0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng đề kiểm tra theođịnh hướng phát

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 31 -31 )

triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

KT,ĐG nói chung, đặc biệt là việc xây dựng đề kiểm tra trong DHLS ở trường phổ thông có vai trò, ý nghĩa trong việc góp phần phát triển năng lực toàn diện ở HS trên cả ba mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ.

Về kiến thức: thông qua làm đề KT, HS được củng cố những tri thức đã

được học, ôn lại, tổng kết bài học, quá trình học, tự bản thân HS sẽ biết được mức độ tiếp thu kiến thức của mình đến đâu để từ đó có thể tự điều chỉnh lại

việc học của mình.Ví dụ như “Em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa

Yên Thế.”. Để trả lời được câu hỏi này HS sẽ phải nhớ lại được những sự

kiện, với ngày tháng cụ thể diễn ra cuộc khởi nghĩa để đáp ứng được câu hỏi đặt ra.

Về kĩ năng: đề KT theo hướng phát triển năng lực và thường được thực

hiện dưới dạng viết, qua đó rèn luyện cho HS kĩ năng viết, kĩ năng tưởng tượng, góp phần phát triển các năng lực nhận thức, và đặc biệt là các thao tác

tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp. Ví như “ Em hãy phân tích sự giống

và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỷ XX.”.Để trả

lời được câu hỏi này HS trước hết phải nhớ được các sự kiện tiêu biểu của hai xu hướng bạo động và cải lương sau đó sẽ phải rút ra được những đặc điểm giống và khác nhau về chủ trương và phương pháp, nếu HS chỉ biết sự kiện thôi thì chưa đủ mà sẽ phải hiểu được bản chất của hai xu hướng yêu nước.

Về thái độ: việc củng cố tri thức được thực hiện thông qua các thao tác

tư duy và thực hành kĩ năng qua đó giúp HS hiểu và có thái độ đúng đắn. Một đề kiểm tra dễ hiểu, hướng đến sự phát triển năng lực của HS sẽ giúp các em

32

hình dung rõ hơn những giá trị mà lịch sử đã để lại và thông qua đó cho các

em lòng tin, tình yêu, lòng tự hào dân tộc. Ví dụ với câu hỏi “Em hãy đánh

giá việc để mất nước ta vào tay của thực dân Pháp và trách nhiệm của nhà Nguyễn.” Qua đề KT này HS không chỉ nhớ được sự kiện mà còn phải bày tỏ

được những cảm xúc, thái độ của mình khi nói về việc nhà Nguyễn để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.

Lịch sử là một môn có tính giáo dục rất lớn nên để ĐG được các giá trị thực tiễn mà HS lĩnh hội và phát huy được thì khâu ra đề có vai trò quyết định. GV phải nắm vững được một cách đầy đủ về lí thuyết và khoa học về các năng lực cần đạt được đối với HS để qua đó cung cấp các kĩ năng học trên lớp và khi ra đề HS sẽ không còn bỡ ngỡ hay cảm thấy khó hiểu về đề KT.

Xây dựng đề KT để đánh giá năng lực của HS sẽ có tác dụng hai chiều đối với cả GV và HS.Bởi thông qua đề KT GV sẽ ĐG được HS của mình đã đáp ứng được hiệu quả của bài học đến đâu và đã phát huy được những năng lực gì?Đồng thời xem xét lại PPDH của chính GV.Bên cạnh đó, bản thân HS cũng sẽ tự ĐG được hiêu quả bài làm của mình để so sánh với các bạn cùng lớp.

Xây dựng đề KTtheo định hướng phát triển năng lực HS trong DHLS ở trường phổ thông có nhiều ý nghĩa. Việc ra đề KTtheo định hướng phát triển năng lực cho HS giúp GV hiểu rõ việc học tập của HS, có cơ sở thực tiễn ĐG kết quả học tập của các em và phát hiện những thiếu sót trong kiến thức, kỹ năng để kịp thời sửa chữa, bổ sung. Bên cạnh đó đặt ra những yêu cầu cho chính G V và HS trong quá trình dạy và học ở trên lớp.Ngoài việc KT được các kiến thức theo đúng chuẩn của chương trình thì còn phát huy thêm ở HS những tư tưởng, thái độ, quan điểm, kinh nghiệm sống để ứng dụng vào thực tiễn của các em.

33

1.1.4. Những yêu cầu của việc xây dựng đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 31 -31 )

×