1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy địa lí 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

34 2,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 405 KB

Nội dung

Có nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học địa lí,riêng đối với bản thân tôi đã áp dụng một trong những biện pháp để tạo hứng thúhọc tập cho học sinh đó là : sử dụn

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I - MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Mục tiêu nghiên cứu 4

4 Đối tượng nghiên cứu 4

5 Phạm vi nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Đóng góp mới của đề tài 5

PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ KHỐI 10 6

1 Cơ sở của việc lựa chọn sáng kiến 6

2 Tình hình nghiên cứu 7

3 Một số khái niệm 8

4 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu và đánh giá thực trạng 10

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 13

1 Vị trí những phần kiến thức có thể sử dụng ca dao tục ngữ để giảng dạy trong hệ thống chương trình địa lí lớp 10 13

2 Ví dụ cụ thể về một số câu ca dao tục ngữ được sử dụng trong bài giảng và ý nghĩa 15

3 Phương pháp ứng dụng của giáo viên 17

4 Ý nghĩa giáo dục 18

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19

1 Hiệu quả thực tiễn 19

2 Khảo nghiệm tính khả thi 20

Trang 2

PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22

1 Kết luận 22

2 Kiến nghị 22

PHỤ LỤC 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 3

PHẦN I - MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Quá trình dạy - học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả

cơ bản phụ thuộc vào chủ thể nhận thức - người học Điều này lại phụ thuộc vàonhiều yếu tố, như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm (các yếu tốchủ quan); nó còn phụ thuộc vào: môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạyhọc, sự hứng thú trong học tập Sự hứng thú học tập của học sinh là một trongnhững yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học Nhìn chung người học có hứngthú học tập hay không là do mối quan hệ tương tác của người dạy đối với ngườihọc

Trong trường học hiện nay đa số các em học sinh ít quan tâm đến môn địa lí vìcác em nghĩ đây là môn học phụ, thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhưng lại là mônkhó thăng tiến trong xã hội và vì môn học thuộc lòng nên dẫn đến học sinh ngạihọc Điều đó làm cho học sinh không có hứng thú trong học tập, ngại trau dồi kiếnthức về địa lí Việc học đối phó, miễn cưỡng học sinh chỉ tiếp thu được lượng kiếnthức rất ít, không bản chất, vì thế dễ quên Kết quả là điểm kiểm tra thấp, hiệu quảhọc tập chưa cao

Khi có hứng thú say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dànghơn; ngược lại khi nắm bắt vấn đề nghĩa là hiểu được bài thì người học lại có thêmhứng thú Có nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học địa lí,riêng đối với bản thân tôi đã áp dụng một trong những biện pháp để tạo hứng thúhọc tập cho học sinh đó là : sử dụng ca dao tục ngữ có liên quan đến nội dung bàihọc để giảng dạy

Việc sử dụng những câu tục ngữ, ca dao lồng ghép trong nội dung bài giảngbước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh, tạoniềm thích thú, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học địa lí khối lớp 10.Chính vì lí do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này để ghi lại ý tưởng mà bản thân

Trang 4

đã thực hiện trong qúa trình giảng dạy địa lí 10 ở trường PTDTNT Tây Nguyênnăm học 2010-2011.

- Giúp giáo viên và học sinh trau dồi thêm vốn ca dao tục ngữ Việt Nam

3 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu cách sử dụng ca dao tục ngữ trong dạy học địa lí 10 (những bài

có liên quan mà tôi đã biết), ý nghĩa địa lí của ca dao tục ngữ có đề cập trong đề tài

4 Đối tượng nghiên cứu

Giáo viên giảng dạy môn địa lí lớp 10

5 Phạm vi nghiên cứu

* Giới hạn đối tượng nghiên cứu

Chỉ nghiên cứu về việc ứng dụng, sử dụng các câu ca dao trong dạy học nhữngphần, nội dung có liên quan bài học địa lí mà tôi đã biết Không đi sâu vào tìm hiểunghiên cứu tất cả những câu ca dao tục ngữ có liên quan đến địa lí ( như ca dao tụcngữ về địa danh )

Chỉ nghiên cứu phương tiện duy nhất “sử dụng ca dao tục ngữ” để tạo hứngthú học tập cho học sinh Ngoài ra không đề cập đến các phương tiện tạo hứng thúhọc tập khác

* Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Khối lớp 10 trường PTDTNT Tây Nguyên

* Giới hạn về khách thể khảo sát

Toàn bộ học sinh khối lớp 10, bao gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau

6 Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

- Phương pháp thử nghiệm.

- Phương pháp thu thập số liệu: sử dụng phiếu thu thập ý kiến học sinh (sốmẫu 82)

- Phương pháp xử lí số liệu: nhập và xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5

- Thông qua kinh nghiệm thực hiện giảng dạy đối với Chương trình đổi mớiSGK lớp 10

7 Đóng góp mới của đề tài

- Đề tài chỉ ra được tính ứng dụng của ca dao, tục ngữ đối với việc giảng dạyđịa lí

- Phương tiện sử dụng ca dao, tục ngữ là một trong những phương tiện dạyhọc địa lí giúp học sinh dễ hiểu, dễ liên hệ kiến thức và yêu thích môn học hơn

- Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong giảng dạy môn địa lí lớp 10, địa lí lớp 12 (tham khảo nội dung kiến thức địa lí Tự nhiên Việt Nam) và cóthể dùng cho học sinh nghiên cứu, đọc thêm

Trang 6

PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở KHỐI LỚP 10

1 Cơ sở của việc lựa chọn sáng kiến

a Cơ sở lý luận

Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghịquyết Trung Ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996), được thể chế hóa trong luật Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉthị của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt chỉ thị số 14 (4-1999)

Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi ‘‘Phương pháo giáo dục phổ thông phải phát

huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS’’

Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nên GV cần vận dụng cácphương pháp soạn giảng cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho

HS, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh

Việc dạy học Địa lí nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây làcác luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáoviên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học Việc

sử dụng, áp dụng các câu ca dao tục ngữ phù hợp với từng phần nội dung kiến thức

đã căn cứ vào các nguyên tắc giáo dục (môn Địa lí)

Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc sử dụng lồng ghép ca dao, tục ngữ

để hình thành khái niệm, kiến thức địa lí đều đảm bảo các nguyên tắc trên, nhất làcác nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với học sinh và nguyên tắcbảo đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh nhưng không kém phần thú

vị, hấp dẫn thu hút học sinh với phần kiến thức mới

Trang 7

b Cơ sở thực tiễn

Trong thực tế địa lí đã có trong những câu tục ngữ, ca dao Từ xa xưa, trải quahàng nghìn năm những câu ca dao tục ngữ đã được cha ông ta đúc kết lại từ nhữngkinh nghiệm thực tế: các mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa thiên nhiên -con người, thiên nhiên - sản xuất, các quy luật thời tiết khí hậu, các quy luật tựnhiên mặc dù trình độ nhận thức chưa được sâu sắc lắm

Chính ý nghĩa phong phú và rộng rãi của ca dao, tục ngữ mà nó trở thành mộtphần trong kho tàng kiến thức của khoa học địa lí Tận dụng điều này giáo viên cóthể làm mới bài giảng của mình giúp bài học trở nên sáng tạo, mới lạ, phong phúhơn và giảm bớt tính khô khan như nhiều người thường nhận xét

Để rèn luyện kĩ năng học đi đôi với hành ( vốn là một kĩ năng còn yếu đối vớihọc sinh khi học môn địa lí ) thì việc khai thác ý nghĩa của những câu ca dao, tụcngữ này giúp học sinh cảm thấy dễ dàng liên hệ kiến thức sách vở với các hiệntượng tự nhiên của cuộc sống bên ngoài

Thực tế đã có nhiều đề tài của các giáo viên trường THPT đề cập đến vấn đềtạo hứng thú học tập địa lí qua tranh ảnh, phim tư liệu, bản đồ, mô hình… (hay còngọi đồ dùng trực quan) tuy nhiên vẫn còn ít đề tài khai thác vấn đề sử dụng câu cadao tục ngữ trong dạy học địa lí nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh Nếu cócũng chưa được nghiên cứu một các đầy đủ chính vì vậy bản thân tôi mạnh dạntrình bày một vài ý tưởng mà tôi sau khi áp dụng ở trường PTDTNT Tây Nguyên,bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh và hiệuquả của giờ học địa lí được nâng lên rõ rệt

2 Tình hình nghiên cứu

Cùng hướng nghiên cứu với đề tài này đã có một số đề tài, sách đề cập đến:Sáng kiến kinh nghiệm “ Hướng dẫn học sinh sưu tầm ca dao tục ngữ dự báothời tiết, khí hậu địa phương để phục vụ dạy – học môn địa lí phần địa lí địaphương”

Trang 8

Đề tài “Sử dụng ca dao tục ngữ trong giảng dạy địa lí 10 nhằm tạo hứng thúhọc tập cho học sinh” mà tôi trình bày ngoài việc đề cập đến vấn đề nghiên cứu cáccâu ca dao tục ngữ liên quan đến địa lí, ý nghĩa của nó để giảng dạy phần kiến thứcliên quan cụ thể còn đề cập đến việc áp dụng những câu ca dao tục ngữ này gópphần tạo hứng thú học tập cho học sinh

Đo lường bằng hai cách: kết quả kiểm tra đánh giá về điểm số và tìm hiểunhận thức - thái độ - hành vi của học sinh đối với việc giáo viên sử dụng ca dao tụcngữ trong dạy học (từ đó đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh)

Với đặc điểm ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh những câutục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấutranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn

Trang 9

học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dângian hóa những lời hay ý đẹp.

Tạo hứng thú học tập cho học sinh là như thế nào?

Các nhà nghiên cứu tâm lí học cho rằng hứng thú là thái độ đặc biệt của cánhân đối với đối tượng nào đó nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năngmang lại khoái cảm cá nhân trong quá trình hoạt động

Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê củangười học sinh Trong bất cứ lúc nào nếu có hứng thú học tập học sinh sẽ có cảmgiác dễ chịu với hoạt động học của mình, làm nẩy sinh sự mong muốn hoạt độngmột cách sáng tạo Ngược lại nếu không có hứng thú dù có “ Dắt con Ngựa tới hồnước thì cũng không thể bắt nó uống nước” Đối với hoạt động nhận thức sáng tạo,hoạt động học tập khi không có hứng thú kết quả sẽ không có gì cả, thậm chí xuấthiện cảm xúc tiêu cực (chán học, không muốn học, sợ học…)

Việc hình thành hứng thú học tập cho học sinh đặc biệt là hứng thú học tậpmôn địa lí là yêu cầu quan trọng của giáo viên địa lí Khi hỏi các em nhân tố quantrọng chủ yếu tạo nên hứng thú học tập cho học sinh phụ thuộc vào người dạy hayngười học, đa số các em cho rằng do người dạy (chiếm 88,5% ý kiến) Khi các em

có nhận thức đúng thì các em có những mong đợi đối với giáo viên thật hợp lí đểbài học được phong phú, lôi cuốn

Bảng phân bố phần trăm ý kiến dân số nghiên cứu về nhân tố quan trọng tạo nên hứng thú học

tập cho học sinh (%)

Ý kiến %

Người học 11,5 Người dạy 88,5 Tổng số 100,0

Có nhiều phương tiện để giáo viên sử dụng nhằm gây hứng thú học tập chohọc sinh như: dùng đồ dùng trực quan, tổ chức thăm quan dã ngoại, tổ chức chươngtrình ngoại khóa, tổ chức trò chơi địa lí,… tuy nhiên ngoài những cách trên ra cònmột cách cũng không kém phần hữu hiệu đó là dùng ca dao tục ngữ sao cho phùhợp với bài học cũng tạo sự mới lạ và thích thú đối với học sinh

Trang 10

Vì sao sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy – học địa lí tạo hứng thú trong học tập?

Bản thân của ca dao tục ngữ có đặc điểm là câu nói ngắn, có ý nghĩa, có vầnđiệu nên khi nghe học sinh dễ nhớ Khi dạy phần nội dung kiến thức mà giáo viênlồng ghép, liên kết với kiến thức địa lí thì trong quá trình tư duy học sinh sẽ có sựgắn kết các kiến thức với ngôn ngữ của ca dao tục ngữ như vậy sẽ vừa dễ hiểu vàvừa dễ nhớ, tăng thêm phần thuyết phục cho bài học Tùy từng bài, từng phần nộidung bài học mà tôi sử dụng những câu ca dao tục ngữ có liên quan

4 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu và đánh giá thực trạng

Trường PTDT NT Tây Nguyên năm học 2010 - 2011 khối lớp 10 ( 2 lớp) cótổng sĩ số là 82 học sinh trong đó:

Về thành phần dân tộc: dân tộc Kinh chiếm 39,2%, đa số là dân tộc thiểu sốchiếm 60,8% do đặc trưng của trường dân tộc nội trú đối tượng tuyển là học sinhđồng bào dân tộc

Bảng phân bố phần trăm thành phần dân tộc học sinh được nghiên cứu (%)

Về độ tuổi sau khi khảo sát thống kê:

Bảng phân bố phần trăm độ tuổi học sinh được nghiên cứu (%)

Độ tuổi %

Trang 11

10 là 18 tuổi chiếm tỉ lệ cao đứng thứ 3 (20,8%) Ngoài ra HS ở độ tuổi 15 tuổi và

20 tuổi chiếm tỉ lệ thấp Có sự khác biệt độ tuổi của học sinh do đặc điểm có nhiều

em đi học muộn, chủ yếu các em là dân tộc thiểu số Đặc điểm về độ tuổi cũng ảnhhưởng tới sự hứng thú học tập của học sinh

Về học lực học kì 1: học lực chiếm đa số đó là học sinh có mức học trung bình(49,0%), số học sinh có học lực yếu còn chiếm tới 33,3%, học sinh có học lực kháchiếm tỉ lệ 13,7%, không có học sinh giỏi Tỷ lệ học sinh yếu và trung bình còncao, vẫn còn học sinh kém

Bảng phân bố phần trăm học lực học kì I của học sinh được nghiên cứu (%)

Trang 12

Hạnh kiểm học sinh cũng ảnh hưởng đến hứng thú trong học tập, các em cóhạnh kiểm tốt thường ngoan, chăm học, chịu học và từ đó có kết quả học tập cao,

có sự đam mê học tập Ngược lại những học sinh có hạnh kiểm chưa tốt thường ýthức học tập kém, học yếu và có tư tưởng chán học Tỷ lệ học sinh có hạnh kiểmkhá và trung bình còn cao đòi hỏi giáo viên cần quan tâm hơn về tâm lí học sinh vàđầu tư bài giảng để luôn tạo được sự mới lạ, lôi cuốn thu hút sự tham gia tích cựccủa học sinh

Trang 13

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Vị trí những phần kiến thức có thể sử dụng ca dao tục ngữ để giảng dạy trong hệ thống chương trình địa lí lớp 10

Do sự phong phú về nội dung của ca dao tục ngữ như : thể hiện các quy luật

tự nhiên, mối quan hệ giữa tự nhiên - tự nhiên, giữa tự nhiên - đời sống sản xuấtcủa con người, dự báo về thời tiết khí hậu, mối giao lưu văn hóa giữa các vùngmiền… Nên khi dạy học địa lí có thể sử dụng được nhiều câu ca dao Ở phần nộidung này tôi cũng xin liệt kê và đưa ra các câu ca dao tục ngữ được ứng dụng trongnhiều bài thuộc chương trình địa 10:

a Để dạy bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái Đất Sửdụng câu:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

“Tháng chạp là tháng trồng khoai,

Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.

Tháng ba cày vỡ ruộng ra”

b Để dạy bài 12: Sự phân bố khí áp Một số loại gió chính Sử dụng một

trong các câu sau:

“Tháng bảy kiến đàn Đại hàn hồng thủy”

“Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy”

“Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi”

“Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi”

"Ruồi vàng, bọ chó, gió Than Uyên"

“Mồng chín, tháng chín có mưa Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn Mồng chín, tháng chín không mưa Thì con bán cả cày bừa đi buôn”

Trang 14

“Đói thì ăn ráy, ăn khoai Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”

“Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau”

c Để dạy bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển Mưa Sử dụng một

trong các câu sau:

“Én bay thấp mưa ngập bờ ao

Én bay cao mưa rào lại tạnh”

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”

“Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão”

“Trăng quầng thì hạn trăng tán thì mưa”

d Để dạy bài 16: Sóng, thủy triều, dòng biển Một số sông lớn trên Trái Đất.

Sử dụng một trong các câu sau:

“Mồng một lưỡi trai, mồng hai lưỡi hái Mồng ba câu liêm, mồng bốn liềm cụt…”

“ Thương anh, em cũng muốn vô

Sợ Truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”

e Để dạy bài 35:Vai trò, đặc điểm Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển

và phân bố ngành dịch vụ Sử dụng câu sau:

“Ai về Phú Thọ cùng ta Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười”

f Để dạy bài 36: Vai trò, Đặc điểm Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển

và phân bố của ngành GTVT Sử dụng các câu sau:

“Ai về nhắn với nậu nguồn Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”

“Đường bộ thì sợ Hải Vân

“Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi”

Trang 15

2 Ví dụ cụ thể về một số câu ca dao tục ngữ được sử dụng trong bài giảng

và ý nghĩa

a.Ví dụ 1:

Khi dạy Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất để khắc

sâu kiến thức phần III Ngày đêm, dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ” Tôi sử dụngcâu ca dao:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới học để giải thích ?

Giải thích ý nghĩa :

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”

Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc Tháng 5 âm lịch của ViệtNam tương ứng là tháng 6 dương lịch Tháng 6 dương lịch BCB là mùa hè

Ngày 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bềmặt trái đất tại chí tuyến bắc (23o27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc(Việt Nam) dài Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, đêm càng ngắn, nên có hiệntượng ngày dài, đêm ngắn

“Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Vào ngày 22/12 (tháng 10 âm lịch), Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23o27’N (Chí tuyến Nam) thì

ở BCN lúc này ngày dài đêm ngắn và ở BCB (Việt Nam) hiện tượng ngày ngắn -

đêm dài nên.

Trang 16

b Ví dụ 2:

Khi dạy bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển Mưa

Tôi sử dụng câu:

“Én bay thấp mưa ngập bờ ao

Én bay cao mưa rào lại tạnh”

Để hỏi học sinh: Các em đã được tìm hiểu điều kiện ngưng đọng hơi nước trong khí quyển, điều kiện hình thành mây và mưa Hãy dựa vào mối liên hệ giữa sinh vật và hiện tượng thời tiết để giải thích tại sao én bay thấp - cao có liên quan đến hiện tượng mưa to hay mưa rào?

Giải thích ý nghĩa: Trong số các loài sinh vật như chim én (hay các loài côn

trùng: chuồn chuồn, các loài mối, muỗi nhỏ mà chúng ta không nhìn thấy) thườngthì vào cuối xuân đầu hạ, quan sát ở ngoài đồng, nếu thấy chim én bay thành đàn sàthấp xuống mặt đất thì thường sau đó, trời sẽ mưa

Nguyên nhân là trước lúc trở trời, trong không khí có nhiều hơi nước, đọngvào những bộ cánh mỏng của côn trùng, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thểbay là là sát mặt đất

Ngoài ra vì áp thấp, ngột ngạt, nên nhiều loài sâu bọ cũng chui lên khỏi mặtđất Chim én bay xuống thấp chính là để bắt những côn trùng, sâu bọ này Cho nên,

cứ mỗi khi thấy chim én bay thành đàn sà xuống, người ta lại nói rằng trời sắp cómưa

Người nông dân chỉ đúc kết kinh nghiệm về thay đổi thời tiết của độ bay cao,thấp của con chuồn chuồn Học sinh khi học phần khí hậu (khí quyển, khí áp, gió,mưa ) sẽ giải thích độ cao, thấp của chuồn chuồn khi bay với hiện tượng “mưa,nắng” là do yếu tố áp suất không khí và độ ẩm

c Ví dụ 3:

Khi dạy bài 12: Sự phân bố khí áp Một số loại gió chính Sử dụng câu:

“Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy”

Trang 17

“Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi”

Nên trong dân gian mới có câu:“Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy”

Nhưng nếu thấy: “Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi”

Hay: “Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi”

Do ảnh hường của địa hình: dãy Hoàng Liên Sơn ở Bắc Bộ, dãy Trường Sơn Bắc (Bắc Trung Bộ) nên khi có gió Tây Nam (gió Nam) chỉ gây mưa ở Nam bộ và Tây Nguyên Còn ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và ven biển Nam Trung Bộ không có mưa Tương tự “cơn đàng Bắc ” là ảnh hưởng của khối khí ônđới xuất phát từ cao áp lục địa (Xibia) tính chất lạnh và khô nên không gây mưa

3 Phương pháp ứng dụng của giáo viên

Giáo viên sử dụng các câu ca dao trên bằng nhiều phương pháp :

+ Dùng câu ca dao tục ngữ để gợi mở, gợi ý cho học sinh dễ dàng tìm ra kiếnthức

+ Dạy phần kiến thức xong sau đó đọc câu ca dao để khắc sâu kiến thức đểhọc sinh dễ nhớ

Nhằm nâng cao kĩ năng học đi đôi với hành của học sinh giáo viên có thể yêucầu học sinh sưu tầm thêm những câu ca dao tục ngữ có liên quan, ý nghĩa gầntương tự như câu ca dao mà giáo viên cung cấp

Học sinh chuẩn bị bài mới bằng cách sưu tầm những câu ca dao có liên quanđến bài mới

Ngày đăng: 16/07/2014, 17:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng phân bố phần trăm học lực học kì I của học sinh được nghiên cứu (%) - skkn sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy địa lí 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Bảng ph ân bố phần trăm học lực học kì I của học sinh được nghiên cứu (%) (Trang 11)
Bảng phân bố phần trăm ý kiến học sinh được  nghiên cứu về sự hứng thú học tập là cần thiết - skkn sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy địa lí 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Bảng ph ân bố phần trăm ý kiến học sinh được nghiên cứu về sự hứng thú học tập là cần thiết (Trang 19)
Bảng phân bố phần trăm lí do học sinh được nghiên cứu yêu thích phương tiện dạy học sử - skkn sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy địa lí 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Bảng ph ân bố phần trăm lí do học sinh được nghiên cứu yêu thích phương tiện dạy học sử (Trang 20)
Bảng phân bố phần trăm ý kiến học sinh được nghiên cứu về hệ quả của việc Giáo viên không sử - skkn sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy địa lí 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Bảng ph ân bố phần trăm ý kiến học sinh được nghiên cứu về hệ quả của việc Giáo viên không sử (Trang 20)
Bảng phân bố phần trăm ý kiến của học sinh được nghiên cứu về mức độ hiểu bài (%) - skkn sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy địa lí 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Bảng ph ân bố phần trăm ý kiến của học sinh được nghiên cứu về mức độ hiểu bài (%) (Trang 21)
Bảng phân bố phần trăm ý kiến kiến nghị của học sinh được nghiên cứu đối với việc sử dụng - skkn sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy địa lí 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Bảng ph ân bố phần trăm ý kiến kiến nghị của học sinh được nghiên cứu đối với việc sử dụng (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w