế trang trại đã, đang và sẽ có nhữngđóng góp to lớn khối lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu nông sản trong nước và hướngđến xuất khẩu nông sản ra các nước trên thế giới Sự đóng góp của các kinh tế trangtrại là không thể phủ nhận, không những đem lại lợi nhuận cho chủ trang trại, mà còncải thiện đáng kể thu nhập của người lao động, người nông dân Mặt khác kinh tế trangtrại là mô hình sản xuất rất ít, có thể không có tác động xấu, thậm chí còn tác độngtheo chiều hướng có lợi đối với môi trường

Huyện Hương Khê nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Tĩnh, với diện tích đồi núichiếm phần lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên, có dân số đông, lực lượng lao độngdồi dào Đó là những tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế vườn đồi với nhiều môhình có hiệu quả và một số loại cây trồng đặc trưng cho giá trị kinh tế cao Thời giangần đây, mô hình trang trại trên địa bàn xuất hiện và phát triển khá mạnh mẽ với môhình: trồng cây lâu năm, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản Kinh tế trang trại góp phầnđem lại lợi ích thiết thực cả kinh tế, xã hội lẫn môi trường sinh thái và trở thành mộttrong những mũi nhọn kinh tế của huyện

Mặc dù vậy, việc sử dụng quỹ đất trong phát triển trang trại vẫn còn nhiều hạnchế Các loại hình sản xuất chưa đa dạng, quy mô sản xuất còn nhỏ Vì lý do đó nên sốlượng mô hình đạt tiêu chuẩn trang trại theo tiêu chí mới còn ít Tiềm năng đất đai trênđịa bàn huyện cho phát triển trang trại còn nhiều, đòi hỏi việc khai thác, sử dụng hợp

lý, có hiệu quả cần được quan tâm Vì vậy cần có những nghiên cứu để đánh giá thựctrạng, tìm hiểu các vấn đề còn vướng mắc, từ đó đề ra những giải pháp nhằm phát triểnkinh tế trang trại mang lại hiệu quả cao và có tính bền vững

Trang 13

Xuất phát từ thực tế nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông – lâm nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”.

2 Mục đích đề tài

Đánh giá được thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông - lâm nghiệp theo hướngphát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh làm cơ sở đềxuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp cho phát triển kinh tếtrang trại tại địa bàn nghiên cứu

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả luận văn góp phần bổ sung cơ sở lý luận về nghiên cứu sử dụng đất nônglâm nghiệp cho phát triển trang trại, làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sửdụng quỹ đất này

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu đề tài giúp chúng ta đưa ra cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng sử dụngđất cho phát triển kinh tế trang trại tại huyện Hương Khê Từ đó thấy được hiệu quảviệc sản xuất của các mô hình trang trại trên địa bàn cũng như tầm quan trọng của nótrong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Khái niệm về đất đai

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho nhânloại, con người sinh ra trên đất, sống và lớn lên nhờ vào sản phẩm của đất Cho đếnnay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến những khái niệm, định nghĩa

về đất Học giả người Nga, Docutraiep cho rằng “Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độclập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của các yếu tố hình thành baogồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình, thời gian” [9] Về sau các học giả khácnghiên cứu, bổ sung các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh như nướcngầm và vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm về đất đai Học giả người Anh,Wiliam đã đưa thêm khái niệm về đất như “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khảnăng tạo ra sản phẩm cho cây” [15] Bàn về vấn đề này, C.Mác đã viết: “Đất là tư liệusản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp”, “Điều kiệnkhông thể thiếu được của sự tồn tại và sinh sống của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếpnhau” [17]

Theo quan niệm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất

là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” [8] Hiểu theo nghĩarộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấuthành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết,thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm vàkhoáng sản trong lòng đất, động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kếtquả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại”[8]

Từ định nghĩa trên, có thể hiểu như sau: Đất đai là một vùng có ranh giới, vị trí

cụ thể và có các thuộc tính tổng hợp của tự nhiên, kinh tế, xã hội như khí hậu, thổnhưỡng, địa hình, địa mạo, thực vật, động vật và các hoạt động của con người

1.1.2 Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại

Thời gian gần đây, thuật ngữ trang trại được sử dụng nhiều, đặc biệt là trongchương trình xây dựng nông thôn mới Hiện nay, tùy từng quốc gia, từng vùng và từngquan điểm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khoa học mà người ta đưa ra nhữngkhái niệm khác nhau về trang trại

Theo Wikipedia: ”Trang trại hay nông trại là một khu vực đất đai có diện tích

tương đối rộng lớn (có thể bao gồm cả hồ, sông, đầm, đìa, rạch ), nằm ở vùng đồng

Trang 15

quê, thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của cá nhân, tổ chức dùng để sản xuất nôngnghiệp như trồng lúa, ngũ cốc, làm ruộng (gọi là điền trang), sản xuất lương thực, thựcphẩm, chăn bò, chăn ngựa, chăn cừu, nuôi gà, dê, heo ), nuôi trồng thuỷ sản, biển,sản xuất sợi, đay, bông hoặc chuyên dụng cung cấp nguyên liệu cho các ngành nôngnghiệp, công nghiệp và dịch vụ” [29].

Các nước tư bản phát triển như Mỹ, Anh và một số vùng lãnh thổ ở Châu Á nhưNhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và một số nơi khác trong khu vực quan niệm: “Trangtrại là loại hình sản xuất Nông- Lâm- Ngư nghiệp của hộ gia đình nông dân sau khiphá vỡ vỏ bọc sản xuất tự cấp, tự túc khép kín của hộ tiểu nông, vươn lên sản xuấtnhiều nông sản, hàng hoá, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tếcạnh tranh”

Ở Việt Nam, khái niệm về trang trại cũng đã được đưa ra dựa trên những quanđiểm cụ thể khác nhau của nhiều nhà nghiên cứu Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩakhái quát như sau: "Trang trại là trại lớn sản xuất nông nghiệp"

GS.TS Nguyễn Điền và các cộng sự cho rằng: “Trang trại gia đình là loại hình cơ

sở sản xuất nông nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường từ khi phương thứcsản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến, bắt đầu cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ nhất ở một số nước Châu Âu” [10]

Theo Trần Hữu Quang: “Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông – lâmnghiệp dựa trên cơ sở lao động và đất đai của hộ gia đình là chủ yếu, có tư cách phápnhân, tự chủ sản xuất kinh doanh và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, cóchức năng chủ yếu là sản xuất hàng hoá tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình vàđáp ứng cho nhu cầu của xã hội” [19]

Ngày 10/01/1998, Bộ Chính trị ra Nghị quyết Trung Ương số 06/NQ – TW xácđịnh: “Trang trại gia đình thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, sửdụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả” [2].Tháng 4 năm 2000, hội thảo về kinh tế trang trại trong cả nước được tổ chức tạithành phố Hồ Chí Minh, qua đó Ban Kinh tế Trung Ương đã đưa ra khái niệm: “Trangtrại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá lớn trong nông – lâm – ngư nghiệp của cácthành phần kinh tế khác nhau ở nông thôn, có sức đầu tư lớn, có năng lực quản lý trựctiếp quá trình sản xuất kinh doanh, có phương pháp tạo ra suất sinh lợi cao hơn bìnhthường trên đồng vốn bỏ ra, có trình độ đưa ra những thành tựu khoa học công nghệmới kết tinh trong hàng hoá tạo ra sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường xã hội, manglại hiệu quả kinh tế cao” [3]

Mặc dù nhận thức vẫn còn khác nhau bởi nhiều khía cạnh, nhưng nhìn chungquan điểm và nhận thức về bản chất và đặc trưng của kinh tế trang trại về cơ bản là đã

Trang 16

gần gũi, có sự thống nhất và có một số điểm chung như:

- Trang trại là một cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá trong nông, lâm , ngưnghiệp ở nông thôn

- Có nguồn gốc hình thành và phát triển từ kinh tế hộ nhưng ở vào giai đoạn cótrình độ tổ chức quản lý sản xuất hàng hoá cao hơn

- Khai thác và sử dụng các nguồn lực kinh tế ở địa phương (như đất đai, vốn, laođộng, ứng dụng khoa học công nghệ) một cách có hiệu quả

- Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với nền kinh tế thị trường

- Nguồn gốc sở hữu trang trại chủ yếu là thành phần kinh tế tư nhân

Từ những điểm chung trên, có thể nhận định về kinh tế trang trại như sau: “Kinh

tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp, được hìnhthành và phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân có mức tích tụ và tập trungcao hơn về đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật…nhằm tạo ra khối lượng hàng hoá nôngsản lớn hơn, với lợi nhuận cao hơn theo yêu cầu của kinh tế thị trường, có sự điều tiếtcủa Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa [19]

1.1.3 Những đặc trưng của trang trại

1.1.3.1 Trang trại là một loại hình kinh tế trong các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hàng hóa lớn, hoạt động theo cơ chế thị trường:

Kinh tế trang trại là hình thức kinh tế từng bước đưa nông dân từ hộ nông nghiệp

tự cấp tự túc lên các hộ nông nghiệp hàng hoá Vai trò khách quan mang tính lịch sửnày của kinh tế trang trại gắn liền với tính hai mặt của hộ nông dân, với trình độ pháttriển của sản xuất nông nghiệp và sự giao lưu hàng hoá giữa thành thị và nông thôn.Nông hộ vừa là gia đình - đơn vị trực tiếp tiêu dùng của xã hội, vừa là cơ sở sảnxuất nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất ra những sản phẩm tối cần thiết cho cuộc sống cóthể tiêu dùng trực tiếp Do vậy sản xuất trực tiếp tự túc là cái vốn có của kinh tế hộnông dân Các hộ nông dân muốn làm giàu phải thoát khỏi tình trạng sản xuất tự túc vàtừng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá theo phương thức trang trại

Như vậy các hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung trong nền kinh tế thịtrường mặc dù sản xuất ra khối lượng nông sản phẩm lớn hơn so với hình thức sảnxuất phân tán, song mục đích chủ yếu vẫn là nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếpcủa những chủ nhân của chúng, còn kinh tế trang trại thì ngay từ khi ra đời đã mangtính hàng hoá và càng ngày tính chất và trình độ sản xuất hàng hoá của nó càng đượcnâng lên

Đặc trưng về mục đích sản xuất hàng hoá là đặc trưng quan trọng nhất của kinh

tế trang trại, bởi vì mục đích sản xuất hàng hoá chi phối và ảnh hưởng lớn, thậm chí

Trang 17

quyết định tới các đặc trưng khác của kinh tế trang trại.

Quy mô của trang trại lớn gấp nhiều lần quy mô của hộ gia đình hay kiểu tiểunông Nó được đánh giá bằng diện tích đất đai sử dụng, hay bằng giá trị sản lượng làm

ra trong một năm hoặc đo bằng tỷ suất hàng hoá của trang trại

1.1.3.2 Các yếu tố sản xuất của trang trại trước hết là ruộng đất và tiền vốn được tập trung với quy mô nhất định

Trong nông nghiệp cũng như trong ngành sản xuất vật chất khác, sản xuất hànghoá chỉ có thể được tiến hành khi các yếu tố sản xuất được tập trung tới quy mô nào

đó Do đó ở các trang trại, sản xuất hàng hoá chỉ có thể được thực hiện khi ruộng đất,tiền vốn, tư liệu sản xuất được tập trung tới quy mô cần thiết đủ lớn (lớn hơn mứchạn điền cho một hộ nông dân) Đó là kết quả của sự tích tụ, tập trung ruộng đất quaquyền chuyển nhượng hoặc cho thuê lại quyền sử dụng đất của các hộ khác Đặc trưngnày được quy định bởi chính đặc trưng về mục đích sản xuất của trang trại Ở các trangtrại tư nhân, quy mô tập trung các yếu tố sản xuất lớn hơn hẳn so với các trang trại giađình, còn các trang trại gia đình mặc dù có quy mô lớn hơn nhiều so với kinh tế hộ tựcấp, tự túc, song nói chung vẫn nằm trong khuôn khổ gia đình, chịu sự giới hạn nhấtđịnh của các yếu tố sản xuất nội lực

1.1.2.3 Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập

Chủ trang trại là người lao động tại chỗ (chủ hộ nông dân) hoặc có thể từ nơikhác đến đầu tư Họ là người có ý chí làm giàu, có vốn, có năng lực tổ chức quản lý,

có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, đồng thời có hiểu biết nhất định vềkinh doanh và nắm bắt nhu cầu thị trường Do trang trại hoạt động theo cơ chế thịtrường nên có thể huy động cổ phần và tham gia các hình thức liên kết phù hợp

Trong các trang trại mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu của chủ trang trạitrong trường hợp đi thuê hoặc được giao quyền sử dụng thì tư liệu sản xuất đều thuộcquyền sử dụng của một người chủ độc lập Người chủ độc lập ở đây là người hoàntoàn có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh Điều đó có nghĩa là ởnhững hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm nghiệp dựa trên sở hữu Nhànước và sở hữu tập thể (nông, lâm trường quốc doanh, hợp tác xã nông nghiệp ) thìkhông thuộc khái niệm trang trại

1.1.3.4 Phương thức khai thác đất đai bằng chính sức lao động trực tiếp và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của gia đình:

Vì kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp,được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân nên lực lượnglao động trong hầu hết các trang trại đều xuất phát từ nguồn lao động tại chỗ Tuy

Trang 18

nhiên, thông thường các trang trại trong nông, lâm, ngư nghiệp đều có quy mô sảnxuất lớn hơn hẳn so với quy mô sản xuất của hộ nông dân Điều này dẫn đến nhu cầu

về lao động trong các trang trại đều vượt quá khả năng nguồn lao động gia đình và do

đó các trang trại đều có nhu cầu thuê mướn lao động

Quy mô thuê mướn lao động của trang trại trong các loại hình khác nhau và phụthuộc chủ yếu vào các loại hình trang trại và quy mô sản xuất của các trang trại

Có hai hình thức thuê mướn lao động trong các trang trại đó là: thuê lao độngthường xuyên và thuê lao động theo thời vụ

1.1.3.5 Tổ chức và quản lý sản xuất theo phương thức tiến bộ dựa trên sự chuyên môn hoá sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện hoạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cận thị trường

- Về trình độ chuyên môn hoá sản xuất trong các trang trại: chuyên môn hoá sảnxuất của trang trại là quá trình gắn liền với việc chuyển phương hướng sản xuất củatrang trại từ sản xuất đa dạng, đa canh kết hợp trồng trọt với chăn nuôi sang sản xuấtchuyên canh, tập trung vào một vài nông sản hàng hoá có lợi thế so sánh và khả năngsinh lời cao Để phản ánh trình độ chuyên môn hoá, có thể sử dụng chỉ tiêu: cơ cấu giátrị sản lượng của trang trại; cơ cấu giá trị sản lượng hàng hoá của trang trại

- Trình độ thâm canh trong các trang trại cũng được nâng dần từ thâm canhtruyền thống sang thâm canh kết hợp truyền thống với hiện đại rồi thâm canh hiện đại.Những chỉ tiêu chủ yếu có thể sử dụng để biểu hiện trình độ thâm canh là: vốn đầu tưtrên một đơn vị diện tích; vốn đầu tư cho những công nghệ sản xuất tiến bộ trên mộtđơn vị diện tích; năng suất cây trồng vật nuôi

- Về cách thức điều hành sản xuất: lúc đầu sản xuất hàng hoá còn ít và giản đơnvới mục đích là tối đa hoá lợi ích và tăng thêm thu nhập cho gia đình thì chủ trang trạivẫn điều hành sản xuất theo kiểu gia trưởng, song đã bắt đầu đi vào bố trí, tổ chức sảnxuất, ghi chép thu chi và hoạch toán đơn giản Khi sản xuất hàng hoá là hướng chính,các phạm trù lợi nhuận, giá cả và cạnh tranh ngày càng lôi cuốn trang trại đi vào kinhdoanh nhằm đạt lợi nhuận nhiều hơn thì cách quản lý theo kiểu gia trưởng không cònthích hợp nữa Sản xuất đòi hỏi phải có phương án hợp lý lựa chọn cây trồng, vật nuôi,quy hoạch ruộng đất, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng công nghệ và quy trình thâmcanh

- Về hoạt động tài chính và hoạch toán của trang trại: hoạt động tài chính vàhoạch toán của trang trại dần thay đổi Lúc đầu khi mới đi vào sản xuất hàng hoá, chủtrang trại thường ghi nhớ trong đầu hoặc có ghi chép, hoạch toán đơn giản lượng thu,lượng chi và phần thu nhập dôi ra đối với vài cây trồng, vật nuôi chủ yếu Khi sản xuấthàng hoá đã trở thành hướng chính, các trang trại thường thực hiện hoạch toán giá

Trang 19

thành và lợi nhuận đối với từng cây, con hàng hoá Đến khi trang trại kinh doanh gầnnhư một doanh nghiệp thì hoạt động tài chính đi vào chiều sâu, bao gồm các nội dung:

kế hoạch tài chính, hoạch toán giá thành, lợi nhuận, phân tích kinh doanh Hoạt độngtài chính và hoạch toán của trang trại ngày càng có vai trò quan trọng và ngày càngphức tạp đòi hỏi phải có kiến thức và nghiệp vụ kế toán, hoạch toán nhất định

- Về tiếp cận thị trường: thái độ và hành động đối với thị trường của trang trạicũng từng bước được thay đổi theo hướng ngày càng tiếp cận và gắn kết với thị trường

Đó là những đặc trưng của trang trại, quy các đặc trưng đó có thể hình dung trangtrại như một doanh nghiệp vừa và nhỏ với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặccông ty cổ phần trong nông, lâm, ngư nghiệp khi có đầy đủ điều kiện pháp lý Đâycũng là những đặc trưng để xác định các tiêu chí của trang trại [1]

1.1.4 Những tiêu chí của kinh tế trang trại và phân loại trang trại

1.1.4.1 Tiêu chí để nhận dạng kinh tế trang trại

Tiêu chí định tính

Tiêu chí định tính dựa trên các đặc trưng cơ bản của trang trại để đánh giá:

- Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất các mặt hàng nông nghiệp (nông,lâm, thuỷ sản) theo hình thức hàng hoá với quy mô lớn

- Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất caohơn hẳn so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất đai, sốlượng gia súc, lao động, giá trị sản phẩm, mức đầu tư, thu nhập

- Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết ápdụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất,

sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, nhờ đó cóthu nhập vượt trội so với kinh tế hộ

Tiêu chí định lượng

Việc xác định trang trại và phân loại trang trại được lượng hóa với các tiêu chuẩn

cụ thể Ngày 23/6/2000 Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục thống

kê đã ra Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN - TCT hướng dẫn xác định tiêu chíkinh tế trang trại; được sửa đổi bổ sung bằng Thông tư số 74/TT-BNN ngày4/7/2003 Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi bổ sung mục III của Thông

tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK Qua đó, các tiêu chí xác định trang trại

cụ thể như sau:

* Các đối tượng và ngành sản xuất được xem xét để xác định là kinh tế trang trại

Hộ nông dân, hộ công nhân viên Nhà nước và lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu,

Trang 20

các loại đô thị và cá nhân chuyên sản xuất (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôitrồng thuỷ sản) hoặc sản xuất nông nghiệp là chính, có kiêm nhiệm các hoạt động dịch

vụ phi nông nghiệp ở nông thôn

* Tiêu chí định lượng để xác định là kinh tế trang trại

- Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định làtrang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá bình quân 1năm, hoặc quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộtương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế

- Đối với hộ sản xuất kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hoá củacác ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thì tiêu chí để xác định trang trại là giátrị sản lượng hàng hoá, dịch vụ bình quân 1 năm

* Tiêu chí xác định kinh tế trang trại

Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định làtrang trại phải đạt một trong hai tiêu chí định lượng sau đây:

1 Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân hàng năm:

- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên

- Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên

2 Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tươngứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế

Quy mô sản xuất của trang trại được xác định như bảng 1.1

Ngày 13 tháng 4 năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hànhThông tư số 27/2011/TT- BNNPTNT quy định về thủ tục cấp cấp giấy chứng nhậnkinh tế trang trại Trong đó thì tiêu chí xác định kinh tế trang trại có một số thay đổi vàđược quy định như sau:

Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạttiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:

1 Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:

a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:

- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long;

- 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại

b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm

Trang 21

Bảng 1.1 Quy mô các loại hình trang trại

I Đối với trang trại trồng trọt Quy mô diện tích

1 Cây hàng năm

- Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc

và Duyên hải miền Trung

- Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên

2 Cây lâu năm (Chè, cây ăn qủa…)

- Các tỉnh phía Bắc là 3 ha và Duyên hải miền Trung là 5 ha Riêng trang trại trồng

hồ tiêu thì chỉ cần từ 0,5 ha trở lên

3 Lâm nghiệp - Từ 10 ha trở lên đối với tất cả các vùng

trong cả nước

II Đối với trang trại chăn nuôi Quy mô số lượng

1 Chăn nuôi đại gia súc: Trâu, bò…

để sinh sản, lấy sữa Có thường xuyên từ 10 con trở lên

2 Chăn nuôi đại gia súc để lấy thịt Có thường xuyên từ 50 con trở lên

3

Chăn nuôi gia súc: Dê, lợn…

- Chăn nuôi sinh sản

III Chăn nuôi thuỷ sản

Đối với chăn nuôi tôm thịt theo

kiểu công nghiệp

Diện tích mặt nước từ 2 ha trở lên đối vớitất cả các vùng trong cả nước

Trang 22

2 Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệuđồng/năm trở lên;

3 Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trịsản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên [5]

1.1.4.2 Phân loại trang trại

Có nhiều cách phân loại trang trại khác nhau như:

Theo lĩnh vực sản xuất

- Trang trại trồng trọt

- Trang trại chăn nuôi

- Trang trại lâm nghiệp

- Trang trại nuôi trồng thuỷ sản

- Trang trại tổng hợp

Trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản)

là trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành chiếm trên 50%

cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm Trường hợp không cóngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang trạitổng hợp [5]

Theo quy mô diện tích:

- Trang trại có diện tích dưới 5 ha

- Trang trại có diện tích từ 5-10 ha

- Trang trại có diện tích trên 10 ha

Theo hình thức quản lý

- Trang trại gia đình: toàn bộ tư liệu sản xuất đều thuộc quyền sở hữu của hộ giađình, hộ gia đình là người tự quyết định tổ chức và sản xuất kinh doanh Loại hìnhtrang trại này sử dụng sức lao động trong gia đình là chính, kết hợp thuê nhân côngphụ trong mùa vụ Trang trại gia đình là mô hình sản xuất phổ biến trong nền nôngnghiệp thế giới, chiếm tỷ trọng lớn về đất canh tác và khối lượng nông sản so với cácloại hình sản xuất khác

- Trang trại hợp tác: là loại hình hợp tác tự nguyện của một số trang trại gia đìnhvới nhau thành một trang trại quy mô lớn hơn để tăng thêm khả năng về vốn, tư liệusản xuất và công nghệ mới tạo ra ưu thế cạnh tranh

- Trang trại cổ phần: là loại hình hợp tác các trang trại thành một trang trại lớn

Trang 23

theo nguyên tắc góp cổ phần và hoạt động giống nguyên tắc của công ty cổ phần.

- Nông trại uỷ thác: là loại hình trang trại mà chủ trang trại uỷ thác cho bà con,bạn bè quản lý từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh trong khoảngthời gian nhất định khi chủ trang trại đi làm việc khác

Theo hình thức sở hữu

- Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất (thường là trang trại gia đình).Đây là loại hình phổ biến ở các nước

- Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất phần còn lại đi thuê người khác

- Trang trại thuê toàn bộ tư liệu sản xuất của chủ khác để sản xuất kinh doanh [20]

1.1.5 Những vấn đề cơ bản về hiệu quả

1.1.5.1 Các khái niệm

Về khái niệm hiệu quả:

- Hiệu quả theo quan điểm của C.Mác đó là việc “Tiết kiệm và phân phối mộtcách hợp lý”, các nhà khoa học Xô Viết cho rằng đó là sự tăng trưởng kinh tế thôngqua tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứngđược yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội [4]

- Có quan điểm cho rằng: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăngmột loại hàng hoá mà không cắt giảm một loại hàng hoá khác Một nền kinh tế có hiệuquả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên mộtđường giới hạn khả năng sản xuất của nó”, hoặc “Khi sản xuất có hiệu quả, chúng tanói rằng nền kinh tế đang sản xuất trên giới hạn khả năng sản xuất” [4]

- Quan điểm khác lại khẳng định “Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối quan hệtương quan so sánh giữa kết quả sản xuất đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quảđó” [8] Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản xuất đầu ra, còn lượng chi phí

bỏ ra là giá trị của các nguồn lực đầu vào

 Về hiệu quả sử dụng đất:

Hiệu quả sử dụng đất là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất đaitrong hoạt động kinh tế thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị (lợi nhuận) thuđược bằng tiền; về mặt xã hội, đây là chỉ số thể hiện hiệu quả của lực lượng lao độngđược sử dụng trong cả quá trình hoạt động kinh tế cũng như hàng năm trong việc khaithác đất đai

Hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ chức sảnxuất, khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khókhăn khách quan của điều kiện tự nhiên; trong những hoàn cảnh thực tế nhất định, còn

Trang 24

gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của kinh tế quốc dân, cũng như sản xuấttrong nước gắn với thị trường quốc tế… Cùng với các biện pháp kỹ thuật thâm canhtruyền thống, phải coi trọng việc vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiếnhành mạnh mẽ việc bố trí cơ cấu kinh tế theo hướng khắc phục tính tự cấp tự túc vềlương thực từ lâu đời, biến đổi mạnh nông nghiệp thành một ngành kinh tế hàng hoá;chỉ trên cơ sở đó mới có điều kiện thực tế tận dụng các tiềm năng phong phú sẵn có vềđất đai và lao động của Việt Nam [28].

1.1.5.2 Phân loại và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

 Hiệu quả kinh tế:

Để đánh giá hiệu quả kinh tế, người ta căn cứ các chỉ tiêu về:

1- Hiệu quả sử dụng đất (H): được phản ánh qua chỉ tiêu giá trị sản xuất bìnhquân trên một đơn vị canh tác

H = Q / S

Trong đó: Q là giá trị hàng hoá và dịch vụ

S là diện tích canh tác (ha)

2- Hiệu quả sử dụng vốn (Hv): phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại

Hv = Q / V

Trong đó: Q là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất

V là vốn bình quân dùng vào sản xuất

3- Hiệu quả chi phí đầu tư (Hc): phản ánh lợi nhuận thu được so với vốn đầu tư

Hc = Q / C

Trong đó: Q là lợi nhuận thu được trong một năm sản xuất

C là tổng số vốn đầu tư trong một năm sản xuât

4- Hiệu quả sử dụng lao động (HLĐ): phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất củangười lao động

HLĐ = Q / LĐ

Trong đó: Q là giá trị sản xuất kinh doanh đạt được

LĐ là tổng số lao động hao phí để tạo ra Q

Việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế được cụ thể hóa bằng cáchtính toán các chỉ số sau:

+ Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo

ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)

Trang 25

+ Chí phí trung gian (IC): Là khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền màchủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.+ Giá trị gia tăng (VA): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất (GO) và chí phí trunggian (IC), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

+ Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí trung gian (IC): GO/IC; VA/IC

+ Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ): GO/LĐ; VA/LĐ

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giáhiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp Các chỉ tiêu càngcao thì hiệu quả kinh tế càng lớn

Đối với kinh tế trang trại, tác giả Nguyễn Minh Đức đưa ra phương pháp tínhtoán hiệu quả kinh tế khá chi tiết, bao gồm việc tính toán các chỉ tiêu:

* Tính toán chi phí sản xuất

Có 3 cách tính khấu hao khác nhau

Cách 1: Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng (khấu hao đều cho các năm)

Chi phí khấu hao = (giá mua tài sản – giá trị thanh lý tài sản) /số năm sử dụng

Cách 2: Tính khấu hao theo phương pháp giảm dần giá trị

Phương pháp này áp dụng với một tỷ lệ khấu hao nhất định Theo cách tính này,giá trị khấu hao hàng năm giảm dần khi khi giá trị thực tế của tài sản giảm dần

Cách 3: Tính toán khấu hao theo phương pháp tổng các chữ số năm sử dụng

Giá trị khấu hao = (giá mua - giá thanh lý) * (Số năm sử dụng còn lại /Tổng cácchữ số năm sử dụng )

- Chi phí biến đổi Là các chi phí sử dụng cho các hoạt động diễn ra trong 1 vụsản xuất

Trang 26

Tiền quy đổi từ lượng sản phẩm tiêu thụ gia đình.

Tiền quy đổi từ lượng sản phẩm cho đi

Tiền quy đổi từ lượng sản phẩm trao đổi thay tiền mặt chi phí sử dụng cho cáchoạt động diễn ra trong 1 vụ sản xuất

* Phân tích kinh tế

Dựa vào các số liệu về chi phí và thu nhập, ta tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế

- Năng suất (hay sản lượng) của một đơn vị đầu tư

+ Năng suất (kg/ha) = sản lượng (kg)/tổng diện tích (ha)

+ Năng suất của lao động (kg/ngày công) = sản lượng (kg)/tổng sốngày công + Năng suất của vốn đầu tư(kg/chi phí sản xuất) = sản lượng (kg)/tổng chi phísản xuất

Năng suất trên một đơn vị đầu tư cũng được tính theo đơn vị tiền tệ Đó chính làtổng giá trị sản phẩm chia cho tổng số đơn vị đầu tư

Các chỉ số năng suất này được sử dụng để đánh giá mức độ hoạt động của mộtđơn vị sản xuất Hơn nữa, các chỉ số này cũng được sử dụng để đánh giá mối quan hệcủa các loại đầu tư với sản phẩm

- Lượng và chi phí mỗi loại đầu tư cho một đơn vị sản lượng

+ Lao động cần thiết cho một đơn vị sản lượng (giờ, ngày công) = tổng lao động(giờ, ngày)/tổng số đơn vị sản phẩm

+ Số vốn cần thiết cho một đơn vị sản lượng - Tổng chi phí sản xuất/tổng sảnlượng

Các chỉ số này được sử dụng để đánh giá mức độ đầu tư cần thiết cho một đơn vịsản lượng Mặt khác chúng thể hiện mức độ hoạt động của đơn vị sản xuất

- Lượng và chi phí một số đầu tư chính trên 1 đơn vị diện tích

+ Chi phí sản xuất ($/ha) = tổng chi phí sản xuất($)/tổng diện tích (ha)

+ Lao động cần thiết/ha = tổng đơn vị lao động/tổng diện tích (ha)

+ Thức ăn, phân bón/ha = tổng đơn vị thức ăn, phân bón/tổng diện tích (ha).Các chỉ số này thể hiện cường độ hoạt động của đơn vị sản xuất cũng như cáckhả năng ảnh hưởng của sản xuất đến thức ăn, phân bón, tín dụng, nghề nghiệp

- Thu nhập ròng (lợi nhuận) = tổng thu nhập - tổng chi phí sản xuất

- Thu nhập do lao động và quản lý = tổng thu nhập – (tổng chi phí sản xuất - chiphí lao động)

Trang 27

- Thu nhập do vốn và quản lý= tổng thu nhập - tổng chi phí + khấu hao + lãi suất.

- Tỷ lệ thu nhập trên vốn đầu tư = thu nhập do vốn và quản lý/tổng vốn đầu tưban đầu

- Tỷ lệ lợi nhuận = lợi nhuận thu được/chi phí sản xuất

- Thời gian thu hồi vốn = tổng vốn đầu tưban đầu/(lợi nhuận + khấu hao)

- Mức giá hoà vốn = tổng chi phí sản xuất/tổng sản phẩm

- Sản lượng hoà vốn(mức sản lượng tại đó thu nhập mang lại vừa đủ cho việcmua sắm các loại đầu tư) = tổng chi phí sản xuất/giá sản phẩm

 Hiệu quả xã hội:

Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất manglại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xãhội do hoạt động sản xuất đem lại Hiệu quả xã hội có liên quan mật thiết với hiệu quảkinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người Việc lượng hoá các chỉtiêu biểu hiện hiệu quả xã hội là rất khó khăn, do vậy chủ yếu phản ánh bằng các chỉtiêu mang tính định tính như tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định chổ ở,xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư lành mạnh xã hội Một số chỉ tiêu đánh giá như:

- Hệ thống phải phát huy được nội lực của nông hộ và nguồn lực của địa phương

- Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với luật pháp và hương ước cộng đồng

- Mức độ sử dụng lao động, giải quyết việc làm

- Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật

- Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo, đảm bảo an toàn lương thực

 Hiệu quả môi trường:

Hiệu quả môi trường được các nhà môi trường học và đặc biệt là người dân rấtquan tâm trong điều kiện hiện nay Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khihoạt động sản xuất đó không có những ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước,không khí, không làm ảnh hưởng xấu đến môi sinh và đa dạng sinh học và đảm bảomột mô hình sản xuất phát triển bền vững

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất đòi hỏi phải

có số liệu phân tích kỹ về mẫu đất, nguồn nước và các nông sản trong một thời giannhất định, cũng như mức độ ảnh hưởng môi trường Trong phạm vi nghiên cứu của đềtài chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số ảnh hưởng về mặt môi trường thông qua cácchỉ tiêu:

- Độ che phủ của các mô hình trang trại lâm nghiệp và diện tích đất lâm nghiệptrong trang trại so với tổng diện tích đất sử dụng cho trang trại

Trang 28

- Mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng của nó tới môi trường.

- Mức độ ô nhiễm môi trường từ các mô hình trang trại chăn nuôi

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Tác động của phát triển trang trại đến phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam

Kinh tế trang trại mặc dù mới đang trong quá trình phát triển song đã tỏ ra là mộthình thức phù hợp và có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, là một hướng đi đúngđắn để đưa nông nghiệp nước ta lên sản xuất hàng hóa lớn

Ở nước ta, vai trò của trang trại đã được khẳng định tại Nghị quyết số03/2000/NQ-CP của Chính phủ: ”Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khaithác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đấthoang hoá, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển; tạo thêm việc làm cholao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo; tăng thêm nông sản hàng hoá Một

số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật tiêu thụsản phẩm cho nông dân trong vùng [7] Mặc dù kinh tế trang trại mới phát triển trongnhững năm gần đây, song vai trò tích cực và quan trọng của kinh tế trang trại đã thểhiện rõ nét cả về kinh tế cũng như mặt xã hội và môi trường

1.2.1.1 Về kinh tế

Nước ta đã đạt được những thành tích lớn về phát triển kinh tế nông nghiệp trongnhiều năm qua Từ tình trạng thiếu lương thực trước những năm 80, chính sách giaođất, giao rừng ổn định lâu dài đã tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển kinh tếtrang trại, các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trong những năm gần đâygóp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tăng nhanh

cả về năng suất và sản lượng Không những an ninh lương thực quốc gia được bảođảm mà nước ta còn bước vào nhóm các nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.Chúng ta không thể phủ nhận phát triển trang trại đã góp phần tích cực thúc đẩy sựtăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đồng thời phát triểncông nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất cũng như các ngành dịch vụ - thương mại.Kinh tế trang trại đã khai thác tốt hơn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, nâng caohiệu quả sử dụng vốn Do yêu cầu phải mở rộng quy mô và phát triển sản xuất nên chủtrang trại phải tận dụng triệt để nguồn vốn tự có và khai thác nguồn vốn khác Nhữngnăm qua, kinh tế trang trại phát triển đã góp phần huy động lượng vốn đầu tư khá lớntrong dân (trên 20.000 tỷ đồng) [21], đưa vào phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và mởrộng thêm ngành nghề ở nông thôn

1.2.1.2 Về xã hội

Kinh tế trang trại phát triển góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở nôngthôn, tận dụng lực lượng lao động dư thừa thuộc mọi lứa tuổi trong nông nghiệp, giảiquyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của

Trang 29

nông dân Hoạt động kinh tế trang trại đã tạo việc làm cho 30 vạn lao động của giađình và còn thuê thêm 10 vạn lao động thường xuyên Ngoài ra, kinh tế trang trại còngóp phần thiết thực vào xóa đói giảm nghèo, làm tăng số hộ giàu ở nông thôn, giảmbớt chênh lệch về phát triển giữa miền núi và miền xuôi, nông thôn và thành thị [21].Kinh tế trang trại phát triển thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, gópphần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt xã hội nôngthôn Khuyến khích nhiều hộ gia đình cùng đầu tư vào phát triển trang trại [16].

1.2.1.3 Về môi trường

Kinh tế trang trại phát triển góp phần khai thác thêm diện tích đất trống, đồi trọc

và diện tích đất còn bỏ hoang hóa, đưa quỹ đất bị bỏ lãng phí trước đây vào sản xuấtnông, lâm, ngư nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhất là vùng trung du, vùng núi

và ven biển Trong các mô hình trang trại hiện nay, mô hình trang trại chăn nuôi có xuhướng tác động tiêu cực đối với môi trường nhiều hơn cả Tuy nhiên so với các hoạtđộng sản xuất khác thì vấn đề ô nhiễm môi trường không đến mức nghiêm trọng vàhoàn toàn có khả năng kiểm soát Bên cạnh đó, mô hình trang trại lâm nghiệp lại là môhình có ảnh hưởng tích cực đối với môi trường sinh thái Bởi vì đây là yếu tố giúp phủxanh đất trống, đồi núi trọc, làm tăng đáng kể diện tích đất có rừng che phủ, chống xóimòn, rửa trôi, bảo vệ đất đai, môi trường không khí

Mặt khác, do sản xuất kinh doanh là tự chủ, vì lợi ích thiết thực và lâu dài nêncác chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môitrường trước hết là trong phạm vi không gian trang trại và sau nữa là trong phạm vitừng vùng

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển trang trại

1.2.2.1 Lịch sử và điều kiện ra đời của loại hình sản xuất trang trại ở các nước tư bản phát triển châu Âu và châu Mỹ

Khi kinh tế hàng hóa bắt đầu xuất hiện và phát triển ở châu Âu thông qua cuộccách mạng công nghiệp lần thứ nhất và cuộc cách mạng tư sản diễn ra lần lượt ở cácnước Điển hình nhất, triệt để nhất là cuộc Đại cách mạng Tư sản Pháp 1789 đã kéotheo sự ra đời của hình thức sản xuất trang trại đầu tiên trên thế giới thay thế cho kiểusản xuất nhỏ của tầng lớp tiểu nông và hình thức điền trang, thái ấp của các thế lựcphong kiến quý tộc đương thời Hình thức sản xuất trang trại này ra đời vào cuối chế

độ phong kiến, đầu chế độ tư bản, đã mang lại yếu tố tích cực hơn hẳn hình thức kinh

tế điền trang, thái ấp phong kiến Sự tiến bộ này thể hiện ở số lượng nông sản hàng hóađược tạo ra nhiều hơn, chất lượng nông sản tốt hơn, được xã hội chấp nhận và nhanhchóng được nhà nước tư bản khuyến khích phát triển

Trang 30

Thấy được lợi ích cũng như giá trị mang lại của sản xuất trang trại, các nước tưbản phát triển như Anh, Mĩ, Canada, Úc… đều có xu hướng tích tụ đất đai vào cáctrang trại lớn để thành lập những đồn điền tư bản và như vậy số lượng các trang trạigiảm dần về số lượng nhưng lại tăng về quy mô Khi nghiên cứu kinh tế - chính trị họcAnh, C.Mác đã dự báo trong nông nghiệp và nông thôn nước Anh rồi cũng phát triểntheo hướng sản xuất hàng hóa tập trung như công nghiệp, ông viết: “Ở nước Anh đãhình thành nên một giai cấp fermier tư bản chủ nghĩa… hình thức lĩnh canh đã nhanhchóng nhường chỗ cho các fermier chính cống” Thực tế ở nước Anh lúc đó đã hìnhthành hai loại sản xuất trang trại là trang trại tư bản tư nhân và trang trại gia đình.Trang trại tư bản tư nhân là xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn được quản lý tậptrung và mọi điều hành hoạt động đều giống như một xí nghiệp công nghiệp, tất cả cáckhâu từ quản lý điều hành đến trực tiếp sản xuất đều được nhà tư bản tổ chức chặt chẽ.Việc thuê mướn lao động và trả công lao động như một thứ hàng hóa đặc biệt Tất cảhàng hóa tạo ra từ các trang trại tư bản tư nhân này đều được bán hết ra thị trường.Những thành tựu khoa học kỹ thuật, nhất là thành tựu công nghiệp hóa được áp dụngtriệt để nhằm đạt được năng suất lao động cao nhất, tạo ra giá trị thống nhất cho nhà tư bản.Trang trại gia đình là những trang trại được hình thành và phát triển từ những hộgia đình sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ, sở hữu một diện tích đất nhỏ hơn và dùng laođộng gia đình là chính Loại trang trại gia đình tỏ ra thích hợp và hiệu quả hơn nhữngđồn điền tư bản có quy mô lớn vì họ chủ động tận dụng được nguồn lực của gia đình,chỉ thuê mướn nhân công trong những công việc cần thiết, lại quản lý điều hành trựctiếp quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại gia đình Bên cạnh đó, họ có thể chọnlọc và áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ theo ý muốn Do đó, giá trị sảnphẩm của trang trại gia đình thấp hơn giá thành sản phẩm cùng loại do đồn điền tư bản

tư nhân và nông dân tự do khác tạo ra trong cùng một thời điểm

Một số nước như Hà Lan, Anh, Pháp… sau khi làm cách mạng tư sản đã pháthiện ra những khía cạnh văn minh, tiến bộ của sản xuất trang trại trong nông, lâm, ngưnghiệp mà nhanh chóng ban hành một số chính sách tạo thuận lợi cho việc phát triểnsản xuất trang trại thời đó cụ thể là:

- Cho phép chủ trang trại tự do lựa chọn ngành kinh doanh, lựa chọn vật nuôi và

có ưu tiên về cung cấp phân bón

- Khuyến khích các chủ trang trại xuất khẩu nông sản đã tái chế, hạn chế xuấtkhẩu nguyên liệu thô Phương châm mà nhà nước Pháp áp dụng cho các chủ trang trạiPháp đương thời là tiêu thụ như thế nào thì sản xuất như thế ấy để xuất khẩu

- Ưu đãi thuế cho nông nghiệp, nông thôn, chủ trang trại… chứ không ưu đãi choquý tộc, tăng lữ và nhà buôn

Trang 31

- Có chính sách đầu tư cho đường xá, cầu cống ở nông thôn, giúp cho việc vậnchuyển, lưu thông hàng hóa nông sản được dễ dàng.

Ở châu Mỹ, đặc biệt là Bắc Mỹ, kinh tế trang trại phát triển có chậm hơn ở châu

Âu nhưng đến cuối thế kỷ XIX thì gia tăng mạnh mẽ và quy luật phát triển cũng nhưchâu Âu Đó là, từ cuối thế kỷ XIX đến cuối những năm 40 của thế kỷ XX, số lượngtrang trại vẫn phát triển nhanh với quy mô diện tích đất đai nhỏ nhằm tạo ra cơ sở banđầu cho việc tích tụ đất đai để lập ra các xí nghiệp nông nghiệp với quy mô lớn Từnăm 1950 trở lại đây, khi nền công nghiệp phát triển mạnh thì số lượng trang trại giảmnhưng quy mô trang trại lại tăng lên Bình quân diện tích một trang trại ở Mỹ năm

1940 là 70 ha nhưng đến năm 1985 là 180 ha Còn số lượng trang trại thì năm 1935 là6.814.000 nhưng đến năm 1990 chỉ còn 2.140.000 Nếu tính riêng nước Mỹ, kinh tếtrang trại đã sản xuất ra một số lượng nông sản chiếm 41% dự trữ lúa mì và 87% dựtrữ ngô trên thế giới Loại hình kinh tế mới mẻ này trong nông nghiệp theo thời gian

đã nhanh chóng lan sang các nước tư bản và thuộc địa khác để trở thành một hình thứcsản xuất tiến bộ có lực lượng lớn mạnh trên thế giới [11], [19]

1.2.2.2 Lịch sử và điều kiện ra đời của các loại hình sản xuất trang trại ở các nước châu Á

Ở các nước châu Á, nơi mà các phương thức sản xuất còn là một vấn đề gâynhiều trang luận thì hầu như không diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp hay cáchmạng tư sản nào mà hầu hết là chịu sự tác động từ thành quả phát triển kinh tế - xã hộiphương Tây Chế độ phong kiến mà điển hình là phong kiến Trung Quốc đã khống chếhầu như toàn bộ phương thức sản xuất của châu Á vào những năm châu Âu đang dồndập nổ ra các cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng tư sản, mở đường cho sựphát triển Vào cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở phương Tây đã bành trướng thếlực của mình vào châu Á bằng nhiều con đường, làm thay đổi dần phương thức sảnxuất châu Á, nảy sinh nhiều mầm mống kinh tế hàng hóa ở lục địa này

Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), nhiều nước châu Á mới tiến hànhcải cách ruộng đất theo những nội dung và mức độ khác nhau để chuyển giao quyền sởhữu đất đai cho nông dân trực tiếp sản xuất Việc xúc tiến cải cách ruộng đất đã tácđộng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển các trang trại gia đình theo hướngsản xuất hàng hóa Song, do điều kiện thực tế ở châu Á đất chật, người đông, bìnhquân đất canh tác chỉ có 0,15 ha/người (trong khi đó ở Đài Loan chỉ có 0,047 ha; HànQuốc 0,053 ha; Nhật Bản 0,035 ha…) nên các trang trại ở châu Á chủ yếu là trang trạigia đình với quy mô đất đai bình quân trên dưới 1 ha Bên cạnh đó, cũng tồn tại hìnhthức đồn điền của các chủ tư bản nước ngoài hoặc các quý tộc trong nước quy mô lớnhàng trăm ha Đến thời kỳ hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, một số nước như: Liên

Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan, Trung Quốc, Việt Nam… tổ chức thêm mô hình nông trại,nông lâm trường quốc doanh, sản xuất và giao nộp sản phẩm theo kế hoạch của nhà nước

Trang 32

Có thể nói, lịch sử ra đời của hình thức kinh tế trang trại trong nông nghiệp ở tất

cả các nước trên thế giới châu Âu, châu Mỹ đến châu Á và các châu lục khác là lịch sửtất yếu đi từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa ngày càng cao theo quyluật hoạt động của nền kinh tế thị trường [16], [19]

1.2.3 Tình hình phát triển của các mô hình sản xuất trang trại tại một số nước trên thế giới

1.2.3.1 Tình hình phát triển trang trại tại Pháp

Từ cuối thế kỷ XIX (giai đoạn đầu của công nghiệp hóa), số lượng trang trại ởPháp tăng từ 5 triệu lên 5,6 triệu với quy mô về đất đai bình quân mỗi trang trại là 11

ha Cuối thế kỷ XX, khi mà nhà nước Pháp đã có nền công nghiệp hiện đại, số trangtrại giảm xuống còn 980 nghìn, song quy mô của mỗi trang trại đã lớn hơn nhiều lần

so với trước đây, khoảng 25 – 30 ha/trang trại

Bảng 1.2. Tình hình phát triển trang trại của nước Pháp qua các năm

STT Năm Số lượng trang trại Diện tích bình quân

70 – 80 nguồn lao động từ nông nghiệp nông thôn bị thu hút vào khu vực sản xuấtcông nghiệp nên số lượng trang trại giảm dần Mặt khác, do phải áp dụng các thànhtựu khoa học kỹ thuật vào công nghệ sản xuất tiên tiến, trình độ hiện đại hóa, tự độnghóa cao nên các trang trại ngày càng phải mở rộng quy mô diện tích và phạm vi hoạtđộng kinh doanh không chỉ trồng trọt mà còn chăn nuôi, chế biến Mặc dù, quy mômỗi trang trại ngày nay ở Pháp bình quân từ 25 – 30 ha nhưng chỉ cần 1 – 2 lao độngchính của gia đình và sử dụng thêm vài lao động thuê mướn Nói đến sự phát triển bềnvững kinh tế trang trại ở Pháp không thể không nói đến đội ngũ chủ các trang trại, họ

Trang 33

phần lớn là những người đã tốt nghiệp ở các trường đào tạo cả về chuyên môn lẫnquản lý, họ không chỉ là một nhà chuyên môn giỏi mà còn là một nhà kinh tế năngđộng và giàu kinh nghiệm.

01.000.000

1.2.3.2 Tình hình phát triển trang trại tại Mỹ

Mỹ là một quốc gia rộng lớn, phát triển vào loại bậc nhất thế giới cả về kinh tế

-xã hội cũng như quân sự Tuy nhiên từ những năm 20 của thế kỷ XIX, Mỹ đã chútrọng đến việc phát triển sản xuất theo các mô hình trang trại Hiện nay diện tích bìnhquân một trang trại ở Mỹ là 150 – 250 ha Trong vòng 40 - 50 năm qua tốc độ tích tụruộng đất trong nông nghiệp để hình thành các trang trại tăng 2,5 - 3 lần, trên cơ sởtăng diện tích đất đai bình quân của các trang trại, giảm số lượng các trang trại chủ yếu

là các trang trại nhỏ Năm 1940 số lượng trang trại ở Mỹ là 6.350.000 trang trại nhưngđến năm 1990 số lượng trang trại giảm xuống còn 2.140.000 Tuy nhiên, diện tích mỗitrang trại lại tăng lên đáng kể từ 70 ha/trang trại lên 200 ha/trang trại [9]

Trang 34

Bảng 1.3 Tình hình phát triển trang trại của nước Mỹ qua các năm

trang trại

Diện tích bình quân (ha/trang trại)

ở Mỹ hiện nay có 87% trang trại gia đình độc lập có tư cách pháp nhân riêng do mộtngười chủ gia đình là chủ quản lý chiếm 65% đất đai và 70% giá trị sản lượng nôngsản còn lại là trang trại liên doanh và trang trại hợp doanh

Trang 35

Việc sử dụng đất đai của trang trại ở Mỹ cũng như các nước khác trên thế giớiphụ thuộc vào đặc điểm của vùng sinh thái và loại hình sản xuất Các trang trại Mỹ đãsản xuất ra một lượng nông sản lớn, hạt ngũ cốc chiếm 41% dự trữ lúa mì và 87% dựtrữ ngô trên toàn thế giới.

1.2.3.3 Tình hình phát triển trang trại tại Nhật Bản

Từ những năm cuối của thế kỷ XIX ở Nhật Bản bắt đầu chú ý đến việc hìnhthành các trang trại sản xuất nông nghiệp và phát triển mạnh đến năm 1945-1950 sau

đó số lượng trang trại đã giảm nhanh chóng Cuối thế kỷ XIX, ở Nhật có 3.800.000trang trại, năm 1950 tăng lên 6.176.000 trang trại và sau đó giảm dần đến năm 1990chỉ còn 3.739.000 trang trại

Bảng 1.4 Tình hình phát triển trang trại của Nhật Bản qua các năm

Số TT Năm Số lượng trang

trại Diện tích bình quân (ha/trang trại)

Trang 36

Một trong những nguyên nhân làm cho số lượng trang trại giảm là do nền côngnghiệp Nhật Bản có bước đột phá, những trang trại diện tích nhỏ nhanh chóng bị thaythế bởi những trang trại có diện tích lớn, trình độ công nghiệp hoá trong nông nghiệpdiễn ra sâu rộng và mạnh mẽ Diện tích đất bình quân mỗi trang trại chỉ từ 1-2 ha.Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã tiến hành cải cách ruộng đất vớimục đích nhằm chuyển giao ruộng đất cho những người nông dân trực tiếp sản xuấtnông nghiệp Năm 1946-1949, nhà nước Nhật đã mua 1,95 triệu ha ruộng đất của cácchủ ruộng bán lại cho những nông dân thiếu ruộng hoặc không có ruộng trước đâytheo thể thức trả tiền dần trong một số năm Về tình hình sở hữu và sử dụng ruộng đất:trước cải cách ruộng đất (1945), 35% số trang trại có ruộng đất riêng; 40% phải lĩnhcanh một phần và 25% lĩnh canh hoàn toàn Sau cải cách ruộng đất (1950), 62% trangtrại có ruộng đất riêng và chỉ còn lại 5% phải đi thuê hoàn toàn Tình hình này đến nayvẫn chưa thay đổi nhiều Với 4 triệu lao động ở trang trại (3,7% dân số) đã đảm bảolương thực, thực phẩm cho 125 triệu người (gạo 107%, thịt 81%, trứng 98%, sữa 89%,rau quả 76-95%, đường 84%) [9].

1.2.3.4 Tình hình phát triển trang trại tại Đài Loan

Trong những năm từ 1949-1953, Đài Loan đã tiến hành cải cách ruộng đất và sau

đó tiến hành công nghiệp Trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá (1952-1970), trang trại ởĐài Loan cũng phát triển theo quy luật chung của các nước phát triển, đó là số lượngtăng liên tục, còn quy mô mỗi trang trại thì nhỏ Khi công nghiệp đã phát triển thì sốlượng trang trại giảm nhưng quy mô diện tích của mỗi trang trại lại tăng lên rõ rệt

Bảng 1.5. Tình hình phát triển trang trại của Đài Loan qua các năm

trang trại

Diện tích bình quân (ha/trang trại)

Trang 37

số lượng trang trại đã giảm xuống chỉ còn 739.000, nhưng quy mô tích tụ đất đai lạităng lên, diện tích bình quân mỗi trang trại là 1,2 ha (năm 1988) Quy mô mỗi trangtrại ở Đài Loan là nhỏ, thường trên dưới 1 ha Điều này phù hợp với đặc điểm dân số

và diện tích đất đai của Đài Loan

0 200.000

1.2.3.5 Tình hình phát triển trang trại tại Thái Lan

Vấn đề sản xuất trang trại ở đây được hình thành và phát triển muộn hơn so vớiPháp, Mỹ cũng như một số nước trong khu vực Tuy nhiên, gần đây nước này cũng bắtđầu chú trọng đến việc phát triển kinh tế trang trại nhằm giải quyết lao động, việc làmcũng như đảm bảo anh ninh lương thực cho quốc gia

Năm 1963 Thái Lan chỉ có 3.124.000 trang trại với diện tích đất đai bình quân là3,5 ha/trang trại, đến năm 1988 có 5.245.000 trang trại với diện tích bình quân là 4,5ha/trang trại [9]

Nhìn chung, Thái Lan cũng như các nước khác trong khu vực như Philippines,

Ấn Độ trong các thời kỳ bắt đầu công nghiệp hóa nền kinh tế thì các trang trại có xuhướng gia tăng về số lượng Trong những năm gần đây, lao động trong nông nghiệp lạigiảm đi do sự thu hút lao động của các ngành công nghiệp và dịch vụ, dẫn đến sự suygiảm về số lượng trang trại ở Thái Lan vào những năm 1985 - 1990 Bình quân việc sửdụng lao động ở Thái Lan là 3,7 lao động/trang trại, việc tiến hành cơ giới hoá cũng rấtđược coi trọng, có 95% số máy kéo lớn và 50% số máy kéo nhỏ chủ yếu được sử dụngvào việc làm thuê cho trang trại

Trang 38

Bảng 1.6. Tình hình phát triển trang trại của Thái Lan qua các năm

trang trại

Diện tích bình quân (ha/trang trại)

1.2.4 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

1.2.4.1 Tình hình phát triển các mô hình sản xuất trang trại ở Việt Nam

Ở Việt nam mô hình trang trại đã xuất hiện khá lâu, trải qua quá trình biến đổiphức tạp và qua nhiều thời kỳ, kinh tế trang trại ở Việt Nam đang dần đi vào hình thứcchuyên môn hoá trong lao động và sản xuất

Trang 39

Bảng 1.7. Thống kê số lượng trang trại của các vùng qua các năm

2012

Đồng bằng sông Hồng 2.214 10.960 23.574 3.512 4.472Trung du và miền núi phía Bắc 2.507 4.545 6.108 593 929Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 8.527 16.788 21.491 1.750 2.266

và 51 trang trại lâm nghiệp, chiếm 0,3% [27] Năm 2012, kết quả điều tra sơ bộ vớitiêu chí xác định trang trại theo mức hạn điền về cơ bản không thay đổi thì cả nước có22.655 trang trại, trong đó: Đồng bằng sông Hồng 4.472 trang trại, trung du và miềnnúi phía Bắc 929 trang trại, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 2.266 trang trại,Tây nguyên 2.622 trang trại, Đông Nam bộ 5.474 trang trại, Đồng bằng sông CửuLong 6.892 trang trại

Hàng năm, việc sản xuất trang trại tạo khoảng 3000 việc làm thường xuyên và 6triệu ngày công lao động thời vụ, đóng góp cho nền kinh tế trên 14.000 tỷ đồng giá trịsản lượng Việc phát triển nhanh cả số lượng và chất lượng trang trại đã góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Sản xuất trang trại trong lĩnh vựcnông, lâm, ngư nghiệp của nước ta đã kêu gọi được một lượng vốn đầu tư lớn của

Trang 40

nước ngoài; đã khai thác được khoảng 1000 ha đất trống đồi núi trọc; sản xuất đạt hiệuquả kinh tế cao, tạo ra một khối lượng hàng hoá nông sản có giá trị cung cấp cho thịtrường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài Chính vì vậy, kinh tế trang trại có chổđứng và phát triển một cách tích cực, góp phần giải quyết việc làm cho một lượng lớnlao động ở nông thôn, nâng cao năng suất lao động xã hội, cải thiện được đời sống củangười dân cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước [27].

0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000

Tây Nguyên Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

CẢ NƯỚC

Hình 1.6 Thống kê số lượng trang trại của các vùng qua các năm

Nguồn: [27] 1.2.4.2 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam trong thời gian qua

Trong những năm qua, kinh tế trang trại ở nước ta đã phát triển nhanh chóng cả

về số lượng và quy mô diện tích, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao tỷsuất nông sản hàng hoá, tạo ra nhiều hàng hoá phục vụ thị trường trong nước và xuấtkhẩu ra nước ngoài Chủ các trang trại đã chủ động đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹthuật và công nghệ vào sản xuất; đã tổ chức chuyên môn hoá kết hợp với sản xuất kinhdoanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài tạo nguồn vốn đầu tư Đặc biệt chủ trang trại đã biếtlựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất và phẩm chất tốt, phù hợp với điềukiện của địa phương mình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của trang trại Các trangtrại đã góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi; chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nhiều vùng, nhằm làm cho nền nông nghiệpnước ta ngày càng có nhiều thay đổi tích cực hơn, đưa đời sống người nông dân ởnông thôn thoát khỏi cảnh đói nghèo Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn,vướng mắc cần tháo gỡ để mở đường cho kinh tế trang trại phát triển và thực sự trởthành mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả Những khó khăn trong việc sản xuấttrang trại thường gặp là:

- Về đất đai: hầu hết các trang trại có quy mô diện tích dưới mức hạn điền, có

Ngày đăng: 14/09/2015, 15:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Ngô Thế Dân (2001), “Một số vấn đề khoa học công nghệ. Nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp”. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 1/2001, trang 3-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề khoa học công nghệ. Nông nghiệp trongthời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp”. "Tạp chí Nông nghiệp và pháttriển nông thôn, số 1/2001
Tác giả: Ngô Thế Dân
Năm: 2001
18. Nguyễn Thế Nhã (1999), Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Số 257 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạpchí Nghiên cứu kinh tế
Tác giả: Nguyễn Thế Nhã
Năm: 1999
20. Lê Trường Sơn (2008), "Trang trại gia đình – một loại hình doanh nghiệp mới trong nên kinh tế thị trường ở Việt Nam", Tạp chí khoa học đất (số 22) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang trại gia đình – một loại hình doanh nghiệp mớitrong nên kinh tế thị trường ở Việt Nam
Tác giả: Lê Trường Sơn
Năm: 2008
21. Nguyễn Từ (2004), Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững
Tác giả: Nguyễn Từ
Nhà XB: Nhà xuấtbản Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
27. Tổng cục Thống kê Việt Nam, 07/12/2013, http://www.gso.gov.vn Link
1. Nguyễn Huy Anh (2006), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường kinh tế trang trại theo hướng bến vững vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Đại Học Kinh tế Huế Khác
2. Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (1998), Nghị quyết Trung ương số 06 (NQTW6-khóa VIII), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
3. Ban Kinh tế Trung ương (2000), Báo cáo Hội thảo về kinh tế trang trại trong nước, Thành phố Hồ Chí Minh Khác
4. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam hai mươi năm đổi mới - quá khứ và hiện tại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Thông tư số 27/2011/TT- BNNPTNT ngày 13 tháng 04 năm 2011 Khác
6. Liên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Tổng cục Thống kê (2000), Thông tư liên tịch hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại, Số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 Khác
8. Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
10. Nguyễn Điền, Trần Đức (1993), Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và Châu Á, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội Khác
11. Trần Đức (1995), Trang trại gia đình ở Việt Nam và trên thế giới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
12. Trương Quang Hiển (2009), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất các mô hình trang trại huyện Phù Cát tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế Khác
13. Trần Lệ Thị Bích Hồng (2007), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên Khác
14. Huyện Ủy Hương Khê (2013), Nghị quyết 06-NQ/HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về lãnh đạo phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại đến năm 2015 Khác
15. Cao Liêm, Trần Đức Viên (1990), Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ môi trường, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Khác
16. Phan Thị Cẩm Lệ (2003), Nghiên Cứu đề xuất sử dụng đất nông nghiệp – lâm nghiệp theo hướng phát triển trang trại vùng gò đồi tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông lâm Huế Khác
19. Trương Thị Minh Sâm (2002), Kinh tế trang trại ở khu vực Nam bộ Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản khoa học xã hội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w