3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hương Khê
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 3.1. Vị trí huyện Hương Khê trong tỉnh Hà Tĩnh
Hương Khê là huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh, có tọa độ địa lý từ 17058' đến
18023' độ vĩ Bắc và từ 105027' đến 105056' độ kinh Đông với diện tích tự nhiện
126.350,04 ha.
Phía Bắc giáp huyện Vũ Quang và Can Lộc. Phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình.
Phía Đông giáp huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên.
Phía Tây giáp huyện Vũ Quang và giáp nước CH DCND Lào [22], [24].
Hương Khê có 21 xã và 1 thị trấn; thị trấn Hương Khê là trung tâm huyện lỵ, nằm trên trục đường Hồ Chí Minh cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 45 km về phía Đông, trên địa bàn huyện có Quốc Lộ 15 và tuyến đương sắt chạy qua thuận lợi cho việc giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo a. Địa hình
Địa hình của huyện bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông suối, núi đồi và thung lũng tạo thành các kiểu địa hình khác nhau: Địa hình núi cao trung bình, địa hình núi thấp và đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lũng, địa hình đồi bát úp và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven sông. Chênh lệch độ cao giữa các vùng trong huyện rất lớn. Hương Khê là huyện miền núi, diện tích đồi núi chiếm 90% diện tích tự nhiên, diện tích đất bằng và thung lũng hẹp chiếm 10%. Do vậy đất nông nghiệp và đất ở của huyện chạy dài theo địa hình từ Tây Bắc - Đông Nam và ở giữa 2 dãy núi, phía Tây Nam là dãy Trường sơn, độ cao từ trung bình 800 - 1.300 m, cao nhất là núi Bà Mụ (1.357 m), phía Đông Bắc là dãy Trà Sơn, độ cao từ 300 - 470 m.
Huyện Hương Khê có 3 dạng chính là địa hình núi cao trung bình, địa hình đồi núi thấp, địa hình thung lũng kiến tạo - xâm thực.
- Địa hình núi cao trung bình là địa hình được uốn nếp khối, nâng lên tạo thành một dải hẹp dọc theo biên giới Việt - Lào. Gồm các núi cao từ 900 mét trở lên.
- Địa hình đồi núi thấp là địa hình có dạng đỉnh nhọn, sườn dốc bị xâm thực chia cắt bởi dãy Trường sơn và Trà sơn.
- Địa hình thung lũng kiến tạo - xâm thực là địa hình chủ yếu là đất nông nghiệp, các khu dân cư xen kẽ, sông suối và các hồ đập.
b. Địa mạo
Có nhiều dạng địa mạo như: Địa mạo thung lũng sông (dọc các sông Ngàn Sâu, sông Tiêm và sông Nổ), địa mạo Castơ, địa mạo núi, địa mạo đồi thấp: Theo kết quả điều tra về độ dốc đất đai được phân ra, như sau:
+ Độ dốc < 8 0 chiếm 14,19% diện tích tự nhiên.
+ Độ dốc từ 8 đến 15o chiếm 34,57% diện tích tự nhiên. + Độ dốc từ 15 đến 25o chiếm 26,18% diện tích tự nhiên. + Độ dốc > 25o chiếm 25,06% diện tích tự nhiên [21].
3.1.1.3. Khí hậu
Huyện Hương Khê nằm ở vùng núi của tỉnh Hà Tĩnh, có khí hậu khắc nghiệt, chịu nhiều lũ lụt trong mùa mưa, hạn hán kéo dài nhiều tháng trong mùa khô, chịu ảnh hưởng của gió Lào (gió Tây Nam) khô nóng ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi, đời sống của cư dân địa phương, thiếu nước ngọt cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt.
- Gió: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió Lào khô nóng làm lượng bốc hơi lớn, thiếu nước ngọt, hạn hán kéo dài.
- Mưa: Là khu vực có lượng mưa rất lớn, mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 2 của năm sau, tập trung nhiều nhất vào tháng 8,9,10. Lượng mưa trung bình năm
2000mm÷33630mm.
- Độ ẩm Trung bình năm 84,5%, cao nhất là 92%
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm 926,5mm.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm ở Hương Khê là 26,40C. Nhiệt độ trung bình
các tháng mùa đông là 21,00C; các tháng mùa hè là 31,0oC. Nhiệt độ cao nhất là
khoảng 31,50C; thấp nhất là khoảng 18,50C.
3.1.1.4. Thuỷ văn
Huyện Hương Khê chịu ảnh hưởng thủy văn của sông Ngàn Sâu, sông Tiêm, sông Nổ và các khe suối nhỏ khác.
- Sông Ngàn Sâu: Chảy theo hướng Nam - Bắc, chiều dài 110km, diện tích lưu vực 810km2. Lưu lượng lớn nhất 3.700 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất 128 m3/s.
- Sông Tiêm: Chảy theo hướng Bắc, nhập vào sông Ngàn Sâu tại xóm Phố Thượng, xã Gia Phố, chiều dài 25km, lòng sông hẹp, độ uốn khúc lớn, thường gây ra sạt lở lũ lụt hai bên sông [22], [24].
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất
Hương Khê là huyện có tiềm năng lớn về đất rừng, Toàn huyện có 126.350,04 ha đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp: 112.318,92 ha; đất phi nông nghiệp 10.000,29 ha, đất chưa sử dụng 4.030,83 ha.
Trong tổng số diện tích đất sản xuất nông nghiệp: Đất trồng cây hàng năm: 5.898.59 ha (Đất dùng chăn nuôi: 77.17 ha); đất lâm nghiệp là 97.230,13 ha; đất trồng cây lâu năm: 9.091.88 ha, đất mặt nước nuôi trồng thủy sản: 37,75 ha.
Như vậy, diện tích đất đã sử dụng vào sản xuất nông nghiệp rất nhỏ, chỉ chiếm 82,3% diện tích tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp chiếm gần 77%, đất chưa sử dụng chiếm 3,19%, (trong đó đất có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp khoảng 1.800 ha, phần lớn diện tích còn lại đều có khả năng trồng rừng, khoanh nuôi và tái sinh rừng) [22], [25].
b. Tài nguyên nước
- Nước mặt: Hàng năm trên lãnh thổ huyện tiếp nhận lượng nước mưa tương đương lượng mưa 1.750 mm/năm, tuy nhiên vẫn nhỏ hơn mức trung bình của vùng. Lượng nước mưa trên rải đều, nhưng có tới 90% tổng lượng mưa và 2/3 số ngày mưa trong năm diễn ra trong 5 tháng mùa mưa. Một phần lượng nước này bị bốc hơi, phần còn lại ứng với lớp dòng chảy mặt trung bình cho toàn lãnh thổ khoảng 950 mm. Tổng
diện tích lưu vực của 3 sông chính (sông Ngàn Sâu, sông Tiêm, sông Nổ) và khoảng 112 hồ chứa có khối lượng nước ước tính hàng chục tỷ m3/năm.
- Nước ngầm: Theo số liệu của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh thì nguồn nước ngầm của huyện khá phong phú, các loại nước ngầm đều có chất lượng đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Điều kiện khai thác dễ dàng đáp ứng yêu cầu cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân và khai thác quy mô công nghiệp. Do là huyện miền núi nên quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp - lâm nghiệp là chính, đồng thời có diện tích rừng lớn nên nguồn nước ngầm không bị ô nhiễm [22], [24].
c. Tài nguyên rừng
Đây là nguồn tài nguyên phong phú và là thế mạnh trong quá trình phát triển kinh tế của huyện Hương Khê.
* Diện tích đất lâm nghiệp: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 thì tổng diện tích đất lâm nghiệp là 97.230,13 ha, chiếm 76,95% diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Đất rừng sản xuất: 49.228,13 ha, chiếm 38,96% diện tích tự nhiên. + Đất rừng phòng hộ: 30.342,30 ha, chiếm 24,01% diện tích tự nhiên. + Đất rừng đặc dụng: 17.659,70 ha, chiếm 13,98% diện tích tự nhiên.
Diện tích rừng lớn với nhiều loại gỗ, trong đó có các loại gỗ quý như: Pơmu, lim, gụ, dổi, táu, vàng tâm....
Hiện tại trên địa bàn các tổ chức kinh tế đã xây dựng các dự án phát triển rừng theo Quyết định 661/ QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ. Diện tích rừng được giao cho nhiều tổ chức quản lý, như:
- Công ty Cao su Hà Tĩnh quản lý 5.635,30 ha, trong đó: - Vườn quốc gia Vũ Quang quản lý 11.962,5 ha;
- Ban quản lý rừng phòng hộ sông Tiêm quản lý diện tích là 15.077,60 ha: - Ban quản lý rừng phòng hộ sông Ngàn Sâu quản lý 16.771,00 ha, trong đó: - Lâm trường Chúc A quản lý diện tích là 22.421,90 ha, trong đó:
- Công ty cao su Hương Khê quản lý 9.797,90 ha, trong đó:
- Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ quản lý 5.823,60 ha đất rừng phòng hộ.
Ngoài ra hiện nay đang thực hiện chủ trương giao đất giáo rừng, theo đó có một số diện tích đất rừng của các tổ chức đã, đang và sẽ được cắt chuyển về địa phương (các xã) để giao cho người dân bảo vệ và sử dụng.
Theo định hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện cũng như của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình thì trồng rừng sản xuất những cây lâm nghiệp có hiệu quả
kinh tế cao, như: quế, dó trầm, thông, cao su...
3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê năm 2013, toàn huyện Hương Khê có 111.703 khẩu trong 26.963 hộ, bình quân 4-5 người /hộ. Mật độ dân số trung bình của huyện của huyện ở
mức thấp, bình quân 88 người/km2, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở trung tâm
các xã, thị trấn.
Trên địa bàn ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số, còn có 4 bản dân tộc ít người với 182 hộ, 762 nhân khẩu, trong đó: Dân tộc Chứt ở bản Rào Tre –bản Giàng 1 (Hương Liên) có 28 hộ với 123 nhân khẩu, bản Giàng 2 (Hương Vĩnh) có 11 hộ với 31 nhân khẩu; bản Lòi Sim dân tộc Mường (Hương Trạch) có 98 hộ với 418 nhân khẩu, bản
Phú Lâm (Phú Gia) dân tộc Lào Thưng 45 hộ với 196 nhân khẩu.
Bảng 3.1. Tình hình dân số của huyện Hương Khê giai đoạn 2010 - 2013
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2010 2011 2012 2013
1 Tổng số khẩu Người 100.501 103.724 108.126 111.073
2 Tổng số lao động Người 55.567 57.192 58.543 61.830
3 Tỷ lệ gia tăng dân số % - 3,21 4,24 2,73
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hương Khê, năm 2010 - 2013)
- Về lao động: Tổng số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện: 61.830 người chiếm tỷ lệ 58,3% dân số. Số lao động trong các ngành kinh tế quốc dân chiếm tỷ lệ 88,4% dân số trong độ tuổi lao động. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn chiếm 63,14% tổng số lao động. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp- xây dựng chiếm 21,81%, lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm 15,05%.
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế
Ngành Số lượng lao động Tỷ trọng (%)
Nông nghiệp – Lâm nghiệp 39.039 63,14
Công nghiệp – Xây dựng 13.485 21,81
Thương mại – Dịch vụ 9.305 15,05
Tổng 61.830 100
Chất lượng lao động còn chưa cao, phần lớn là lao động chưa qua đào tạo, không có trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề mới đạt 25%. Trong đó đào tạo nghề dài hạn (Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề) 10%; đào tạo nghề ngắn hạn đạt 15% tổng số lao động trong độ tuổi.
- Cơ cấu theo khả năng lao động đối với số người trong độ tuổi lao động: + Không có khả năng lao động: 3.109 người.
+ Học sinh: 14.672 người.
+ Có khả năng lao động: 44.049 người.
3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế
Trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện Hương Khê đã có những chuyển biến tích cực. Nền kinh tế của huyện liên tục đạt mức tăng trưởng khá với nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009 - 2013 đạt trên 10%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2013 là 14,4%. Trong đó ngành không sản xuất vật chất đạt 17,6%, ngành sản xuất vật chất đạt 12,6%, cụ thể ngành nông - lâm - thủy sản tăng 6,8%, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng 17,0%, ngành thương mại - dịch vụ tăng 18,9%. Tuy nhiên vẫn chưa đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2013 theo kế hoạch là 15%.
Cơ cấu kinh tế từ năm 2013 so với năm 2012: Nông - lâm nghiệp, thủy sản từ 50,20% giảm xuống 47,8%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản từ 34,90% tăng lên 36,2%, thương mại - dịch vụ từ 14,90% tăng lên 16%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là 17 triệu đồng/năm [23].
Qua hình 3.2 cho thấy, đã có sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp, thủy sản; tăng tỷ trọng Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và Dịch vụ-thương mại. Tuy vậy, trong cơ cấu kinh tế thì nông-lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, đóng vai trò khá quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện vì sản phẩm đầu ra của ngành nông nghiệp chính là đầu vào của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trên địa bàn huyện; ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện Hương Khê (36,2%). Điều này chứng tỏ ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và xây dựng khá phát triển. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến gỗ lâm sản chiếm ưu thế trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp và có tốc độ phát triển nhanh thứ hai trong tổng số các ngành sản xuất công nghiệp, tiếp theo đó là ngành công nghiệp sản xuất khác bằng kim loại tuy cơ cấu giá trị sản xuất còn chưa cao nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất trong tổng số các ngành sản xuất công nghiệp. Ngành thương mại - dịch vụ đã phát triển với tốc độ khá nhanh nhưng tỷ trọng vẫn thấp. Theo địa bàn lãnh thổ thì sự chuyển dịch kinh tế diễn ra mạnh ở khu vực thị trấn Hương Khê và các xã Phúc Trạch, Phú Gia, Hương Long, Phúc Đồng.
Hình 3.2. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hương Khê năm 2013 Nguồn: [24] a. Về sản xuất nông, lâm nghiệp:
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp ước tính đạt 1.020 tỷ đồng (theo giá hiện hành) đạt 97,9% kế hoạch, bằng 113,4% so với năm 2012. Sản lượng lương thực năm 2013 đạt trên 27.000 tấn đạt 100,1 % kế hoạch. Một số cây trồng chính: Lúa: sản lượng 21.957 tấn đạt 97,82% kế hoạch; Ngô: sản lượng 5.076 tấn đạt 104,2% kế hoạch; Lạc: sản lượng 5.727,4 tấn đạt 117,2% kế hoạch; Đậu: sản lượng 2.158,6 tấn đạt 72% kế hoạch. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác đạt 46 triệu đồng/ha.
Trên toàn huyện có 06 mô hình chăn nuôi lợn liên kết với quy mô từ 300 đến trên 600 con/lứa, 228 hộ nuôi lợn thịt quy mô trên 30 con/lứa kếp hợp bể biogas; 159 hộ nuôi hươu quy mô trên 5 con; 4 mô hình chăn nuôi bò quy mô trên 10 con; 06 mô hình chăn nuôi gia cầm quy mô trên 1.000 con. Tổng đàn bò: 23.200 con tăng 5,5%; đàn lợn: 39.800 con tăng 5,4%; đàn hươu: 2.100 con tăng 21,1%; đàn trâu ổn định trên 18 nghìn con; đàn gia cầm: 412.000 con tăng 4,5%. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm 45,5%.
Đối với các mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại, mô hình trồng nấm. Trồng mới 86 ha cam; 17 ha bưởi Phúc Trạch, 200 ha cao su tiểu điền. Đã kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận cho 10 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông. Giá trị thu nhập kinh tế vườn, kinh tế trang trại đạt 180 tỷ đồng.
Trồng mới 1.320 ha rừng tập trung; 9,2 vạn cây phân tán các loại; phương án bảo vệ và phòng chống cháy rừng được triển khai thực hiện tốt, các vụ cháy rừng đều được phát hiện và chỉ đạo dập tắt kịp thời.
Phát động chiến dịch làm giao thông, thủy lợi nội đồng, tập trung sửa chữa các công trình đảm bảo nước tưới 5.299 ha lúa, 1.300 ha hoa màu, 120 ha nuôi trổng thủy sản; giá trị đạt trên 9 tỷ đồng.
b. Công nghiệp – TTCN - Xây dựng
Đẩy mạnh công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn; triển khai Nghị định 15/2013/NĐ-CP và Thông tư 13/2013/TT-BXD; tổ chức tập huấn về quản lý dự án đầu tư cho các xã, thị trấn. Tổng nguồn vốn đầu tư XDCB năm 2013 ước đạt 483,4 tỷ đồng, bằng 115,3%KH và bằng 142,5% so với năm 2012. Trong đó: Nguồn ngân sách do UBND huyện làm chủ đầu tư 112,4 tỷ đồng (trong đó vốn trả nợ công trình