Như vậy, nghiên cứu đánh giá và xây dựng các loại hình canh tác thích hợp cho từng vùng và tiểu vùng sinh thái là việc sử dụng các tài nguyên đất, nước và lao động để mang lại hiệu quả k
Trang 1NGUYỄN HỮU TRANH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI XÃ HUỒI TỤ, HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
HÀ NỘI, 2017
Trang 2NGUYỄN HỮU TRANH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI XÃ HUỒI TỤ, HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.02.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN MINH THANH
HÀ NỘI, 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Minh Thanh
Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau, có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2017
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Minh Thanh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn
- Tập thể các thầy cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập
- CBVC và lãnh đạo Tổng đội TNXP8 Nghệ An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học
- Cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cán bộ UBND và bà con nông dân trong
xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
- Cảm ơn gia đình và những người thân đã động viên, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá học
Đây là một đề tài còn mới mẻ đối với bản thân, hơn nữa khả năng và trình
độ chuyên môn còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn, cho nên đề tài không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cám ơn!
Hà nội, Ngày 05 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Hữu Tranh
Trang 5MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Trên thế giới 3
1.2 Ở Việt Nam 5
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG 12
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 12
2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 12
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 12
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 12
2.3 Nội dung nghiên cứu 12
2.4 Phương pháp nghiên cứu 12
2.4.1 Quan điểm phương pháp luận 12
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu 13
Chương 3 KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 19
3.1 Điều kiện tự nhiên 19
3.1.1 Vị trí địa lí 19
Trang 63.1.2 Địa hình, địa chất 19
3.1.3 Khí hậu, thủy văn 19
3.1.4 Tài nguyên 20
3.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội khu vực 21
3.2.1 Hiện trạng dân số và lao động 21
3.2.2 Điều kiện về kinh tế, cơ sở hạ tầng 21
3.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, KTXH khu vực nghiên cứu 24
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1 Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bàn Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An 26
4.1.1 Hiện trạng sử dụng đất ở khu vực năm 2016 26
4.1.2 Biến động sử dụng đất ở khu vực năm 2013 - 2015 27
4.2 Phân tích những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn 28
4.2.1 Thuận lợi 28
4.2.2 Khó khăn 29
4.3.1 Loại hình sử dụng đất trồng chuyên lúa nương 34
4.3.3 Loại hình sử dụng đất chuyên Chèshan 36
4.3.4 Loại hình sử dụng đất trồng ăn quả cây lâu năm 37
4.3.6 Đánh giá, lựa chọn mô hình sử dụng đất phổ biến ở KVNC 38
4.4 Đánh giá hiệu quả của một số loại hình canh tác nông lâm nghiệp phổ biến đã lựa chọn trên địa bàn nghiên cứu 39
4.4.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua kinh tế hộ gia đình 39
4.4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế 41
4.4.3 Đánh giá hiệu quả xã hội 46
4.4.4 Đánh giá hiệu quả môi trường sinh thái 50
4.4.5 Hiệu quả tổng hợp của các mô hình canh tác 54
Trang 74.4.6 Đánh giá những mặt mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của khu vực
56
4.5 Đề xuất một số định hướng phát triển các loại hình canh tác NLN theo hướng bền vững trên địa bàn xã Huồi Tụ- Kỳ Sơn- Nghệ An 57
4.5.1 Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất bền vững 58
4.5.2 Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ 59
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 60
1 Kết luận 60
2 Tồn tại 60
3 Kiến nghị 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8KNKL Khuyến nông khuyến lâm
LUT Loại hình sử dụng đất (Land Use Type)
Max Giá trị lớn nhất (Maximum)
NLKH Nông lâm kết hợp
NLN Nông lâm nghiệp
NXB Nhà xuất bản
PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal)
PTD Phát triển công nghệ có sự tham gia (Participatory Technology
Development)
RRA Đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal)
SALT 1 Slopping Agriculture Land Technology
SALT 2 Simple Agro – Livestock Technology
SALT 3 Sustainable Agroforest Land Technology
SALT 4 Small Agrofruit Livelihood Technology
SWOT Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ
hội), Threats (Nguy cơ)
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
4.1 Diện tích, cơ cấu các loại đất tại xã Huồi Tụ năm 2016 26 4.2 Biến động diện tích các loại đất giai đoạn năm 2013 - 2015 27 4.3 Các loại hình sử dụng đất (LUT) phổ biến tại KVNC 32
4.4
Tổng hợp cân đối thu chi các mô hình canh tác cây nông nghiệp
4.5
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trên 1ha của các mô hình
canh tác cây chè Tuyết shan và cây ăn quả trên địa bàn 44
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
4.1 Sơ đồ mặt cắt mô hình sử dụng đất của người H’Mông tại KV 34
4.6 Mô hình trồng chè Shan tuyết có xen Pơ mu tại khu vực 37
4.9 Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ tại địa bàn nghiên cứu 40
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây việc phát triển các hệ thống canh tác mang lại hiệu quả trên nhiều mặt ở các tỉnh miền núi đang là vấn đề cấp thiết và được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm Với vùng nông thôn miền núi các chính sách đưa ra đều hướng tới việc nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái
Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các hệ thống canh tác tại miền núi có sự khác nhau và phụ thuộc nhiều vào việc chọn lựa các loại hình canh tác thích hợp với điều kiện từng vùng Nếu việc chọn lựa các loại hình canh tác chỉ tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội mà không tính đến hiệu quả môi trường thì dễ dẫn đến làm cạn kiệt nguồn tài nguyên ở khu vực đó Ngược lại, nếu chỉ xét đến hiệu quả môi trường mà không chú ý đến hiệu quả kinh tế - xã hội thì việc nâng cao mức sống của người dân và phát triển kinh tế vùng là điều khó có thể thực hiện được Trên thực tế, ở các vùng sản xuất nông lâm nghiệp, hiện tượng xói mòn rửa trôi trên các vùng đất dốc diễn ra rất mạnh, làm đất đai nghèo dinh dưỡngdẫn đến năng suất cây trồng cũng giảm dần, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và kinh tế của người dân Như vậy, nghiên cứu đánh giá và xây dựng các loại hình canh tác thích hợp cho từng vùng và tiểu vùng sinh thái là việc sử dụng các tài nguyên đất, nước và lao động để mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường được bền vững
Huồi Tụ là một xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, 100% là người dân tộc Mông, đời sống nhân dân trong xã chủ yếu phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn đã và đang phát triển nhiều loại hình canh tác khác nhau Song các loại hình canh tác này chủ yếu được khai thác và sử dụng đất đai bằng kinh nghiệm và với trình độ còn hạn chế nên hiệu quả của các loại hình canh tác còn hạn chế Cho đến nay, xã Huồi Tụ vẫn còn thiếu những nghiên cứu về kết cấu và
Trang 12hiệu quả của các loại hình canh tác làm định hướng cho việc phát triển các loại hình canh tác hiệu quả Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể lựa chọn được một loại hình canh tác nông lâm nghiệp hợp lý và có tác động tích cực đến kinh tế, xã hội, môi trường Loại hình canh tác đó phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát huy được chức năng phòng hộ, đảm bảo tính bền vững lâu dài và nâng cao đời sống người dân tại xã Huồi Tụ nói riêng và huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An nói chung
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng
đất nông lâm nghiệp tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An” đã được đề
xuất thực hiện Kết quả đề tài là xác định thực trạng của công tác quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp tại xã Huồi Tụ làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bàn góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Với thực trạng sử dụng đất như trên, thì việc nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các biện pháp bón phân hợp lý, tăng năng suất cây trồng, lợi dụng đất một cách tổng hợp Tuy nhiên, đồng thời với các biện pháp khai thác tiềm năng của đất thì con người phải luôn luôn có kế hoạch khôi phục sức sản xuất của đất, đó chính là vấn đề sử dụng đất tổng hợp và bền vững
Trong quá trình sản xuất, con người đã có những phương thức sử dụng đất thay đổi phù hợp với từng đối tượng cụ thể Đứng trước nhu cầu lương thực của thế giới, các nhà khoa học đã thử nghiệm một số mô hình sử dụng đất trên phạm
vi toàn cầu và đã đạt được một số kết quả khả quan Nhiều công trình như: sử dụng cây họ Đậu, cây phân xanh trồng xen với cây trồng chính có tác dụng che phủ, hạn chế sự xói mòn, tăng đạm cho đất, bổ sung nguồn phân bón đáng kể cho đất [3]
Theo Zakhatop, Lucton, Sevich thì việc bón phân hữu cơ có tác dụng chống xói mòn rất tốt Việc sử dụng phân bón là biện pháp chống xói mòn có hiệu quả, bón phân thúc đẩy cây sinh trưởng tốt, tạo độ che phủ Khi bón phân hữu cơ, đất sẽ có cấu trúc tốt hơn, khả năng ngấm nước cao hơn, thúc đẩy vi sinh vật hoạt động Do đó, tính chất đất được cải thiện rõ rệt [3]
Trang 14Trên thế giới mô hình sử dụng đất đầu tiên là du canh (Shifting cultivation)
đó là những hệ thống nông nghiệp trong đó đất đã được phát quang để canh tác trong một thời gian ngắn hơn thời gian bỏ hóa (Conklin, 1957)
Sau du canh là sự ra đời của các phương thức Taungya (canh tác đồi núi)
ở vùng nhiệt đới hệ thống canh tác Taungya được cải tiến sửa đổi và dần dần được hoàn thiện, phổ biến trên toàn thế giới và được coi như là một hệ thống sử dụng có hiệu quả về kinh tế lẫn môi trường sinh thái
Một số phương thức sử dụng đất có hiệu quả cao lâu bền trên đất dốc là
mô hình SALT (Sloping Agriculture Land Technology) được Trung tâm phát
triển đời sống nông thôn Bastptit Mindanao Philippines tổng kết, hoàn thiện và phát triển từ giữa năm 1997 đến nay [4] Các mô hình đó không chỉ được ứng dụng và phát triển rộng rãi ở Philippines mà còn được các nhóm cộng tác quốc tế
và khu vực tiếp cận và ứng dụng
- Mô hình SALT1 kỹ thuật canh tác đất nông nghiệp Đây là mô hình tổng hợp dựa trên cơ sở phối hợp tốt các biện pháp bảo vệ đất đối với sản xuất lương thực Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc với cơ cấu cây được sử dụng để đảm bảo SALT1: 75% diện tích đất nông nghiệp (50% là cây hàng năm và 25% cây lâu năm) ổn định, có hiệu quả và 25% cây lâm nghiệp
- Mô hình SALT2 (Simple Agrolivestock Technology): là mô hình kinh tế
nông súc kết hợp đơn giản với cơ cấu 40% cho nông nghiệp + 20% lâm nghiệp + 20% chăn nuôi + 20% làm nhà ở và chuồng trại [5]
- Mô hình SALT3 (Sustainable Agro - Forest Technology) - Kỹ thuật
canh tác lâm nghiệp bền vững Đây là mô hình sử dụng đất tổng hợp dựa trên cơ
sở kết hợp trồng rừng quy mô nhỏ với việc sản xuất lương thực thực phẩm Cơ cấu sử dụng đất thích hợp ở đây là 40% đất dành cho nông nghiệp, 60% dành cho lâm nghiệp [5]
- Mô hình SALT4 (Small AgroFruit Likelihood Technology) - Mô hình kỹ
thuật sản xuất nông nghiệp với cây ăn quả quy mô nhỏ Trong mô hình này,
Trang 15ngoài đất đai dành cho nông nghiệp - lâm nghiệp, cây hàng rào xanh còn dành ra
1 phần để trồng cây ăn quả Cơ cấu sử dụng đất dành cho lâm nghiệp 60%, nông nghiệp 15% và cây ăn quả 25% Đây là mô hình đòi hỏi đầu tư cao cả về nguồn lực, vốn và kỹ thuật canh tác [5]
Một số hệ thống nông lâm kết hợp Đông Nam Á:
Ở Philippines: Các khu vực trồng rừng được xen canh với hoa màu nông nghiệp có sự tham gia của người dân [6]
Hệ thống nông lâm nghiệp ở Trung Quốc: Là hệ thống nông nghiệp dựa vào cây gỗ gồm rừng và cây công nghiệp với quy mô lớn để sản xuất gỗ Ví dụ:
hệ thống cây linh sâm xen với cây hoa màu trồng trong giai đoạn khi mới trồng rừng và một số mô hình nông lâm kết hợp khác của Trung Quốc như trồng xen cây hoa màu với Paulownia [6]
Các chương trình xã hội và xóa đói giảm nghèo
- Y tế và an toàn lương thực
Trên đây là những tài liệu liên quan đến vấn đề sử dụng đất, các hệ thống canh tác và các phương pháp tiếp cận nông thôn mới trên thế giới đã được các tác giả nghiên cứu và được áp dụng trên nhiều quốc gia.Có thể coi các tài liệu nói trên làm cơ sở để các nước áp dụng trong công tác quy hoạch sử dụng đất
1.2 Ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp, phần lớn diện tích và dân số sống ở nông thôn.Việc phát triển các hệ thống canh tác phù hợp có nhiều ý nghĩa đối với người dân, đặc biệt là người dân nông thôn miền núi, vùng sâu vùng xa Trong những năm gần đây, các nhà khoa học trong nước không ngừng nghiên cứu tìm hiểu các hệ thống canh tác trên thế giới cũng như tại Việt Nam nhằm chọn lựa và tìm ra hệ thống phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của từng địa phương, từng vùng lãnh thổ Nhiều nghiên cứu về phát triển nông lâm nghiệp đã được tiến hành, kết quả thu được đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế vùng đồi núi của Việt Nam Đảm bảo sử dụng tốt các nguồn lợi
Trang 16và các mối quan hệ của sinh thái với hiệu quả đầu tư là cao nhất nhằm phát triển sản xuất, khai thác được hết các điều kiện đặc trưng của từng vùng
Người ta đã nhận thức được rằng vấn đề phát triển nông nghiệp trong tương lai cần có kế hoạch lâu dài, kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để đảm bảo thực sự tính bền vững và phát triển.Cần tiến tới một chế độ canh tác khai thác hợp lý trên đất dốc nương rẫy ở vùng đồi núi Việt Nam Vì hoạt động của con người khai thác tài nguyên thiên nhiên mà thảm thực vật ngày càng thu hẹp nhanh, độ che phủ mặt đất bằng cây rừng, cây trồng ngày càng giảm sút, đất trống đồi trọc ngày càng nhiều, đất đai bị xói mòn rửa trôi nghiêm trọng
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm canh tác truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc, tác giả Ngô Đình Quế cùng cộng sự đã đề xuất PTCT luân canh nương rẫy cải tiến:
Canh tác 3 năm - Trồng cây họ đậu phủ đất 2 -3 năm - canh tác 3 - 4 năm
- trồng cây họ đậu phủ đất 3 - 4 năm
Canh tác 3 năm -Trồng băng + canh tác 2 - 4 năm- Trồng băng mới 3 - 4 năm + canh tác 2 -5 năm - Trồng cây họ đậu phủ đất 3 - 4 năm
Nghiên cứu về HTCT nương rẫy, Trần Đức Viên và cộng sự (1999) nhận định rằng: Hiện nay canh tác du canh vẫn còn là một hình thức canh tác chủ yếu của một bộ phận nông dân miền núi Dưới sức ép của gia tăng dân số cùng với việc khai thác rừng và đất đai một cách ồ ạt nhằm mục tiêu sản xuất nương thực
đã làm thay đổi hình thức sản xuất nương rẫy truyền thống Mất rừng thời gian
bỏ hoá rút ngắn tỏ ra không còn bền vững và thích hợp với đièu kiện hiện nay ở miền núi nước ta, Vì vậy cần có các biện pháp canh tác trên đất dốc thích hợp để kéo dài thời gian canh tác và quản lý đất trong thời gian bỏ hoá một cách tích cựu giúp đất phục hồi dinh dưỡng nhanh chóng cho các chu kỳ kinh doanh tiếp theo [7]
Trang 17Nhiều kinh nghiệp quản lý đất bỏ hoá sau canh tác nương rẫy truyền thống ở Việt Nam đã được tổng kết Trong đó có các loại hình chính như sau:
*Chuyển thẳng nương rẫy sang ruộng bậc thang
Tại tỉnh Sơn La cho tới nay có 14.778 ha ruộng bậc thang phân bố trên các độ cao từ 300 - 2000m, tại nơi có nguồn nước tưới ở Hà Giang, Lào Cai, Hoà Bình rất phổ biến ruộng bậc thang lúa nước điển hình của người H’Mông qua nhiều năm Họ đã làm 2 vụ thay cho 1 vụ trước đây, sử dụng các giống lúa CR-
203, tăng đầu tư, phân bón vì thế năng suất được cải thiện
*Chuyển nương rẫy sang vườn cây ăn quả, cây làm thuốc
Đến nay sơn la đã thiết lập được 70.776 ha vườn cây ăn quả Trong các vườn hộ, người dân chú trọng đa dạng hoá sản phẩm theo phương thức “ mùa nào thứ ấy”
Tại Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh, Đà Bắc tỉnh Hoà Bình nhiều phương thức canh tác chuyển đổi từ canh tác nương rẫy sang trồng cây ăn quả cũng được thực
hiện góp phần nâng cao thu nhập cho người dân
*Chuyển nương rẫy sang cây công nghiệp
Chuyển canh tác nương rẫy ở độ dốc cao sang cây công nghiệp như trồng quế ở A Lưới, cao su ở Nam Đông đang ở thời kỳ kiến thíêt cơ bản cây sinh trưởng tốt PTCT trồng cà phê và ca su đã quen thuộc với bà con nông dân tỉnh Đăk lăk
Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu canh tác trên đất nương rẫy, nhiều biện pháp canh tác khác được triển khai đem lại hiệu quả cao Các biện pháp này có thể kể ra:
*Phục hồi rừng tự nhiên
Quan sát và điều tra quá trình diễn thế rừng sau nương rẫy Đỗ Đình Sâm (1994) đã tổng quát như sau: Nếu canh tác nương rẫy thực hiện các kiểu lỗ trống trong rừng, liền chung quanh rẫy còn rừng bao phủ thì phục hồi lại rừng thứ sinh diễn ra nhạnh chóng từ 7 -10 năm, độ phì đất cũng tăng dần Trong điều kiện
Trang 18nương rẫy thực hiện ở nơi rừng có độ che rừng kém, chung quang rẫy chủ yếu là cây bụi chiếm ưu thế, rừng thứ sinh phục hồi chậm, thường cần tới 20 năm
Quá trình tái sinh sau nương rẫy nếu chiếm ưu thế một số loài câycỏ và thường xuyên cháy như cỏ tranh, thì tái sinh cây gỗ diễn ra rất khó khăn
Như ở Quảng Ninh có thể gặp kiểu diễn thế: Nương rẫy bỏ hoá trong thời gian đầu, sau đó chuyển tới gian đoạn phục hồi trung gian Tiếp đó là cây tiên phong ưa sáng hoặc các cây gỗ như chẹo tía, sồi, dẻ phát triển
*Trồng cây cải tạo đất
Tác dụng phục hồi độ phì của đất nhờ cây phân xanh và cây họ đậu được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý Trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam.Cây phân xanh đặc biệt cây bộ đậu đã được khai thác và sử dụng trong HTCT từ lâu với mục đích tận dụng nguồn đạm và sinh học và bảo vệ đất.Luân canh cây hoà thảo với cây họ đậu hoặc sử dụng tàn dư của cây trồng làm tốt đất Trong thực tế hiện nay, các HTCT có cây họ đậu xanh canh gối vụ với cây nương thực rất phổ biến ở nhiều vùng đòi núi như ngô, sắn, lúa nương…[8]
Để góp phần phát triển nông nghiệp trung du miền núi, từ năm 1991 đến nay các cơ quan nghiên cứu khoa học đã tiến hành nhiều dự án phát triển, trong đó
có PTCT keo dậu Xây dựng các băng xanh theo đường đồng mức với cây keo dậu
để cản trở dòng chảy chống xói mòn, cải tạo đất ở Tủa Chùa - Lai Châu, các huyện Mai Sơn, Mường La Các PTCT trồng cà phê có cây keo dậu được trồng làm cây che bong thấp được triển khai ở Đăk Lăk - Gia Lai [9]
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đậu và các cộng sự về HTCT nông lâm nghiệp ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam cho thấy hiệu quả của các mô hình canh tác trên đất dốc như sau: Mô hình canh tác cây lương thực sắn xen đậu đỗ, lạc với các cây phân xanh chống xói mòn trên các loại đất phát triển trên sa thạch, phiến thạch sét và phù sa cổ là biện pháp giải quyết phân bón tại chỗ có hiệu quả cao để thâm canh tăng năng suất trên đất dốc
Trang 19Theo Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999) [10] đối với vùng cao, dân cư
ít, trình độ dân trí thấp, sản xuất còn ở mức thô sơ, cơ sở hạ tầng thấp, an toàn lương thực là vấn đề cấp bách vì vậy các mô hình canh tác có triển vọng là trồng cây đặc sản, cây ăn quả, cây dược liệu phối hợp với bảo vệ đầu nguồn, cây trồng dưới tán rừng lâu năm, hạn chế du canh, chuyển đổi du canh thành nương định canh với các loại cây họ đậu cải tạo đất
Nhóm tác giả Nguyễn Hữu Đông, Phạm Chí Thành, Phạm Tiến Dũng (1996) [11]khảo sát một số mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên hệ thống canh tác ruộng chờ mưa tại Tràng Định – Lạng Sơn đã chỉ ra: Các loại hình sử dụng đất ruộng chờ mưa phổ biến (gồm ruộng bậc thang canh tác 1 vụ lúa và 1 vụ cây trồng cạn đất thung lũng và đất phiến bãi) các hạn chế khi canh tác trên hệ thống canh tác này là hệ số quay vòng sử dụng đất và tỷ trọng của hệ canh tác cải tiến thấp, các tác giả cũng đưa ra một số mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng
Nhóm tác giả Trần Đức Hạnh, Văn Tất Tuyên, Phạm Văn Phê (1996) [11]đã có những kiến nghị về tập đoàn cây trồng nông lâm nghiệp cho xã Thái Thịnh và vùng ven hồ Hòa Bình bao gồm: Cây nông nghiệp (lúa, sắn, đậu, ngô), cây ăn quả (chuối, mơ, mận, dứa), cây lâm nghiệp (luồng, nứa, vầu, bương, keo)
Đặng Thịnh Triều và cộng sự (2004) [12]nghiên cứu một số hệ thống canh tác ở miền núi và vùng cao tại Việt Nam cho thấy, hiện nay ở nước ta đang tồn tại các hệ thống canh tác sau: nương rẫy du canh du cư, lúa nước, hoa màu định canh định cư, cây lâu năm tập trung, chăn nuôi đại gia súc, nông lâm kết hợp
Theo Võ Đại Hải (2003) [13] việc cải tiến các hệ thống canh tác nương rẫy, theo hướng sử dụng đất bền vững chính là việc thiết lập các hệ thống nông lâm kết hợp và hiệu quả do nó mang lại là cơ cấu thu nhập của người dân thay đổi, thời hạn sử dụng đất kéo dài, năng suất cây trồng ổn định
Vương Văn Quỳnh (2002) [14], nghiên cứu luận cứ phát triển kinh tế - xã hội vùng xung yếu hồ thủy điện Hòa Bình đã chỉ ra được các chính sách kinh tế xã hội đã được triển khai tại khu vực và tác động của chính sách đó đến đời sống
Trang 20người dân và sự phát triển của khu vực Nghiên cứu sự tác động của từng hệ canh tác đến các yếu tố chính của môi trường vật lý và kinh tế - xã hội cho thấy mô hình canh tác ruộng nước, nông lâm kết hợp, rừng trồng có hiệu quả tác động dương đến môi trường vật lý.Mô hình nương rẫy có biểu hiện tiêu cực đến môi trường nhưng ở mức độ thấp Những phương thức canh tác vườn, canh tác màu, canh tác rừng trồng có hiệu quả tổng hợp chưa cao nên cần được cải tạo phát triển theo hướng chuyển dần thành canh tác nông lâm kết hợp
Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ (1997) [15] đã đưa ra hệ thống sử dụng đất
và đề xuất một số hệ thống kĩ thuật sử dụng đất bền vững trong điều kiện Việt Nam Trong đó tác giả đã đi sâu phân tích các vấn đề: Quan điểm về tính bền vững, khái niệm bền vững và phát triển bền vững, hệ thống sử dụng đất bền vững,
kĩ thuật sử dụng đất bền vững, các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong các hệ thống và kĩ thuật sử dụng đất
Nhóm tác giả Y Nguyên Mlô, Phạm Văn Hiền, Nguyễn Văn Quý (1996) [11] đã lựa chọn mô hình phù hợp với 3 cấp dốc khác nhau: cấp 1 (00
- 50): Lúa rẫy xen cây phân xanh, cấp 2 (60
- 150): lúa rẫy xen đậu đỏ và cấp 3 (> 150
) canh tác nông lâm kết hợp; đồng thời cũng phân tích được ảnh hưởng của các mô hình canh tác môi trường và kinh tế hộ, trong nghiên cứu về hệ thống canh tác trên đất dốc bạc màu góp phần định canh cho đồng bào dân tộc ở Đak Lak
Nguyễn Minh Thanh, Trần Thị Nhâm (2015) đã đánh giá và lựa chọn3loạihìnhsử dụngđấtchính với cáccâytrồng hàng năm, cây ăn quả và cây lâm nghiệp, phân tích đánh giá hiệu quả tổng hợp cho từng loại cây trồng, làm cơ sở
đề xuất giải pháp quản lí sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa: mở rộng diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế như Na dai,câyKeo tai tượng, xoan
ta tại xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn
Nguyễn Minh Thanh (2016), đã nghiên cứu đánh giá và lựa chọn các mô hình canh tác ở huyện Chư Pưh theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa: (i) Nhóm 1 gồm cây công nghiệp ngắn ngày và sắn, bắp, đậu đỗ, cỏ chăn nuôi, hoa
Trang 21màu và lúa nước; (ii) Nhóm 2 gồm cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày (cà phê,
hồ tiêu) và cây lương thực (cỏ chăn nuôi, đậu đỗ, hòa màu và lúa nước); (iii) Nhóm 3 gồm cây công nghiệp dài ngày (cao su, hồ tiêu, cà phê) Nhóm mô hình
2 có hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp theo là nhóm mô hình 3 và thấp nhất là nhóm
mô hình 1 Hiệu quả xã hội việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã thu hút được rất nhiều lao động tham gia là mô hình 2, tiếp đến là mô hình 1 và 3 Nhóm mô hình
2 cũng có khả năng bảo vệ môi trường cao nhất Một trong những giải pháp được
đề xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất là cần tăng cường sự liên kết trong sản xuất và thực hiện tốt chuỗi giá trị nông sản
Như vậy, trên thế giới và ở Việt Nam, vấn đề sử dụng đất được quan tâm và nghiên cứu từ rất sớm Các phương pháp tiếp cận, mô hình canh tác nông lâm kết hợp và sự tham gia của người dân đều nhằm mục đích: canh tác các loại cây trồng trên một diện tích để cho hiệu quả kinh tế, sinh học tự nhiên và văn hóa xã hội Giải pháp quy hoạch sử dụng đất ở các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam là giải pháp quan trọng trong việc sử dụng đất đai Tuy nhiên, các nghiên cứu về cơ sở khoa học cho vấn đề sử dụng đất bền vững vẫn chưa nhiều Đặc biệt, ở xã Huồi Tụ,huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An chưa có nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu cơ sở khoa học và phương hướng sử dụng đất bền vững Mặt khác xã Huồi Tụcó vị thế địa lý và mô hình canh tác với địa hình có độ dốc cao,vùng có tiểu khí hậu đặc biệt do đó kỹ thuật canh tác áp dụng vào địa hình nơi đây cũng rất khó khăn nên không thể áp dụng mô hình phát triển nông nghiệp nông thôn đồng nhất mà cần tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển các mô hình canh tác để đưa ra những đề xuất phù hợp Vì vậy, vấn đề nghiên cứu đặt ra là thực sự cần thiết
Trang 22Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiệu quả một số mô hình canh tác nông lâm nghiệp phổ biến trên địa bàn xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
- Đề xuất một số giải pháp quản lý sử dụng đất theo hướng bền vững tại
khu vực nghiên cứu
2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những mô hình canh tác nông lâm nghiệp phổ biến có hiệu quả tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn xã Huồi Tụ, tỉnh Nghệ An
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và lựa chọn mô hình canh tác phổ biến tại địa bàn nghiên cứu
- Phân tích những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn
- Đánh giá hiệu quả của một số mô hình canh tác nông lâm nghiệp phổ biến
đã lựa chọn trên địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất một số giải pháp phát triển các mô hình canh tác nông lâm nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Quan điểm phương pháp luận
Trong hệ thống sử dụng đất, con người dựa vào những đặc điểm của đất đai để khai thác tiềm năng của nó phục vụ cho con người Vì vậy, đất đai được
Trang 23coi là một bộ phận cơ bản của hệ thống, tất cả các tác động của con người đều được thực hiện trên nó
Quan điểm phương pháp luận khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp dựa trên một số quan điểm như sau:
- Một số đặc trưng của hệ thống quản lý sử dụng đất bền vững;
- Những nguyên tắc cơ bản hệ thống quản lý sử dụng đất bền vững;
- Các biện pháp quản lý, sử dụng đất bền vững;
- Cách tiếp cận các hệ thống quản lý và sử dụng đất
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được đề xuất theo từng nội dung nghiên cứu:
Nội dung 1.Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và lựa chọn một số mô hình
canh tác phổ biến ở khu vực
a Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp
Điều tra trực tiếp thông qua hệ thống số liệu, hồ sơ, tài liệu đã được công bố:
- Thu thập dữ liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội
- Tài liệu, báo cáo, bản đồ liên quan đến chính sách đất đai, tình hình sử dụng đất, hiện trạng cũng như biến động sử dụng đất nông lâm nghiệp thời kỳ
2011 - 2016
b Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
Chủ yếu là số liệu mới chưa được công bố chính thức, nguồn chủ yếu từ các hộ nông dân trong vùng nghiên cứu, các cá nhân có kinh nghiệm sản xuất, tổ chức dịch vụ cung ứng, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và các tổ chức liên quan Để thu thập được số liệu này, đề tài thực hiện các phương pháp phỏng vấn nông hộ Cụ thể:
- Điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ lát cắt Lựa chọn hướng đi qua tất
cả cả các mô hình sử dụng đất trên địa bàn xã
Trang 24- Trên cơ sở lát cắt, xác định các mô hình canh tác phổ biến nhất tại địa phương
Nội dung 2: Phân tích những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với công
tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn
Sử dụng công cụ phân tích SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản lí sử dụng đất ở khu vực Từ đây xác định vấn đề chính trong sử dụng đất NLN tại phương, làm cơ sở đề xuất giải pháp sử dụng đất ngày càng hiệu quả và bền vững
Nội dung 3:Đánh giá hiệu quả một số mô hình canh tác nông lâm nghiệp phổ biến
a Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ
Phương pháp này sử dụng bộ câu hỏi để điều tra nông hộ, phỏng vấn bán cấu trúc với các câu hỏi mở Bộ câu hỏi điều tra bao gồm các thông tin về tình hình cơ bản của hộ nông dân, qui mô, cơ cấu đất đai, thu nhập kinh tế, các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, những khó khăn, kiến nghị….Các thông tin thể hiện bằng những câu hỏi ngắn gọn, dễ trả lời, phù hợp với trình độ chung của nông dân (chi tiết trong phần phụ lục)
b Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất
(i) Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất
+ Phương pháp tĩnh:Coi các yếu tố chi phí và kết quả là độc lập tương đối
và không chịu tác động của yếu tố thời gian, mục tiêu đầu tư và biến động giá trị đồng tiền Phương pháp này áp dụng tính toán cho các mô hình canh tác cây ngắn ngày:
P = TN - CP, Trong đó: P: Lợi nhuận; TN: Thu nhập; CP: Chi phí Đối với phương pháp này, nếu giá trị tính toán P > 0 thì mô hình canh tác
đó có hiệu quả kinh tế và ngược lại
Trang 25+ Phương pháp động: Xem xét chi phí và thu nhập trong mối quan hệ với
mục tiêu đầu tư, thời gian, giá trị đồng tiền Phương pháp này được áp dụng tính toán cho các mô hình canh tác cây lâu năm Bao gồm các chỉ tiêu:
* Giá trị hiện tại lợi nhuận ròng NPV: Là hiệu số giữa giá trị thu nhập và
chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã tính chiết khấu
để quy về thời điểm hiện tại
r
C B NPV
n r
t t
t [2.1])
1(
Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng)
Bt : Giá trị thu nhập ở năm t (đồng)
r : Tỉ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)
T: Là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay các phương thức canh tác NPV > 0 : Sản xuất có lãi, NPV < 0 : Sản xuất bị lỗ, NPV
= 0 : Sản xuất hòa vốn NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao
*Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR: Là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu
tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu IRR chính là tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ này làm cho NPV = 0 tức là khi:
r
C B
n
t
t t t
] 2 2 [ 0 1
* Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR: Là hệ số sinh lãi thực tế phản ánh
chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất
CPV BPV r
C r
B
t t
n
t
t t
]3.2[)
1(
)1(
Trang 26Trong đó: BCR là tỷ suất thu nhập và chi phí (đồng/đồng)
BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng)
CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng)
Nếu mô hình nào hoặc phương thức canh tác nào đó BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế.BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao, ngược lại BCR < 1 thì kinh doanh không có hiệu quả
(ii) Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả xã hội được thảo luận cùng người dân và tổng hợp từ kết quả bảng hỏi.Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả xã hội bao gồm:
- Khả năng lan rộng và phát triển hàng hóa của mô hình
- Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm
- Đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm
- Mức độ đầu tư và yêu cầu về kỹ thuật canh tác
- Mức độ thu nhập kinh tế, phù hợp với thị trường tiêu thụ
Phương pháp đánh giá thông qua phỏng vấn hộ gia đình (30 hộ) bằng hình thức trả lời trực tiếp qua bảng hỏi chuẩn bị trước hoặc theo các câu hỏi bán định hướng (chi tiết bảng hỏi ở phần phụ lục) Hoặc thông qua các cuộc thảo luận nhóm, họp thôn… Do 100% là các hộ người dân tộc Mông nên đề tài sử dụng tiêu chí đánh giá bằng bỏ phiếu: có tán thành với tiêu chí đưa ra thì ghi số 1; Không tán thành ghi số 0 Tổng hợp điểm từ các tiêu chí làm cơ sở đánh giá xếp hạng thứ tự cho các mô hình từ 1 – n
(iii) Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh tính bền vững của mô hình canh tác Cũng như đánh giá hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường của các mô hình canh tác được đánh giá dựa trên kết quả thảo luận xây dựng các chỉ tiêu và cho điểm theo sự nhận thức của người dân địa phương
Trang 27Do việc đánh giá hiệu quả môi trường rất khó và tốn thời gian cũng như kinh phí nên trong khuôn khổ của luận văn chỉ đánh giá hiệu quả môi trường dựa vào sự cảm nhận người dân sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu như:
- Khả năng bảo vệ đất: Có hay không?
- Nguy cơ gây xói mòn đất: có hay không?
- Độ ẩm đất: tăng lên hay giảm đi?
- Đá lộ đầu xuất hiện: có hay không?
- Độ dày tầng đất: tăng lên hay giảm đi?
- Màu sắc đất thay đổi như thế nào? Đậm hay nhạt đi
- Nước sử dụng trong sinh hoạt và tưới tiêu ở khu vực tăng hay giảm?
- Có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay không?
- Năng suất cây trồng qua các năm tăng lên hay giảm đi?
- Trong sử dụng đất có quan tâm đến bảo vệ đất không?
Đối tượng phỏng vấn là các hộ gia đình có tham gia các mô hình sử dụng đất đề tài nghiên cứu Phương pháp là thảo luận nhóm các hộ có cùng mô hình
sử dụng đất (30 hộ) hoặc phỏng vấn các chủ hộ có kiến thức về canh tác nông nghiệp ( 5- 7 người) Nhận thức của người phỏng vấn được trả lời thông qua việc cho điểm: Có (tăng) cho 1 điểm; Không thay đổi hoặc không có ý kiến cho 0 điểm; giảm đi cho -1 điểm Tổng hợp điểm từ các phiếu phỏng vấn làm cơ ở đánh giá thứ tự xếp hạng về chỉ tiêu môi trường của các mô hình sử dụng đất nghiên cứu
(iv) Đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình canh tác
Hiệu quả tổng hợp của các phương tức canh tác có nghĩa là một phương thức canh tác phải có hiệu quả kinh tế nhất, mức độ chấp nhận của xã hội cao nhất (hiệu quả xã hội) và góp phần gìn giữ bảo vệ môi trường sinh thái (hiệu quả sinh thái) Áp dụng phương pháp tính chỉ số hiệu quả tổng hợp các phương thức canh tác (Ect) của W Rola (1994):
Trang 281
*or
max 1
min max
1
n f
f f
f f
f f
f Ect
F: Các đại lượng tham gia vào tính toán (NPV, CPV, IRR …)
N: Số đại lượng tham gia vào tính toán
Việc phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường và hiệu quả tổng hợp hệ thống sử dụng đất là cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn, đề xuất phương án sử dụng đất bền vững
Nội dung 4: Đề xuất giải pháp
Từ kết quả nghiên cứu thực tế ở khu vực, căn cứ điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội ở khu vực Căn cứ những định hướng, chiến lược, quy hoạch phát triển của chính quyền địa phương, tham khảo í kiến các nhà quản lí, chuyên gia, nông dân sản xuất giỏi, đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp cụ thể để có thể nhân rộng các mô hình canh tác trên quan điểm hệu quả và bền vững Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, củng cố an ninh, phát triển kinh tế địa phương
Trang 29Chương 3 KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lí
Nằm cách thành phố Vinh gần 300km về phía Tây Nghệ An, Huồi Tụ là một xã vùng cao,vùng đặc biệt khó khăn, phía Bắc giáp xã Mường Lống , phíaTây giáp xã Na Loi, phía Đông giáp xã Bảo Nam,Bảo Thắng, phía Nam giáp Phà Đánh huyện Kỳ Sơn và là trung tâm của 9 xã trong khu vực Có 20km đường liên huyện đi qua, do đó rất thuận lợi cho việc giao thông đi lại bằng đường bộ và tạo điều kiện thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội
Diện tích tự nhiên 11.108,01 ha
3.1.3 Khí hậu, thủy văn
C (tháng 12, tháng 1)
Trang 30- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 80% Độ ẩm không khí tháng lớn nhất là 100% (tháng 3) và Độ ẩm không khí tháng thấp nhất là 25% (tháng 7)
- Lượng mưa: Phân bố không đều, mưa nhiều tập trung vào 4 tháng 7,8,9,10 thường gây sạt lở ở một số địa điểm Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng
3 chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm Khô hạn xảy ra từ tháng 1 đến tháng 4 Lượng mưa trung bình hàng năm là 2310 mm/năm; cao nhất là 3.500 mm/năm; thấp nhất là 1.105 mm/năm
Yếu tố khí hậu ở khu vực nói chung rất thuận lợi để phát triển cây trồng đặc hữu vùng cao vì biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm lớn,lượng mưa rải đều, mùa nắng nóng khô hanh ít Trong sử dụng đất cần có những biện pháp thích hợp với điều kiện khí hậu trên (chọn cây, con có khả năng thích hợp cao, mùa vụ gieo trồng phù hợp tránh những thời điểm có nhiều bất lợi)
3.1.3.2 Thủy văn
Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng của các khe suối nhỏ, canh tác nông lâm nghiệp chủ yếu là nhờ vào lượng nước mưa và lượng nước ngầm trong lòng đất
cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất trung bình hoặc dày Tuy nhiên một số nơi lâu nay sử dụng không hợp lý nên đã thoái hóa nghiêm trọng, bị xói mòn tầng đất mỏng
Trang 31Đất Feralit trên núi (độ cao 200m - 700m) phát triển trên đá phiến sét và
và đá biến chất chiếm tỷ lệ khá lớn, đất có phản ứng chua, tỷ lệ mùn cao dần theo độ cao, thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc thịt trung bình Loại đất này tương đối tốt nhưng do đặc điểm độ dốc và độ cao nên loại đất này chủ dành cho phát triển lâm nghiệp, hiện tại phần lớn đang là rừng tự nhiên
Đất Feralit mùn trên núi (độ cao 800m - 1.500 m) phát triển trên đá phiến thạch sét và biến chất, hiện đang là rừng tự nhiên Với loại đất này cần có kế hoạch bảo vệ bảo vệ tu bổ và khai thác hợp lý Đất này chỉ dùng cho phát triển lâm nghiệp, không chặt phá làm rẫy làm cho đất suy thoái
Nhìn chung đất đai của xã khá thuận lợi cho phát triển các cây trồng lương thực và cây màu, cây công nghiệp lâu năm
3.1.4.2 Tài nguyên rừng
Huồi Tụ là xã có diện tích rừng là 8.664,29ha,với độ che phủ 86,14% Trong đó: đất rừng sản xuất 1.586,11 ha, đất rừng phòng hộ 7.078,18 ha, ngoài
ra còn có các loại lâm đặc sản khác như măng rừng, cây dược liệu
3.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội khu vực
3.2.1 Hiện trạng dân số và lao động
Huồi Tụ là một xã đặc biệt khó khăn, gần 94,8% là người dân tộc H’Mông, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi có phần hạn chế, thu nhập bình quân đầu người còn quá thấp so với mặt bằng giá cả thị trường;
Huồi Tụ có tổng số hộ 896 với 4.099 khẩu.Trong đó: Có 850 hộ dân tộc Mông; 39 hộ Thái; 01 hộ Khơ Mú và nay có thêm 06 hộ người dân tộc kinh;
3.2.2 Điều kiện về kinh tế, cơ sở hạ tầng
3.2.2.1 Về kinh tế
a Sản xuất nông, lâm nghiệp
Toàn xã có tổng số hộ là 896 hộ, với 4.099 khẩu; Trong đó có khoảng 586
hộ tham gia sản xuất nông nghiệp Phần lớn là phát nương làm rẫy;
Trang 32Năm 2016 nhân dân đã giao trỉa lúa đúng mùa vụ từ cây lương thực, thực phẩm đảm bảo, phù hợp thời tiết, trong vụ mùa;
Diện tích toàn xã có 11.150,17 ha
Trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp là 13.586,31 ha;
+ Diện tích đất lâm nghiệp 8.711, 63 ha;
+ Diện tích đất không sử dụng được là: 2.301, 58 ha;
+ Diện tích lúa rẫy: 930 ha;
+ Diện tích trồng Ngô: 640 ha;
+ Diện tích trồng Chè: 480 ha;
+ Diện tích sắn: 87 ha;
+ Diện tích cây ăn quả, cỏ voi và các loại khác: 432,6 ha
3.2.2.2 Chăn nuôi
Tổng số đàn Trâu 190 con, giảm 42 so với đầu năm 2016;
- Đàn Bò 2850 con, giảm 260 con so với đầu năm 2016;
- Đàn Dê 103 con, tăng 5 con;
- Đàn ngựa 7 con;
- Đàn Lợn 567 con, giảm 165 con so với đầu năm 2016;
- Đàm gia cầm: 9720 con, tăng 1093 con;
- Đàn Chó, mèo: 215 con;
- Ao cá: 120 ao, tổng diện tích ao cá là 6300 m2;
Dịch bệnh “Lở mồm long móng” và “Tụ huyết trùng” ở gia súc có xảy ra vào tháng 9 kéo dài đến tháng 12 năm 2016 tại các bản đã làm chết 11 con bò, 4 con trâu, nhất là bản Phà xắc
Đặc biệt toàn xã có 04 hộ có mô hình kinh tế giỏi như hộ gia đình: Lỳ Nỏ
Cồ, bản Huồi Đun chăn nuôi bò vỗ béo; Gia đình ông Vừ Vả Chống, bản Trung Tâm và ông Vừ Nhìa Lầu, bản Trung Tâm; hộ ông Dềnh Dua Chò bản Huồi Khả; Gia đình ông Cự Phái Đà, bản Phà xắc
Trang 333.2.2.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng, nông thôn mới
Từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016 xã Huồi Tụ nhận được 200 tấn Xi mang thực hiện xây dựng đường bê tông liên bản, nhân dân góp tiền mua nguyên vật liệu như cát, sỏi với số tiền là 426 triệu đồng, 1120 ngày công, xây dựng được 4,14 km đường bê tông ngõ xóm Cuối năm 2016, UBND huyện cấp cho bản Huồi Đun 47 tấn xi măng để tiếp tục hoàn thiện hệ thống đường ngõ xóm của bản
Trong cuối năm 2016, xây dựng và nghiệm thu Trạm y tế xã tại sân vận động bản Huồi Lê, vốn đầu tư là 900 triệu đồng thuộc chương trình 135 giai đoạn III
- Công tác giáo dục: xã có 9 nhà văn hóa cộng đồng, có 4 trường học (2 trường cấp tiểu học, 1 trung học cơ sở và 01 trường mầm non) với tổng số giáo viên là 134 người; Tổng số học sinh là 1.216 em
- Toàn xã có 75% gia đình văn hóa, 35% gia đình thể thao, xây dựng thành công 9/13 thôn, bản; 4/7 đơn vị văn hóa
- Xã có 01 trạm y tế với 01 bác sỹ, 2 y sỹ, 02 y tá điều dưỡng, đảm bảo việc
chăm lo sức khỏe ban đầu cho nhân dân, riêng năm 2016 đã khám& chữa bệnh cho 1151 lượt người
- Giao thông: Huồi Tụ có đường liên huyện đi qua có chiều dài 20 km, nền
đường 8m, mặt đường 5m, rải nhựa Đây là tuyến đường giao thông quan trọng nhất cho phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của xã Đường liên xã: Tổng số 40
km đã đổ bê tông 10 km ( 25%), cấp phối được 6 km, còn lại là đường đất cơ bản giao thông đi lại được 4 mùa
- Hệ thống điện, nước: Trạm biến áp hạ thế: 2 trạm Tổng công suất các
trạm 651 KVA Số hộ sử dụng điện thường xuyên là 98%
- Xã Huồi Tụ hiện nay chưa có nhà máy nước sạch Người dân dùng nước khe suối chảy tự nhiên Nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếulà nước mưa
Trang 343.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, KTXH khu vực nghiên cứu
Nhìn chung nhân dân có phần tiến bộ hơn trước, giao thông đi lại thuận tiện hơn nhiều so với những năm trước, chủ trương đường lối chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước đều triển khai đến tận mọi người dân Các Công văn chỉ đạo đều được gửi đến tận cơ sở UBND xã triển khai và phối hợp với Mặt trận Tổ quốc xã xuống cơ sở triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi của Nhà nước Công khai minh bạch các quyền và nghĩa vụ của người dân để nhân dân cùng bàn cùng làm và cùng kiểm tra;
Người dân luôn đoàn kết, cần cù lao động sản xuất, tích cực hưởng ứng các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước triển khai trên địa bàn Tình hình dịch bệnh ở gia súc, gia cầm có phần hạn chế Các loại thuốc tiêm phòng vác xin cho gia súc, gia cầm được cung cấp nhiều hơn;
Cơ sở vật chất của các trường học được đáp ứng, chất lượng học sinh ngày càng nâng cao Tạo thuận lợi cho nhận thức tốt cho thế hệ kế cận về phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa nói chung
Trang 35quá trình điều hành, triển khai là một thách thức lớn đối với cán bộ chỉ đạo, đặc biệt trong chỉ đạo triển khai bình xét, điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; Toàn xã có 458 hộ nghèo với 2.244 khẩu chiếm 53,2% cận nghèo 194 hộ thì đời sống của đa số hộ dân là quá khó khăn Thu nhập bình quân dưới 500.000đ/tháng/người không đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày so với thị trường bây giờ;
Một số cán bộ ban, ngành đang đi đào tạo nâng cao chuyên môn lên nên giải quyết công việc đang còn gián đoạn
Trang 36Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bàn Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
4.1.1 Hiện trạng sử dụng đất ở khu vực năm 2016
Kết quả điều tra, tổng hợpdiện tích, cơ cấu các loại đất của xã Huồi Tụ tính đến 31/12/2015được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 4.1 Diện tích, cơ cấu các loại đất tại xã Huồi Tụ năm 2016
(tính đến 31/12/2016)
TT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích
( ha)
Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 11.101,08 100
Trang 37Từ kết quả ở bảng trên cho thấy:
- Đất nông nghiệp của khu vực là 9.116,07 ha, chiếm 82,11% tổng diện tích đất tự nhiên (11.101,08 ha) Tuy nhiên, đất rừng phòng hộ là 7.078,18 ha chiếm
77,64% diện tích đất nông nghiệp và 63,76% tổng diện tích đất tự nhiên.Phần lớn diện tích đất này là rừng tái sinh, các vùng núi đá và đất rừng khoanh nuôi sau nương rẫy Diện tích đất phục vụ sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả, rừng sản xuất ) chỉ chiếm 5,02%.Đây là một trong những khó khăn cho người dân ở khu vực do thiếu đất canh tác, trong khi trên 90% là nông dân
- Đất phi nông nghiệp với diện tích 103,94ha, chiếm 0,94% diện tích đất tự
nhiên
- Đất chưa sử dụng còn khá lớn 1.881,07ha, chiếm 17% diện tích đất tự
nhiên Phần đất chủ yếu lá đất núi đá, dốc hiểm trở
- Đất quy hoạch khu dân cư nông thôn chiếm 0,3%
4.1.2 Biến động sử dụng đất ở khu vực năm 2013 - 2015
Kết quả điều tra sự biến động đất đai tại xã cho thấy, diện tích đất tự nhiên không tăng, nhưng trong từng loại đất có sự thay đổi Biến động đất đai thời kỳ
2013 - 2015 được xác định trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhu cầu sử dụng đất của người dân và một phần do thay đổi địa giới hành chính xã theo quyết định số 513/QĐ - TTg
Bảng 4.2 Biến động diện tích các loại đất giai đoạn năm 2013 - 2015
TT Mục đích sử dụng Mã
Diện tích theo các
năm
Biến động tăng (+), giảm (-)
Năm
2015
Năm
2013 Tổng diện tích đất tự
1 Đất nông nghiệp NNP 9.116,07 6.427,3 2.688,77
Trang 384.2 Phân tích những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý,
sử dụng đất trên địa bàn
4.2.1 Thuận lợi
Với điều kiện về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và cảnh quan môi trường của Huồi Tụ cho thấy xã có nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
Do có sự chỉ đạo của nhà nước, các hệ thống văn bản về quản lí đất đai khá cụ thể, rõ ràng như chính sách giao ruộng đất ổn định, lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng gắn với các quy định về quyền của người sử dụng đất đã góp phần quan trọng vào việc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương Đồng thời, với các quy định đất có giá cũng đã tạo điều kiện để đất đai trở thành nguồn lực quan
Trang 39trọng trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương
Công tác điều tra, thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện thường xuyên,
5 năm một lần đáp ứng yêu cầu nắm bắt được sự biến động đất đai,, tăng cường công tác quản lí Từ đó xây dựng được bộ số liệu về đất đai để phục vụ lập quy hoạch sử dụng đất có tính sát thực tế
Việc thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính với đầy đủ những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý là một tiến bộ quan trọng trong công tác quản lý đất đai Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được triển khai Tính đến tháng 12năm 2016, đã cấp được trên 95% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức
Công tác lưu trữ thông tin đất đai đang từng bước được hiện đại hóa Công nghệ GIS phát triển đã cung cấp khả năng mới cho việc sử dụng bản đồ địa chính, đó là xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên cơ sở các loại bản đồ dạng
số, đặc biệt là bản đồ địa chính, giúp cho việc xử lý, quản lý và khai thác thông tin đất đai có hiệu quả Ở địa phương đã hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để thực hiện việc kế hoạch hóa quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đồng bộ với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo nguồn cung về quỹ đất cho thị trường bất động sản; việc công khai quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt
là quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã từng bước nâng cao dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia, giám sát việc quản lý sử dụng nguồn tài nguyên đất
4.2.2 Khó khăn
Hệ thống chính sách pháp luật đất đai tuy đã được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết một số vấn đề
Trang 40vướng mắc trong thực tế Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai nhiều, nhưng thiếu đồng bộ, thiếu ổn định Một số văn bản quy phạm pháp luật
về đất đai thuộc thẩm quyền địa phương ban hành còn chậm, nội dung hướng dẫn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai
Phương pháp, công nghệ trong điều tra cơ bản chậm đổi mới; điều tra thiếu tập trung, còn chồng chéo; kết quả điều tra còn thiếu độ tin cậy, chỉnh lý cập nhật không thường xuyên.Việc xử lý, lưu trữ, thông tin còn bất cập, tài liệu điều tra chưa được khai thác có hiệu quả
Một số vấn đề về quan hệ đất đai chưa được giải quyết triệt để và thống nhất; chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên đất còn yếu Chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương có nhiều tiến
bộ nhưng thực sự chưa đạt yêu cầu đề ra Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn những bất cập về: phân định cấp độ, nội dung của quy hoạch sử dụng đất
và kế hoạch sử dụng đất giữa; kết hợp giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng; gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm an ninh lương thực Trong lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thiếu sự giám sát chặt chẽ, tuân thủ triệt để chỉ tiêu quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất phải là chỉ tiêu pháp lệnh; việc áp dụng các công nghệ tiên tiến còn nhiều hạn chế
Cơ chế thuê đất chưa được thực hiện ở địa phương Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vẫn là một trong những vấn đề vướng mắc ở địa phương, làm chậm tiến độ triển khai chương trình nông thôn mới, chưa tạo được sự đồng thuận giữa người sử dụng đất và chính quyền địa phương
- Cơ sở dữ liệu bản đồ, hồ sơ địa chính thiếu về số lượng và kém về chất lượng, được cập nhật không thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai và thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay