*Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
Được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, cô giáo chủ nhiệm và cô giáo phụ trách bộ môn lịch sử, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại lớp 11B3 và 11B6 trường THPT An Lão – Hải Phòng.
*Nội dung thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm thông qua một đề kiểm tra. Đề kiểm tra một tiết 45 phút là đề kiểm tra thực hiện theo đúng phân phối chương trình lịch sử của lớp 11 THPT – chương trình chuẩn. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên lớp 11 của trường THPT An Lão – Hải Phòng. Cô giáo bộ môn Lịch sử Lương Hồng Ngọc thực hiện với 2 lớp, lớp 11B3 là lớp cô giáo bộ môn đã tiến hành phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới, hướng đến năng lực cho các em ngay trong quá trình học, còn lớp đối chứng là lớp 11B6 cô giáo vẫn dạy học theo lối truyền thống.
* Các bước tiến hành xây dựng đề kiểm tra Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
-Kiến thức: HS nhớ lại kiến thức cơ bản về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ 1858-1884:
+ HS đánh giá, phân tích được thái độ của triều đình và của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp
+ HS thấy được vai trò của nhà Nguyễn và của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
+ Nêu được chính sách khai thác thuộc địa lần 1 của tư bản Pháp ở Việt Nam cũng như những tác động của cuộc khai thác đó đến tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam.
+ Trình bày được các phong trào đấu tranh yêu nước của Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.
74
- Thái độ: Nghiêm túc học tập bộ môn, nghiêm túc làm bài. - Kĩ năng: Đánh giá kĩ năng phân tích, ghi nhớ, so sánh.
Các năng lực hình thành qua đề kiểm tra: năng lực tái hiện kiến thức,
năng lực phân tích, so sánh, nhận xét các hiện tượng lịch sử, năng lực vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề, năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau.
Bước 2. Hình thức đề kiểm tra: tự luận. Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
thấp Vận dụng cao Cộng 1. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1858-1884) Nhận xét được tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễnvới quần chúng nhân dân trong giai đoạn từ 1858 – 1867. Số câu Số câu: 1 1 Số điểm: 3,0 3,0
75 2. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp Trình bày được những chuyển biến về kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Nhận xét được về mối quan hệ giữa chuyển biến về kinh tế và xã hội. Số câu ½ ½ 1 Số điểm: 3,0 Số điểm:1,0 4,0 3. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ Giải thích
được nửa đầu thế kỉ XX là thời kì phong trào cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối và
76 nhất (1914- 1918) giai cấp lãnh đạo. Tổng số câu Số câu: 1 1 Số điểm: 3 3,0 Tổng số điểm
Số điểm: 3 Số điểm: 4 Số điểm:3 Số điểm: 10
Tỉ lệ 30% 40% 30% 100%
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Câu 1 (3 điểm).Em hãy nhận xét tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễnvà quần chúng nhân dân trong giai đoạn từ 1858 – 1867. Câu 2 (4 điểm).Trình bày những chuyển biến về kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Nhận xét về mối quan hệ giữa chuyển biến về kinh tế và xã hội.
Câu 3 (3 điểm).Tại sao nói nửa đầu thế kỉ XX là thời kì phong trào cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo?
Bước 5: Đáp án và thang điểm
Câu Đáp án Điểm
Câu 1
(3điểm)
Nhận xét tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn với quân chúng nhân dân trong giai đoạn 1858-1867..
a) Thái độ của triều đình 1,5đ
- Lúc đầu xây thành lũy, phòng tuyến tại Đà Nẵng và Gia Định, tăng lực lượng, thực hiện chiến thuật phòng thủ.
0,25đ
- Khi phòng tuyến Chí Hòa bị vỡ, quân chính quy tan rã, triều đình hoang mang dao động, số ít quan quân triều đình dao động, số ít tiếp tục đánh Pháp, cuối cùng kí Hiệp ước Nhâm Tuất để bảo vệ quyền thống trị
77
- Sau khi kí Hiệp ước, triều đình ra lệnh cho nghĩa quân lui binh, giải tán phong trào kháng chiến, hạ khí giới nộp cho Pháp
0,5đ
- Nhà Nguyễn tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp chiếm luôn ba tỉnh miền Tây
0,25đ
b) Tinh thần đấu tranh của nhân dân 1,5đ - Nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình xây
thành đắp lũy, lập các đội dân binh hăng hái đánh Pháp.
0,5đ
- Phong trào chống Pháp của nhân dân diễn ra ngày càng mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu văn thân yêu nước, thể hiện quyết tâm đánh Pháp, nhiều căn cứ chống Pháp được xây dựng
0,5đ
- Từ phong trào ứng nghĩa chuyển thành phong trào tự động kháng chiến sôi nổi khắp lục tỉnh, nghĩa quân kiên quyết bám đất, bám dân…
0,25đ
- Một số sĩ phu văn thân yêu nước ở miền Đông thể hiện thái độ bất hợp tác với địch, không chấp nhận Hiệp ước 1862 bằng phong trào “tị địa”
0,25đ
Câu 2
(4điểm)
Những chuyển biến về kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp? Nhận xét mối quan hệ giữa chuyển biến về kinh tế và xã hội?
a) Chuyển biến về kinh tế và xã hội
* Kinh tế 1,5đ
- 1897 Pháp ép triều đình nhà Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “ khai khẩn đất hoang” cho chúng
0,25đ
- Pháp tập trung đầu tư chủ yếu vào một số ngành kinh tế khai mỏ…
0,25đ
78
đại…
- Đường bộ được mở rộng đến những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng…
0,25đ
- Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu… 0,25đ
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản
xuất TBCN từng bước du nhập vào Việt Nam. Tuy vậy thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong một số lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
0,25đ
* Xã hội 1,5đ
- Giai cấp địa chủ phong kiến….. 0,25đ
- Giai cấp nông dân…… 0,25đ
- Giai cấp công nhân… 0,25đ
- Tư sản… 0,25đ
- Tiểu tư sản… 0,25đ
Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới. Sự biến động này đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
0,25đ
b) Nhận xét mối quan hệ 1,0đ
- Sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế dẫn đến sự ra đời các tầng lớp, giai cấp mới: giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản
0,5đ
- Các giai cấp, tầng lớp mới ra đời đã làm cho nền kinh tế Việt Nam có sự thay đổi. Đó là kiểu kinh doanh theo lối TBCN đang ngày càng hình thành bên cạnh nền kinh tế phong kiến vẫn còn tồn tại.
0,5đ
Câu 3
(3điểm)
Tại sao nói nửa đầu thế kỉ XX là thời kỳ phong trào cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo
79
- Các phong trào còn mang tính tự phát, đấu tranh nặng về đòi quyền lợi cá nhân – kinh tế
1,0đ
- Các phong trào có sự tham gia đầy đủ của các thành phần giai cấp lãnh đạo…
1,0đ
- Chưa có sự lãnh đạo thống nhất của một giai cấp tiên phong
1,0đ
Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra. 2.3.3. Kết quả thực nghiệm
Sau khi kiểm tra xong chúng tôi đã tổng hợp kết quả kiểm tra của 2 lớp được thể hiện qua bảng sau:
Điểm 5 - 6 7 - 8 9 - 10
Lớp thực nghiệm (30 HS) 5 15 10
Lớp đối chứng (33HS) 10 20 3
Bảng thể hiện sự so sánh điểm giữa 2 lớp
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện kết quả đạt được của HS lớp thực nghiệm và đối chứng
80
Từ kết quả kiểm tra được thể hiện qua biểu đồ chúng tôi nhận thấy: -Đối với lớp đối chứng: Điểm số từ 5 – 6 chiếm 30%, điểm từ 7 – 8 chiếm 61%, điểm từ 9 – 10 chiếm 9%.
- Đối với lớp thực nghiệm: điểm số từ 5 – 6 chiếm 16,7%, điểm từ 7 – 8 chiếm 50%, điểm từ 9 – 10 chiếm 33,3%
Như vậy, có thể thấy sau một thời gian dạy học theo phương pháp đổi mới của cô trò lớp 11B3 chúng tôi nhận thấy đã có một số em HS mặc dù chưa hoàn toàn đáp ứng được một cách trọn vẹn những yêu cầu về năng lực đặt ra nhưng về cơ bản lớp thực nghiệm đã ít nhiều các em định hình rõ được sẽ phải làm gì để đạt được kết quả cao trong bài kiểm tra. Tỉ lệ điểm số từ 9 – 10 chiếm 33% của lớp thực nghiệm có một sự khác biệt rõ rệt với lớp đối chứng bởi đây chính là các câu hỏi yêu cầu các em thể hiện rõ nhất các năng lực học tập và một số các em HS đã đạt được. Điều này cho thấy năng lực không phải tự thân ngay lập tức có được thông qua bài kiểm tra mà nó là sự kết hợp vô cùng chặt chẽ với quá trình học tập trên lớp của HS. Việc dạy học trên lớp theo tinh thần đổi mới cùng với cách xây dựng đề theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS đã phần nào mang lại kết quả khả thi và chắc chắn nếu thực hiện điều này một cách đồng bộ và liên tục sẽ khắc phục được tình trạng HS cảm thấy mệt mỏi khi học tập và làm bài bộ môn Lịch sử.
81
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Như vậy có thể nói việc xây dựng đề kiểm tra là một khâu then chốt trong KT,ĐG, là khâu mà qua đó chúng ta có thể thấy rõ được QTDH đã đạt được những gì và kết quả của chính QTDH ấy. Giáo dục nước ta hiện nay đang hòa nhập vào với nền giáo dục trên thế giới là hướng đến năng lực của người học để giúp người học biết vận dụng những kiến thức của mình trong quá trình học trên lớp, kết hợp với kinh nghiệm sống, sự tiếp thu học hỏi những kiến thức ngoài sách vở, ngoài trường học để vận dụng vào cuộc sống của mình.
Thực trạng ra đề kiểm tra bộ môn Lịch sử ở các trường PTTH hiện nay vẫn còn nhiều bất cập điều này được thể hiện ở nhiều nguyên nhân mang tính đồng bộ từ trên xuống, nguyên nhân từ chính GV, HS vẫn còn coi nhẹ việc kiểm tra bộ môn vì đây chỉ là một môn phụ, chỉ học cho qua, học để thi chứ chưa chú trọng đến việc thông qua việc kiểm tra thì HS sẽ đạt được gì, đã thể hiện được điều gì qua kết quả. Để khắc phục tình trạng đó, dựa trên thực tế của việc xây dựng đề kiểm tra bộ môn Lịch sử hiện nay ở các trường THPT và dựa trên cơ sở khoa học của lí luận dạy học hiện đại, chúng tôi đã đề xuất ba phương pháp ra đề nhằm phát triển năng lực của HS trong học tập bộ môn Lịch sử ở trường THPT đó là kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp ra đề; xây dựng đề kiểm tra nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS; xây dựng đề kiểm tra theo các chủ đề lịch sử. Mỗi biện pháp này đều có những ưu nhược điểm riêng và GV sẽ phải cân nhắc khi sử dụng và linh hoạt khi vận dụng.
Áp dụng các biện pháp xây dựng đề kiểm tra trên khi áp dụng vào thực tiễn có ý nghĩa rất lớn khi hiệu quả sẽ được tác động ngược trở lại đối với QTDH.Thông qua kết quả của kiểm tra, GV sẽ biết cách tự điều chỉnh lại quá trình dạy học của mình, còn với HS sẽ thấy được mình đã phát huy được những năng lực gì.
82
Sau thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn, chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất: Đối với các cấp quản lí giáo dục, ban giám hiệu các trường
THPT cần có kế hoạch đào tạo GV về chuyên môn KT,ĐG một cách đồng bộ và đối với tất cả các đối tượng, vùng miền. Có trách nhiệm trong việc thay đổi nội dung dạy học cho phù hợp, phương pháp dạy học phù hợp thì KT,ĐG mới đáp ứng được tinh thần của đổi mới giáo dục.
Thứ hai: Đối với GV dạy bộ môn Lịch sử là một nhân tố hết sức quan
trọng quyết định sự thành công trong việc triển khai việc làm đề kiểm tra, quyết định đối với chất lượng của QTDH, quyết định đối với hiệu quả của HS. GV dạy bộ môn phải có trách nhiệm trong việc đưa các năng lực cụ thể vào QTDH để ngay trong quá trình học HS đã phải ý thức được rằng mình sẽ làm thế nào để đạt được những năng lực ấy. GV phải là người chủ động, tìm tòi và học hỏi các triết lí về KT,ĐG để khi áp dụng vào việc ra đề sẽ tiến hành một cách khoa học, chính xác nhất. Bên cạnh đó GV phải có thái độ thực hiện nghiêm túc các chủ trương đổi mới trong việc KT,ĐG, thay đổi PPDH để hướng đến việc phát huy các năng lực học tập cho HS, làm nền tảng cho kết quả của việc ĐG.
Thứ ba: Xác định rõ việc học là để hoàn thiện bản thân, phải thể hiện
được các năng lực của bản thân thông qua kiểm tra chứ không phải học để thi. Ngoài ra còn tùy thuộc vào trình độ, vùng miền, chất lượng mà chủ động học hỏi, tích lũy, phát triển các năng lực cá nhân của mình sao cho được tối đa nhất để khi áp dụng vào các bài kiểm tra sẽ thu lại được những kết quả cao nhất. Năng lực là yếu tố không thể có ngay trong một học kỳ hay một khóa trình học mà năng lực phải được tích lũy qua thời gian, qua sự trải nghiệm trong học tập cũng như trong cuộc sống. Điều quan trọng là việc các em sẽ vận dụng các năng lực ấy như thế nào vào hiệu quả của các bài kiểm tra.
83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Bích (2009), Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập
THCS,LATS khoa học lịch sử, Đại học sư phạm Hà Nội
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2005),Phát triển năng lực thông qua phương
pháp và phương tiện dạy học mới,Hà Nội. Dự án phát triển giáo dục
THPT, tài liệu tập huấn
3. Nguyễn Hải Châu – Nguyễn Xuân Trường (2006), Đổi mới PPDH
và kiểm tra đánh giá mộn Lịch sử 10,Nxb Hà Nội
4. Nguyễn Hữu Chí(2004),Những đặc trưng cơ bản của chương trình
hiện đại, Tạp chí phát triển giáo dục, số 4/2004
5. Nguyễn Thị Côi(2006),Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả
DHLS ở trường phổ thông, Nxb ĐHSP Hà Nội
6. Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Hữu Chí (1999),Bài học lịch sử và việc
kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội
7. Nguyễn Thị Côi(2006),Một vài suy nghĩ về các biện pháp đổi mới việc
kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của HS ở trường phổ thông,Tạp chí khoa học số 6/2006.
8. Hà Thị Đức (1980),Đảm bảo tính khách quan trong việc kiểm tra đánh
giá kiến thức HS, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, tháng 3/1989
9. Nguyễn Minh Đường (2005),Đào tạo theo năng lực thực hiện,Tài liệu
bồi dưỡng GV, Hà Nội
10.James H.Stronge(2011),Những phẩm chất của người GV hiệu
quả,Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
11.Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức(1996),Kiểm tra đánh giá tri thức HS