1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỐNG KÊ CÁC THÔNG SỐ ĐIỀU KIỆN NUÔI 100 LOÀI CÁ CẢNH NƯỚC NGỌT

141 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

Thông qua thu thập tài liệu và khảo sát thực tế tại 30 cửa hàng và 30 trại cá cảnh trên địa bàn thành phố, chúng tôi đã thu thập thông tin về đặc điểm điều kiện nuôi và phụ kiện hỗ trợ n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỐNG KÊ CÁC THÔNG SỐ ĐIỀU KIỆN NUÔI 100 LOÀI

CÁ CẢNH NƯỚC NGỌT

Họ và tên sinh viên: PHAN MINH THÀNH Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Niên khoá: 2004 - 2008

Trang 2

THỐNG KÊ CÁC THÔNG SỐ ĐIỀU KIỆN NUÔI 100 LOÀI

Giáo viên hướng dẫn:

TS Vũ Cẩm Lương

Tháng 10 năm 2008

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Con xin thành kính biết ơn công lao to lớn của cha mẹ đã sinh thành và dưỡng dục

Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:

Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này

Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy Sản, cùng tất cả Quý Thầy Cô trong khoa đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt bốn năm học tập tại trường

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Vũ Cẩm Lương, giảng viên khoa Thủy Sản - trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Chú Nguyễn Văn Phép (Ba Phép) đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp cho chúng tôi nhiều kinh nghiệm sản xuất cá cảnh được ứng dụng trong đề tài này

Bạn Khánh Duy, Thanh Trúc, Phương Lan, và nhóm bạn cùng phòng 5A/C KTX trường Đại Học Nông Lâm, những người bạn đã động viên, giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn, để tiếp tục việc học của mình

Sau cùng, xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các bạn sinh viên lớp Nuôi Trồng Thủy Sản khóa 30, khoa Thủy Sản, trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Các bạn đã cùng tôi chia sẻ những vui buồn trong suốt thời gian học, cũng như hết lòng ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập đề tài

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài: “Thống kê các thông số điều kiện nuôi nhân tạo 100 loài cá cảnh nước ngot ở thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ tháng 05/2008 đến tháng 10/2008 Thông qua thu thập tài liệu và khảo sát thực tế tại 30 cửa hàng và 30 trại cá cảnh trên địa bàn thành phố, chúng tôi đã thu thập thông tin về đặc điểm điều kiện nuôi và phụ kiện hỗ trợ nuôi cá cảnh.Số liệu được chuẩn hóa,

Các thông số điều kiện nuôi gồm:

- Chất lượng nước: ánh sáng, nhiệt độ, pH, dH, yêu cầu sục khí, yêu cầu lọc nước, tần số thay nước, lượng nước thay, đo chất lượng nước (đo nhiệt độ, đo pH,

đo dH…)

- Đặc điểm bể nuôi: loại bể, chiều dài tối đa của cá, thể tích tối thiểu của

bể, vật liệu trang trí (đèn, đá, san hô, bi màu, hòn non bộ, cây thủy sinh, phông nền, cây giả…)

- Đặc điểm giá thể: loại giá thể, mục đích giá thể

- Đặc điểm chăm sóc: nuôi đơn, nuôi ghép, loài nuôi ghép

- Quản lý thức ăn: loại thức ăn (theo thứ tự ưa thích nhất: trong tự nhiên

và trong điều kiện nuôi nhân tạo), số lần cho ăn trong ngày

- Đặc điểm bệnh cho cá, cách phòng và trị bệnh cho cá

Các phụ kiện hỗ trợ điều kiện nuôi gồm: bể nuôi, thức ăn, thuốc, hóa chất xử lý nước, vật trang trí, phụ kiện quản lý chất lượng nước

Trang 5

MỤC LỤC

Trang tựa i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iii

Mục lục iv

Danh sách chữ viết tắt viii

Danh sách các bảng ix

Danh sách các hình xi

Danh sách các biểu đồ xiii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Yêu cầu cần đạt được của đề tài 2

1.4 Giới hạn của đề tài 2

CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Các loài cá cảnh trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh 3

2.2 Quản lý môi trường nuôi cá cảnh 3

2.2.1 Nguồn nước 3

2.2.1.1 Thay nước 3

2.2.1.2 Xây dựng hệ thống lọc 4

2.2.2 Các chỉ tiêu thủy lý hóa trong môi trường nước 5

2.2.2.1 Các thành phần chất khí trong nước nuôi (O2, NH3, CO2, NO2, H2S…) 6

2.2.2.2 Nhiệt độ 6

2.2.2.3 Sự chiếu sáng 6

2.2.2.4 pH 6

2.2.2.5 Độ cứng của nước 7

2.2.3 Các điều lưu ý trong quá trình nuôi ảnh hưởng đến chất lượng nước 8

Trang 6

2.2.3.2 Những việc không nên làm: 8

2.3 Quản lý chăm sóc 8

2.3.1 Qui trình nuôi cá cơ bản 8

2.3.2 Thời gian biểu để có một môi trường nuôi cá tốt 9

2.4 Quản lý thức ăn 10

2.4.1 Yêu cầu về chất lượng thức ăn 10

2.4.2 Các loại thức ăn 10

2.4.3 Cách thức cho ăn 12

2.5 Quản lý bệnh 13

2.5.1 Nguyên nhân dẫn đến bệnh cá 13

2.5.1.1 Chất lượng nước bị thay đổi 13

2.5.1.2 Chất lượng thức ăn kém 13

2.5.1.3 Thiếu cẩn thận khi chăm sóc cá 13

2.5.2 Cách thức phòng bệnh cho cá 14

2.5.3 Một số bệnh thường gặp và cách chữa trị 14

2.5.3.1 Bệnh do môi trường 14

2.3.5.2 Bệnh do dinh dưỡng 17

2.5.3.3 Bệnh gây ra do vi khuẩn và vi trùng 18

2.3.1 Hồ nuôi 21

2.3.2 Thiết bị quản lý bể nuôi 22

2.3.2.1 Hệ thống lọc 23

2.3.2.2 Hệ thống sục khí 23

2.3.2.3 Hệ thống sưởi ấm 23

2.3.2.4 Đèn chiếu sáng 24

2.3.2.5 Ống xi phông hút nước bẩn 24

2.3.2.6 Vật tư trang trí hồ cá 24

2.3.3.1 Cây thủy sinh 24

2.3.3.2 Phân nền 25

2.3.3.3 Ánh sáng đèn 26

2.3.3.4 CO2 và pH 26

2.3.4 Thức ăn cá 26

Trang 7

2.3.4.1 Thức ăn tự nhiên 26

2.3.4.2 Thức ăn chế biến và thức ăn viên 26

2.3.5 Thuốc và hóa chất sử dụng trong nuôi cá cảnh 27

2.3.5.1 Thuốc và hóa chất xử lý nước 27

2.3.5.2 Thuốc và hóa chất phòng bệnh cho cá 27

2.3.5.3 Thuốc và hóa chất trị bệnh cho cá 27

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.1 Thời gian và địa điểm 29

3.1.1 Thời gian 29

3.1.2 Địa điểm 29

3.2 Phương pháp nghiên cứu 29

3.2.1 Số liệu tham khảo 29

3.2.2 Số liệu thứ cấp 29

3.2.3 Các chỉ mục và tiểu nội dung 30

3.2.4 Hệ thống cơ sở dữ liệu 31

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 32

4.1 Các loài cá cảnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 32

4.2 Các điều kiện thích hợp cho cá 38

4.2.1 Ánh sáng 38

4.2.2 Nhiệt độ 38

4.2.3 pH 39

4.3 Kỹ thuât nuôi 41

4.3.1 Bể nuôi 41

4.3.1.1 Loại bể nuôi 41

4.3.1.2 Kích thước loài cá khảo sát 42

4.3.1.3 Thể tích bể nuôi 43

4.3.2 Giá thể 44

4.3.2.1 Số loại giá thể sử dụng 44

4.3.2.2 Loại giá thể 45

4.3.2.3 Mục đích giá thể 46

Trang 8

4.3.3.1 Máy sục khí 46

4.3.3.2 Máy lọc 48

4.3.3.3 Đo chất lượng nước 49

4.3.3.4 Thay nước 51

4.3.4 Quản lý thức ăn 55

4.3.4.1 Số loại thức ăn sử dụng 55

4.3.4.2 Loại thức ăn 56

4.3.4.3 Loại thức ăn ưa thích 57

4.3.4.4 Tần số cho ăn 58

4.3.5 Đặc điểm nuôi 59

4.3.5.1 Hình thức nuôi 59

4.3.5.2 Công thức ghép chung 59

4.4 Phụ kiện thị trường cá cảnh 60

4.4.1 Dụng cụ 60

4.4.1.1 Hồ kính 60

4.4.1.2 Chậu thủy tinh 61

4.4.1.3 Kệ 61

4.4.2 Thiết bị quản lý bể nuôi 61

4.4.2.1 Hệ thống lọc 61

4.4.2.2 Hệ sục khí 62

4.4.2.3 Hệ thống sưởi (đèn sưởi) 63

4.4.3.1 Thức ăn tự nhiên 64

4.4.3.2 Thức ăn viên, thức ăn chế biến 64

4.4.4 Thuốc và hợp chất hóa học sử dụng trong nuôi cá cảnh 65

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 67

5.1 Kết luận 67

5.2 Đề nghị 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

PHỤ LỤC 72

Trang 9

- Pondus Hydrogenii (S.P.L Sørensen và Linderström – Lang, 1909)

- Pouvoir Hydrogène (trong tiếng Pháp)

- Degrees of General Hardness (đơn vị độ cứng của nước): thước đo số lượng ion Ca ++ và Mg++ trong nước

1 dH = 17,9 mg CaCO3/lít nước (theo bậc của Đức)

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Các thông số chất lượng nước hồ nuôi cá .5

Bảng 2.2: Công thức chế biến thức ăn hỗn hợp 12

Bảng 2.3: Kích thước của bể nuôi cá 22

Bảng 4.1: Danh mục loài cá cảnh khảo sát thị trường thành phố Hồ Chí Minh 32

Bảng 4.2: Số lượng loài cá theo 3 nhóm xuất hiện trong đợt khảo sát 37

Bảng 4.3: Mức độ ưa sáng các loài cá theo nhóm 38

Bảng 4.4: Khoảng nhiệt độ các loài cá cảnh theo nhóm 39

Bảng 4.5: Khoảng pH các loài cá theo nhóm 39

Bảng 4.6: dH của các loài cá cảnh theo nhóm .40

Bảng 4.7: Các loại bể nuôi ở cửa hàng kinh doanh và trại sản xuất cá cảnh 41

Bảng 4.8: Kích thước các loài cá khảo sát theo nhóm cá 42

Bảng 4.9: Thể tích các loại bể nuôi tương ứng 43

Bảng 4.10: Số loại giá thể được sử dụng ở các loại cá cảnh 44

Bảng 4.11: Loại giá thể được sử dụng trong nuôicá cảnh 45

Bảng 4.12: Nhu cầu và mức độ sục khí từng loài cá tương ứng theo nhóm cá 47

Bảng 4.13: Nhu cầu và mức độ lọc nước ở các hộ khảo sát 48

Bảng 4.14: Thể hiện nhu cầu đo nhiệt độ của cá cảnh 49

Bảng 4.15: Nhu cầu đo pH của cá cảnh 50

Bảng 4.16: Tần số thay nước 51

Bảng 4.17: Mức độ thay nước các loài cá theo nhóm 52

Bảng 4.18: Lượng nước thay ở các nhóm cá khảo sát 53

Bảng 4.19: Mức độ thay nước từng loài cá chia theo nhóm 54

Bảng 4.20: Số loại thức ăn được sử dụng ở các nhóm cá khảo sát 55

Bảng 4.21: Các loại thức ăn 56

Bảng 4.22: Loại thức ăn ưa thích ở các nhóm cá khảo sát 57

Bảng 4.23: Tần số cho ăn trong ngày của các nhóm cá 58

Bảng 4.24: Hình thức nuôi các loài cá theo nhóm 54

Bảng 4.25: Giá hồ kính trên thị trường 60

Bảng 4.26: Các loại chậu thủy tinh khảo sát trên thị trường 61

Trang 11

Bảng 4.27: Giá kệ trên thị trường 61

Bảng 4.28: Thông số chọn máy lọc cho hồ cá 62

Bảng 4.29: Các loại máy sục khí thông dụng 62

Bảng 4.30: Thị trường một số loại đèn thông dụng 63

Bảng 4.31 : Giá thành một số loại đèn khảo sát 63

Bảng 4.32: Thị trường một số loại thức ăn tự nhiên 64

Bảng 4.33: Một số loại thức ăn thông dụng thị trường 64

Bảng 4.34: Thuốc thông dụng trên thị trường 66

Trang 12

DANH SÁCH CÁC HÌNH

4.1 Ali 4.41 Khủng Long Bông 4.81 Tai Tượng Đuôi Đỏ 4.2 Áo Tù 4.42 Khủng Long Vàng 4.82 Tai Tượng Thường 4.3 Bãi Trầu 4.43 Kì Lân 4.83 Tam Giác

4.4 Bảy Màu 4.44 Kim Cương 4.84 Thái Hổ 4.5 Bình Khách 4.45 Kim Long Hồng Vỹ 4.85 Thái Hổ Vằn

4.6 Bình Tích 4.46 Kim Sơn 4.86 Thanh Ngọc 4.7 Bút Chì Một Sọc 4.47 Kim Thơm Bảy Màu 4.87 Thiên Thanh

4.8 Cánh Buồm 4.48 La Hán 4.88 Thủy Tinh

4.9 Cầu Vồng 4.49 Lông Gà 4.89 Trân Châu

4.10 Chạch Gai 4.50 Mang Rỗ 4.90 Trèn Đá 4.11 Chép Nhật 4.51 Mập Nước Ngọt 4.91 Trường Giang Hổ 4.12 Chim Dơi Bốn Sọc 4.52 Mũi Đỏ 4.92 Tứ Vân

4.13 Chốt Sọc 4.53 Mùi 4.93 Tứ Vân Vàng

4.14 Chuột Nâu 4.54 Nàng Hai 4.94 Tuyết Điêu

4.15 Chuột Trắng 4.55 Nâu 4.95 Tỳ Bà

4.16 Công Gô 4.56 Neon 4.96 Vàng

4.17 Da Báo Mỏ Vịt 4.57 Neon Đen 4.97 Vệ Sinh Đen

4.18 Dĩa 4.58 Ngân Long 4.98 Vệ Sinh Trắng Đuôi Đỏ

4.20 Đuôi Kéo 4.60 Ngựa Vằn 4.100 Xiêm

4.22 Hắc Bố Luỹ 4.62 Ông Hề Bồng

4.23 Hải Long 4.63 Ông Tiên

4.24 Heo Bông 4.64 Phát Tài

4.25 Heo Hề 4.65 Phi Phương

4.26 Heo Xanh 4.66 Phượng Hoàng

4.27 Hòa Lan 4.67 Quá Bối Kim Long

4.28 Hoả Tiễn 4.68 Quan Đao

4.29 Hoàng Đế 4.69 Ram Bo

4.3 Hoàng Kim 4.70 Râu Anh Đào

4.31 Hoàng Tử Phi Châu 4.71 Râu Hồng

Trang 13

4.32 Hồng Bửu Xẹt 4.72 Rô Phi Vàng Nyasa

Trang 14

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ về số lượng loài của 3 nhóm cá khảo sát 37

Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện mức độ ưa sáng của các loài cá theo nhóm 38

Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện khoảng nhiệt độ các loài cá cảnh theo nhóm .39

Biểu đồ 4.4: Khoảng pH các loài cá cảnh theo nhóm 40

Biểu đồ 4.5: Độ dH của các loài cá cảnh theo nhóm 41

Biểu đồ 4.6: Tỉ lệ sử dụng loại bể nuôi theo nhóm cá 42

Biểu đồ 4.7: Thể hiện tỷ lệ chiều dài cá theo nhóm cá 43

Biểu đồ 4.8: Thể tích bể nuôi 44

Biểu đồ 4.9: Số giá thể sử dụng của cá theo nhóm cá 45

Biểu đồ 4.10: Các loại giá thể được sử dụng 46

Biểu đồ 4.11: Tỷ lệ sử dụng sục khí ở các nhóm cá 47

Biểu đồ 4.12: Khả năng sử dụng lọc nước ở 3 nhóm cá 49

Biểu đồ 4.13 Tỷ lệ sử dụng nhiệt kế trong các nhóm cá 50

Biểu đồ 4.14: Biểu đồ đo pH ở các nhóm cá 51

Biểu đồ 4.15: Tần số thay nước theo các nhóm cá 52

Biểu đồ 4.16: Mức độ thay nước theo nhóm cá khảo sát 53

Biểu đồ 4.17: Tỷ lệ lượng nước thay theo nhóm cá 54

Biểu đồ 4.18: Tỷ lệ mức độ thay nước theo nhóm cá 54

Biểu đồ 4.19: Khả năng sử dụng các loại thức ăn giữa các nhóm cá 55

Biểu đồ 4.20: Tỷ lệ các loại thức ăn được sử dụng 57

Biểu đồ 4.21: Tỷ lệ thức ăn ưa thích theo nhóm cá 57

Biểu đồ 4.22: Tần số cho ăn trong ngày giữa các nhóm cá 58

Biểu đồ 4.23: Hình thức nuôi phân theo nhóm 59

Trang 15

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Thời gian gần đây phong trào nuôi cá cảnh cả nước nói chung, của thành phố

Hồ Chí Minh nói riêng đang có bước phát triển mạnh mẽ Thú chơi cá cảnh không còn đơn thuần là thưởng ngoạn mà nó đã trở thành một “nghề” hái ra tiền, mang lại hiệu quả kinh tế cao và dần dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố

Hiện nay, thành phố có trên 500 hộ chuyên nuôi cá cảnh, hàng năm sản xuất gần 3,7 triệu con cá cảnh, nhưng phần lớn tiêu thụ ở thị trường nội địa So với những năm trước đây cá cảnh hiện nay đã phong phú hơn về loài, chủng loại, màu sắc…có khả năng cạnh tranh với các thị trường cá cảnh có tiếng trên thế giới

Chương trình mục tiêu phát triển hoa, cây kiểng, cá cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra chỉ tiêu cho ngành cá cảnh thành phố phải đạt kim ngạch xuất khẩu là

10 triệu USD và doanh thu mua bán cá cảnh sẽ đạt hàng chục tỷ đồng vào năm 2010

Trong 5 tháng đầu năm 2008, số lượng cá xuất sang các thị trường là 1,7 triệu con chiếm 44,86% so với năm 2007, đạt giá trị kim ngạch 1,3 triệu USD bằng 34,74%

so với năm 2007 (Nguồn: Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi TP.HCM)

Bên cạnh đó, diện tích mặt nước, ao hồ nuôi cá cảnh đã tăng lên nhanh chóng với tổng diện tích mặt nước lên đến trên 25 ha, trên 35.000 m2 bể ximăng và 8.000 bể kính Tuy nhiên, những năm trước đây phần lớn những hộ nuôi cá cảnh đều mang tính

tự phát, chưa có quy hoạch, thiếu định hướng và gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư, kỹ thuật chăm sóc, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân, nhất là đầu ra của cá cảnh chưa ổn định nên người nuôi chưa đầu tư mạnh nuôi và kinh doanh cá cảnh Trong đó, vấn đề kỹ thuật nuôi dưỡng và cho sinh sản cá cảnh là vấn đề mấu chốt Được sự hướng dẫn của thầy Vũ Cẩm Lương và sự cho phép của khoa Thủy Sản,

trường đại học Nông Lâm TP.HCM chúng tôi thực hiện đề tài “Thống kê các thông số

điều kiện nuôi 100 loài cá cảnh nước ngọt”, nhằm mục tiêu chung phát triển ngành

Trang 16

1.2 Mục tiêu đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Thống kê các thông số điều kiện nuôi 100 loài cá cảnh nước ngọt

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Khảo sát, thống kê thông số điều kiện nuôi

- Khảo sát, thống kê thông số phụ kiện hỗ trợ nuôi

1.3 Yêu cầu cần đạt được của đề tài

Cung cấp thông tin về điều kiện nuôi và các phụ kiện hỗ trợ nuôi

1.4 Giới hạn của đề tài

Do thời gian có hạn, số loài cá khảo sát có thể chưa đầy đủ Mặt khác, đề tài còn nhiều thiếu sót mong có sự đóng góp ý kiến và có thêm nữa đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu chung phát triển ngành cá cảnh thành phố

Trang 17

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Các loài cá cảnh trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh

Theo Mai Anh Tuấn (2006) ở thành phố Hồ Chí Mình hiện có 84 loài cá cảnh đang được kinh doanh Chúng được chia làm 3 nhóm:

- Nhóm cá nhập nội: có 47 loài, phổ biến nhóm cá rồng, cá neon, cá vệ sinh, cá sấu hỏa tiễn, cá hồng két, cá lông gà, cá ali, cá hoàng tử phi châu, cá phát tài, cá hồng

vĩ mỏ vịt, cá da báo mỏ vịt…

- Nhóm cá sản xuất nội địa có 25 loài phổ biến cá vàng, cá chép nhật, cá la hán,

cá dĩa, cá bảy màu, cá hoàng kim, cá tai tượng phi châu, cá tứ vân, cá xiêm, cá hòa lan…

- Nhóm cá khai thác từ tự nhiên có 12 loài như cá nâu, cá mang rổ, cá thái hổ, cá nóc da beo, cá thủy tinh, cá kim sơn, đặc biệt có cá nàng hai đã cho sinh sản thành công năm 2005

2.2 Quản lý môi trường nuôi cá cảnh

Quan trọng nhất đối với sự sống của cá là môi trường nước, Nước có các thành phần cơ bản như: các chất khí hòa tan, nhiệt độ, pH, ánh sáng, độ cứng tổng cộng…ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cá

2.2.1 Nguồn nước

Theo Lê Thị Bình (2006):

Nước là một hỗn hợp phức tạp mà phẩm chất của nó có tầm quan trọng đáng kể trong việc nuôi cá và các động vật, thực vật thủy sinh Nguồn nước nuôi cá cảnh có thể

là nước sông, nước giếng, nước máy, và nước mưa Nguồn nước nuôi đòi hỏi phải đủ

về số lượng, nước tương đối sạch và hàm lượng O2 phải đảm bảo

Các phương pháp cải thiện chất lượng nước:

2.2.1.1 Thay nước

Trang 18

· Làm giảm độ đục của nước do chất thải của cá, do thức ăn dư thừa

· Tăng hàm lượng O2

· Loại bỏ các chất độc hại trong hồ nhất là NH3

· Làm ổn định pH

Trước khi thay nước cần loại bỏ chất cặn bả dưới đáy hồ

Việc thay nước phụ thuộc cách thiết kế có hay không vật bày trí bên trong hồ, có

sử dụng hệ thống lọc hay không mà quyết định thời gian thay nước dài hay ngắn Nếu không trang bị hệ thống lọc, mật độ thưa: một ngày thay nước một lần, mật

độ dày ngày thay nước hai lần,

Nếu có trang bị hệ thống lọc: 5 ngày hoặc một tuần thay nước một lần

Lượng nước mỗi lần thay từ 10 – 20% bể tùy theo nước dơ ít hay nhiều

Nước thay có cùng nhiệt độ nước trong hồ

2.2.1.2 Xây dựng hệ thống lọc

- Lọc cơ học

· Là phương pháp làm giảm độ đục của bể nuôi

· Bể lọc dung các vật liệu: vải lọc, cát, sỏi để giử lại các chất lơ lửng trong nước đính vào bề mặt vật liệu lọc

· Là khâu đầu tiên trong hệ thống lọc

Lưu ý: Thường xuyên vệ sinh vật liệu lọc, Nếu để lâu ngày có thể trở thành hệ thống lọc sinh học tự phát Để lâu hình thành nhiều NH4, H2S… nước trở nên hôi và độc

- Lọc hóa học

· Là sử dụng than hoạt tính (Cacbon năng động) để hấp thu các chất độc hại trong nước

· Là khâu sau cùng trong hệ thống lọc, trước khi cấp nước vào hồ nuôi

· Vật liệu: Than hoạt tính 125 - 225 g /100 lít nước, hoặc trộn than hoạt tính với

vỏ sò, san hô giúp ổn định độ pH trong hồ nuôi Không đặt than trực tiếp trong hồ nuôi, định kỳ 6 tháng thay than hoạt tính một lần

· Nguyên lý: Hấp thu các chất CO2, clorin, ozon, Cu, protein, hydratcarbon, chất kháng sinh

- Lọc sinh học

Trang 19

· Là quá trình chuyển ammonia và nitric thành nitrat vô hại

Quá trình nitric và nitrate hóa trong bể lọc sinh học được xúc tác bởi vi khuản Nitrobacter, Nitrosomonas Các vi sinh vật tạo nên lớp màng nhầy bao gồm quần thể

vi khuẩn nitrate hóa và các động vật tiêm mao (Nguyễn Phú Hòa, 2000)

2.2.2 Các chỉ tiêu thủy lý hóa trong môi trường nước

Bảng 2.1: Các thông số chất lượng nước hồ nuôi cá

PO43 — Nitơ tổng cộng NO2—

NO3 – NH4+

PO4/N tổng cộng Chlorua

Độ cứng tổng cộng Sắt

19 - 320C

4 – 5 mg/l 5,5 - 8,5

30 - 50 mg/l 0,2 - 0.5 mg/l 0,8 - 4 mg/l < 0,4 mg/l

≤ 5 mg/l

< 1 mg/l 1/4 - 1/8

50 - 150 mg/l CaCO3

Trang 20

2.2.2.1 Các thành phần chất khí trong nước nuôi (O 2 , NH 3 , CO 2 , NO 2 , H 2 S…)

Do thường xuyên thay nước nên hàm lượng các chất khí này tương đối nhỏ chưa thấy có tác hại đến cá nuôi trong bể

2.2.2.2 Nhiệt độ

Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến hàm lượng O2 hòa tan Nhiệt độ nước càng cao thì hàm lượng O2 càng thấp và ngược lại Ta có thể giảm nhiệt độ nước để tăng hàm lượng O2 Nhiệt độ cá sống được vào khoảng 19 - 300C, tốt nhất là từ 28 - 310C, nhiệt

độ nước dưới 240C sẽ làm cá rất khó sinh sản (Võ Văn Chi, 1993)

Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hóa trong cơ thể cá Sự thay đổi nhiệt độ quá lớn và đột ngột sẽ làm rối loạn quá trình sinh hóa trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản bình thường của cá

2.2.2.3 Sự chiếu sáng

Ánh sáng cần thiết cho cây thủy sinh trong bể quang hợp, ánh sáng còn giúp cho cá trong bể có màu sắc và hình dáng đẹp hơn, nhưng lượng ánh sáng cần phải được kiểm soát ở lượng nhất định

Nếu không đủ ánh sáng cây bị héo úa và dần chết đi, cá thiếu ánh sáng trông nhợt nhạt, màu sẫm lại Bình thường cá và cây nuôi trong bể rất thích ánh sáng tự nhiên nhưng cũng có loài cá sống trong hang cần hạn chế ánh sáng này

Vị trí đặt hồ cá rất quan trọng, nếu ánh sáng trực tiếp chiếu vào hồ nó có thể làm cho nước hồ nóng lên, kích thích rêu tảo phát triển Đối với hồ nuôi trong nhà sử dụng đèn neon, đèn tròn với độ sâu mực nước 38 cm dùng một bóng đèn công suất 60

- 70 w hay đèn huỳnh quang 30 cm Thời gian chiếu sáng 10 - 15 giờ Song, với loài cá

ăn đêm nên giảm thời gian chiếu sáng của đèn lại để được thấy chúng nhiều hơn

Một yếu tố khác khác ảnh hưởng đến hiệu quả sự chiếu sáng là độ sạch của nước, vì các phần tử lơ lửng sẽ làm giảm lượng ánh sáng tới cây Giữ một môi trường nước nuôi sạch rất có lợi cho hồ nuôi (Lê Thị Bình, 2006)

2.2.2.4 pH

pH là thước đo logarit biểu thị nồng độ các ion H+ hoặc OH- tức là chỉ độ acid hay độ kiềm

Nước thích hợp để nuôi cá có độ pH giới hạn từ 6,5 đến 7,5 đối với nước ngọt,

và từ 7,9 đến 8,5 đối với nước biển Trong việc nuôi cá, người ta có thể sử dụng nước

Trang 21

máy, nước máy có pH là 7,2 nghĩa là trung bình giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của độ pH của nước dùng để nuôi cá (Võ Văn Chi, 1993)

Trong điều kiện bình thường, pH trong bể cá sẽ thay đổi trong một thời gian ngắn Việc thay nước sẽ làm thay đổi pH ở một mức độ nhất định.Trong điều kiện nước cứng chứa nhiều ion kim loại, vì vậy sự tác động của CO2 sinh ra các muối carbonate và bicarbonat trong nước Theo thời gian, phân và các chất cặn bã cộng với

sự hô hấp của cá và tảo sẽ làm thay đổi pH trong bể Do đó cần phải quản lý tốt bể để duy trì mức pH ổn định cho từng loài

Để kiểm tra pH trong bể có thể sử dụng test pH và dùng các sản phẩm hóa học kết hợp với hệ thống sục khí tốt giúp điều chỉnh về pH thích hợp

2.2.2.5 Độ cứng của nước

Độ cứng tổng cộng của nước được biết là thước đo đầu tiên của ion Ca++và

Mg++ trong nước Mức dH thông thường được biểu diễn là một phần triệu (ppm) của calcium carbonate (CaCO3) hay độ cứng dH

Độ cứng của nước thể hiện dưới 2 dạng: cứng tạm thời và cứng thường xuyên Người ta có thể loại bỏ độ cứng tạm thời bằng cách đun sôi nước đồng thời cũng có thể xử lý độ cứng thường xuyên bằng phương pháp hóa học hoặc lọc Có cách làm nhanh để giảm độ dH của nước là pha loãng nước, nghĩa là thêm nước ngọt vào nước cứng hiện có (Đức Huy, 2000)

Phần lớn cá đẻ trứng cần nước ngọt, bởi vì độ cứng quá mức có thể làm ngăn cản

sự thụ tinh của trứng Mặt khác, độ cứng của nước còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu của cá, mỗi loài cá thích ứng vớí một độ cứng khác nhau và khả năng thích ứng sự biến đổi độ cứng cũng khác nhau

Độ cứng của nước ảnh hưởng đến hàm lượng canxi trong máu cá Ngoài ra, độ cứng còn ảnh hưởng đến quá trình nở của trứng (Trần Viết Mỹ, 2007)

Có nhiều thước đo độ cứng của nước, hoặc theo thang bậc của Anh (H = 14,3

mg CaCO3/lít), theo bậc của Đức (dH = 17,9 mg CaCO3/lít), hoặc theo bậc của Pháp (fr H = 10 mg CaCO3/lít), theo bậc của Mỹ (H = 1 mg CaCO3/lít) Khái niệm thông dụng nhất là bậc của Đức hay dH, hệ số chuyển đổi của bậc dH thành bậc H là 56/100 (http//:www.wikipedia.com)

Trang 22

2.2.3 Các điều lưu ý trong quá trình nuôi ảnh hưởng đến chất lượng nước

2.2.3.1 Các chất làm thay đổi chất lượng nước

· Các loại đá lót nền trang trí trong bể kính: sỏi có canxi sẽ làm nước cứng, lưu ý các vật liệu có màu có thể màu sẽ hòa tan trong nước

· Thức ăn thừa: sẽ bị phân hủy trong hồ cá sinh ra nhiều NH3, NO2

· Hệ thống lọc không bảo dưỡng tốt

· Vật liệu trang trí bằng xi măng

· Chất thải của cá

2.2.3.2 Những việc không nên làm

· Không thay đổi đột ngột chất lượng nước

· Khi thay nước, thành phần và nhiệt độ nước phải đảm bảo giống lúc ban đầu · Nên kiểm tra chất lượng nước trước khi thả cá vào bể, không di chuyển cá sang bể khác có sự khác biệt lớn về chất lượng nước

· Không dùng nước mưa bẩn, hay được chứa đựng trong thiết bị bằng kim loại

dễ bị rỉ xét, không lấy nước vào đầu mùa mưa

· Không bơm trực tiếp nước từ giếng lên hồ nuôi cá ngay

· Không nên xả nước máy trực tiếp xuống hồ nuôi cá

2.3 Quản lý chăm sóc

2.3.1 Qui trình nuôi cá cơ bản

Theo nghệ nhân Châu Tống

Để có được một chú cá khỏe mạnh ta cần phải chú ý những vấn đề sau:

· Chỉ nuôi chung những loại cá có kích thước, tính khí tương hợp và khỏe mạnh

· Cách ly toàn bộ số cá mới

Trang 23

· Cần quan tâm đến hệ cây thủy sinh trong bể

· Không nên cho cá ăn quá mức, nếu cá ăn không hết thì lập tức vớt hết số thức

ăn thừa ra ngoài

bể

◦ Làm giảm sự ức chế (Stress)

Sự ức chế được gây ra bởi những lần bắt cá không đúng cách làm cá hoảng sợ,

vì vậy cần phải thật nhe nhàng khi bắt cá

◦ Di chuyển cá đúng cách

Rửa cho vợt thật sạch trước khi bắt cá, hãy dành riêng một cây vợt cho một bể

cá nhất định

◦ Tránh gây hoảng sợ cho cá

Bể cá phải đặt ở một nơi thật chắc chắn, tránh được những va chạm bất ngờ, không đặt loa hoặc ti vi gần bể kính, không đặt bể ở nơi không bằng phẳng, thiếu chắc chắn, không đặt bể cá gần cửa sổ có nhiều ánh sáng chiếu trực tiếp và nơi có gió lùa

◦ Giữ sạch môi trường xung quanh

Nếu không khí xung quanh bị ô nhiễm như khói thuối lá…nếu gặp trường hợp như thế ta phải mở các cửa ra cho hơi độc thoát ra ngoài

Trang 24

· Theo dõi nhiệt độ: nhiệt độ thay đổi tùy thuộc vào các thời điểm trong ngày,

đo nhiệt độ và điều chỉnh trong khoảng thích hợp cho chúng

· Kiểm tra thiết bị: Thiết bị sục khí, lọc nước, máy sưởi sau khi nguồn điện đã cúp, hệ thống lọc ngừng

- Nhiệm vụ hàng tuần:

· Nhặt hết tất cả các lá cây chết

· Tỉa bớt các cây mọc nhanh và trồng lại cành giâm

· Làm sạch tảo bên trong bể và bên ngoài hồ

- Mỗi hai tuần trong tháng:

2.4.1 Yêu cầu về chất lượng thức ăn

Thức ăn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế, đảm bảo chất lượng nước, đảm bảo vệ sinh người nuôi cá, đảm bảo tính thẩm mỹ

Thức ăn phải phù hợp với loài cá bố trí nuôi, cá ăn tầng mặt nên sử dụng thức

ăn viên nổi Ngược lại, cá ăn tầng đáy cung cấp thức ăn viên chìm

Ưu tiên những thức ăn giúp cá lên màu nhanh như thức ăn có nhiều hàm lượng caroten: thịt bò, tôm tép…

Trang 25

2.4.2 Các loại thức ăn

Theo Võ Văn Chi (1993):

- Thức ăn động vật: lăng quăng, trùn chỉ, bobo, cá mồi,

· Lăng quăng: có nhiều trong các lu chứa nước mưa, đường mương, nơi ao tù nước đọng, chúng thường nổi lên mặt nước, lăng quăng vớt về nên đổ vào thao nước

để rửa sạch, vì môi trường sống của lăng quăng rất dơ nơi càng dơ càng thu nhiều lăng quăng Lăng quăng là thức ăn ưa thích của cá cảnh…đặc biệt là cá chép, cá vàng

· Trùn chỉ: là những con trùn nhỏ như sợi chỉ còn gọi là trùn chỉ hồng hay trùn dây đỏ Chúng sống với nhau thành từng chùm tại các bờ ao, sông suối, mương… mỗi khi gặp nguy hiểm lập tức chui vào trong bùn, là loại thực phẩm cho cá có giá trị dinh dưỡng rất cao Trước khi cho ăn nên thả vào trong nước để làm sạch chúng, là thức ăn

ưa thích của nhiều loài cá cảnh

· Bo bo: là loại sinh vật nhỏ như hạt cát sống ở những nơi nước dơ, thường nổi trên mặt nước, khi vớt về ta cũng làm giống như lăng quăng và trùn chỉ Cá con mới sinh ra khoảng 4 - 5 ngày rất thích ăn bo bo

· Cá mồi: là loại cá nhỏ dùng làm thức ăn sạch sẽ, cũng rất tốt cho một số loại

cá ăn mồi như la hán, cá tai tượng châu phi

· Ngoài các loại thức ăn kể trên có thể cho cá ăn các loại thức ăn động vật khác như: tôm tép, cua đồng, ốc, còng, cá con, cá vụn, thịt heo, thịt bò

- Thức ăn thực vật

Một số loại cá cảnh có tập tính thiên về thực vật Chúng rất thích ăn rau cỏ, bèo tấm, các loại rong rêu đây là những thứ dễ kiếm được, không nên để cá thiếu loại thức ăn này

- Thức ăn nhân tạo

Thời tiết không ổn định ảnh hưởng đến các loại thức ăn của cá trong tự nhiên, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cá

Thức ăn nhân tạo có nhiều loại và được chế biến thành nhiều dạng như: dạng viên, thái lát, từng miếng (flake), bánh dành cho tất cả các loại cá cảnh Thức ăn này

Trang 26

cho cá ăn tốt nhưng nên cho cá ăn vừa đủ nếu dư sẽ gây thối nước, ảnh hưởng đến

rong và cá có trong hồ

Ngoài ra, còn có thể chế biến các loại thức ăn từ: cám gạo, bột mì, bột cá, rau

xanh, một ít Vitamin A và muối vô cơ rồi se thành viên phơi khô dự trữ, cũng có thể

để thành mảng to rồi cạo thành bột cho cá ăn

Bảng 2.2: Công thức chế biến thức ăn hỗn hợp

Cho ăn lượng ít nhiều lần, ngày cho ăn từ 1- 3 lần, riêng một số loài ăn mồi sống

di động có thể cho mồi vào hồ nuôi mà không phải cần cho ăn từng ngày

Trong khẩu phần ăn nên bổ sung định kỳ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết

cho cá

Nên cho cá ăn đúng giờ ở cùng một vị trí Sau khi cho cá ăn, nên vớt hết chất cặn

bã dư thừa của thức ăn, nước quá dơ có thể thay nước Thức ăn có thể cho thẳng vào

trong hồ hay cho vào vật liệu chứa gắn trong hồ kính Đối với thức ăn là mồi sống,

mồi di động nên xử lý trước khi cho thức ăn vào hồ nuôi, tránh mầm bệnh có thể lây

lan cho cá

Trong quá trình nuôi phải thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời các hiện

tượng lạ: màu sắc cá, hoạt động bơi lội, hoạt động bắt mồi Tránh để cá bị đói vì lúc đó

Trang 27

cá trở nên hiếu chiến có thể tấn công cá khác lúc đó cá có thể làm mình hoặc cá khác

bị thương

Các điều nên tránh khi cho cá ăn:

· Cho ăn quá mức: trước hết hãy tìm hiểu nhu cầu của từng loài cá

· Tránh duy trì một cách nuôi đặc biệt hay chỉ sử dụng một loại thức ăn

· Không cho cá ăn thức ăn sống mà chưa loại bỏ những ấu trùng có hại nguy hiểm

· Chú ý tập tính ăn đêm của một số loài cá, giảm lượng ánh sáng trước khi cho chúng ăn

· Không cho cá ăn quá nhiều artemia vì thừa chất béo không tốt cho cá

· Đừng quên để trùn chỉ nhả hết chất bẩn trước khi cho vào hồ cá

2.5 Quản lý bệnh

2.5.1 Nguyên nhân dẫn đến bệnh cá

2.5.1.1 Chất lượng nước bị thay đổi

- Nhiệt độ cá giảm đột ngột vào mùa đông và tăng cao vào mùa hè sẽ làm cho

cá bỏ ăn, suy yếu tạo điều kiện sinh vật gây bệnh cá phát triển, làm cá trở nên dễ cảm nhiễm với bệnh

- Nguồn nước nuôi bị bẩn, thiếu oxy, nồng độ pH cao, các thành phần hóa học không phù hợp cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cá nuôi

- Khi nước chảy quá mạnh, cá phải bơi lội liên tục, mất nhiều năng lượng, mất sức, chậm lớn tạo điều kiện mầm bệnh xâm nhập vào cá nuôi

2.5.1.2 Chất lượng thức ăn kém

- Thức ăn có vai trò quan trọng đối với cá nuôi, thức ăn chất lượng tốt, đầy đủ dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng, một ít vitamin bổ sung sẽ giúp cá tránh những bệnh về dinh dưỡng và cần cho việc phòng bệnh liên quan tới nhiễm trùng và stress ở

- Nếu cá bị đói trong thời gian dài hoặc thức ăn bị kém về chất lượng sẽ dẫn đến

cá bị suy yếu, chậm lớn và là điều kiện tốt cho vi sinh vật tấn công

2.5.1.3 Thiếu cẩn thận khi chăm sóc cá

- Các dụng cụ cho ăn không được vệ sinh thường xuyên là nơi ẩn chứa mầm

Trang 28

- Các dụng cụ vận chuyển, bắt cá như lưới, vợt, thùng… làm cá bị xây xát và mầm bệnh sẽ có điều kiện xâm nhập vào cá nuôi Do đó, nên sử dụng vợt nhẵn, lưới không có gút đẻ hạn chế tình trạng này

2.5.2 Cách thức phòng bệnh cho cá

Theo Vĩnh Khang (1993):

- Giữ vệ sinh hồ cá, cô lập cá mới một thời gian trước khi cho vào hố một môi trường sống tối ưu là những biện pháp phòng sự bộc phát bệnh, việc vớt cá chết ra khỏi hồ cũng là sự ngăn ngừa bệnh kịp thời Định kỳ cho thêm một ít muối vào bể có tính sát khuẩn bể nuôi…

- Thường xuyên thay nước cho cá, nếu thấy hồ bị dơ, nhất là vào mùa nắng

- Không nuôi cá mật độ quá nhiều, chật chọi dễ làm cá bị ngộp và chết

- Tránh vớt lăng quăng, thức ăn ở nơi bị nhiễm hóa chất

- Thường xuyên bơm oxy cho cá

- Các loại thuốc nên sử dụng đúng liều lượng, theo chỉ dẫn trên bao bì và của chuyên gia, tránh phản ứng xấu của thuốc Tóm lại, việc phòng bệnh dễ hơn nhiều so với trị bệnh cho cá Một khi cá đã bị bệnh cá rất khó lớn, sinh sản đạt hiệu quả không cao vì cá đã bị yếu, do đó việc phòng bệnh cho cá là rất cần thiết và cần được tiến hành thường xuyên trong quá trình nuôi (Đức Huy, 2000)

2.5.3 Một số bệnh thường gặp và cách chữa trị

2.5.3.1 Bệnh do môi trường

Theo Trần Viết Mỹ (2007):

* Bệnh viêm da

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Là do nước hồ cá ô nhiễm nặng từ thức ăn dư thừa để quá lâu Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm sinh sôi, nảy nở và gây bệnh cho cá

Khi quan sát kỹ, ta thấy da cá có những vết thương sưng đỏ và ngày càng lan rộng Cá thường hay cọ thân mình vào thành và đáy hồ

- Cách chữa:

Cần nhanh chóng cọ rửa và thay 1/3 lượng nước hồ, liên tục trong mấy ngày liền Dùng kháng sinh Tetracyline liều 300 mg/100 lít nước

* Bệnh phù thân

Trang 29

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Bệnh này xảy ra ở cá do nước hồ quá dơ làm cá bị nhiễm khuẩn, hoặc cũng có thể do cá bị stress khiến cho cá bị phù toàn thân và bỏ ăn

- Cách chữa:

Không nên cho muối vào hồ nuôi, cần mua thuốc đặc trị cho cá ở cửa hàng cá cảnh

* Bệnh nhát

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Cá bị stress nặng do bị quấy rầy hoặc quá ồn ào khiến cá hoảng sợ Cá thấy người thường nhút nhát, ép vào thành hồ như bị mất phương hướng Đôi lúc quẫy mạnh khiến vảy bị bong tróc, rách, gù co lại, màu sắc trở nên nhợt nhạt, thở gấp, lâu lâu giật mình, bơi lồng vòng như lên cơn

- Cách chữa:

Di chuyển hồ cá đến nơi tránh tiếng ồn hoặc nơi có ánh mặt trời sáng chói chiếu thẳng vào, ổn định nhiệt độ nước ở 30°C, không cho cá ăn 2 ngày Sau đó, mới cho ăn cá nhỏ hoặc tôm tươi lột vỏ Hạn chế cho cá nhìn thấy người lạ, tránh làm cá hoảng sợ

* Vết thương ngoài da

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Những vết thương bên ngoài này xuất hiện có thể là do cá cắn nhau, va chạm vào thành hồ hoặc các thiết bị cứng, có góc cạnh trong hồ làm cho cá bị trầy xước, sưng miệng Những vết thương ngoài da này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ là cơ hội cho các loài vi khuẩn, virus thâm nhập gây bệnh cho cá

- Cách chữa:

Khi phát hiện cá bị bong tróc vảy, vây nên cho một lượng thuốc kháng khuẩn

và muối hột vào hồ để phòng ngừa ký sinh trùng Nếu vết thương lớn, vớt cá ra và để trên lòng bàn tay, dùng thuốc sát trùng thoa lên vết thương Nếu vết thương đã bị nhiễm trùng cần phải sử dụng Furazolidone liều lượng 0,5 – 1,0 mg/l nước hoặc Chloro tetracyline liều lượng 10 – 20 mg/1 lít nước

* Bệnh màng nhung

Trang 30

Bệnh này do một loại nấm sống trong hồ cá gây ra, nấm này sống và phát triển mạnh nếu nước hồ bị dơ Cá mắc bệnh này có triệu chứng mệt mỏi, uể oải, ngừng bơi

- Cách chữa:

Nên sử dụng thuốc Copper Sulphate vào nước hồ theo tỉ lệ 1 g Copper Sulphate và 0,25 g axit citric với 1 lít nước cất Liều dùng: pha 12,5 ml dung dịch thuốc với 10 lít nước hồ để dùng trong 10 ngày Vào ngày thứ 3, 5 và 7, dùng ½ liều thuốc này

* Bệnh sán mang cá

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Là do sán tấn công vào mang cá, nó sẽ gây ra những vết thương trên mang, dẫn đến sự xâm nhập của các loại vi khuẩn và nấm gây bệnh có sẵn trong nước Sán bám vào mang làm cá tiết ra nhiều chất nhầy, các cung mang dính lại với nhau, cản trở nước đi qua mang làm cá ngạt thở Giai đoạn cuối của bệnh là cá ngoi lên, ngáp nước trên mặt

- Cách chữa:

Sử dụng hóa chất Metrifonate (Masoten, Dylox, Trichlorofom) để pha vào nước hồ liều 50 mg/100 lít nước, ngâm liên tục như vậy không thay nước trong vòng 3 ngày, sau đó thay 50% nước và lọc liên tục qua than hoạt tính

* Bệnh nấm

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Bệnh này do vi khuẩn Saproglenia gây nên Tình trạng nước dơ là môi trường sống của những vi khuẩn này Những thay đổi đột ngột về môi trường nước, nhiệt độ,

pH cũng có thể làm cho bệnh này xuất hiện ở cá Nếu cá mắc bệnh này, ta sẽ thấy những sợi bông màu trắng xuất hiện ở miệng, trên mình, ở vây và đuôi cá Cá nhanh chóng sụt ký

Trang 31

Nước hồ quá dơ là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này Triệu chứng: môi trên của cá có các hạt nhỏ, đôi khi nằm trong vòm miệng nên người nuôi không để ý Bệnh phát rất nhanh, chỉ trong vòng nửa ngày miệng cá đã sưng lên, nếu nghiêm trọng, miệng cá có thể rớt ra, nếu kéo dài trên 3 ngày cá sẽ chết

- Cách chữa:

Ngâm cá bị bệnh với 1 ppm thuốc Getamicin Sulphategentamycin hoặc Chloramphenicol trong vòng 10 phút Sau 3 ngày nếu miệng cá vẫn lở loét phải điều trị từ 7 – 10 ngày nữa Nếu để bệnh nặng, khi trị khỏi miệng cá vẫn có dị tật

* Bệnh rách mang

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Bệnh do vi khuẩn gây ra khi chất lượng nước không ổn định, thức ăn không vệ sinh Cá mắc bệnh sẽ thở gấp, nắp mang khép mở không bình thường, các sợi mang sưng lên, cá sẫm màu

- Cách chữa:

Hòa Furacillin và Tetracyline tạo ra 10 ppm dung dịch cho cá ngâm mình mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 30 phút đến khi hết bệnh Bỏ 2% lượng muối so với thể tích nước trong bể để sát khuẩn

2.3.5.2 Bệnh do dinh dưỡng

Theo Trần Viết Mỹ (2007):

* Cá bị ngộ độc thức ăn

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Có thể cá đã ăn phải thức ăn hết hạn đóng hộp hết hạn sử dụng hoặc thức ăn tươi sống nhiễm độc Triệu chứng biểu hiện rõ rệt là cá lờ đờ, bài tiết phân dạng sợi màu trắng, bụng sình to

- Cách chữa:

Rút 2/3 nước hồ, sau đó dùng Metronidazole cho vào hồ cá, cá sẽ ói hết thức ăn

ra và như vậy đảm bảo chắc chắn cá đã được “rửa ruột”

* Bệnh hõm lỗ

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Trang 32

Đây là căn bệnh thường gặp ở cá la hán Khi cá mắc bệnh, đầu bị hõm xuống,

cá biếng ăn, bụng hóp vào, bài tiết phân trắng hoặc có màu trong suốt Nếu không chữa trị kịp thời cá sẽ bị chết

- Cách chữa:

Cần tăng cường Osspulvit hoặc Calcipot D3 nhằm bổ sung lân, vitamin A, D3, khoáng chất và sinh tố cho cá Thuốc điều trị thường là Dimetridazole liều 5 mg/1 lít nước, Flagil liều 5 mg/1 lít nước Ngoài ra, nên tìm đến cửa hàng cá cảnh để chọn mua đúng thuốc nhằm trị bệnh hiệu quả cho cá

* Bệnh sình bụng

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh này, có thể là do cá ăn một lúc quá nhiều thức ăn khiến bộ máy tiêu hóa làm việc quá tải Cũng không loại trừ trường hợp cá ăn phải thức ăn khó tiêu hóa hoặc bị nhiễm khuẩn Tóm lại, nguyên nhân chính là do chế

độ dinh dưỡng cho cá kém

Triệu chứng thường gặp nhất là cá bơi lờ đờ, bụng sưng to, bài tiết ra phân trắng nếu bệnh để lâu sẽ thành viêm đường ruột

- Cách chữa:

Trước hết, phải coi lại chế độ ăn của cá đã phù hợp hay chưa, nếu chưa thì dù

có chữa lành bệnh cũng sẽ nhanh chóng tái phát Cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn, vệ sinh nước Đồng thời dùng Metronidazole và Cotrim Forte cộng thêm việc tăng nhiệt

độ nước lên khoảng 300C trong thời gian điều trị bệnh

2.5.3.3 Bệnh gây ra do vi khuẩn và vi trùng

Theo Trần Viết Mỹ (2007):

* Bệnh đốm trắng

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Bệnh do ký sinh trùng Ichthyophithirius multifilis (ICH) gây ra Triệu chứng rõ

rệt nhất của bệnh này là những đốm trắng trong suốt sẽ xuất hiện khắp mình cá Vây

cá kết dính lại, cá trở nên lờ đờ, chậm chạp hơn bình thường, bỏ ăn, thở gấp, để lâu sẽ

bị chết

- Cách chữa:

Trang 33

Việc cần làm đầu tiên là tăng nhiệt độ hồ cá lên 28 – 300C liên tục cho đến khi các đốm trắng trên thân cá biến mất Có thể tăng cường lượng muối khoảng 2 kg/100 lít nước hoặc dùng các loại kháng sinh như Metrolidazole với liều lượng 500 mg/100 lít nước, Oxytetracyline liều 1 g/100 lít nước hoặc dùng Malachite Green liều 0,1 mg/hồ

* Bệnh lỗ đầu

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Bệnh lỗ trên đầu do ký sinh trùng nguyên sinh Hexamita gây ra Nếu cá mắc

phải bệnh này ta quan sát trên đầu cá sẽ thấy xuất hiện những lỗ nhỏ màu trắng, những nốt sưng tấy hay mụn nhọt, dần dần những lỗ nhỏ này sẽ lớn hơn, đôi khi còn có mủ

Cá trở nên sụt ký, lờ đờ, chán ăn, đi phân màu trắng kéo dài thành từng sợi

- Cách chữa:

Cho thuốc Dimetrydazole (5 mg/1 lít nước hồ) hay Metronidazole (7 mg/ 1 lít nước hồ) vào trong hồ cá Lặp đi lặp lại trong vòng 3 ngày cùng với việc thay 20 – 30% nước hồ Đôi khi cá cần được tiêm thuốc Metronidazole, nhưng việc tiêm gần những vùng bị bệnh chỉ nên được tiến hành bởi những người có chuyên môn

* Bệnh viêm ruột

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Bệnh sình bụng nếu không được điều trị dứt cũng sẽ gây ra viêm ruột Ngoài ra cũng có thể do cá ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, vi nấm hoặc ký sinh trùng đường ruột

Triệu chứng thường gặp là bụng và hậu môn cá sưng to, cá bỏ ăn, bài tiết ra phân trắng dạng sợi

- Cách chữa:

Đầu tiên ngưng cho cá ăn, tiếp theo là nâng nhiệt độ nước lên 28 – 30°C, đồng thời cung cấp nước mới nhanh chóng (ngày đầu tiên thay 50% nước hồ, những ngày sau đó mỗi ngày rút ra và thay mới 10% nước hồ), sau đó dùng kháng sinh như Furazolidone, Chloramphenicol, Cotrim Forte để điều trị theo hướng dẫn ghi trên hộp thuốc

* Bệnh ký sinh trùng đường ruột

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Trang 34

Rất có thể cá đã nhiễm giun do ăn phải trứng giun qua mồi sống Triệu chứng là

cá bơi lờ đờ, biếng ăn, màu sắc sẫm lại, đôi khi bài tiết phân dạng sợi trắng nhỏ

- Cách chữa:

Có thể dùng Flubendazole với liều lượng 10 mg/100 lít nước trong 3 ngày

* Bệnh lở loét toàn thân

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Do ký sinh trùng đơn bào Hexamita gây nên Khi cá ăn quá nhiều nhưng không

tiêu hóa hết làm hồ nhiễm bẩn Triệu chứng dễ nhận thấy là đầu và thân cá xuất hiện mụn nhỏ, giữa các kẽ vây có đốm đỏ Từ đây, lở loét sẽ lan dần ra khắp mình cá

- Cách chữa:

Cho vào hồ cá dung dịch hòa tan bao gồm Furacilin liều 0,3 ml với 0,1 ml thuốc tím liên tục trong vài ngày đến khi hết bệnh Hoặc cũng có thể dùng Metronidazole liều 750 mg/100 lít nước Sau 3 ngày tiếp tục dùng liều này Khi điều trị cần thay 20% lượng nước trong hồ mỗi ngày

* Bệnh nấm da

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Bệnh nấm da hay còn gọi là nấm thủy mi, xuất hiện như từng đám bông gòn trên mình cá, có khi trông như một lớp màng mỏng dạng bột màu trắng Cá thường bị nấm xâm nhập vào da qua các vết thương trên mình

- Cách chữa:

Tăng nhiệt độ nước hồ lên 30°C, dùng muối liều 2 – 3% (khoảng 200 – 300 g/

10 lít nước), tắm cá trong vòng 10 phút

* Bệnh mang cá

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Nguyên nhân chính gây ra các bệnh trên mang cá là do cá bị nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng Khi bị bệnh liên quan đến mang, cá thường có biểu hiện mang khép mở không bình thường, tơ mang bị sưng, niêm dịch ngoài da trắng hoặc ám tối

- Cách chữa:

Dùng thuốc Fumarine (150 – 250 ppm) 1 giờ sau khi thay nước, hoặc Furaltadone liều 10 – 25 mg/1 lít nước, Tetracyline liều 10 – 20 mg/l lít nước Khi sử dụng thuốc trị bệnh cần sử dụng than hoạt tính hoặc thay nước thường xuyên

Trang 35

* Bệnh tróc vây và đuôi

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Vi khuẩn Pseudomonas là nguyên nhân gây ra hiện tượng tróc vây và đuôi ở cá

La hán Cá mắc bệnh sẽ có triệu chứng ban đầu như vây và đuôi bị rách, bên rìa có màu trắng, dần dần vây, đuôi biến mất Màu sắc cá trở nên xám đục, vây co cụm lại

- Cách chữa:

Nên dùng thuốc Tetracycline bỏ vào hồ, đồng thời cách ly cá bệnh ra chỗ yên tĩnh

.* Bệnh viêm đường ruột

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Có thể trong quá trình ăn mồi sống cá đã bị nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng Sau đó những vi khuẩn và ký sinh trùng này bám trong đường ruột cá chờ cơ hội gây bệnh Triệu chứng thường thấy là sau khi cá bài tiết phân, hậu môn còn dính lại những vật như sợi chỉ màu trắng Bụng cá sình to, cá chán ăn, hậu môn sưng tấy, có thể chảy máu

- Cách chữa:

Trước tiên phải ngưng cho cá ăn mồi sống, thay vào đó là thức ăn đóng hộp có hàm lượng vitamin cao Đồng thời nâng nhiệt độ nước lên từ 28 – 30°C, dùng dung dịch Furazolidone ngâm cá trong 20 phút cho đến khi cá có chuyển biến tốt Nếu bệnh

cá nặng cần tiêm 25 mg Gentamicin Sulphategentamycin vào dưới da

* Bệnh lồi mắt

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Triệu chứng là mắt cá lồi ra ngoài, nghiêm trọng hơn, mắt cá bị phủ một lớp màng mỏng khiến cho cá không thấy đường bơi hoặc tìm thức ăn, suy yếu dần rồi chết

vì kiệt sức Nguyên nhân do vi khuẩn trong nước bị ô nhiễm gây nên

- Cách chữa:

Vớt cá ra ngoài, dùng kem Erythromycin Eye Ointment thoa lên vùng mắt bị lồi ngày 3 lần cho đến khi lành hẳn Cho 2 ppm dung dịch thuốc tím vào hồ cá để sát trùng cá

Trang 36

2.3 Thị trường phụ kiện phục vụ nuôi cá cảnh

Việc quản lý bể nuôi nhân tạo là một công việc mang tính tổng hợp gồm cả việc bảo dưỡng thiết bị nuôi, việc thay nước, cho ăn, quản lý chất lượng nước, phòng và trị bệnh cho cá Trong đó vấn đề nhận biết và vận hành, lắp đặt các trang thiết bị vào hồ nuôi là việc quan trọng hàng đầu Phụ kiện hồ nuôi cá bao gồm:

2.3.1 Hồ nuôi

Cá được nuôi trong nhiều vật dụng, trường hợp đơn giản nhất là nuôi cá trong

bình cầu, trong chai lọ, bể kính, trong bể xi măng có thể lót kính mặt trước

Thông thường bể nuôi được sử dụng nhiều và phổ biến là loại bể kính hình khối chữ nhật Đây là loại bể có bốn mặt chung quanh được làm bằng những tấm kính ghép vào nhau, và được đặt trên khung bằng kim loại, inox hay bằng gỗ gọi là kệ

Độ dày của kính phụ thuộc vào kích thước hồ, tức là tùy thuộc vào áp suất do trọng lượng của khối nước bên trong gây nên Độ dày của những thanh kim loại ghép khung cũng thay đổi tùy kích cỡ của bể Độ dày của kim loại và kính cho bể nuôi cá được trình bày trong Bảng 2.3

Giá đỡ bằng nhôm hoặc sắt, giá đỡ là nhựng thanh hình trụ được ghép thành khung hình chữ nhật, chiều cao của giá đỡ tùy thuộc tằm ngắm của người chơi

Bảng 2.3: Kích thước của bể nuôi cá

3 3,5

4

3 3,5 3,5

Trang 37

2.3.2 Thiết bị quản lý bể nuôi

Thiết bị nuôi cá ngoại trừ bể cá, còn có thiết bị sục khí, thiết bị lọc nước, thiết bị tăng giảm nhiệt độ, đèn chiếu sáng, dụng cụ trang trí, dụng cụ phục vụ hồ rong, thức

ăn tự nhiên, thức ăn chế biến, thức ăn viên, thuốc xử lý nước, thuốc phòng và trị bệnh cá…

Máy lọc ngoài: loại máy này được đặt phía trên bể, hút nước từ dưới lên trên bể,

có thể gắn phối hợp với đèn neon Sau một thời gian dài sử dụng phải rửa các thiết bị lọc nếu không chất bẩn sẽ dính vào ống cao su, thùng bơm nước sẽ làm giảm lưu tốc nước Lưu ý khi rửa lưới lọc không nên hứng dưới vòi nước mạnh hoặc sử dụng chất tẩy rửa sẽ làm chết vi khuẩn có lợi trong nước

Máy lọc trong: loại máy lọc đặt trong bể, hút nước từ dưới lên, tạo sự tuần hoàn nước, lưu ý nên chon loại máy có công suất phù hợp với hồ, tránh máy lọc quá mạnh làm ảnh hưởng đến cá và hệ cây thủy sinh bên trong (Saigonbook, 2005)

2.3.2.2 Hệ thống sục khí

Có tác dụng cung cấp O2, nếu thiếu hệ thống này cá sẽ bị chết ngạt, nhất là ở những bể nuôi nhỏ mà nuôi với mật độ cao Chăm sóc cá nhiệt đới với diện tích lớn có thể sử dụng máy sung khí loại tuabin, ngoài ra thiết bị bổ trợ sung khí còn có khí và ống dẫn khí

Ngoài hệ thống sục khí cung cấp khí O2 ở trên, còn có loại máy sục khí CO2 dùng cho hồ thủy sinh Thiết bị bổ sung khí CO2 bao gồm: bình CO2, hộp khuyếch tán CO2, đồng hồ áp suất (Aquabook, 2008)

2.3.2.3 Hệ thống sưởi ấm

Không cần thiết lắm đối với vùng có khí hậu ôn hòa và tương đối ổn định, vì với nhiệt độ lên xuống khoảng 200C đến 300C nhiều giống cá cảnh vẫn sống tốt, thiết bị sưởi trở nên cần thiết ở nơi có nhiệt độ dưới 200C hoặc nơi có mùa rét đậm Để bảo

Trang 38

đảm nhiệt độ cho cá cảnh có 2 cách: có thể tăng nhiệt độ trực tiếp, hoặc tăng nhiệt độ trong phòng để gián tiếp tăng nhiệt độ trong bể cá

Đối với bể cá nuôi gia đình thường áp dụng phương pháp tăng nhiệt độ trực tiếp Dụng cụ tăng nhiệt thường dùng là ống thủy tinh, dùng làm ống nhiệt điện: loại thường

và loại tự động điều chỉnh nhiệt độ, khi nhiệt độ nước đạt đến nhiệt độ qui định, ống nhiệt điện sẽ tự động dừng lại

cá rồng, cá dĩa, cá la hán…

Chính vì những lý do như trên cần phải có nguồn ánh sáng tự nhiên Hồ cá đặt trong nhà nên tìm nơi ánh chiếu được nhiều giờ trong ngày Nếu không ta phải dùng đến hệ thống chiếu ánh sáng nhân tạo, có thể có bóng đèn dây tóc hoặc dùng đèn ống huỳnh quang, ngoài ra còn có đèn thủy ngân

2.3.2.5 Ống xi phông hút nước bẩn

Thiết bị hút nước cho cá cảnh thường dùng loại bơm thay nước làm bằng nhựa với công suất nhỏ, gọn, tiện lợi, công suất đạt 200 W - 1000 W, được dùng khi hút nước bẩn hay dẫn nước ra khỏi bể, khi sử dụng có thể đặt trên thành bể, trong vài phút

có thể hút hết nước trong bể, rất an toàn Đơn giản nhất chỉ cần một ống nhựa dài 3 - 5

m, nên dùng loại có đường kính 2 - 6 cm nhỏ nhất là 1,6 cm (Đức Huy, 2000)

2.3.2.6 Vật tư trang trí hồ cá

Những vật liệu như đá, sỏi, bi màu, san hô, hòn non bộ, có thể dùng làm chổ trú

ẩn cho một số loài cá, Ngoài ra vật liệu trang trí còn là cây giả, cá nhựa, phông nền, hệ thống đèn chiếu sáng…Đôi khi một thảm cỏ dày dưới đáy, một khúc gỗ cũng có thể là một hệ thống lọc (Dick Mills, 1999)

2.3.3 Vật tư phục vụ hồ rong

Việc thiết đặt một hồ rong nuôi cá, ngoài việc cung cấp loài cá nuôi phù hợp, cũng cần có một hệ thống cây thủy sinh, và nền móng tốt phục vụ những loài cây này

Trang 39

2.3.3.1 Cây thủy sinh

Để giữ cân bằng sinh thái giữa động vật với môi trường sống trong bể kính, người ta thường trồng những cây cỏ sống trong nước, thường gọi là cây thủy sinh bao gồm những loài chỉ ngập một phần và những loài ngập hoàn toàn trong nước

Nhu cầu nhiệt độ của cây thủy sinh, nhiều loài lại chịu được nhiệt độ dao đông mạnh mà không chết, một số khác lại chịu được nhiệt độ dao động thấp như rong mái

dầm Cryptocoryne, rau cần trôi Ceratopteris…nếu nhiệt độ dưới 150C các loài cây này

sẻ tàn lụi đi, trong khi nhiệt độ thích hợp cho chúng là từ 25 - 280C Một số cây lại thích hợp nhiệt độ nước thay đổi hơn là nước tù Bởi lẽ đó khó có thể ấn định chính xác nhiệt độ tối ưu cho cây thủy sinh (Võ Văn Chi, 1993)

Bên cạnh đó, một lượng thích hợp khí CO2 cũng cần thiết cho cây thủy sinh, nếu thiếu cây không đủ để sinh trưởng và cần thiết cho một phần cân bằng lượng oxy trong

bể, nếu lượng cacbonat dư thừa sẽ xuất hiện những đốm trắng như bột đọng trên lá, có thể thay nước để làm giảm lượng khí này trong bể (Dick Mills, 1999)

Dựa vào đặc điềm sinh sản của cây thủy sinh, ta có thể chọn nhiều cách nhân giống khác nhau:

- Bằng hạt: Sagtittaria Aisma, Ottelia, Aponogeton

- Bằng chồi: Sagtittaria Vallisneria, Cryptocoryne

- Bằng cành giâm: Cabomba Myriophyllum, Ludwigia

- Tách cây: Aponogeton Alisma, Acorus

- Tản cây: Riccia

- Bằng lá: Ceratophyllum Hygrophila

- Bằng chồi sinh sản: Myriophylum

Tùy theo loài cây mà chọn cách trồng thích hợp Trước tiên cần có sơ đồ phác thảo đặt các vật bám, đá sỏi cho cây Đá sỏi và cát phải được rửa sạch tránh gây ô nhiễm nước trong hồ Có thể dùng đất sét trộn lẫn với cát tạo thành lớp nền đáy hồ cho dính cây vào Dĩ nhiên là đất hay phân dùng phải là loại không hòa tan trong nước (Phạm Thị Thu Hà, 1998)

2.3.3.2 Phân nền

Thành phần của phân nền bao gồm các nguyên tố N, P, K, Fe, muối khoáng…

Trang 40

nhất thiết phải theo qui luật là sử dụng phân nhân tạo cho thực vật thủy sinh như cây trồng trong chậu

Song, không thể thiếu yếu tố sắt trong bể cây thủy sinh, nó là thành phần cơ bản tạo chlorophyl, và dễ dàng hình thành hợp chất không tan với phosphor, việc hơp chất này sinh ra sẽ dẫn đến việc cây không hấp thu được sắt dẫn đến cây cỏ sẽ bị úa vàng

2.3.3.3 Ánh sáng đèn

Một số nghiên cứu cho thấy ánh sáng đèn có màu sắc ấm khoảng 2000 lux thúc đẩy cây phát triển dài ra, ánh sáng lạnh 6.000 lux thúc đẩy cây mọc chùm (Saigon Book, 2005) Muốn cây sinh trưởng bình thường ánh sáng tối thiểu khoảng 2.000 – 3.000 lux Khi chọn nguồn sáng cần hiểu rõ công dụng và đặc điểm của đèn Đèn huỳnh quang chỉ chiếu sáng mặt nước, còn đèn bóng tròn Halogen chỉ chiếu sáng mội điểm Tốt nhất là sử dụng đèn huỳnh quang dạng ống Cây thủy sinh chỉ có thể tiếp nhận ánh sáng quang hợp từ 650 – 680 nm

2.3.4 Thức ăn cá

2.3.4.1 Thức ăn tự nhiên

Trên thị trường các loại thức ăn tự nhiên và thức ăn viên dành cho cá cảnh cũng

rất đa dạng và phong phú, nhưng người nuôi cá cảnh vẫn ưa dùng thức ăn tự nhiên, thức ăn tươi sống hơn

Ngày đăng: 18/07/2018, 07:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Công ty Arica VN, 2007. Những kiến thức cơ bản để nuôi và chăm sóc cá cảnh. Nhà xuất bản trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kiến thức cơ bản để nuôi và chăm sóc cá cảnh
Nhà XB: Nhà xuất bản trẻ
2. Trần Quốc Bảo và Trần Viết Huy, 1995. Điều tra hiện trạng cá cảnh TP. HCM. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Thủy sản. Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra hiện trạng cá cảnh TP. HCM
3. Trần Văn Bảo, 2002. Kỹ thuật nuôi cá kiểng. Nhà xuất bản Trẻ, 218 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi cá kiểng
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
4. Lê Thị Bình, 2004. Kỹ thuật nuôi cá cảnh. Trường Đaị học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi cá cảnh
5. Việt Chương, 2007. Phương Pháp Nuôi Cá La Hán. Nhà xuất bản Mỹ thuật, 106 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương Pháp Nuôi Cá La Hán
Nhà XB: Nhà xuất bản Mỹ thuật
6. Võ Văn Chi, 1993. Cá Cảnh. Nhà xuât bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội, 307 trang 7. Trần Trọng Chơn, 2000. Bệnh cá – Tôm. Bài giảng khoa thủy sản.Trường Đại họcNông Lâm TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá Cảnh". Nhà xuât bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội, 307 trang 7. Trần Trọng Chơn, 2000. "Bệnh cá – Tôm
8. Đoàn Khắc Độ, 2007. Kỹ Thuật Nuôi Cá Dĩa. Nhà xuất bản Đà Nẵng, 70 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ Thuật Nuôi Cá Dĩa
Nhà XB: Nhà xuất bản Đà Nẵng
10. Vương Trung Hiếu, 2007. Kỹ Thuật Nuôi Cá La Hán, Cá Dĩa, Cá Rồng, Cá Vàng, Các Loại Cá Khác - Bộ 2 Tập. Nhà xuất bản Lao động, 238 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ Thuật Nuôi Cá La Hán, Cá Dĩa, Cá Rồng, Cá Vàng, Các Loại Cá Khác
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động
11. Đức Huy, 2000. Nuôi dưỡng, lai tạo, nhân giống, chữa bệnh Cá vàng và cá cảnh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, 273trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi dưỡng, lai tạo, nhân giống, chữa bệnh Cá vàng và cá cảnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
12. Trần Viết Mỹ,1999. Cẩm nang nuôi cá đĩa. Trung tâm khuyến nông thành phố, 22 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nuôi cá đĩa
13. Dick Mills, 1985. Kỹ thuật nuôi cá cảnh (Phan Hạnh dịch). Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 271 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi cá cảnh
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa thông tin
14. Hà Văn Nam, Bùi Thị Thúy Việt, 2007. Bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu cá cảnh nước ngọt ở thị trường TP.HCM. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Thủy sản. Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu cá cảnh nước ngọt ở thị trường TP.HCM
15. Vĩnh Khang, 2007. Kỹ Thuật Nuôi &amp; Chăm Sóc Các Loại Cá Đẹp: Cá Cảnh, Cá La Hán. Nhà xuất bản Thanh Niên, 302 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ Thuật Nuôi & Chăm Sóc Các Loại Cá Đẹp: Cá Cảnh, Cá La Hán
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanh Niên
17. Mai Anh Tuấn, 2006. Xây dựng danh mục các loài cá cảnh nước ngọt đang được kinh doanh phổ biến trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Thủy sản, Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng danh mục các loài cá cảnh nước ngọt đang được kinh doanh phổ biến trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh
18. Nguyễn Lâm Tuyết Trinh và Trần Thị Thúy Quỳnh, 1999. Tìm hiểu hiện trạng và kỹ thuật nuôi dưỡng các giống loài cá cảnh mới nhập nội họ Osteoglossidae.Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu hiện trạng và kỹ thuật nuôi dưỡng các giống loài cá cảnh mới nhập nội họ Osteoglossidae
19. Vũ Thị Tám, 2001. Kỹ thuật nuôi cá cảnh. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 134 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi cá cảnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
20. Lê Hoàng Yến, 2001. Ngư loại học. Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngư loại học
21. Dr.Axelrod (2004). Dr. Axelrod Atlas of Fresh Water Aquarium Fishes. 10 th edition, 1158 pages Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dr. Axelrod Atlas of Fresh Water Aquarium Fishes
Tác giả: Dr.Axelrod
Năm: 2004
22. Giovanetti, Thomas A (1991). Discus Fish. Barron’s Education Series. InC. Tài liệu Internet 23. http://www.fishbase.com 24. http://www.vietlinh.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Discus Fish
Tác giả: Giovanetti, Thomas A
Năm: 1991
9. Phạm Thị Thu Hà, 1998. Vai trò của một số thực vật thượng đẳng trong kỹ thuật nuôi và nghệ thuật trang trí hồ cá cảnh. Luận văn tốt nghiệp khoa Thủy Sản, Đại Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w