Đổi mới xây dựng đề kiểm tra theođịnh hướng phát triển năng lực HS

Một phần của tài liệu Xây dựng đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 52)

trình chuẩn

Trên cơ sở tìm hiểu lí luận và phân tích thực trạng thực trạng vấn đề xây dựng đề KT,ĐG ở chương 1và từ chương trình lịch sử Việt Nam lớp 11, trường THPT, chúng tôi đề xuất các biện pháp đổi mới xây dựng đề kiểm tra.

2.2.1. Kết hợp nhuần nhuyễn, đa dạng các phương pháp kiểm tra để đánh giá toàn diện năng lực học sinh

Hiện nay đề kiểm tra lịch sử 1 tiết THPT chỉ ra hoàn toàn câu hỏi tự luận điều này dẫn đến một hệ quả đó là các em HS sẽ phải tập trung vào một khối lượng kiến thức rộng lớn, điều đó đang là một phần rất quan trọng khiến các em có một cảm giác nặng nề khi học tập bộ môn. Với quan điểm mới về KT,ĐG thì đang khuyến khích việc sử dụng đa dạng các phương pháp đánh giá để vừa làm giảm tải cảm giác nặng nề đối với HS mặt khác sẽ phát huy tích cực hơn nữa các kĩ năng riêng biệt của mỗi em HS.Mỗi phương phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế của nó, vì vậy cần kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp này trong khi ra đề KT là một biện pháp

hết sức cần thiết.

* Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm có thể hiểu như là một hoạt động kiểm tra và đo lường kiến thức cũng như năng lực của các đối tượng nào đó, nhằm mục đích xác định. Đề thi trắc nghiệm thường bao gồm nhiều câu hỏi thường nêu ra một

53

vấn đề cùng với những thông tin cần thiết, làm sao cho người học phải trả lời vắn tắt cho từng câu hỏi trắc nghiệm.

Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan có thể được đặt dưới nhiều hình thức khác nhau, hình thức nào cũng có những ưu, khuyết điểm của nó và vấn đề quan trọng đối với người xây dựng đề kiểm tra là biết công dụng của mỗi loại đề để lựa chọn hình thức câu trắc nghiệm nào thích hợp nhất cho việc khảo sát khả năng hay kiến thức mà ta định đánh giá.

Về hình thức của câu trắc nghiệm hiện nay có 5 dạng thường được sử dụng để soạn thảo câu hỏi cho các đề kiểm tra bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông:

+ Loại câu trắc nghiệm trả lời ngắn: Là hình thức trả lời câu hỏi hoặc

điền thêm vào một câu cho đúng nghĩa bằng một cụm từ, một nhóm từ, một ký hiệu…

Ví dụ:

1.Bình Tây Đại nguyên soái là danh phong nhân dân tặng cho…(Trương Định)

2. Triều đình nhà Nguyễn đã ký với Pháp bản hiệp ước Patơnốt vào năm… (1884)

3. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế là… (Hoàng Hoa Thám)

+ Loại câu trắc nghiệm đúng sai: Là câu trắc nghiệm gồm một câu

phát biểu và phần HS trả lời bằng cách lựa chọn (Đ) hay sai (S) trước các sự kiện, niên đại, các khái niệm, các nội dung phán đoán được nêu. Câu hỏi loại này không chỉ kiểm tra HS ghi nhớ sự kiện, tái tạo kiến thức mà ở một mức độ nhất định GV có thể đánh giá được năng lực vận dụng kiến thức đã học và các kĩ năng học tập của các em.

Một số ưu nhược điểm của loại câu đúng – sai

Nhược điểm Ưu điểm

- Xác suất đoán mò 50% - Khuyến khích học vẹt

- Đôi khi không phù hợp với thực tế

- Viết được nhiều câu cho một chủ đề trong thời gian ngắn.

54

- Khó thẩm định

- Khó viết trong một số lĩnh vực nhạy cảm

Chỉ nên sử dụng câu Đ-S với các điều kiện sau:

- Các trường hợp Đ-S phải chắc chắn, không tuỳ thuộc vào quan niệm riêng của từng người.

- Lựa chọn những câu phát biểu mà 1 học sinh có khả năng trung bình không thể nhận ra ngay là đúng hay sai mà không có đôi chút suy nghĩ.

- Mỗi câu chỉ miêu tả một ý duy nhất.

- Không chép nguyên văn từ sách giáo khoa.

- Tránh dùng các từ “tất cả”, “không bao giờ”, “đôi khi” v.v. Ví dụ: Điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) trước các câu sau: 1. Hiệp ước Giáp Tuất được kí vào năm 1874.

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 2 vào năm 1882.

3. Thực dân Pháp thực hiện chủ trương “đánh nhanh thắng nhanh” khi nổ súng đánh chiếm Đà Nẵng năm 1858.

+ Loại câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn. Câu hỏi này nếu được cấu

tạo tốt, các phương án trả lời đa dạng, phong phú sẽ đưa lại kết quả có độ tin cậy cao về đánh giá nhận thức của học sinh. Câu hỏi nhiều lựa chọn có hai phần: phần gốc và phần lựa chọn. Phần gốc là một câu hay một câu bỏ lửng (chưa hoàn tất). Phần lựa chọn gồm một số (3 hoặc 4) câu trả lời hay câu bổ túc cho thí sinh chọn phương án đúng.

Yêu cầu:

- Các phương án sai phải có vẻ hợp lý. - Nên dùng 3- 4 phương án chọn. - Chỉ có 1 phương án đúng nhất.

- Đảm bảo cho câu gốc nối liền với phương án chọn đúng ngữ pháp. - Tránh dùng câu phủ định, đặc biệt phủ định 2 lần.

- Tránh tạo phương án đúng quá khác biệt với các phương án sai. - Sắp xếp các phương án theo thứ tự ngẫu nhiên.

55

- Tránh lạm dụng kiểu “tất cả đều đúng” v.v.

Trong khi soạn thảo câu trắc nghiệm, người ta thường cố gắng làm cho các phương án nhiễu đều có vẻ “có lí” và “hấp dẫn” như phương án đúng. Về nguyên tắc, đối với người có kinh nghiệm viết trắc nghiệm, một nội dung bất kì nào cần kiểm tra đều có thể được thể hiện vào một câu trắc nghiệm theo một kiểu nào đó. Vì thế đối với tất cả các môn học người ta đều có thể viết câu hỏi trắc nghiệm. Tuy nhiên, do đặc thù của từng môn học mà việc viết trắc nghiệm cho môn này có thể khó hơn cho môn kia.

Cần lưu ý rằng không phải bất cứ ai có kiến thức chuyên môn cũng viết được câu trắc nghiệm có chất lượng cao cho chuyên môn đó. Muốn viết câu hỏi trắc nghiệm tốt phải suy nghĩ sâu sắc về chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm sau một thời gian thử nghiệm lâu dài. Thế mà một số người không có khả năng viết được câu trắc nghiệm tốt hoặc không hiểu hết ý tứ của các câu trắc nghiệm thường vội kết luận rằng trắc nghiệm chỉ đánh giá được khả năng nhớ tầm thường.

Ví dụ:

1.Người chỉ huy cuộc kháng chiến của quân dân ta chống Pháp ở mặt trận Đà Nẵng là

A.Trấn thủ Vũ Duy Ninh. B. Trấn thủ Hoàng Diệu. C. Trấn thủ Nguyễn Tri Phương. D: Trấn thủ Phan Thanh Giản. 2. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai diễn ra vào ngày

A. 15/5/1883. B. 17/5/1883.

C. 19/5/1883. D. 21/5/1883.

+ Loại câu trắc nghiệm đối chiếu – cặp đôi (câu hỏi trắc nghiệm tương

thích), là loại câu hỏi yêu cầu học sinh phải xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố sao cho phù hợp giữa sự kiện với thời gian, không gian và nhân vật lịch sử, cụ thể là mối quan hệ giữa sự kiện lịch sử với nhân vật lịch sử. Câu hỏi này không chỉ yêu cầu học sinh phải nhớ, biết sự kiện vững chắc mà còn phải suy nghĩ, lựa chọn cho phù hợp nội dung đề ra. Câu hỏi kiểm tra loại này vừa

56

cung cấp kiến thức, vừa kiểm tra kiến thức, và trong một thời gian ngắn, học sinh có thể hoàn thành một số lượng lớn câu hỏi do vậy kiến thức của học sinh sẽ được cung cấp phong phú hơn.

Ví dụ: Các cuộc khởi nghĩa dưới đây gắn liền với nhân vật lịch sử nào?

Các cuộc khởi nghĩa Nhân vật Lịch sử

- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) - Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) - Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)

- Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)

- Hoàng Hoa Thám - Phan Đình Phùng

- Phạm Bành và Đinh Công Tráng - Nguyễn Hữu Cầu

-Nguyễn Thiện Thuật - Nguyễn Trường Tộ

+ Loại câu trắc nghiệm điền khuyết gồm có 2 dạng: dạng 1 là gồm

những câu hỏi với lời đáp ngắn, dạng 2 gồm những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ để trống mà người trả lời phải điền vào một từ hay một nhóm từ ngắn. Loại câu hỏi này đòi hỏi học sinh không chỉ “nhớ” mà còn “hiểu” để lý giải một cách logic nội dung vấn đề được đặt ra. Phần điền vào chỗ trống phải ngắn gọn, tương ứng với phần nêu ra, song phải đủ ý, rõ ràng.

Ví dụ: Chọn những cụm từ Tôn Thất Thuyết, Hàm Nghi, chiếu Cần

Vương để hoàn thành đoạn viết sau:

………..phải đưa vua………ra khỏi Hoàng thành, rồi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).Ngày 13/7/1885,……… lấy danh……….xuống………….. kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến………đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, tạo thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài hơn 10 năm mới chấm dứt.

57

Có thể thấy được những ưu, nhược điểm của kiểu đề trắc nghiệm khách quan như sau:

Bảng 2.1. Trắc nghiệm khách quan

Ưu điểm Nhược điểm

- Bài kiểm tra có nhiều câu hỏi nên có thể kiểm tra được một cách hệ thốn và toàn diện kiến thức, kĩ năng của học sinh, tránh được tình trạng học vẹt, học tủ.

- Có thể kiểm tra, đánh giá trên diện rộng trong một không gian ngắn, thời gian kiểm tra ngắn.

- Chấm bài nhanh, chính xác, khách quan

- Tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình một cách chính xác.

- Sự phân phối điểm trên diện rộng, nên có thể phân biệt rõ ràng trình độ học sinh

- Có thể sử dụng các phương tiện hiện đại trong chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra của học sinh

- Không, hoặc khó đánh giá được khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ của học sinh.

- Không góp phần cho việc rèn luyện khả năng trình bày, diễn đạt ý kiến của học sinh.

- Chỉ giới hạn sự suy nghĩ của học sinh trong giới một giới hạn phạm vi xác định. Do đó hạn chế việc đánh giá khả năng sáng tạo của học sinh.

* Sử dụng câu hỏi tự luận

Câu hỏi tự luận có ưu thế trong việc đo được trình độ HS về lập luận, đòi hỏi các em phải lập kế hoạch và tổ chức việc trình bày ý kiến của mình có kết quả. Câu hỏi tự luận có hai dạng là tự luận có cấu trúc (tự luận đóng) và tự luận tự do (tự luận mở). Loại câu hỏi tự luận theo dạng mở tức là HS phải tự

58

trình bày ý kiến trong một bài làm (thường dài) để giải quyết vấn đề mà câu hỏi tự luận nêu ra. Dù dưới dạng nào thì câu hỏi tự luận thuận lợi cho việc đánh giá cách diễn đạt và khả năng tư duy của các em.Vì vậy, khi ra đề kiểm tra bằng câu hỏi tự luận có thể giúp GVphân hóa được trình độ HS theo các mức: giỏi, khá, trung bình, yếu.

Các câu hỏi tự luận không chỉ đòi hỏi HS phải nhận biết chính xác sự kiện, nhận thức đúng bản chất lịch sử mà còn đòi hỏi các em thể hiện trình độ lập luận, diễn đạt. Xây dựng câu hỏi tự luận trong DHLS có các dạng sau:

+ Câu hỏi nhằm kiểm tra khả năng nhớ kiến thức của HS. Cách soạn

câu hỏi theo hướng “đóng” này vẫn phải có vì theo qui luật nhận thức thì bao giờ cũng phải đi từ biết mới đến hiểu, mà có hiểu thì mới vận dụng được. Nội dung những câu hỏi “đóng” này chủ yếu tập trung vào việc yêu cầu HS ghi nhớ các sự kiện lịch sử một cách chính xác, các con số, ngày, tháng, năm xảy ra sự kiện, chú trọng vào các kiến thức lịch sử trọng tâm trong quá trình học.

Ví dụ: Nêu diễn biến chính cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Hà

Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873-1874).

+ Câu hỏi ở mức độ kiểm tra hiểu biết lịch sử của HS. Ở mức độ này

đòi hỏi HS đề cập ở trên), trên cơ sở đó biết khái quát, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ giữa sự kiện này với sự kiện khác bởi học lịch sử không phải là các sự kiện đơn lẻ mà là chuỗi một các sự kiện có mối

quan hệ, ảnh hưởng, tác động với nhau. Ví dụ: Trình bày các giai đoạn phát

triển của khởi nghĩa Hương Khê. Tại sao khởi nghĩa Hương khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Với câu hỏi này yêu cầu HS trên cơ sở hiểu biết về diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hương Khê đồng thời phải lí giải được tại sao cuộc khởi nghĩa lại được coi là tiêu biểu của phong trào Cần Vương (trên các mặt như tổ chức, lãnh đạo, địa bàn hoạt động, lực lượng, phương thức chiến đấu, thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa…). Như vậy, bên cạnh việc kiểm tra được các kiến thức cụ thể như thời gian, diễn biến, ngày, tháng diễn ra sự kiện đòi hỏi HS phải học thuộc lòng thì câu hỏi sẽ tập trung vào khả năng hiểu biết lịch sử của các em,

59

thông qua đó đánh giá được năng lực tư duy tổng hợp của HS sau một bài học lịch sử.

+ Câu hỏi kiểm tra phẩm chất và năng lực của HS. Đây là các câu hỏi

đòi hỏi HS trên cơ sở hiểu biết bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử phải đưa ra được nhận xét, đánh giá, bày tỏ chính kiến, quan điểm, thái độ về các vấn

đề lịch sử. Ví dụ: Tại sao nói trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất

là thời kì phong trào cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo?

Để trả lời được câu hỏi này HS phải biết kết hợp các kiến thức cụ thể trong SGK, bên cạnh đó là khả năng tổng hợp các kiến thức thành một chuỗi theo chiều dài lịch sử, hiểu bản chất các sự kiện đã diễn ra sau đó tổng hợp lại và đưa ra quan điểm.

Như vậy, với sự trình bày ở trên có thể rút ra những ưu – nhược điểm của phương pháp ra đề tự luận như sau:

Bảng 2.2. Phương pháp kiểm tra tự luận Ưu điểm Nhược điểm

-Có thể đánh giá được khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ của HS.

- Góp phần rèn luyện cho HS khả năng trình bày, diễn đạt ý kiến của mình.

- Có điều kiện để HS bộc lộ khả năng sáng tạo của mình do đó có điều kiện để đánh giá khả năng sáng tạo của HS.

- Đối với giáo viên thì việc biên soạn đề tự luận không khó và tốn ít thời gian

- Bài kiểm tra chỉ có một câu hỏi nên chỉ có thể kiểm tra được một phần kiến thức và kỹ năng của HS, dễ gây hiện tượng dạy và học tủ, học vẹt.

- Mất nhiều thời gian kiểm tra trên diện rộng

- Chấm bài mất nhiều thời gian, khó chính xác và khách quan.

- Sự phân phối điểm trên diện hẹp, nên khó có thể phân biệt được rõ ràng trình độ của HS.

- Không sử dụng được các phương tiện hiện đại trong chấm bài và phân tích kết quả của HS.

60

Nhìn vào hai bảng so sánh về ưu, nhược điểm của haiphương pháp kiểm tra bằng trắc nghiệm và tự luận trên ta có thể thấy ưu điểm của trắc nghiệm khách quan là nhược điểm của tự luận và ngược lại ưu điểm của tự luận là nhược điểm của trắc nghiệm khách quan.Vì vậy không nên chỉ dùng một phương pháp ra đề kiểm tra mà nên kết hợp một cách hợp lí giữa hai phương pháp này để đánh giá kết quả học tập của HS.

2.2.2. Thiết kế câu hỏi kiểm tra theo hướng phát huy tính tích cực và gây hứng thú học tập của học sinh hứng thú học tập của học sinh

Hiện nay đề kiểm tra một tiết vẫn chủ yếu theo lối truyền thống đó là dạng câu hỏi tự luận nhưng là tự luận theo lối “đóng”, tức là dạng câu hỏi chỉ yêu cầu HS trình bày, nêu những kiến thức cụ thể đóng sẵn trong SGK hoặc

Một phần của tài liệu Xây dựng đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)