0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Thiết kế câu hỏi kiểm tra theo hướng phát huy tính tích cực và gây

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 60 -60 )

hứng thú học tập của học sinh

Hiện nay đề kiểm tra một tiết vẫn chủ yếu theo lối truyền thống đó là dạng câu hỏi tự luận nhưng là tự luận theo lối “đóng”, tức là dạng câu hỏi chỉ yêu cầu HS trình bày, nêu những kiến thức cụ thể đóng sẵn trong SGK hoặc trong vở viết của GV. Điều này dẫn đến một hệ quả đó là HS có cảm giác nặng nề về lượng kiến thức đồng thời không phát huy được khả năng tư duy, khả năng áp dụng những kiến thức vào trong cuộc sống. Với quan điểm chỉ đạo đổi mới trong giáo dục thì phải thay đổi cách KT,ĐG nhằm phát huy tối đa các năng lực học tập của HS và khâu ra đề chính là khâu then chốt.

KT,ĐG hiện nay đang hướng về các câu hỏi “mở” để yêu cầu HS ngoài việc phải nắm vững các kiến thức cơ bản trong sách thì câu hỏi mở sẽ là các câu có vai trò nâng cao các năng lực cá nhân của mỗi HS khi áp dụng vào bài. Xây dựng đề kiểm tra theo hướng phát huy tính tích cực của HS có ý nghĩa rất lớn để các em bộc lộ khả năng nhận thức, khả năng tư duy và khả năng vận dụng.

Đề mở hiện nay khác với đề “đóng” truyền thống ở chỗ nó thường có đầy đủ các yếu tố, từ lời dẫn đến yêu cầu về nội dung thiên về phát huy khả năng nhận thức tư duy của HS chứ không phải dạng đề thi chỉ yêu cầu các em nhớ, thuộc về một nội dung lịch sử. Có thể kể ra các dạng câu hỏi mở trong đề kiểm tra môn Lịch sử như sau:

61

Dạng 1: Có thể đưa ra một sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử và yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.

Ví dụ: Bằng những sự kiện cụ thể em hãy nhận xét xu hướng cải cách của

Phan Châu Trinh.

Dạng 2: Có thể nêu nhận định, đánh giá về sự kiện, nội dung hoặc nhân vật lịch sử và yêu cầu HS bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình về

vấn đề đó. Ví dụ: Khi nhận xét về xu hướng bạo động của cụ Phan Bội Châu,

Nguyễn Ái Quốc cho rằng “cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp ta đuổi Pháp cũng chẳng khác gì đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Quan điểm của em về ý kiến trên.

Dạng 3: Yêu cầu học sinh rút ra quy luật, bài học lịch sử và yêu cầu HS giải thích, bình luận, đánh giá.

Ví dụ: Từ phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX,

đầu thế kỉ XX, em rút ra được bài học gì về con đường giải phóng dân tộc của Việt Nam?

Dạng 4: Cho phép HS được lựa chọn sự kiện, nhân vật lịch sử yêu thích nhất trong một giai đoạn lịch sử, một chuỗi các sự kiện được học để trả lời nhưng phải lý giải vì sao lại lựa chọn sự kiện, nhân vật lịch sử đó.

Ví dụ: Bằng những kiến thức lịch sử đã học em hãy làm rõ trách nhiệm

của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp.

Với 4 dạng ra đề trên sẽ phần nào giúp các HS có cảm hứng và thích thú hơn trong khi làm bài. Ngoài các kiến thức cơ bản mà các em vẫn phải nêu được trong bài thì các em còn được mạnh dạn đưa ra các quan điểm của mình để đánh giá, nhận xét về những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử….Đó cũng là cách khiến HS trở nên tự tin hơn trong học tập và tự tin trong việc nói lên được quan điểm của mình, thể hiện nhãn quan, quan điểm sống mà các em đã tích lũy.

62

* Xây dựng đề kiểm tra theo đúng qui trình

Thực tế từ trước tới nay trong mục tiêu của mỗi bài học đều bao gồm đầy đủ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, nhưng trong QTDH GV chỉ chú trọng mục tiêu về kiến thức vì thi cử chủ yếu thiên về kiểm tra kiến thức sách vở, hàn lâm, không chú ý đến KT,ĐG năng lực của HS, không kiểm tra xem các em đã đạt được kĩ năng gì trong quá trình học tập cũng như năng lực ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống ra sao. HS cũng không có cơ hội được bày tỏ chính kiến, quan điểm, tình cảm cũng như thái độ của mình trước những vấn đề nảy sinh trong học tập cũng như trong cuộc sống thực tiễn. Để đánh giá được hiệu quả của một bài kiểm tra chúng ta dựa trên các cấp bậc là biết, hiểu, vận dụng, vận dụng bậc thấp, vận dụng bậc cao, với cách ra đề theo hướng mở sẽ phân biệt được rất rõ năng lực của HS ở mức độ vận dụng. Các năng lực của từng HS cũng sẽ được phát huy một cách tối đa nhất khi trả lời các câu hỏi có tính mở, đồng thời với một câu hỏi mở HS cũng cảm thấy hứng thú hơn, các em sẽ được viết và được nói lên tất cả mọi suy nghĩ, quan điểm của cá nhân mình mà không phải theo một khuôn khổ kiến thức cứng nhắc. Việc ra đề mở giống như một luồng gió mới giúp các em cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong khi học và kiểm tra bộ môn lịch sử, gánh nặng về kiến thức không còn khiến các em mệt mỏi. Vì vậy, việc đổi mới KT,ĐG theo hướng đánh giá năng lực, phẩm chất của HS dưới dạng câu hỏi mở cần thiết phải được thực hiện một cách thường xuyên để tạo ra những bước đột phá trong nhận thức, có như vậy mới tác động trở lại làm thay đổi dần cách dạy, cách học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.

Để biên soạn đề kiểm tra theo hướng mở ta cũng cần thực hiện theo qui trình ra đề kiểm tra nhưng có lẽ sự khác nhau giữa qui trình ra đề thông thường và qui trình ra đề mở là ở khâu biên soạn câu hỏi theo ma trận và xây dựng thang điểm và đáp án đều theo hướng mở. Vì thế người GV sẽ phải học hỏi, nâng cao kĩ năng ra đề ở những phần quan trọng này. Tuy nhiên nó vẫn phải tuân theo những bước cơ bản sau:

63

Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra

Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của HS để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. Mục tiêu của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp HS có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở các em thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. Mục đích của đề kiểm tra môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp HS đạt được trên 3 mặt là kiến thức, kĩ năng năng lực thực hành và tình cảm – thái độ - tư tưởng.

Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra

Đề kiểm tra theo hướng mở chủ yếu là câu hỏi tự luận.

Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra

Ma trận đề kiểm tra là một bảng hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của HS theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức lĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.

Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận

Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề qui định.

Để các câu hỏi tự luận biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn các câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau:

64

- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng.

- Câu hỏi yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới. - Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo.

- Câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh.

- Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến HS.

- Yêu cầu HS phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những kiến thức cố định trong SGK.

Bước 5: Xây dựng đáp án và thang điểm

Cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Nội dung: khoa học và chính xác;

- Cách trình bày :cụ thể, chi tiế ngắn gọn, dễ hiểu. - Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.

Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

- Phát hiện những sai sót trong từng câu hỏi, đáp án và thang điểm về nội dung cũng như cách trình bày.

- Đối chiếu câu hỏi với ma trận để kiểm tra về sự phù hợp giữa chúng. - Đối chiếu nội dung câu hỏi với chuẩn kiến thức kĩ năng, với nội dung chương trình và trình độ của HS.

Như vậy, một đề mở khác với loại đề truyền thống ở chỗ nó thường có đầy đủ các yếu tố, từ lời dẫn đến yêu cầu về nội dung thiên về phát huy khả năng nhận thức tư duy của HS chứ không phải là dạng đề chỉ yêu cầu các em nhớ, thuộc về một nội dung lịch sử. Do đó, đề mở được thể hiện chủ yếu ở những câu hỏi mở về hình thức và mở về nội dung. Những câu hỏi dạng này có thể chấp nhận được nhiều câu trả lời, thậm chí có thể có những quan điểm trái chiều miễn là học sinh bộc lộ được nhận thức và lập luận logic trong quá trình tìm hiểu nội dung lịch sử. Các đề mở được sử dụng thường xuyên vừa khuyến khích HS tìm hiểu nội dung lịch sử một cách khách quan, khoa học

65

vừa khuyến khích được óc sáng tạo, khả năng tư duy ở các em. Với những đề kiểm tra được minh họa như trên theo hướng mở đòi hỏi HS bộc lộ suy nghĩ và thể hiện năng lực cá nhân của mình về cảm nhận vấn đề trên cơ sở sự thật lịch sử, đồng thời cũng đánh giá được đối tượng HS với mức độ phân hóa khác nhau qua cách hiểu và các diễn đạt vấn đề đặt ra.

Cách ra đề theo hướng mở yêu cầu HS phải biết vận dụng tổng hợp những kiến thức, kĩ năng và xúc cảm của mình để giải quyết tốt nhất vấn đề đặt ra. Việc ra đề mở sẽ đánh giá tốt hơn khả năng tư duy (đặc biệt là tư duy phản biện), năng lực giải quyết vấn đề, khả năng diễn đạt của HS. Đề mở thường tạo điều kiện cho các em được chủ động trong tư duy và cảm nhận về một nội dung lịch sử đã từng tồn tại để từ đó vận dụng bằng suy nghĩ và hành động thực trong cuộc sống của mình sau này. Do đó, cách ra đề kiểm tra, thi môn Lịch sử theo hướng mở sẽ tránh được lối học tủ, học vẹt, nặng về ghi nhớ máy móc, buộc HS phải dựa vào chính năng lực của mình mà không thể trông chờ vào sự quay cóp hoặc may rủi nào cả.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 60 -60 )

×