I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh học là một bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về các cơ thể sống, các quá trình sống và đặc biệt nó gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người . Qua thực tế giảng day trong những năm học qua cho thấy nhiều em học sinh, đặt biệt là những em có học lực trung bình, yếu ít có hứng thú, ham thích trong việc học tập cũng như khám phá, tìm hiểu các hiện tượng sinh học xung quanh, khi tiếp xúc với những vấn đề mang tính liên hệ thực tế các em thường thờ ơ, lúng túng. Chúng ta cũng biết rằng ngoài hệ thống tri thức mang tính khoa học được thể hiện trong sách giáo khoa, các tài liệu khác, tri thức bộ môn còn được thể hiện rất nhiều ở hệ thống kinh nghiệm mà cha ông chúng ta qua các thế hệ đã đúc kết qua kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Có rất nhiều kiến thức sinh học được thể hiện trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nếu mình biết khai thác sẽ đem lại hiệu quả rất cao không chỉ khắc sâu được kiến thức mà còn tạo được hứng thú học tập cho học sinh cũng như giúp học sinh tiếp cận các vấn đề thực tế dễ dàng hơn. Sinh học 11 tập trung đi sâu vào một lĩnh vực tương đối khó nhưng lí thú của sinh học đó là Sinh học cơ thể thực vật và động vật. Đây là những đối tượng rất gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh do đó HS dễ liên hệ thực tế. Với những lí do trên, tôi chọn đề tài : “ Sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong giảng dạy bộ môn sinh học 11 cơ bản THPT ”
Trang 1I ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh học là một bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về các cơ thể sống, các quá trình sống và đặc biệt nó gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người Qua thực tế giảng day trong những năm học qua cho thấy nhiều em học sinh, đặt biệt là những em có học lực trung bình, yếu ít có hứng thú, ham thích trong việc học tập cũng như khám phá, tìm hiểu các hiện tượng sinh học xung quanh, khi tiếp xúc với những vấn đề mang tính liên hệ thực tế các em thường thờ ơ, lúng túng
Chúng ta cũng biết rằng ngoài hệ thống tri thức mang tính khoa học được thể hiện trong sách giáo khoa, các tài liệu khác, tri thức bộ môn còn được thể hiện rất nhiều ở hệ thống kinh nghiệm mà cha ông chúng ta qua các thế hệ đã đúc kết qua kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ Có rất nhiều kiến thức sinh học được thể hiện trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nếu mình biết khai thác sẽ đem lại hiệu quả rất cao không chỉ khắc sâu được kiến thức mà còn tạo được hứng thú học tập cho học sinh cũng như giúp học sinh tiếp cận các vấn đề thực tế dễ dàng hơn
Sinh học 11 tập trung đi sâu vào một lĩnh vực tương đối khó nhưng lí thú của sinh học đó là Sinh học cơ thể thực vật và động vật Đây là những đối tượng rất gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh do đó HS dễ liên hệ thực tế
Với những lí do trên, tôi chọn đề tài : “ Sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong giảng dạy bộ môn sinh học 11- cơ bản THPT ”
II CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Tục ngữ, ca dao là phần phong phú nhất trong văn học dân gian của dân tộc
ta Đây cũng là phần có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu hiện Do đặc điểm nội dung và hình thức ngắn gọn, có vần, dễ nhớ nên nó luôn luôn được nhân dân vận dụng, truyền miệng qua nhiều thế hệ Ca dao, tục ngữ thể hiện một phần quan trọng của tư liệu khoa học dân gian và triết lý dân gian Gắn với lao động, với tự nhiên và những thăng trầm của lịch sử, xã
Trang 2hội, nhân dân đã bộc lộ một cách sâu sắc kinh nghiệm sống, lối sống, tư tưởng đạo đức của mình Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ ngoài việc
ôn lại cho học sinh kiến thức văn học còn giúp học sinh giải thích những kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc kết qua nhiều thế hệ trên cơ sở khoa học Hơn thế nữa đó lại là những vấn đề hết sức gần gũi với cuộc sống thường ngày của học sinh nên dễ tạo được cảm xúc, hứng thú để học tập Nói như Gorki: "Tục ngữ diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử của nhân dân lao động" (Gorki bàn về văn học, NXB Văn học, H 1965, tập I, trang 229)
III CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Chúng ta biết rằng bộ môn sinh học không chỉ liên quan mật thiết với các
bộ môn thuộc khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa mà còn gắn bó với các
bộ môn thuộc khoa học xã hội như Văn, Giáo dục công dân Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác mối liên hệ đó như thế nào, đảm bảo tính tích hợp trong quá trình dạy học ra làm sao để nâng cao hiệu quả của từng tiết dạy Qua thực tế giảng dạy tôi thấy, nếu giáo viên biết kết hợp giữa kiến thức bộ môn với những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ thì bài học sẽ hay hơn, sinh động hơn rất nhiều
IV NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
IV 1 Những lưu ý khi sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào bài dạy:
- Giáo viên phải thật sự công phu trong việc sưu tầm, tìm hiểu rõ ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ để sử dụng cho phù hợp với nội dung từng bài học
- Có rất nhiều vấn đề khác nhau được đề cập trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ nhưng việc khai thác ca dao, tục ngữ, thành ngữ nếu chỉ muốn liên hệ về mặt sinh học thì chỉ cần khai thác nghĩa đen, tuy nhiên để đảm bảo tính giáo dục trong dạy học chúng ta nên kết hợp với việc giải thích cả nghĩa bóng
- Giáo viên có thể lồng ghép vào nội dung của bài học hoặc có thể sử dụng trong phần củng cố bài học hoặc giới thiệu vào bài, vào mục, hoặc nếu thời gian không đảm bảo thì có thể đưa vào phần hướng dẫn học sinh về nhà
Trang 3IV 2 Một số ví dụ cụ thể sử dụng ca dao, tục ngữ vào bài dạy:
* Ví dụ 1: Bài 4 : VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG
( Mục III 2 Phân bón cho cây trồng)
GV: Phân bón có vai trò quan trọng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây Ông, cha ta cũng đã đúc kết qua tục ngữ sau:
“ Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc”
GV: Vì sao người ta lại nói không có lân, không có vôi thì thôi trồng lạc? Sau đó dẫn dắt học sinh đi đến kết luận: Lạc (đậu phộng) rất cần lân và vôi (Ca); lân cần để sinh trưởng và hình thành dầu, còn vôi (Ca) lạc cũng rất cần
để thành tế bào và màng tế bào Mặt khác, bón vôi sẽ làm tăng độ pH cho đất vì lạc không ưa đất chua, đất chua thì khó tạo hạt (lạc hóp, lép)
GV tiếp tục đặt câu hỏi: Có nên bón quá nhiều phân lân, vôi cho cây lạc không?
Sau đó dẫn dắt học sinh đi đến kết luận: Không nên vì liều lượng cao quá mức cần thiết không chỉ làm giảm năng suất cây trồng mà còn gây độc cho cây, gây ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường đất và nước Cần phái bón với liều lượng hợp lý
* Ví dụ 2: Bài 6: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT
( Mục IV 2 Quá trình cố định nitơ phân tử)
Sau khi dạy xong phần con đường sinh học cố định nitơ, GV cho HS tìm hiểu thêm con đường cố định nitơ bằng con đường vật lí, hóa học bằng cách cho HS giải thích câu ca dao sau:
“Lúa chiêm lấp ló bên bờ
Hễ nghe tiếng sấm phớt cờ mà lên”
GV có thể gợi ý: Khi vụ lúa chiêm đang trổ đồng mà có trận mưa rào kèm theo sấm chớp thì rất tốt và cho năng suất cao Vì sao vậy ? Sấm sét có liên quan gì đến quá trình cố định nitơ phân tử? Sau đó dẫn dắt học sinh đi đến kết luận: Do trong không khí có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi Khi có sấm chớp( tia lửa điện) N2 + O2 → NO2 hòa tan trong nước → NO3- (đạm )
Trang 4Nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giông, mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất được cung cấp khoảng 6 - 7 kg nitơ
* Ví dụ 3: Bài 15: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
( Mục IV Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa)
Sau khi HS trả lời xong câu hỏi: Làm thế nào để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân độc hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả?
GV đưa ra câu thành ngữ “ Nhai kĩ no lâu”
GV: Vì sao “ nhai kĩ ” thì “ no lâu ”?
HS: Nhai là hoạt động của răng để nghiền nhỏ thức ăn K hi nhai kỹ, đồ ăn nghiền nhỏ, thấm đều dịch tiêu hóa, dạ dày, ruột non tiêu hóa và hấp thụ được hết chất thì cơ thể được cung cấp nhiều năng lượng nên no lâu
GV: Có thể đưa thêm câu thành ngữ: “ Ăn chín uống sôi”
GV: “ Ăn chín uống sôi” có tác dụng gì?
HS: Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, trứng giun sán xâm nhập vào cơ thể
* Ví dụ 4: Bài 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
( Mục III.1 Hô hấp qua bề mặt cơ thể.)
Ở phần củng cố bài
GV: Ông cha ta có câu:
“Ngư ông lặn ngụp như cóc bôi vôi”
GV: Câu thành ngữ này chế giễu ngư dân mà không biết lặn nhưng nó lại
đề cập đến đặc điểm sinh học của loài cóc
GV: Cóc ( hoặc ếch) bôi vôi thì sẽ dẫn tới hậu quả gì?
GV dẫn dắt học sinh trả lời: Cóc hô hấp chủ yếu qua da (bề mặt cơ thể) nếu bôi vôi lên da thì khi xuống nước nó sẽ không hô hấp được do khí O2 và CO2
không khuếch tán qua da được và phải trồi lên mặt nước và sau một thời gian
nó có thể chết
* Ví dụ 5: Bài 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI
(Mục I Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi)
GV: Ca dao Việt Nam có câu:
Trang 5“ Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
GV: Câu ca dao trên diễn tả nỗi vất vả, khó nhọc của người nông dân nhưng vẫn lạc quan, yêu đời Qua câu ca dao trên còn có ý nghĩa về mặt sinh học như thế nào?
GV: Gợi ý: Vào buổi ban trưa trời nắng nóng, con người tiết ra nhiều mồ hôi có tác dụng gì?
HS: Toát mồi hôi để làm mát cơ thể giúp duy trì ổn định nhiệt độ của cơ thể
GV: Yêu cầu HS lấy một số ví dụ khác, sau đó yêu cầu HS nêu khái niệm cân bằng nội môi
Ở phần củng cố, GV đưa ra câu tục ngữ:
“ Nắng tháng ba, chó gà thè lưỡi”
GV: Câu tục ngữ trên muốn nói điều gì? Vấn đề sinh học nào được nêu ra ở đây?
HS trả lời: Cái nắng gay gắt về tháng ba làm cho chó gà phải lè lưỡi để bài tiết nước trong miệng làm giảm nhiệt độ cơ thể giúp duy trì thân nhiệt cho cơ thể
* Ví dụ 6: Bài 31: TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT
(Mục II Phân loại tập tính )
Sau khi tìm hiểu tập tính bẩm sinh, tập tính học được GV đưa ra câu ca dao:
“ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa.
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
GV: Qua câu ca dao trên ta thấy được tập tính hoạt động của chuồn chuồn trong mối tương quan với thời tiết
GV: Hãy cho biết đây là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được?
HS: Tập tính bẩm sinh
* Ví dụ 7: Bài 32: TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT
( Mục V 3 Tập tính sinh sản)
Trang 6Ở phần củng cố bài, GV đưa ra câu tục ngữ sau:
“ Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm”
GV: Đây là câu tục ngữ nói về kinh nghiệm bắt rươi của người dân vùng sông nước lợ Theo em, người ta dựa vào tập tính nào của rươi để đưa ra kinh nghiệm đánh bắt trên?
HS: Thảo luận và trả lời: Tập tính sinh sản: Tháng chín vào ngày 20 và tháng mười vào ngày mồng năm (âm lịch) thì rươi xuất hiện nhiều bởi lẽ đây
là giai đoạn chúng kết đôi để sinh sản
GV: Tiếp tục đưa ra câu tục ngữ:
“ Tôm chạng vạng, cá rạng đông”
GV: Đây là câu tục ngữ nói về kinh nghiệm bắt tôm, cá Theo em, người ta dựa vào tập tính nào của tôm, cá để đưa ra kinh nghiệm đánh bắt trên?
HS: Thảo luận và trả lời: Tập tính kiếm ăn: tôm có tập tính kiếm ăn vào lúc chập tối (chạng vạng), còn đa số loài cá thì kiếm ăn vào lúc hửng sáng (rạng đông)
* Ví dụ 8: Bài 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
( Mục II 3 Phương pháp nhân giống vô tính)
Sau khi tìm hiểu các phương pháp nhân giống vô tính, GV đưa ra câu ca dao:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
GV: Em hãy cho biết nghĩa bóng của câu ca dao trên?
HS: Khi sử dụng thành quả hôm nay cần biết ơn những người đã tạo ra nó GV: Ngoài ra câu ca dao trên còn có ý nghĩa về mặt sinh học Người ta trồng khoai bằng dây Đây là hình thức nhân giống vô tính nào?
HS: Hình thức giâm cành
* Ví dụ 9: Bài 47: ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐÔNG VẬT VÀ SINH
ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
( II 1 Khái niệm sinh đẻ có kế hoạch ở người)
Trang 7GV: Đưa ra câu ca dao:
“ Lấy chồng từ thuở mười ba Đến nay mười tám em đà năm con”
GV: Hãy chỉ ra những vấn đề không phù hợp trong việc lấy chồng và sinh con của người phụ nữ trong câu ca dao trên?
HS: Thảo luận và trả lời: Lấy chồng sớm, sinh con sớm, số con nhiều, khoảng cách sinh con quá dày
GV: Lưu ý hiện tượng tảo hôn ở địa phương
GV: Hiện nay chủ trương của nhà nước ta, mỗi cặp vợ chồng nên có bao nhiêu con ? Ở độ tuổi nào thì sinh con là tốt nhất và khoảng cách giữa các lần sinh là bao nhiêu năm ?
HS : - Tối đa không quá 2 con
- 18 tuổi có thể sinh con nhưng sinh con tốt nhất 22 - 26 tuổi, khoảng cách giữa các lần sinh là 3 - 5 năm
GV nhận xét và hỏi tiếp : Vì sao nhà nước ta lại đưa ra chủ trương như vậy? HS: Để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội GV: Vậy sinh đẻ có kế hoạch là gì?
HS: Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội
GV: Để phản ánh hình ảnh của người phụ nữ ít con và đông con, ca dao Việt Nam có câu:
“ Gái một con trông mòn con mắt
Hai con con mắt liếc ngang
Ba con cổ ngẩng, răng vàng
Bốn con quần áo đi ngang khét mùi.
Năm con tóc rối tổ cu
Sáu con yếm trụt, váy dù vặn ngang ”
GV: Giải thích rõ hơn nghĩa của câu ca dao trên
Trang 8V KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Qua thực tế giảng dạy bộ môn tôi nhận thấy nếu có sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ thì bài dạy sẽ hay hơn, tạo được hứng thú học tập và các em tiếp cận các vấn đề thực tế dễ dàng hơn, đồng thời hiểu và nhớ kiến thức sâu hơn, đặc biệt kết quả học tập không ngừng tăng lên
Kêt quả cụ thể như sau:
- Năm học 2011 – 2012:
Lớp Sĩ số Giỏi (=>8) Khá(>=6,5,<8) Trbình(>=5,<6,5) Yếu(<5) Ghi chú
- Năm học 2012 – 2013:
Lớp Sĩ số Giỏi (=>8) Khá(>=6,5,<8) Trbình(>=5,<6,5) Yếu(<5) Ghi chú
110
VI KẾT LUẬN
- Những kinh nghiệm, những quan điểm mà cha ông ta đã đúc kết qua ca dao, tục ngữ, thành ngữ đã kích thích sự tò mò, ham hiểu biết, tạo cho học sinh động lực để giải quyết các vấn đề đặt ra Việc sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ còn giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn, có được kĩ năng liên hệ với thực tế cuộc sống xung quanh mình
- Việc sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào bộ môn sinh học còn là biện pháp giúp học sinh ôn lại kiến thức văn học, đồng thời góp phần gìn giữ và phát huy một di sản văn hóa mà ông cha ta để lại
VII ĐỀ NGHỊ:
- Cùng một câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, mỗi giáo viên có thể có cách vận dụng sáng tạo sao cho phù hợp với nội dung bài học
- GV tiếp tục sưu tầm và sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong các bài học khác của bộ môn sinh học 11 và bộ môn sinh học lớp 10, 12 cũng như môn công nghệ 10, địa lí, hóa học
Trang 9Để hoàn thành đề tài này, mặc dù bản thân tôi đã rất cố gắng song chắc chắn
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến góp
ý của quý thầy cô
MỤC LỤC
1 Đảm bảo nguyên tắc và phương pháp
trong dạy học tích hợp
3
1.1 Chuẩn bị giáo án lên lớp 3
1.2 Lựa chọn phương pháp dạy học tích hợp 3
3 Phối hợp với Đoàn thanh niên, công đoàn
và giáo viên chủ nhiệm
6