nay ở trường THPT
ViệcKT,ĐG nói chung, trong đó có việc ra đềKT ở trường THPT hiện nay bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Đểtìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn và phát phiếu điều tra GV và HS tại các trường THPT thuộc các tỉnh Hải Phòng và Hà Na, bằng phương pháp định lượng tôi đã thu lại được các kết quả khá trung thực, khách quan và đáng tin cậy.
Nội dung điều tra đối với GV tập trung vào các vấn đề: hiểu biết quan niệm về KT,ĐG, ra đề kiểm tra, vai trò, ý nghĩa của việc ra đề kiểm tra, các biện pháp đổi mới việc ra đề kiểm tra, những thuận lợi, khó khăn của GV khi đổi mới ra đề kiểm tra.
Đối với HS, nội dung điều tra tập trung vào vấn đề quan niệm về việc học tập lịch sử, hứng thú của các em thông qua việc làm bài kiểm tra.
Tổng hợp kết quả điều tra, chúng tôi rút ra kết luận sau:
* Về phía GV: Nhằm tìm hiểu nhận thức, quan niệm, vai trò, ý nghĩa,
41
trường THPT, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho 10 GV ở 2 trường THPT trên địa bàn các tỉnh Hà Nam và Hải Phòng đó là các trường THPT An Lão và trường Phủ Lý B, kết quả thu được như sau:
Trong câu hỏi “Thầy (cô) quan niệm như thế nào về việc ra đề kiểm tra
theo hướng đánh giá năng lực học tập lịch sử của học sinh”, trong tổng số 10
GV được hỏi, có 8 GV (chiếm 80%) cho rằng việc ra đề kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực là không chỉ chú trọng kiểm tra những tri thức, kĩ năng, thái độ của HS mà chú trọng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Điều đó chứng tỏ phần lớn GV đã nhận thức đúng về việc ra đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học tập của HS. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có 2 GV (chiếm 20%) chưa hiểu rõ triết lí của KT,ĐG, chỉ tập trung vào đánh giá toàn diện về kiến thức, kĩ năng, thái độ để cho điểm và xếp loại HS là đủ, cho nên chưa chú trọng đổi mới cách ra đề kiểm tra nhằm gây hứng thú học tập lịch sử cho HS. Theo quan niệm này, việc ra đề kiểm tra đơn thuần chỉ chú trọng kiểm tra sự học thuộc bài, ghi nhớ kiến thức một cách máy móc của HS, không cần tư duy, sáng tạo, đặc biệt là các câu hỏi vận dụng thực tiễn.
Đối với câu hỏi nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc ra đề kiểm tra, đa số GV đều cho rằng việc ra đề có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với cả GV (thể hiện được năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của họ) và HS trên cả 3 mặt củng cố tri thức, rèn luyện các kĩ năng, giáo dục thái độ, tình cảm đúng đắn để qua đó hình thành các năng lực cần thiết cho HS.
Khi được hỏi về các biện pháp ra đề KT để đánh giá năng lực học tập của HS, đa số GV lựa chọn sử dụng kết hợp các phương pháp KT, đa dạng các câu hỏi KT theo hướng mở để gây hứng thú, phát huy tính tích cực học tập của HS (chiếm 90%), còn lại số GV cho rằng chỉ nên hạn chế các câu hỏi mở vì điều đó sẽ làm khó cho HS (chiếm 10%)
42
Biểu đồ 1.1.Biểu đồ thể hiện % cách thức ra đề của GV
Qua sự tìm hiểu trên chứng tỏ các biện pháp đổi mới việc ra đề kiểm tra của GV THPT ở 2 tỉnh Hà Nam và Hải Phòng còn khá đơn giản, chưa có sự tìm tòi, đổi mới. Từ đó, dẫn đến hệ quả làm cho việc ra đề còn nặng tính truyền thống, hình thức, dễ nhàm chán, chưa phát huy được các năng lực học tập của HS, đặc biệt là năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng
lực tư duy sáng tạo.
Tuy nhiên, khi được hỏi về các biện pháp để đổi mới việc ra đề kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực học tập lịch sử của HS, kết quả thu được lại rất khác nhau. Một số GV thì rất hào hứng muốn sử dụng tư liệu gốc để thiết kế câu hỏi KT,ĐG. Một số khác lại thích tăng cường sử dụng câu hỏi mở, sử dụng các PPDH hiện đại, đặc biệt phương pháp đóng vai trong ra đề kiểm tra. Có GV lại thích sử dụng tranh ảnh, sử dụng sơ đồ tư duy trong việc ra đề kiểm tra. Điều đó chứng tỏ các GV không bị rập khuôn với những cách thức ra đề đơn điệu, cứng nhắc, mang tính truyền thống không phát huy được năng lực người học. Họ muốn có một cuộc cách mạng thực sự diễn ra trong việc KT,ĐG mà trước tiên là ở việc ra đề kiểm tra.
43
Để có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng việc ra đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học tập lịch sử của HS THPT ở các tỉnh Hải Phòng
và Hà Nam, chúng tôi đặt ra câu hỏi “Thầy (cô) thường gặp khó khăn gì khi
ra đề kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực học tập lịch sử của học sinh?”
thì câu trả lời nhận được chủ yếu là để soạn được đề kiểm tra theo tinh thần đổi mới sẽ mất nhiều thời gian, công sức, đòi hỏi sự tìm tòi, tâm huyết của GV và điều quan trọng GV phải được trang bị đầy đủ lí luận về KT,ĐG năng lực HS trong đó có việc ra đề kiểm tra. Do đó, trong đề xuất nguyện vọng của mình, GV yêu cầu mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về KT,ĐG theo hướng phát triển năng lực; đồng thời yêu cầu đầu tư về thời gian, trang thiết bị cần thiết để việc ra đề kiểm tra theo định hướng đánh giá năng lực học tập của HS được hiệu quả.
* Về phía HS: Để nghiên cứu cụ thể về thực trạng việc làm bài kiểm
tra theo hướng đánh giá năng lực học tập của HS ở trường THPT, chúng tôi đã tiến hành điều tra 63 HS ở trường THPT An Lão – huyện An Lão – Hải Phòng, kết quả thu được như sau:
Để biết được thực tế cách thức ra đề kiểm tra hiện nay của GV,có 52%
ý kiến của HScho rằng phải thay đổi hình thức ra đề thi. Với câu hỏi “em có
cảm nghĩ gì về những đề kiểm tra môn Lịch sử em đã làm trong thời gian qua” đã có rất nhiều ý kiến về điều này, HS đã nói lên những suy nghĩ mà
theo tôi đó là những suy nghĩ hết sức thực tế mà các em đã trải qua. Chúng tôi xin nêu 3 ý kiến của 3 em HS như sau:
“Em thấy rằng những bài kiểm tra lịch sử vừa qua thầy cô ra đề bám
khá sát chương trình học, chúng em chỉ cần chịu khó chú ý nghe giảng, về nhà đọc lại, học thuộc là có thể làm được bài. Nhưng đề thầy cô ra cho chúng em còn mang tính học thuộc, chưa để chúng em luận ra, chúng em chỉ học thuộc theo bài và viết lại vào bài kiểm tra”. Nguyễn Thu Trang – Lớp 11A3
“Với em, đề lịch sử hiện nay thường dài, hỏi những ý chính trong một
44
tạo. Vì vậy trong tiết học luôn học trong sách, tóm tắt ý chính gây nhàm chán mà lại khó hiểu. Em mong muốn tiết lịch sử thầy cô không chỉ cung cấp kiến thức trong sách vở mà còn bằng hình ảnh, hoạt động sôi nổi hay có thể là được thăm quan các nhà bảo tàng để hiểu sâu hơn về môn học”.Hoàng Thị
Huế - lớp 11A6
“Những đề kiểm tra lịch sử em đã làm trong thời gian qua phần lớn đều
mang tính chất học thuộc, giáo viên cho câu hỏi ôn tập, học sinh làm và học thuộc rồi sau đó đi kiểm tra, hầu như không phát triển được khả năng tư duy của học sinh cũng như sự đánh giá, nhận thức của từng cá nhân về lịch sử. Theo em môn lịch sử là một môn xã hội nên khi làm bài hay chấm bài giáo viên không nên nhất thiết phải theo một mẫu thang điểm nào đó mà hãy nên đánh giá theo ý hiểu của học sinh chúng em”. (Học sinh giấu tên)
Còn lại là 28% HS bộc lộ suy nghĩ là không cần phải thay đổi hình thức ra đề chỉ cần học thuộc lòng và chép giống sách giáo là đạt yêu cầu. 17% là con số mà HS yêu cầu các đề thi môn Lịch sử phải rút ngắn lại các kiến thức, chỉ cần tập trung các kiến thức tiêu biểu của từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử, đồng thời không nên ra những câu hỏi mở rộng vì các em không biết phải viết thế nào cho đúng. 3% là con số mà HS không có ý kiến gì.
45
Tiếp đó, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Điều em không thích khi làm bài
kiểm tra môn lịch sử” là gì? Phần lớn các em trả lời là do câu hỏi kiểm tra rập
khuôn, cứng nhắc, không phát huy được khả năng sáng tạo của HS. Qua câu trả lời của các em chứng tỏ cách thức đề kiểm tra của GV còn quá đơn điệu, nhàm chán, chủ yếu do bắt chước những đề mẫu, những câu hỏi theo sách giáo khoa mà ít khi để ý đến mục tiêu đo lường, đánh giá, ít khi suy nghĩ về cơ sở khoa học của việc ra đề thi hay đề kiểm tra là nhằm kiểm tra kiến thức, kĩ năng gì, đặc biệt là kiểm tra năng lực gì trong đó, họ không định hình rõ ràng. Chính vì vậy, GV chỉ cần sưu tầm một số đề họ cảm thấy “hay hay” trong các SGK hay sách tham khảo, trên cơ sở đó bắt chước cách làm là đủ. Với cách thức ra đề kiểm tra như vậy, HS không hứng thú với bài kiểm tra môn lịch sử là điều khó có thể tránh khỏi.
Với câu hỏi “Việc kiểm tra của giáo viên trong dạy học lịch sử đã đánh
giá đúng năng lực của học sinh chưa?” thì 65% các em lựa chọn câu trả lời
hoặc là “chưa đánh giá đúng”, 35% các em lựa chọn“chỉ đánh giá được
năng lực nhận thức, chưa chú trọng đánh giá năng lực kĩ năng, năng lực thái độ, đặc biệt là năng lực hành động”. Điều đó chứng tỏ rằng các em có mong
muốn có những cách thức ra đề kiểm tra khác, những phương pháp đánh giá khác để có thể đánh giá đúng năng lực của bản thân các em.
46
Biểu đồ 1.3. Biểu đồ thể hiện %ĐG năng lực đạt được của HS
Như vậy, để nâng cao chất lượng KT,ĐG trong DHLS, trong ra đề kiểm tra GV cần phải quan tâm đến nhu cầu của HS để có những quyết định
đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng DHLS hiện nay. Kết quả điều tra trên
cho thấy các đề kiểm tra môn lịch sử mà các em làm trên lớp đã khiến các em bị một cảm giác nặng nề khi học.Lịch sử là một môn học có tính giáo dục cao song thực tế hiện nay đang trở thành một sự “sợ hãi” đối với HS. Cho nên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện về giáo dục hướng đến sự phát triển năng lực HS đòi hỏi việc KT,ĐG nói chung, đặc biệt là việc ra đề kiểm tra phải thực sự có bước đột phá.
* Nguyên nhân
Qua điều tra thực tiễn, chúng tôi nhận thấy việc ra đề kiểm tra và việc làm bài kiểm tra đối với GV và HS vẫn chưa đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng, kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện lại kiến thức và đánh giá qua điểm số đã dẫn đến tình trạng GV và HS duy trì dạy học theo lối “đọc – chép” thuần túy, HS học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Nhiều GV chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra còn nặng tính chủ quan của người dạy. Hoạt động KT,ĐG trong QTDH chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả.
Một thực tế hiện nay đang diễn ra đó là bộ môn lịch sử không được coi trọng và trở thành một môn phụ trong sự lựa chọn của HS.Một phần nguyên nhân cũng nằm ở cách ra đề của GV. Đề kiểm tra vẫn còn nặng về kiểm tra kiến thức, nặng về trình bày sự kiện, áp dụng các câu hỏi khuôn mẫu trong SGK, khiến HS cảm thấy khá chán nản và khô khan, không hứng thú với môn học. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện trong giáo dục nhằm phát triển năng lực HS thì yêu cầu đặt ra là phải thay đổi cách ra đề theo hướng mở. Tuy nhiên, mức độ mở giữa các trường chưa có được sự thống nhất.Có rất nhiều
47
nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên trong đó có thể kể đến các nguyên nhân chính như sau:
Thứ nhất, từ chính những nhà quản lí giáo dục, Ban giám hiệu các trường phổ thông.Tại sao lại nói như vậy?bởi việc dạy học và KT,ĐG ở
trường THPT chưa đồng bộ và chưa phát huy được vai trò thúc đẩy của đổi mới ra đề kiểm tra đối với đối với đổi mới PPDH. Nhìn chung, các nhà quản lí đã coi nhẹ việc dạy và học môn lịch sử, coi môn lịch sử như một “món ăn tinh thần” có thể có, có thể không dẫn đến việc bộ môn Lịch sử không được coi trọng, chưa khuyến khích sự tích cực đổi mới PPDH và KT,ĐG môn học lịch sử của GV.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hướng đến phát triển năng lực HS đòi hỏi các cấp quản lí giáo dục và ban giám hiệu các trường THPT phải có những thay đổi về nhận thức môn học làm cơ sở cho những chuyển biến trong dạy học và KT,ĐG bộ môn. Việc phát triển năng lực cho HS phải là một quá trình lâu dài và được thực hiện từ dưới lên trên, phải có điểm xuất phát, phải theo thứ tự các cấp phổ thông, học sinh phải có sự tích lũy, hiểu biết và hình thành các năng lực từ thấp lên cao thì kết quả đầu ra HS mới có thể đánh giá được một cách đầy đủ.
Ngoài ra các chương trình tập huấn, giáo dục cho GV còn thực hiện chưa thống nhất.Các văn bản, các quyết sách cần thực hiện thì vẫn còn ưu tiên cho các tỉnh, thành phố lớn còn các tỉnh nhỏ hay vùng nông thôn, miền núi thì các văn bản đổi mới này còn hết sức xa vời. Ban giám hiệu các trường ở nhiều nơi vẫn còn chưa nhận thức rõ được sự quan trọng của việc KT,ĐG nên những chỉ đạo trong việc ra đề kiểm tra hay phải đánh giá theo tinh thần đổi mới như thế nào thì vẫn hết sức mơ hồ. Nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới PPDH, KT,ĐG trong nhà trường như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ, làm hạn chế việc áp dụng các PPDH và cách ra đề kiểm tra.
48
Thứ hai, từ chính những GV giảng dạy bộ môn lịch sử.Một suy nghĩ
mang tính truyền thống từ trước tới nay đó là môn lịch sử chỉ là bộ môn phụ, nếu thi thì mới học, không thi thì chỉ học để kiểm tra cho qua. Trong việc ra đề kiểm tra, các câu hỏi chủ yếu vẫn là câu hỏi tự luận “đóng”- hỏi các câu hỏi truyền thống đóng khung trong SGK hoặc vở ghi của HS là chính, đánh giá bằng điểm số. Cũng có nhiều GV có tinh thần, trách nhiệm với bộ môn, với HS đã tự tìm tòi những cách làm mới cho mình, cho HS. Tuy nhiên, đó chỉ là một bộ phận nhỏ còn đa số thì vẫn chậm chạp trong việc tiếp thu cái mới và điều chỉnh lại toàn bộ QTDH của mình. Bên cạnh đó thì nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới PPDH, KT,ĐG và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận GV còn chưa cao. Năng lực của đội ngũ GV nhìn chung mà đặc biệt là ở các tỉnh vùng nông thôn, miền núi về vận dụng các PPDH tích cực, sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong dạy