Theo tinh thần đổi mới KT,ĐG hiện nay thì việc thực hiện KT,ĐG sẽ theo hướng chủ đề, xem đây như là một biện pháp để thúc đẩy và điều chỉnh việc đổi mới PPDH. Việc xây dựng đề kiểm tra theo chủ đề lịch sử có ưu điểm phát huy tối đa năng lực tổng hợp về kiến thức, kĩ năng, thái độ và khả năng vận dụng kinh nghiệm của bản thân HS trong học tập và trong những tình huống thực tiễn của cuộc sống. Tuy nhiên, để xây dựng đề kiểm tra theo hướng này đòi hỏi GV cũng phải có cách đánh giá “mở” hơn vì thường thì nội dung kiến thức theo chủ đề là rất rộng, tránh để HS sợ hãi với một “núi” các sự kiện, diễn biến dàn trải mà chỉ tập trung vào các sự kiện tiêu biểu theo
trình tự thời gian mà thôi.
Xây dựng đề kiểm tra theo các chủ đề vẫn phải tuân thủ theo một quy trình biên soạn như sau:
66
Bước 1. Xác định chủ đề
Chọn chủ đề để mô tả các mức độ cần đánh giá và định hướng năng lực được hình thành của chủ đề đó.Chủ đề được thể hiện ở trong chương trình giáo dục, trong SGK nội dung của chủ đề được thể hiện là một chương hoặc một số bài trong một chương hoặc có thể chủ đề là một bài.Khi lựa chọn chủ đề cần lưu ý chủ đề đó có vai trò quan trọng trong chương trình môn Lịch sử và ở lớp học.Chủ đề đó chiếm một thời lượng nhất định trong phân phối chương trình, có những chuẩn kiến thức, kĩ năng quan trọng làm cơ sở để hiểu những chuẩn của các chủ đề trước và các chủ đề sau.
Ví dụ: Trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 11 có thể chia ra các nội dung sau:
Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến 1884.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam theo hệ tư tưởng dân chủ Tư sản đầu thế kỷ XX?
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương
Con đường cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 -1919?
Bước 2. Mô tả các mức độ nhận thức cần đạt được và định hướng năng lực được hình thành trong chủ đề
Khi mô tả các mức độ đạt được thông qua các chuẩn kiến thức, kĩ năng cần tuân thủ các yêu cầu sau:
- Chuẩn được chọn để mô tả đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chủ đề và chương trình môn học. Đó là chuẩn có thời lượng nhất định trong phân phối chương trình và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác.
- Mỗi một nội dung của chủ đề phải có những chuẩn đại diện được chọn để mô tả đánh giá.
- Số lượng chuẩn cần mô tả đánh giá ở mỗi chủ đề nhiều hay ít phải tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề đó.
67
- Trong một chuẩn có thể được mô tả đánh giá ở nhiều cấp độ khác nhau như biết, hiểu, vận dụng.
Việc mô tả các mức độ đạt được thông qua các chuẩn kiến thức, kĩ năng được tiến hành cần lưu ý:
- Mô tả được các mức độ nhận thức cần đạt được và định hướng năng lực được hình thành trong chủ đề.
- Căn cứ vào yêu cầu mức độ cần đạt của chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục bộ môn Lịch sử hiện hành mô tả các chuẩn cần đánh giá.
- Các chuẩn được mô tả là những chuẩn điển hình, tiêu biểu, không nên mô tả các chuẩn nhỏ lẻ, vụn vặt.
- Không mô tả các chuẩn nằm trong điều chỉnh nội dung dạy học (giảm tải).
- Các động từ được mô tả phù hợp với các cấp độ cần đánh giá.
- Từ ngữ, diễn đạt rõ ràng thể hiện được nội dung, mức độ cần đánh giá.
Việc mô tả các mức độ đạt được thông qua các chuẩn kiến thức, kĩ năng cần có theo bảng sau:
Bảng 2.3. Bảng các mức độ đạt được trong kiểm tra
Nội dung Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng
cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
68
- Căn cứ vào kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ cần xác định được định hướng năng lực của chủ đề. Đây là các năng lực mà sau khi học xong chủ đề HS cần hướng tới và hình thành.
- Các năng lực phải phù hợp với đặc trưng bộ môn Lịch sử, phù hợp với khả năng của HS cấp học, phù hợp với vùng miền. Chẳng hạn như các năng lực lập bảng niên biểu, vẽ được đồ thị, sơ đồ lịch sử, năng lực nhận xét, rút ra bài học cho bản thân từ những sự kiện, hiện tượng, nhân vật, vấn đề lịch sử; năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Bước 3. Xây dựng các câu hỏi trong đề kiểm tra cụ thể đối với từng mức độ nhận thức và năng lực
- Trên cơ sở các mức độ nhận thức cần đạt được và định hướng năng lực được hình thành trong chủ đề tiến hành biên soạn các câu hỏi.
- Một chuẩn có thể ra nhiều dạng đề khác nhau (trắc nghiệm khách quan, tự luận). Khi biên soạn GV cần lưu ý đến kĩ thuật biên soạn sao cho thỏa mãn đúng yêu cầu.
Ví dụ: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam
trong những năm cuối thế kỷ XIX.
Các bước được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ * Kiến thức: HS trình bày được:
- Nguyên nhân dẫn đến phong trào Cần Vương. - Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.
- Diễn biến các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Bãi Sậy, Khởi nghĩa Ba Đình, Khởi nghĩa Hương Khê, Khởi nghĩa Yên Thế.
* Kĩ năng:
Hiểu được các cuộc khởi nghĩa và sau đó rút ra nhận xét, đặc điểm và bài học lịch sử từ phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
69
* Thái độ:
Giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng giải phóng dân tộc, bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi.
Bước 2: Lập bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi trong chủ đề Chuẩn kiến thức kĩ năng (Mô tả yêu cầu cần đạt) Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt) Phong trào Cần Vương bùng nổ - Nêu được nguyên nhân bùng nổ phong trào - Trình bày được các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương Giải thích
được tại sao
Tôn Thất Thuyết phải xuống chiếu Cần Vương Phân tích được diễn biến của phong trào Cần Vương qua 2 giai đoạn và lý giải được sự phát triển của phong trào Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương Trình bày được diễn biến các cuộc khởi nghĩa: Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê Nhận xét được về đường lối, chủ trương hoạt động của các cuộc khởi nghĩa Phân tích được ý nghĩa và rút ra được bài học kinh nghiệm từ các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương
70 Rút ra được đặc điểm của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX Khởi nghĩa Yên Thế Trình bày được các giai đoan phát
triển của khởi
nghĩa Yên Thế (1884- 1913) Giải thích được sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Yên Thế So sánh được đặc điểm của khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương Định hướng năng lực cần hình thành:
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, xác định được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử, nhận xét, đánh giá.
Bước 3: Hệ thống câu hỏi đề kiểm tra được xây dựng theo các mức đã mô tả:
1: Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1.Phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết tổ chức cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế và phát động phong trào Cần Vương dựa trên cơ sở nào?
A. Có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc. B. Có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh. C. Có sự ủng hộ của binh lính.
71
D. Có sự ủng hộ của nhân dân và quan lại chủ chiến.
Câu 2. Cuộc phàn công quân Pháp tại kinh thành Huế diễn ra vào
A. đêm 4 rạng ngày 5 tháng 5 năm 1885. B. đêm 4 rạng ngày 5 tháng 6 năm 1885. C. đêm 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885. D. đêm 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885.
Câu 3. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương là do
A. Muốn giúp vua cứu nước.
B. Bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề. C. Muốn lật đổ vương triều Nguyễn.
D. Căm thù Pháp, chống Pháp để giành độc lập.
Câu 4.Phong trào nào sau đây không phải nằm trong phong trào Cần Vương?
A. Khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy. C.Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 5.Trong phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào nào kéo dài thời gian nhất?
A. Khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy. C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 6. Phong trào Cần Vương diễn ra trong thời gian từ
A. 1885 – 1895. B. 1880 – 1895. C. 1885 – 1895. D. 1885 – 1895.
72
Các cuộc khởi nghĩa Nhân vật Lịch sử
- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) - Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) - Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)
- Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)
- Hoàng Hoa Thám - Phan Đình Phùng
- Phạm Bành và Đinh Công Tráng - Nguyễn Hữu Cầu.
-Nguyễn Thiện Thuật. - Nguyễn Trung Trực. II. Tự luận
Câu 1.Trình bày nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương.
Câu 2. Hãy tóm lược diễn biến 2 giai đoạn của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn.
Câu 3. Tóm lược các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Hương Khê và lí giải tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Câu 4.Bằng các sự kiện tiêu biểu em hãy cho biết khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm nào khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống Pháp?
Câu 5.Hãy rút ra những đặc điểm của các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Những biện pháp trên nếu được vận dụng trong đổi mới cách ra đề KT,ĐG sẽ góp phần đem lại những thay đổi đối với bộ môn Lịch sử. Việc quan trọng là phải rất linh hoạt trong việc xây dựng đề, tính đến độ vừa sức cũng như các đối tượng HS khác nhau.