1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng

105 854 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

Trong ngành chăn nuôi gà ở n-ớc ta hiện nay, đàn gà công nghiệp chỉ chiếm 30%, 70% còn lại của tổng đàn là gà thả v-ờn. Sở dĩ có tỷ trọng lớn nh- vậy là do đàn gà thả v-ờn có chất l-ợng sản phẩm cao, phù hợp với thị hiếu ng-ời tiêu dùng, bên cạnh đó, chúng còn tỏ ra thích hợp với ph-ơng thức chăn nuôi bán công nghiệp - một ph-ơng thức đang phát triển mạnh ở n-ớc ta. Trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu của x? hội về sản phẩm thịt gà có chất l-ợng cao hơn, Nhà n-ớc ta đ? tiến hành cho nhập nội nhiều giống gà thả v-ờn nổi tiếng trên thế giới nh- L-ơng Ph-ợng, Tam Hoàng, Sasso, Kabir… Bên cạnh những -u điểm rất quan trọng nh- khả năng sinh sản cao, tăng trọng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn, giá thành sản phẩm hạ… thì chúng còn bộc lộ nhiều nh-ợc điểm nh- khả năng thích nghi ch-a cao, chất l-ợng thịt thấp, sản phẩm không đ-ợc thị tr-ờng -a chuộng nên khó tiêu thụ và giá bán thấp, lợi nhuận không cao. Trải qua hàng ngàn năm phát triển, ông cha ta đ? để lại nhiều giống gia súc, gia cầm quý hiếm, trong đó có giống gà Hồ nổi tiếng. Do ý thức đ-ợc tầm quan trọng và hoà nhập cùng cộng đồng quốc tế trong trào l-u “bảo tồn sự đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen quý hiếm…”, trong những năm gần đây, với sự hỗ trợ của các tr-ờng đại học, viện nghiên cứu, đàn gà Hồ đ? b-ớc đầu đ-ợc bảo tồn, phát triển nhanh cả về số l-ợng và chất l-ợng. Bên cạnh những -u điểm nổi bật nh- khối l-ợng cơ thể lớn, chất l-ợng thịt, trứng tốt, thích nghi tốt với điều kiện chăn thả tại địa ph-ơng thì giống gà Hồ có một số nh-ợc điểm lớn, đó là khả năng tăng trọng thấp, sức sinh sản kém, chi phí thức ăn và giá thành rất cao, do đó việc phát triển đàn gà Hồ thuần chủng gặp rất nhiều khó khăn.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I

- -

LÊ CÔNG CƯỜNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA TỔ HỢP LAI GIỮA GÀ HỒ VÀ GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI

Mã số: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI HỮU ðOÀN

HÀ NỘI - 2007

Trang 2

LờI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đ0

được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đ0 được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả

Lê Công Cường

Trang 3

LờI CảM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi

- Thuỷ sản và Khoa sau Đại học - Trường Đại học Nông nghiệp I đ0 giúp đỡ

và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu học tập và bảo vệ luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn tới Tiến sỹ Bùi Hữu Đoàn cùng các thầy cô giáo Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa Khoa Chăn nuôi -Thủy sản Trường

Đại học Nông nghiệp I đ0 tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đ0 động viên, khích lệ tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Nhân dịp hoàn thành luận văn, một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng cảm

ơn chân thành tới nhà trường, các thầy cô giáo, các cơ quan, bạn bè đồng nghiệp cùng người thân đ0 động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt qua trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2007 Học viên

Lê Công Cường

Trang 4

2 TæNG QUAN TµI LIÖU

3 §èI T¦îNG, §ÞA §IÓM, NéI DUNG

Vµ PH¦¥NG PH¸P NGHI£N CøU

Trang 5

3.1 §èi t−îng nghiªn cøu 36

4 KÕT QU¶ TH¶O LUËN

Trang 6

Tµi liÖu tham kh¶o

Trang 7

DANH MôC C¸C CH÷ VIÕT T¾T

Trang 8

DANH MụC CáC BảNG

Bảng 4.7 Sinh trưởng tuyệt đối của gà Broiler trong các lô thí nghiệm 58 Bảng 4.8 Sinh trưởng tương đối của gà boiler trong các lô thí nghiệm 61

Bảng 4.10 Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà broiler qua các tuần tuổi 64

Trang 9

DANH MôC C¸C §å THÞ

Trang 10

1 Mở ĐầU

1.1 ĐặT VấN Đề

Trong ngành chăn nuôi gà ở nước ta hiện nay, đàn gà công nghiệp chỉ chiếm 30%, 70% còn lại của tổng đàn là gà thả vườn Sở dĩ có tỷ trọng lớn như vậy là do đàn gà thả vườn có chất lượng sản phẩm cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, bên cạnh đó, chúng còn tỏ ra thích hợp với phương thức chăn nuôi bán công nghiệp - một phương thức đang phát triển mạnh ở nước ta Trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu của x0 hội về sản phẩm thịt

gà có chất lượng cao hơn, Nhà nước ta đ0 tiến hành cho nhập nội nhiều giống

gà thả vườn nổi tiếng trên thế giới như Lương Phượng, Tam Hoàng, Sasso, Kabir… Bên cạnh những ưu điểm rất quan trọng như khả năng sinh sản cao, tăng trọng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn, giá thành sản phẩm hạ… thì chúng còn bộc lộ nhiều nhược điểm như khả năng thích nghi chưa cao, chất lượng thịt thấp, sản phẩm không được thị trường ưa chuộng nên khó tiêu thụ và giá bán thấp, lợi nhuận không cao

Trải qua hàng ngàn năm phát triển, ông cha ta đ0 để lại nhiều giống gia súc, gia cầm quý hiếm, trong đó có giống gà Hồ nổi tiếng Do ý thức được tầm quan trọng và hoà nhập cùng cộng đồng quốc tế trong trào lưu “bảo tồn sự đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen quý hiếm…”, trong những năm gần đây, với

sự hỗ trợ của các trường đại học, viện nghiên cứu, đàn gà Hồ đ0 bước đầu

được bảo tồn, phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng Bên cạnh những

ưu điểm nổi bật như khối lượng cơ thể lớn, chất lượng thịt, trứng tốt, thích nghi tốt với điều kiện chăn thả tại địa phương thì giống gà Hồ có một số nhược điểm lớn, đó là khả năng tăng trọng thấp, sức sinh sản kém, chi phí thức

ăn và giá thành rất cao, do đó việc phát triển đàn gà Hồ thuần chủng gặp rất nhiều khó khăn

Trang 11

Lai kinh tế giữa hai giống có nguồn gốc, năng suất khác nhau sẽ mang lại

ưu thế lai, đó là điều mà các nhà khoa học và chăn nuôi đ0 phát hiện và áp dụng thành công từ rất lâu Nếu lai kinh tế giữa một giống gà nội như gà Hồ với một giống gà thả vườn nổi tiếng như gà Lương Phượng thành công thì chẳng những sẽ cho con lai có năng xuất cao hơn, thích hợp với phương thức bán chăn thả của người nông dân Việt Nam mà còn đẩy mạnh việc tiêu thụ và phát triển bền vững giống gà Hồ quý hiếm, đó là cách tốt nhất để thực hiện phương châm mà tổ chức FAO đ0 khuyến cáo: “để bảo tồn một giống địa phương quý hiếm, cách tốt nhất là sử dụng chúng khoa học và hiệu quả” Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài:

"Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Hồ với gà Lương Phượng "

1.2 MụC TIÊU CủA Đề TàI

- Đánh giá khả năng sản xuất của gà Hồ, gà Lương Phượng và ưu thế lai của công thức lai kinh tế giữa gà trống Hồ với gà mái Lương Phượng về khả năng sinh sản, tỷ lệ nuôi sống, khả năng tăng trọng và cho thịt, tiêu tốn thức

ăn và hiệu quả kinh tế

- Từ kết quả nghiên cứu, áp dụng và thực tiễn sản xuất nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm cho các hộ chăn nuôi gà Hồ, thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển giống gà quý hiếm này

1.3 ý NGHĩA KHOA HọC Và THựC TIễN CủA Đề TàI

1.3.1 ý nghĩa khoa học

Đề tài được tiến hành nhằm bước đầu đánh giá ưu thế lai (heterosis) và khả năng kết hợp (nicking) của công thức lai kinh tế: trống Hồ x mái Lương Phượng, thông qua theo dõi các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của gà mái Lương Phượng khi được ghép đôi với gà trống Hồ, khả năng cho thịt của đàn broiler F1 (H x LP) từ 1-12 tuần tuổi

Trang 12

1.3.2 ý nghĩa thực tiễn

Nếu thành công, để tài sẽ đóng góp cho thực tiễn chăn nuôi của nước ta một công thức lai kinh tế đơn giản mà con lai của chúng chắc chắn có khả năng thích nghi cao hơn là gà nhập nội nhưng chất lượng sản phẩm cao hơn

Điều đó sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ mạnh gà Hồ giống, thông qua đó giúp cho công tác chăn nuôi giống gà Hồ phát triển nhanh và bền vững

Trang 13

2 TổNG QUAN TàI LIệU

2.1 CƠ Sở KHOA HọC CủA Đề TàI

2.1.1 Cơ sở khoa học của lai kinh tế

* Khái niệm:

Lai kinh tế là phương pháp cho giao phối giữa những con trống và con mái khác giống hay khác dòng với mục đích dùng con lai lấy sản phẩm Phương pháp lai này còn được gọi là lai công nghiệp vì có thể sản xuất ra hàng loạt sản phẩm nhanh, có chất lượng trong một thời gian tương đối ngắn Mục đích lai kinh tế để sử dụng ưu thế lai, con lai có thể mang những đặc tính trội của giống gốc bố hoặc mẹ, con lai có thể phối hợp được những đặc tính của hai giống gốc, con lai có thể vẫn còn giữ nguyên tính bảo thủ của một trong hai giống gốc, như tính đòi ấp của gà Rhoderi được biểu hiện rõ rệt theo mùa vụ Năng suất của vật nuôi phụ thuộc hai yếu tố, đó là bản chất di truyền bên trong

và ngoại cảnh bên ngoài, do đó, để nâng cao năng suất vật nuôi, người ta cần phải:

- Cải tiến bản chất di truyền của chúng

- Cải tiến phương pháp chăn nuôi

Bên cạnh việc nhân giống thuần chủng, để cải tiến nhanh bản chất di truyền của vật nuôi, người ta thường tiến hành lai tạo Cách làm này cho hiệu quả nhanh trong một thời gian ngắn Trong lịch sử chăn nuôi gia cầm, các giống gà đầu tiên được tạo ra từ cuối thế kỷ 18 trên cơ sở lai tạo giữa các giống gốc địa phương khác nhau Ngày nay, người ta đ0 tạo ra được rất nhiều giống cao sản cũng thông qua con đường lai tạo Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1981)[39]

Darwin là người đầu tiên đ0 phát hiện ra lợi ích của việc lai tạo và ông đ0

có nhận xét: lai có lợi, tự giao có hại đối với động vật Lai tạo còn nhằm sử

Trang 14

dụng một hiện tượng sinh học quan trọng, đó là ưu thế lai (Heterosis), đó là sức sống, khả năng miễn dịch đối với bệnh tật và các tính trạng kinh tế được nâng cao hơn ở đời sau Thông qua các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của tổ hợp lai, ưu thế lai còn được dùng làm căn cứ khoa học cho công tác chọn lọc và nhân giống gia súc (Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân (1994)[33])

Mendel là một trong những nhà khoa học tiên phong trong việc dùng các phương pháp lai để nghiên cứu đặc điểm di truyền các tính trạng, từ đó ông đ0 phát hiện ra những định luật cơ bản của di truyền học hiện đại (D Ph Petrop (1984)[49]) Căn cứ vào mục đích cuối cùng của chăn nuôi mà người ta lựa chọn những phương pháp lai khác nhau như: lai kinh tế, lai luân chuyển, lai cải tiến (lai pha máu), lai cải tạo, lai phối hợp (lai tạo thành), trong đó lai kinh tế là phương pháp phổ biến nhất (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992)[40])

Để lai kinh tế có hiệu quả phải chọn lọc tốt các dòng thuần Khi nhân giống thuần, các cá thể dị hợp tử sẽ giảm đi và các cá thể đồng hợp tử sẽ tăng lên (Nguyễn Ân và cộng sự (1983)[3]) Trong mỗi giống gia cầm thường bao gồm nhiều dòng Mỗi dòng có đặc điểm chung của giống, nhưng lại có đặc

điểm di truyền riêng biệt Sự khác biệt giữa các dòng, giống về kiểu gen là yếu

tố quyết định để làm xuất hiện ưu thế lai Nếu cho lai giữa các giống có sự khác biệt quá xa nhau về di truyền thì sẽ không có sự kết hợp (Nicking) Chính vì vậy, trong công tác nhân giống để vừa thu được ưu thế lai cao lại có khả năng kết hợp tốt, người ta cần phải tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm và quan trọng nhất là đánh giá chất lượng của các thế hệ sau

Muốn đạt được hiệu quả cao khi lai giữa các dòng hay các giống, người

ta cần phải có định hướng rõ ràng, trên cơ sở đánh giá một cách khoa học về các nguồn nguyên liệu ban đầu Không thể tạo ra được những con lai tốt bằng cách cho giao phối một cách tình cờ và tuỳ tiện Lai kinh tế là một phương pháp được áp dụng phổ biến ở nhiều nước vì mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi Người ta đ0 xác định được bản chất di truyền của hiện tượng này: đó là

Trang 15

cá thể mang gen dị hợp tử có năng suất cao hơn các cá thể mang gen đồng hợp

tử (Phan Cự Nhân (1971)[46])

Hiện nay, tất cả các h0ng gia cầm lớn trên thế giới đều áp dụng phương pháp lai giữa các dòng để tạo con thương phẩm Phương pháp này một mặt, tạo ra các con lai cho năng suất cao, mặt khác, chỉ có bằng cách đó, các h0ng mới giữ được bản quyền về giống

Khi lai kinh tế, người ta có thể có thể lai đơn hoặc lai kép

Lai đơn: được dùng khi lai giữa một giống địa phương và giống nhập ngoại cao sản Phương pháp này được sử dụng nhiều trong sản xuất gà kiêm dụng thịt trứng nhằm tận dụng khả năng dễ nuôi, sức chống chịu cao của gà

địa phương và khả năng lớn nhanh, sức đẻ cao, ấp nở tốt, khối lượng trứng cao của gà nhập nội ở nước ta có nhiều công trình sử dụng phương pháp lai

đơn để lai tạo giữa các giống: gà Rode Island Red, gà Sussex, gà Plymouth Rock (Tạ An Bình (1973)[5], Đỗ Xuân Tăng và cộng sự (1980)[52], Trần

Đình Miên (1981)[39])

Lai kép: là phương pháp lai phổ biến để tạo gà thương phẩm từ nhiều dòng hoặc giống Thông thường, người ta hay lai 4 dòng để tạo con thương phẩm như gà hướng trứng: Golline 54, Hisex, ISA Brown, Hyline Brown, Brownick, BB Cock B380, Lohman Brown, gà hướng thịt: BE88, A A Ngoài việc tạo ra ưu thế lai đối với con thương phẩm, phương pháp lai này còn tận dụng được hiện tượng di truyền liên kết với giới tính nhằm phân biệt trống mái

1 ngày tuổi thông qua màu lông và tốc độ mọc lông cánh ở gà con

2.1.2 Cơ sở khoa học của ưu thế lai

2.1.2.1 Khái niệm về ưu thế lai

Hiện tượng ưu thế lai đ0 được các nhà khoa học và chăn nuôi biết đến từ lâu, song thuật ngữ "ưu thế lai" chỉ mới được sử dụng từ năm 1941 theo đề nghị của nhà di truyền người Mỹ Shull: ưu thế lai là hiện tượng sinh học chỉ sự

Trang 16

tăng sức sống của đời con so với bố mẹ khi có sự giao phối giữa những cá thể không thân thuộc Ưu thế lai không chỉ bao gồm sức chịu đựng, nó còn bao gồm cả sự giảm tỷ lệ chết, tăng tốc độ sinh trưởng, tăng sức sản xuất và tỷ lệ

đẻ (Lasley J.F (1974)[27])

Ưu thế lai có thể biểu hiện ở sự phát triển toàn diện của cơ thể trong quá trình trao đổi chất, tăng rõ rệt giá trị của các tính trạng sản xuất, song chúng cũng có thể chỉ biểu thị trên một vài tính trạng, còn các tính trạng khác giữ nguyên, thậm chí giảm đi (Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995)[42]) Khi lai giữa các loài, giống hoặc các dòng khác nhau nhiều về các tính trạng năng suất như tốc độ sinh trưởng, khả năng sử dụng thức ăn, tính chống chịu bệnh tật sẽ thu được con lai F1 vượt cả giá trị của bố mẹ ban đầu (Lebedev M.M (1972)[25], Lê Đình Lương và Phan Cự Nhân (1994)[33])

Kushner (1978)[26] cho rằng ưu thế lai có nghĩa là sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ ở đời con, tính chịu đựng, năng suất của nó cao hơn so với các dạng bố mẹ

Ưu thế lai thể hiện đa dạng, khó xếp loại thật rành mạch, nhưng một

điều thể hiện rõ nhất là con lai F1 có giá trị kiểu hình cao hơn so với các thế

hệ tiếp theo F2, F3, Fn Người ta thấy ưu thế lai của động vật có thể phân thành các loại như sau (Theo Nguyễn Ân và CTV (1983)[2]):

- Con lai F1 vượt bố mẹ về khối lượng và sức sống

- Con lai F1 có khối lượng cơ thể ở mức độ trung gian giữa 2 giống song khả năng sinh sản và sức sống có thể hơn hẳn bố mẹ

- Con lai F1 trội hơn bố mẹ về thể chất, sức làm việc, song nó mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng sinh sản

- Một dạng ưu thế lai đặc biệt là từng tính trạng riêng rẽ có khả năng di truyền trung gian, song có khi liên quan đến sản phẩm cuối cùng thì lại khác

Trang 17

Ưu thế lai là hiệu số giữa giá trị tính trạng của con lai với giá trị trung bình của bố mẹ (Falconer D.S (1960)[85], Johansson I (1972)[22], Lasley J.F (1974)[27], Nguyễn Văn Thiện, Trần Đình Miên (1995)[54])

Mmẹ + Mbố

Mcon lai >

2 Mức độ ưu thế lai của một tính trạng năng suất được tính bằng công thức sau: 1/2(AB + BA)-1/2(A + B)

Trong đó: H: ưu thế lai (tính theo %)

AB: giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố A, mẹ B BA: giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố B, mẹ A A: giá trị kiểu hình trung bình của giống (hoặc dòng) A B: giá trị kiểu hình trung bình của giống (hoặc dòng) B Nếu chỉ sử dụng một loại con lai, chẳng hạn bố giống A lai với mẹ giống

B, chúng ta đ0 bỏ qua ảnh hưởng ngoại cảnh của mẹ (sản lượng sữa, tính nuôi con khéo, năng suất thịt ) thì ưu thế lai của một tính trạng năng suất được tính bằng công thức:

Trang 18

2.1.2.2 Bản chất di truyền của ưu thế lai

Đ0 có rất nhiều lý thuyết giải thích bản chất của ưu thế lai, nhưng có 2 thuyết chính, đó là thuyết gen trội và thuyết siêu trội (Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995)[42])

Thuyết gen trội: những tính trạng như sức sống, khả năng sinh sản… là những tính trạng số lượng do nhiều gen điều khiển, có tỷ lệ đồng hợp rất thấp Thế hệ con được tạo ra do lai giữa hai cá thể xa nhau về bản chất di truyền, các tính trạng kiểu hình thể hiện ra chỉ do các gen trội quy định, trong đó một nửa thuộc gen trội đồng hợp của cha mẹ và một nửa thuộc gen trội dị hợp Khi cha mẹ xa nhau trong quan hệ huyết thống (khác dòng, khác giống, khác loài) thì xác suất để mỗi cặp cha mẹ truyền lại cho con những gen trội khác nhau càng tăng lên, từ đó mà dẫn đến ưu thế lai

Số lô cut mang gen trội 2 2

Trong trường hợp này, tất cả các gen lặn (trừ c) đều bị át gen bởi gen trội Thuyết siêu trội: hiệu quả của một alen ở trạng thái dị hợp thường khác với hiệu quả của từng alen này ở trạng thái đồng hợp Tính trạng ở trạng thái

dị hợp (trạng thái trội) sẽ vượt lên bất kỳ trạng thái đồng hợp nào Trạng thái siêu trội có ở thể dị hợp nhờ sự tương tác giữa 2 alen đó và sẽ có tác động lớn

đến biểu hiện ở kiểu hình Trong phần lớn các trường hợp, alen trội thắng thế (Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995)[42])

Trang 19

Cơ sở của ưu thế lai chính là ở ngay tính dị hợp tử theo nhiều nhân tố di truyền (Nguyễn Huy Đạt (1991)[10]) Các tác giả cho rằng ở cùng một vị trí nếu có nhiều alen khác nhau thì sẽ làm tăng các quá trình tổng hợp sinh hoá khác nhau, đảm bảo tốt hơn chức năng sinh lý cần thiết cho cơ thể, giúp cho cơ thể dị hợp tử phát triển hơn cơ thể đồng hợp tử Kết quả nghiên cứu của Hull (1973)[93] cho thấy cơ thể ở dạng Aa phát triển mạnh hơn cơ thể ở dạng

AA và aa Ưu thế lai của Aa là ở chỗ mỗi alen trong quá trình tổng hợp sinh hoá đảm đương một chức năng khác với alen cùng loại, kết quả là gây ảnh hưởng bổ sung cho nhau, từ đó tăng hiệu quả tác động

Tác giả Lasley J.F (1974)[27]) cho thấy, những tính trạng số lượng có hiệu ứng xấu nhất khi có sự cận huyết thì lại thể hiện mạnh mẽ nhất do ưu thế lai và những tính trạng có h2 cao dường như ít chịu ảnh hưởng của ưu thế lai Trong khi đó những tính trạng có h2 thấp lại chịu ảnh hưởng nhiều hơn Mức độ ưu thế lai phụ thuộc vào mức độ sai khác di truyền của các cặp bố mẹ đem lai

Cả hai thuyết nói trên đều thống nhất cho rằng ưu thế lai có được là do có

sự thay đổi trạng thái hoạt động của hệ thống enzim trong cơ thể sống, là kết quả của sự tương tác với nhau của các cặp gen

ưu thế lai phụ thuộc hai yếu tố: trạng thái hoạt động của dạng dị hợp (d)

và sự khác nhau giữa hai quần thể xuất phát (i) (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim

Đường (1992)[40])

HF1 = ∑dy2; HF2 = 1/2HF1; HF3 = 1/4HF1

Ưu thế lai cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần ở các đời sau, ưu thế lai giảm bớt là do có sự thay đổi trong tác động tương hỗ giữa các gen thuộc các lô cut khác nhau

Biểu hiện của một tính trạng bao giờ cũng chịu ảnh hưởng không những của kiểu di truyền mà còn cả của ngoại cảnh Mức độ ưu thế lai cao hay thấp

Trang 20

còn tuỳ thuộc vào sự tương quan âm hay dương giữa môi trường và kiểu di truyền Quan niệm đó được thể hiện bằng công thức:

Pijk = A + Gi + Ej + (GE)ij + Mijk

Trong đó:

- Pijk: kiểu hình của cá thể đến thứ k thuộc kiểu di truyền i đến môi trường thứ j

- A: hiệu quả cố định

- Gi: hiệu quả chung cho tất cả các cá thể có kiểu di truyền i

- Ej: hiệu quả chung cho tất cả các cá thể có kiểu di truyền j

- (GE)ij: tương quan giữa kiểu di truyền và môi trường với cá thể có kiểu

di truyền i trong môi trường j

ưu thế lai thể hiện mức độ khác nhau ở các tính trạng khác nhau, các tính trạng số lượng thường thể hiện rõ ưu thế lai còn các tính trạng chất lượng thường ít thể hiện Các tính trạng có hệ số di truyền cao như tốc độ mọc lông,

ít chịu ảnh hưởng của ưu thế lai

* Khả năng phối hợp (nicking):

Trong thực tế chăn nuôi, không phải giống, dòng nào cho lai cũng có kết quả tốt, tức là khi chọn phối, các cặp bố mẹ phải có khả năng phối hợp tốt (Trần Đình Miên và ctv (1992)[40]) Khả năng phối hợp phụ thuộc vào mức

độ chọn lọc của các giống gốc, nếu các giống có áp lực chọn lọc cao, tiến bộ

di truyền (∆g) lớn thì khi cho lai với nhau sẽ cho khả năng phối hợp cao Khả năng phối hợp là các tổ hợp mới được tạo ra khi chọn phối, khả năng đó đ0 có sẵn ở gen con đực và con cái Những nhà chọn giống có nhiều kinh nghiệm sẽ phát hiện nhanh, chính xác khả năng này khi chọn phối

Trang 21

Greffing đ0 khái quát quan niệm này bằng mô hình toán học:

- eijk: sai lệch khi nhận xét

- Xij: kết quả do phối giữa 2 giống i và j

- u: hiệu quả trung bình trong quần thể

- g: hiệu quả phối hợp của hai giống gi và gj

- sij: hiệu quả di truyền đặc biệt

Mô hình đ0 nói lên được sự phối hợp, sự tương tác cộng gộp trong một tố hợp gen mới

Ngoài khả năng kết hợp, hiệu quả lai tạo còn chịu ảnh hưởng của môi trường sinh thái, sự tương tác giữa môi trường và các yếu tố di truyền

* Tương tác giữa nhân và tế bào chất:

Theo Vũ Kính Trực (1973)[72], giữa tạp giao thuận và nghịch có mức chênh lệch rất lớn, có khi ở mức khác nhau về chất lượng, nguyên nhân chính là:

- Có sự khác nhau về cấu trúc của tế bào chất trong tế bào trứng

- Do ảnh hưởng của cơ thể mẹ đến con lai

Với gà, cơ thể gà mẹ có ảnh hưởng nhiều hơn đến đời con thông qua tế bào chất của trứng (trong tạp giao thuận nghịch, nếu sử dụng hai giống có sự chênh lệch cao về sức sản xuất) Allen đ0 chứng minh rằng, trong tế bào chất

Trang 22

của trứng gà có một số yếu tố di truyền đặc thù được đặt tên là Plusmon, có

ảnh hưởng rõ đến khả năng di truyền nhiều tính trạng: trứng gà đ0 lấy mất chất Plusmon không thấy có các ảnh hưởng đến sức sống của phôi, tỷ lệ sống của gà trưởng thành, sức đẻ trứng, khối lượng trứng

2.1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai

+ Môi trường: mức độ thể hiện ưu thế lai bị ảnh hưởng bởi môi trường sống (Barlaw R (1981)[79]); môi trường chăn nuôi, chế độ dinh dưỡng, vị trí

địa lý (Hull R.S và cộng sự (1963)[92]); của chế độ chăm sóc, chuồng trại (Blyth và Sang (1960)[80]), của mùa vụ ấp nở trong năm, nhiệt độ môi trường + Tuổi: theo Aggawal và cộng sự 1979[77], Horn và cs (1980)[91], Gowe

và Faifull (1985)[88], ưu thế lai đối với một số tính trạng chịu ảnh hưởng bởi tuổi của bố mẹ và thời điểm của con sinh ra trong chu kỳ đẻ trứng Ngoài ra, việc chọn lọc giữa các dòng, giống cũng ảnh hưởng mạnh đến kết quả lai tạo (Hull và Cole (1973)[93], Gowe và Faifull (1985)[88])

2.1.3 ảnh hưởng của di truyền và ngoại cảnh đến khả năng sản xuất Theo Nguyễn Ân và cs (1983)[3] thì các tính trạng số lượng (còn gọi là các tính trạng đo lường) như khối lượng cơ thể, kích thước các chiều do sản lượng trứng bị chi phối bởi nhiều gen (Polygenes) Các gen này hoạt động theo 3 phương thức

- Cộng gộp: hiệu ứng tích luỹ của từng gen (A)

- Trội: hiệu ứng do tương tác giữa các gen cùng một lo cút (1)

- át gen: hiệu ứng do tương tác, do các gen không cùng một lô cút (1) Hiệu ứng cộng gộp A (Additive Effect) là do giá trị giống có thể tính toán được, có ý nghĩa trong chọn lọc dòng thuần

Trang 23

Hiệu ứng trội D (Dominante) và át gen (Epistatique Interation) là giá trị giống đặc biệt không thể xác định được, chỉ có thể xác định được qua thực nghiệm, có ý nghĩa trong lai giống, do đó kiểu di truyền được xác định:

G = A + D + I

Các tính trạng số lượng còn chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường E (Enviromen), có 2 loại môi trường chính:

Ec là môi trường chung (Common Enviroment), tác động thường xuyên

để tất cả các cá thể trong quần thể một cách lâu dài

Môi trường riêng Es (Special Enviroment), tác động đến bộ phận riêng biệt của một số cá thể riêng biệt nào đó trong quần thể trong một thời gian ngắn Eg và Es còn được phân chia các ảnh hưởng cố định (Permenent) và tạm thời T (Temporal) và E được xác định:

E = Egp + Egt + Esp + Est

Từ đó, nếu bỏ qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh thì quan hệ của kiểu hình P (phenotype), kiểu gen G (Genotyp) và môi trường của một cá thể biểu hiện như sau:

P = G + E và có thể tính: P = A + D + 1 + Ec + Es

Qua phân tích trên cho thấy, gia cầm cũng giống như các giống sinh vật khác, con cái đều nhận được ở bố mẹ một số gen quyết định tính trạng số lượng nào đó, nhưng các gen đó có phát huy được hay không còn phụ thuộc vào môi trường sống như chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý trong đó quan trọng nhất là thức ăn

2.1.4 Cơ sở khoa học về đặc điểm ngoại hình

Các đặc điểm về ngoại hình của gia cầm là những biểu hiện đặc trưng cho phẩm giống, thể hiện khuynh hướng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi

Trang 24

Đầu: cấu tạo xương đầu được coi như có độ tin cậy cao nhất trong việc

đánh giá đầu gia cầm Da mặt và các phần phụ của đầu cho phép rút ra kết luận về sự phát triển của mô đỡ và mô liên kết Theo hình dáng của mào, mào dưới và mào tai có thể biết được trạng thái sức khoẻ và điều kiện sống của chúng Gà trống có ngoại hình đầu giống gà mái sẽ có tính sinh dục kém, gà mái có ngoại hình của gà trống sẽ không cho năng suất cao, trứng thường không có phôi (Nguyễn Chí Bảo (1978)[1])

Mào và mào dưới thuộc về các đặc điểm sinh dục phụ, khi buồng trứng hoạt động bình thường thì mào lớn chứa nhiều máu Khi thay lông hoặc gà bị bệnh kích thước da đầu bị giảm và màu sắc của mào bị kém đi và trở nên nhợt nhạt

Mào: gà đa dạng về hình dạng, kích thước và màu sắc đặc trưng cho từng giống gà Theo Phan Cự Nhân (1971)[46], khi có mặt gen Ab gà sẽ có mào dạng hoa hồng, gen aB sẽ có dạng mào nụ và gen ab có dạng mào cờ

Mỏ: gà có mỏ dài và mảnh không có khả năng sản xuất cao Những giống

gà da vàng thì mỏ cũng vàng, ở gà mái màu sắc này có thể bị nhạt đi vào cuối thời kỳ đẻ trứng

Bộ lông: là một dẫn xuất của da, thể hiện đặc điểm di truyền của giống và

có ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại Khi mới nở, gia cầm con được lông tơ che phủ, trong quá trình phát triển lông tơ sẽ dần được thay thế bằng lông cố định

Tốc độ mọc lông là sự biểu hiện khả năng mọc lông sớm hay muộn, có thể có quan hệ mật thiết với cường độ sinh trưởng của gia cầm Hayer và cs (1970)[89] cho biết gà mái mọc lông đều hơn gà trống trong cùng một dòng

và ảnh hưởng của hormon có tác dụng ngược với gen liên kết qui định tốc độ mọc lông Màu lông do một số gen qui định, phụ thuộc và sắc tố chứa trong bào tương của tế bào Lông gia cầm có màu sắc khác nhau là do mức độ oxy

Trang 25

hoá các chất tiền sắc tố melanin (melanogene) trong các tế bào lông Nếu các chất sắc tố là nhóm lipocrom (carotinoit) thì lông có màu vàng, xanh tươi họăc màu đỏ, nếu không có sắc tố thì lông có màu trắng

Chân: Những gà giống tốt phải có chân chắc chắn nhưng không được thô Gà có chân hình chữ bát, các ngón cong, xương khuyết tật không nên sử dụng làm giống Đặc điểm chân cao có liên quan tới khả năng cho thịt thấp và phát dục chậm (Nguyễn Chí Bảo, (1978)[1])

- Sản lượng trứng

Sản lượng trứng là lượng trứng mà gia cầm mái đẻ ra trong một vòng

đời, nó phụ thuộc vào tuổi thành thục, cường độ đẻ trứng, tần số thể hiện bản năng đòi ấp, thời gian nghỉ đẻ và thời gian đẻ kéo dài Theo Bandsch và Bilchel (1978)[6], sản lượng trứng được tính trong 365 ngày kể từ khi đẻ qủa trứng đầu tiên Marco (1982)[95] cho biết, đối với gà Plymouth Rock tại Cuba sản lượng tính trứng được tính từ tuần 23 đến tuần 74 Các h0ng gia cầm công nghiệp tính sản lượng trứng đến 70- 80 tuần tuổi

Trang 26

khác nhau Sự khác nhau đó thể hiện ở thời điểm ấp và thời gian ấp kéo dài Phần lớn các dòng gà ham ấp đều có sức đẻ trứng kém

Cường độ đẻ trứng là số lượng trứng đẻ ra trong một thời gian xác định không kể đến chu kỳ hay nhịp đẻ

Cường độ đẻ trứng được tính bằng công thức:

n

z Trong đó: F: là cường độ đẻ trứng

Năng suất trứng có hệ số di truyền không cao, nhưng lại dao động lớn Nguyễn Văn thiện (1995)[46] cho biết, hệ số di truyền năng suất trứng của gà là 0,12- 0,3 Năng suất trứng của gà Đông Tảo/36 tuần đẻ đạt 67,71 quả/mái (Nguyễn Đăng Vang và cộng sự, (1999)[74]) Năng suất trứng của gà

F = X 100

Trang 27

Lương Phượng Hoa/48 tuần đẻ đạt trung bình 158,63 quả/mái (Vũ Ngọc Sơn

và cộng tác viên (1999)[51]) Bùi Quang Tiến và cộng sự (1999)[64] nghiên cứu trên gà Ai Cập, công bố năng suất trứng từ 22- 64 tuần đạt 158,4 quả/mái Bùi Quang Tiến và cộng sự (1999)[64], nghiên cứu trên gà Ross- 208 cho biết năng suất trứng/9 tháng đẻ của dòng trống đạt 106,39 quả, dòng mái

đạt 151,08 quả

- Khối lượng trứng

Khối lượng trứng là một chỉ tiêu liên quan mật thiết tới chất lượng trứng giống, kết quả ấp nở, chất lượng và sức sống của gà con Khối lượng trứng gia cầm phụ thuộc vào giống, tuổi đẻ, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng

Khối lượng trứng có hệ số di truyền (h2) cao: theo Brandsch và Bilchel (1978)[6], h2 = 0,48- 0,8; Theo Nguyễn Văn Thiện (1995)[54], h2 = 0,6- 0,74 Khối lượng trứng thường tăng theo tuổi đẻ của gia cầm và khối lượng cơ thể Bùi Quang Tiến và cộng sự (1995)[63], nghiên cứu về gà Ross- 208 cho biết, khối lượng trứng ở các tuần tuổi 27, 32, 38 và 42 lần lượt là 53,96; 54,85; 56,76 và 57,10g/quả đối với dòng trống và 52,41; 54,20; 56,38 và 56,89 quả

đối với dòng mái

Orlov (1974)[98] cho biết, trứng ấp nhận được từ một nhóm gà mái đẻ có khối lượng trứng trung bình sẽ cho kết quả ấp tốt

- Hình dạng trứng

Trứng gia cầm thường có hình ô van và được thể hiện qua chỉ số hình thái, là tỷ số giữa đường kính lớn và đường kính nhỏ của trứng hay ngược lại Chỉ số này không biến đổi theo mùa (Brandsch và Bilchel (1978)[6]) Theo Ixmetnhiev C (dẫn theo Ngô Giản Luyện (1994)[31]), trứng của cùng một mái

đẻ ra, lúc còn non tròn hơn lúc gà mái đ0 già

Trang 28

Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, chỉ số hình dạng của trứng là một chỉ tiêu để xem xét chất lượng của trứng ấp, những quả trứng dài hoặc quá tròn

đều có tỷ lệ nở thấp Nguyễn Quý Khiêm (1996)[24] cho biết, trứng gà Tam Hoàng chỉ số hình dạng trứng trung bình 1,24- 1,39 cho tỷ lệ nở cao hơn so với nhóm trứng có chỉ số hình dạng nằm ngoài khoảng biên độ này

- Khả năng thụ tinh và ấp nở

Tỷ lệ thụ tinh là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản của con giống, phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi, tỷ lệ trống mái, mùa vụ, dinh dưỡng, chọn đôi giao phối, Tỷ lệ nở là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của phôi, sức sống của gia cầm non Khả năng ấp nở phụ thuộc vào chất lượng trứng, tỷ lệ phôi, kỹ thuật ấp nở,

Hệ số di truyền của tỷ lệ thụ tinh là 0,11- 0,13; của tỷ lệ ấp nở là 0,10- 0,14 (Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, (1995)[42])

Nguyễn Đăng Vang và cộng sự (1999)[74] cho biết ở gà Đông tảo, tỷ lệ trứng có phôi đạt 89,54% và tỷ lệ nở loại 1/trứng ấp đạt 70,08% Theo Nguyễn Văn Thạch (1996)[53], gà Ri nuôi bán thâm canh tỷ lệ trứng có phôi đạt 93,42% và tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 90,51%

Bùi Quang Tiến và cộng sự (1999)[64] cho biết, đối với gà Ross - 208 tỷ

lệ phôi và tỷ lệ nở/trứng ấp ở dòng trống là 90,51% và 70,51% và 70,67%; ở dòng mái tương ứng là 91,96% và 72,15%

2.1.5.2 Khả năng sinh trưởng

- Khái niệm về sinh trưởng

Sinh trưởng là quá trình tích luỹ, sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước Sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần dần các chất, chủ yếu là protein, nên tốc độ và khối lượng tích luỹ các chất, tốc độ và sự tổng

Trang 29

hợp protein chính cũng là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992)[40])

Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein, nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng Tuy nhiên có khi tăng trọng mà không phải tăng trưởng (chẳng hạn béo mỡ, chủ yếu là tích nước không có sự phát triển của mô cơ) Sự tăng trưởng từ khi trứng rụng cho đến lúc cơ thể đ0 trưởng thành và được chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai, đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành

Như vậy sinh trưởng sẽ thông qua ba quá trình: phân chia tế bào để tăng

số lượng, tăng thể tích của tế bào và tăng thể tích giữa các tế bào Tất cả các

đặc tính của gia súc gia cầm như ngoại hình, thể chất, sức sản xuất đều không phải đ0 sẵn có trong tế bào Các bộ phận hình thành trong quá trình sinh trưởng là sự thừa hưởng các đặc tính di truyền của bố mẹ nhưng hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của môi trường

Phát dục là quá trình thay đổi về chất, tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận của cơ thể Phát dục của cơ thể con vật hình thành từ khi trứng thụ tinh, trải qua nhiều giai đoạn phức tạp cho đến khi trưởng thành

Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình diễn ra trên cùng một cơ thể gia súc gia cầm Sinh trưởng được coi là quá trình thay đổi cấu tạo chức năng, hình thái, kích thước các bộ phận Phát dục diễn ra từ khi trứng thụ tinh, qua các giai đoạn khác nhau đến khi trưởng thành

- Cách đánh giá sinh trưởng

Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp, khá dài, từ lúc thụ tinh đến khi trưởng thành Do vậy, việc xác định chính xác toàn bộ quá trình sinh trưởng không phải dễ dàng Tuy nhiên các nhà chọn giống gia cầm có khuynh hướng sử dụng cách đo đơn giản và thực tế (Chambers (1990)[83])

Trang 30

* Khối lượng cơ thể: Khối lượng cơ thể ở một thời điểm nào đó là một chỉ tiêu được sử dụng quen thuộc nhất nhằm đánh giá sinh trưởng Khi xác định

được khối lượng cơ thể ở các khoảng thời gian khác nhau, như ở các tuần tuổi chẳng hạn, ta có thể biểu thị được quá trình sinh trưởng của cơ thể, trên cơ sở

đó, có thể vẽ được đồ thị sinh trưởng (sinh trưởng tích luỹ)

Đối với gà broiler, sinh trưởng tích luỹ là tính trạng năng suất quan trọng, thường được dùng làm căn cứ để so sánh hiệu quả của các tổ hợp lai, từ đó có thể lựa chọn tổ hợp lai tốt nhất

Để đánh giá khả năng sinh trưởng, người ta còn sử dụng tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc độ sinh trưởng tương đối

* Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng kích thước, thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (T.C.V.N 2.39, (1997)[57])

Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng Parapol, với gà broiler hướng thịt thường đạt

đỉnh cao từ 6- 8 tuần tuổi Sinh trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày

* Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên của khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (T.C.V.N 2.40, (1997)[58]) Đơn vị tính là % Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng Hypepol Gà broiler thường có tốc độ tương đối tăng từ tuần tuổi đầu đến tuần tuổi thứ 3 sau đó giảm dần qua các tuần tuổi

* Đường cong sinh trưởng: Đường cong sinh trưởng biểu thị tốc độ sinh trưởng của gà và của gia súc nói chung Theo tài liệu của Chambers (1990)[83]

đường cong sinh trưởng của gà thịt có 4 đặc điểm chính, gồm 4 pha:

- Pha sinh trưởng tích luỹ tăng tốc độ nhanh sau khi nở

- Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có tốc độ sinh trưởng cao nhất

- Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn

- Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành

Trang 31

Thông thường người ta hay sử dụng đồ thị sinh trưởng tích luỹ để xác định thời gian giết mổ gia cầm thích hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu

ở nước ta, Nguyễn Đăng Vang (1999)[74] khi nghiên cứu về đường cong sinh trưởng của ngỗng Rheiland từ sơ sinh đến 77 ngày tuổi thấy hoàn toàn phù hợp với qui luật sinh trưởng nói chung Xác định phương trình biểu diễn quá trình sinh trưởng từ sơ sinh đến 77 ngày tuổi, đường cong sinh trưởng thể hiện rõ 4 giai đoạn sinh trưởng

Trần Long (1994)[28], nghiên cứu đường cong sinh trưởng của các dòng V1, V3, V5 trong giống gà Hybro (HV85), đường cong sinh trưởng của 3 dòng có sự khác nhau và trong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái cũng có sự khác nhau: sinh trưởng cao ở 7 - 8 tuần tuổi đối với gà trống và 6 - 7 tuần tuổi

đối với gà mái

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của gà: giống, giới tính, tốc độ mọc lông, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng và điều kiện chăn nuôi, sức khoẻ đàn gà

Theo tác giả Chambers J.R (1990)[83], có rất nhiều gen ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển cơ thể gà Có gen ảnh hưởng tới sự phát triển chung,

có gen ảnh hưởng tới sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh hưởng tới nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ

Gà trống nặng cân hơn gà mái khoảng 24- 32 % Sai khác này cũng được biểu hiện trên cường độ sinh trưởng, không phải do ảnh hưởng của hoocmon sinh dục mà do các gen liên kết với giới tính Những gen này ở gà trống (hai thể nhiễm sắc giới tính) hoạt động mạnh hơn ở gà mái (một thể nhiễm sắc giới tính) Sự sai khác về mặt sinh trưởng do giới tính còn thể hiện rõ hơn đối với từng dòng, có dòng phát triển nhanh, có dòng phát triển chậm (Khavecman,

1963 trích theo Chamber J.R, (1990)[83]) North M.O (1990)[97] đ0 rút ra kết luận: lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn, ở 2 tuần tuổi: hơn 5%; 3 tuần tuổi hơn 11%; 5 tuần tuổi hơn 17%; 6 tuần tuổi hơn 20%; 7 tuần tuổi hơn 23%; 8 tuần tuổi hơn 27%

Trang 32

Giữa các giống, dòng gia cầm khác nhau luôn có sự khác nhau về hệ số

di truyền của năng suất thân thịt; thịt đùi, thịt lườn, phần ăn được…

Tỷ lệ thân thịt và các phần thịt trên gà thương phẩm ở công thức lai khác nhau có sự khác nhau rõ rệt

Hệ số tương quan giữa cấu trúc cơ thể với khối lượng cơ thể gà broiler là 0,5; với tỷ lệ thân thịt là 0,45 Hệ số di truyền được ước tính cho cấu trúc cơ thể dao động từ 0,3- 0,45

Mối tương quan giữa khối lượng sống và khối lượng giết mổ rất cao, thường là 0,9; tương quan giữa khối lượng sống và mỡ bụng thấp hơn: 0,2- 0,5 Ngô Giản Luyện (1994)[31]) khi nghiên cứu 3 dòng gà thuộc giống Hybro HV85 cho biết, trong cùng một dòng, tỷ lệ thân thịt ở con trống cao hơn con mái

Trang 33

từ 1%- 2% Trần Công Xuân (1995)[75]) cho biết: năng suất thịt còn liên quan

đến chế độ dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y

- Chất lượng thịt

Chất lượng thịt được phản ánh qua thành phần hoá học của thịt Các chỉ tiêu đánh giá thường là hàm lượng vật chất khô, tỷ lệ proein, lipit, khoáng tổng số, Vật chất khô thể hiện độ chắc của thịt, protein thể hiện giá trị dinh dưỡng, mỡ thể hiện độ béo của thịt, khoáng tạo nên độ đậm đà Giá trị dinh dưỡng của thịt còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như hàm lượng và tỷ lệ các acid amin, hàm lượng vitamin, khoáng đa, vi lượng, các hoạt chất sinh học Ngoài ra, các chất có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người như cholesterol cũng được xem xét Mặt khác, DHA là một loại acid béo có vai trò rất quan trọng trong phát triển n0o bộ của trẻ nhỏ và thần kinh thị giác, cũng

là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt

Ngoài ra, chất lượng thịt còn liên quan đến một số chỉ tiêu sinh học, hoá học khác: chất tồn dư độc hại như độc tố, kim loại nặng, kháng sinh, hormone Theo Chambers (1990)[83] giữa các dòng luôn luôn có sự khác nhau về năng xuất thịt, tỷ lệ thịt đùi, thịt ngực, cánh, chân, phần thịt ăn được

Chambers(1990)[83]) khi xác định thành phần thân thịt của gà Cornish và Plymouth Rock cùng con lai của chúng cho thấy thịt của các dòng gà khác nhau có sự khác nhau về hàm lượng nước, protein, mỡ

Nguyễn Văn Thạch (1996)[53], phân tích thịt gà Ri lúc 21 ngày tuổi được nuôi theo phương pháp bán thâm canh, có thành phần hoá học như sau: thịt

đùi có tỷ lệ protein 20,99%; mỡ thô 2,31%; khoáng tổng số 1,13%; PH 6,91%

và thịt lườn có tỷ lệ tương ứng là 24,27%; 1,25%; 1,25%; PH 6,51%

Theo Ricard, F.H và Rouvier (1967)[101], đ0 thấy được mối tương quan giữa khối lượng sống và khối lượng phần giết mổ rất cao, thường là 0,9 và tương quan giữa khối lượng sống và mỡ bụng thấp hơn 0,2- 0,5

Trang 34

2.1.7 Co sở khoa học về sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm Sức sống và khả năng kháng bệnh là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể Hiệu quả chăn nuôi bị chi phối bởi yếu tố bên trong cơ thể (di truyền) và môi trường ngoại cảnh (dinh dưỡng, chăm sóc, chuồng trại, mùa

vụ, dịch tễ ) Lê Viết Ly (1995)[34] cho biết động vật thích nghi tốt thể hiện

ở sự giảm khối lượng cơ thể thấp nhất khi bị Stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao, sống lâu và tỷ lệ chết thấp

Johanson (1972)[22] và Marco (1982)[95] cho biết, sức sống được thể hiện

ở khả năng có thể chống lại những ảnh hưởng bất lợi của môi trường, cũng như

ảnh hưởng khác của dịch bệnh (dẫn theo Ngô Giản Luyện (1994)[31]) Sự giảm sức sống ở giai đoạn hậu phôi có thể có tác động của các gen nửa gây chết, nhưng chủ yếu là do tác động của môi trường (Brandsch, Bilchel, (1978)[6]) Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh kí sinh trùng cao hơn so với các giống vật nuôi ở xứ lạnh (Trần Đình Miên và cộng sự (1994)[41])

Theo Lerner và Taylor (1943)[94] hệ số di truyền sức sống của gà là 0,13; còn Nguyễn Văn Thiện, Trần Đình Miên (1995)[46] lại cho biết hệ số di truyền sức sống của gà là 0,33

Khi điều kiện sống thay đổi (thức ăn, thời tiết, khí hậu, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, ), gà lông màu cá khả năng thích ứng tốt với môi trường sống (Phan Cự Nhân và cộng sự (1998)[47])

Hill và cộng sự (1954)[90] đ0 tính được hệ số di truyền của sức sống là 0,66 Gavora (1990)[86] cho biết, hệ số di truyền của sức kháng bệnh là 0,25 Theo Trần Long và cộng sự (1996)[29], tỷ lệ nuôi sống của gà Ri giai

đoạn gà con (0- 6 tuần tuổi) đạt 93,3% Nguyễn Đăng Vang và cộng sự (1999)[74] cho biết tỷ lệ nuôi sống gà Ri giai đoạn gà con (0- 9 tuần); gà hậu bị (10- 18 tuần) và sinh sản (19- 23 tuần) đạt tương ứng 92,11; 96- 97, 22 và 97,25%

Trang 35

Theo Nguyễn Duy Hoan và ctv (2001)[18], tỷ lệ nuôi sống của gà Hmông Mèo ở 8 tuần tuổi đạt 74,86- 81,01%

Nguyễn Thị Khanh và cộng sự (2001)[23] nghiên cứu trên gà Tam Hoàng cho biết, dòng 882 có tỷ lệ nuôi sống đến 6 tuần tuổi đạt 96,15%- 20 tuần tuổi

đạt 95,55% và dòng Jiangcun các tỷ lệ nuôi sống đến 6 tuần tuổi đạt 96,85%, 7- 20 tuần tuổi đạt 95,91%

Bùi Quang Tiến và cộng sự (1995)[63] cho biết, gà Ross- 208 có tỷ lệ nuôi sống đến 42 ngày tuổi đạt 95%, gà hậu bị và mái đẻ đạt 98,47- 98,74% Theo Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (1996)[71], tỷ lệ nuôi sống đến 7 tuần tuổi của gà A.A đạt 91%, gà AAV35 đạt 93,86%, gà AAV53 đạt 93,42%, gà V1AA đạt 92,07% và AV35 đạt 93,14%

Trần Long (1994)[28]) cho biết, sức sống của gà được tính bằng tỷ lệ nuôi sống sau một thời gian Tính trạng này có hệ số di truyền thấp (h2 là 0,01), nên sức sống của gà con phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh Sức đề kháng ở các loài, giống, dòng, thậm chí giữa các cá thể là khác nhau Theo tác giả Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1995)[54]); ở giai đoạn 1-

16 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của gà Ri là 96,5- 100%, của gà ác là 88,28%, của

gà Mía là 92.33- 93,9% Con trống có sức đề kháng mạnh hơn con mái do có

sự tác động của hormone

Trong chăn nuôi, để nâng cao tỷ lệ sống; sức đề kháng, giảm tổn thất do bệnh tật gây ra, bên cạnh việc cần tiến hành các biện pháp thú y và chăm sóc, nuôi dưỡng thích hợp với từng loại vật nuôi, một vấn đề hết sức quan trọng là cần phải chọn nuôi giống gia cầm có khả năng thích nghi cao Vấn đề này chỉ

có thể được xác định thông qua các thử nghiệm khoa học trong thực tiễn 2.1.8 Cơ sở khoa học về hiệu quả sử dụng thức ăn

Trong chăn nuôi gà thịt thương phẩm, hiệu quả sử dụng thức ăn được tính bằng tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng Chọn lọc tốc độ tăng

Trang 36

khối lượng thường kèm theo sự cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn Chambers

và cs (1984)[82], đ0 xác định hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và tốc độ tăng khối lượng với lượng thức ăn tiêu tốn là rất cao (0,5- 0,9), còn hệ số tương quan di truyền giữa tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn có giá trị âm và biến động từ -0,2 đến -0,8

Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào yếu tố di truyền và chịu tác động của ngoại cảnh (Đoàn Xuân Trúc và cs (1993)[69])

Đoàn Xuân Trúc và cs (1993)[69] nghiên cứu trên 4 công thức lai gà: Hybro AV35, AV53, V135, V153 cho biết tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng trọng ở 56 ngày tuổi của các công thức lai tương ứng là 2,34 kg; 2,23 kg; 2,26 kg; 2,32 kg Chi phí thức ăn chiếm tới 70% giá thành sản phẩm Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại Đối với

gà thịt, thức ăn ăn vào một phần dùng để duy trì và một phần dùng để tăng khối lượng cơ thể Khi hai cơ thể có cùng một khối lượng xuất phát, để đạt

được một khối lượng nhất định nào đó thì cơ thể sinh trưởng chậm mất thời gian dài hơn, do đó mất năng lượng duy trì cao hơn nhiều so với gà tăng trọng nhanh, điều đó dẫn tới thức ăn cao Chambers và cộng sự (1984)[82] đ0 xác

định được hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và tăng trọng với tiêu tốn thức ăn là rất cao (0,5- 0,9), còn tương quan di truyền giữa sinh trưởng

và chuyển hoá thức ăn là âm và thấp từ - 0,2 đến - 0,8

Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào độ tuổi Khi con vật còn non thì chỉ tiêu này thấp, càng về sau lượng thức ăn tiêu tốn cho một kg tăng trọng càng cao Bùi Đức Lũng (1992)[30] cho biết gà lai V135 chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ở các độ tuổi 4 tuần: 1,91kg; 5 tuần: 1,98kg; 6 tuần: 2,01kg; 7 tuần: 2,13kg; 8 tuần: 2,26kg

Trang 37

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (1994)[34] đ0 kết luận: việc sử dụng mức năng lượng và protein thích hợp trong khẩu phần sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Broiler Cũng theo Nguyễn Thị Mai (2001)[35]: hiệu quả sử dụng thức ăn có liên quan chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng của gà Trong cùng một chế độ dinh dưỡng, cùng một giống, tại một thời điểm, những lô gà có tốc độ sinh trưởng cao hơn thì hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn

Để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cần cho gia cầm ăn theo nhu cầu, phù hợp với đặc điểm sinh lý ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau

2.2 TìNH HìNH NGHIÊN CứU TRONG Và NGOàI NƯớC

2.2.1 Tình hình phát triển, nghiên cứu chăn nuôi gà thịt trong nước và trên thế giới

2.2.1.1 Tình hình phát triển và nghiên cứu chăn nuôi gà thịt trên thế giới

Chăn nuôi gia cầm, trong đó có chăn nuôi gà thịt có nhiều lợi thế so với các loại gia súc khác như: sinh trưởng nhanh, số lượng con nhiều, thời gian nuôi ngắn, quay vòng vốn nhanh

Sản lượng thịt gà broiler năm 1998 của thế giới đạt 38,27 triệu tấn Theo

số liệu của FAO: sản lượng thịt gia cầm của thế giới năm 1999 tăng trưởng 4% so với năm 1998 Năm 2000 thế giới có tổng đàn gia cầm là: 40 tỉ con; trong đó 95% là gà, còn 5% là các loại gia cầm khác; sản lượng thịt gia cầm

đạt 65,7 triệu tấn; chiếm 28% tổng sản lượng thịt các loại; tăng 3% so với năm

1999 Cũng theo số liệu của FAO năm 2003: tổng đàn gà trên thế giới đạt 45,986 tỉ con; sản lượng thịt tương ứng 65,016 triệu tấn; tốc độ tăng đầu con

đạt bình quân 5%/năm Mức tiêu thụ thịt gà trên đầu người ở một số nước từ

1994 đến 1999 như Mỹ là 43,9kg; Canada 33,9kg; Thái Lan 13,7kg và Trung Quốc 11,7kg Những số liệu trên phản ánh nhu cầu sản xuất và tiêu thụ thịt gia cầm trên thế giới không ngừng tăng nhanh, đặc biệt là thịt gà broiler

Trang 38

Sở dĩ trong thời gian qua ngành chăn nuôi gà thịt của thế giới đ0 đạt

được tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy là nhờ có sự tiến bộ vượt bậc về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực chọn tạo giống, thức ăn, thú y và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng

Trong lĩnh vực tạo giống, dòng, các tiến bộ về di truyền đ0 được khai thác và áp dụng một cách triệt để, đ0 tạo ra được nhiều giống, dòng cao sản, nhiều tổ hợp lai gà broiler có năng suất hơn hẳn bố mẹ về mọi mặt Những năm 1970- 1980 các công thức lai còn đơn giản; chỉ là hai giống hoặc 2, 3 dòng với nhau

Trong những năm gần đây, các tổ hợp lai chéo đ0 bao gồm nhiều dòng (4,6 hoặc 8 dòng) và đ0 tận dụng một cách triệt để ưu thế lai của các dòng bố

mẹ, tạo ra những sản phẩm có năng suất cao của gà thịt broiler Hiện nay, có nhiều giống gà thịt nổi tiếng của các h0ng sản xuất lớn đ0 được nuôi phổ biến rộng r0i ở nhiều nước trên thế giới như: Arbor Acres, Avian, Cobb, Hybro, ISA Vedette, Lohman meat, Ross Năng suất thịt của các giống gà này rất cao, khối lượng cơ thể lúc 42 ngày tuổi đạt 2,0- 2,3kg; tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng sống khoảng 1,7-1,9kg

Bên cạnh những tiến bộ về công tác giống, các tiến bộ về sản xuất thức ăn hỗn hợp, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và sự cải tiến không ngừng về chuồng trại, điều kiện chăm sóc đ0 làm cho ngành chăn nuôi gà thịt broiler của thế giới đ0 có những tiến bộ nhảy vọt về các chỉ tiêu năng suất Trong thời gian từ 1950- 1990 để đạt được khối lượng gà broiler xuất chuồng 1,82kg; người ta đ0 giảm một nửa thời gian chăn nuôi, giảm 40% lượng thức ăn tiêu tốn

2.2.1.2 Tình hình phát triển và nghiên cứu chăn nuôi gà thịt ở Việt Nam Những năm 1970 trở về trước, chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam chưa phát triển; phương thức chăn nuôi lạc hậu, phân tán, quảng canh, chủ yếu sử dụng giống địa phương có năng suất thấp Từ năm 1974 được sự giúp đỡ của nước

Trang 39

cộng hoà Cuba, Việt Nam nhập nội 2 bộ giống gà thuần chủng: giống là chuyên trứng Leghorn với 2 dòng X và Y; giống chuyên thịt Plymouth Rock với 3 dòng 799; 488; 433, từ đây ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam chính thức được tổ chức thực hiện theo phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp

Trải qua gần 30 năm phấn đấu và phát triển, đến nay ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam đ0 đạt được nhiều thành tựu to lớn; hầu hết các loại gà thịt, gà trứng giống mới đều được đưa vào nuôi ở nước ta như: Hybro (nhập nội năm 1985), BE 88 (nhập nội năm 1993), các giống siêu thịt Ross 208, Arbor Acres, Avian, Lohmann, ISA Vedette, đ0 đưa ngành chăn nuôi gà thịt ở nước ta đạt tương đương các nước có ngành chăn nuôi gia cầm tiên tiến Gà broiler nuôi

đến 49 ngày tuổi đ0 đạt 2kg; tiêu tốn thức ăn 1,9- 22kg cho 1kg thịt hơi; tỷ lệ nuôi sống đạt 96- 97%; xấp xỉ số liệu của các h0ng tiên tiến trên thế giới Theo số liệu của cục Khuyến nông và Khuyến lâm - Bộ Nông nghiệp và PTNT (2003), tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm ở nước ta liên tục từ 1990- 2003

có tốc độ tăng đàn bình quân/năm là: tổng đàn gà 6,5%; tổng đàn vịt ngan 8,3%; sản lượng thịt gia cầm tăng 6,5%; trứng tăng 7,3% Đến nay, ngành chăn nuôi gia cầm đ0 vươn lên đứng thứ 2 về tổng sản lượng thịt sau chăn nuôi lợn trong tổng sản lượng thịt sản xuất ra của ngành chăn nuôi Việt Nam Các công trình nghiên cứu khoa học về gà thịt của Việt Nam trong thời gian qua rất phong phú và đ0 góp phần quan trọng vào việc phát triển chăn nuôi gà thịt Kết quả nghiên cứu của các tác giả: Đoàn Xuân Trúc và cs (1993)[69] về các tổ hợp lai 3 máu của bộ giống gà Hybro HV85 đ0 chỉ rõ khối lượng lúc 56 ngày của con lai AV35; AV53; V135; V153 đạt từ 2,038kg- 1,983kg và có mức TTTA/kg tăng trọng là 2,346- 2,434kg Với các giống gà cao sản AA, Lohmann, ISA Vedette và Avian khi nuôi trong cùng một điều kiện; các tác giả Đoàn Xuân Trúc và cs (1996)[71] đ0 có kết luận: tại 49 ngày tuổi, khối lượng cơ thể đạt từ 2,1- 2,26kg; tăng hơn 6- 11% so với giống HV

85 và TTTA giảm thấp hơn 15,3- 15,8% Bên cạnh sử dụng các giống nhập nội, các tác giả Việt Nam đ0 sử dụng các phép lai kinh tế tạo ra tổ hợp lai mới,

để áp dụng vào sản xuất

Trang 40

2.2.2 Tình hình phát triển và nghiên cứu chăn nuôi gà thịt lông màu trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi gà lông màu trên thế giới

Những năm gần đây, nhu cầu của thị trường thế giới về thịt gà chất lượng cao ngày càng nhiều và được cung cấp bởi loại gà lông màu nuôi theo phương thức bán công nghiệp hoặc thả vườn (Free range Chicken hay còn gọi là Farm yard chicken) Nước ta thường gọi là gà nông trại hoặc gà thả vườn chất lượng cao, nhiều nước trên thế giới gọi là "Labell Rouge" Khái niệm "Labell Rouge" được khởi xướng tại Pháp từ những năm đầu của thập kỷ 60, đến nay

được dùng phổ biến khắp nơi trên thế giới

Theo Đoàn Xuân Trúc và cs (1996)[71]có 3 điều kiện cơ bản nhất có tính chất bắt buộc với gà "Labell Rouge" là:

- Sử dụng các giống, dòng gà lông màu có sinh trưởng trung bình

- Phải được nuôi tự do ngoài đồng hoặc thả vườn

- Chỉ được sử dụng thức ăn có nguồn gốc thực vật, không bổ xung mỡ hoặc sản phẩm có nguồn gốc động vật, không sử dụng chất kích thích, kháng sinh Ngoài ra, gà chất lượng cao còn có một số đặc điểm nổi bật khác: màu lông đa dạng, khả năng thích nghi cao, kháng bệnh tốt, ít bị ảnh hưởng bởi stress, có tỷ lệ nuôi sống cao, khả năng cho thịt tốt Các nước trên thế giới có chương trình nghiên cứu và phát triển mạnh chăn nuôi gà lông màu là Pháp, Israel và Trung Quốc với các giống gà nổi tiếng

ở Pháp, công ty Sasso đ0 tạo ra giống gà Sasso, có khả năng thích nghi cao,

dễ nuôi ở các điều kiện nóng ẩm, sức kháng bệnh tốt, chất lượng thịt thơm ngon Hiện nay, h0ng đ0 đưa ra 18 dòng gà trống với mục đích sử dụng khác nhau

Các dòng sử dụng rộng r0i hiện nay như: dòng ông X44N, T55, T55N, T77, T77N, T88 và T88N Về dòng mái h0ng có 6 dòng, trong đó có hai dòng

Ngày đăng: 08/08/2013, 20:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Gà đ−ợc chăm sóc theo quy trình ở bảng 1.1, và cho ăn thức ăn hỗn hợp của Công ty Thức ăn CP, có giá trị dinh d−ỡng trình bày ở bảng 1.2 - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
c chăm sóc theo quy trình ở bảng 1.1, và cho ăn thức ăn hỗn hợp của Công ty Thức ăn CP, có giá trị dinh d−ỡng trình bày ở bảng 1.2 (Trang 46)
công nghiệp (theo quy trình ở bảng 1.3) và sử dụng thức ăn hỗn hợp, có giá trị - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
c ông nghiệp (theo quy trình ở bảng 1.3) và sử dụng thức ăn hỗn hợp, có giá trị (Trang 47)
Bảng 4.1 Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà bố mẹ Lô  TN I   - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.1 Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà bố mẹ Lô TN I (Trang 54)
Bảng 4.1 Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà bố mẹ  Lô  TN I - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.1 Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà bố mẹ Lô TN I (Trang 54)
Bảng 4.2 Tuổi thành thục sinh dục của đàn gà bố mẹ - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.2 Tuổi thành thục sinh dục của đàn gà bố mẹ (Trang 55)
Bảng 4.2 Tuổi thành thục sinh dục của đàn gà bố mẹ - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.2 Tuổi thành thục sinh dục của đàn gà bố mẹ (Trang 55)
Bảng 4.3 Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà đàn gà bố mẹ Lô I (H xH) Lô II (H xLP)  Lô III (LP xLP)  TT Tỷ lệ  - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.3 Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà đàn gà bố mẹ Lô I (H xH) Lô II (H xLP) Lô III (LP xLP) TT Tỷ lệ (Trang 58)
Bảng 4.3 Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà đàn gà bố mẹ  Lô I (H xH)  Lô II (H xLP)  Lô III (LP xLP) - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.3 Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà đàn gà bố mẹ Lô I (H xH) Lô II (H xLP) Lô III (LP xLP) (Trang 58)
Bảng 4.4 Một số chỉ tiờu sinh sản của gà thớ nghiệm - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.4 Một số chỉ tiờu sinh sản của gà thớ nghiệm (Trang 60)
Bảng 4.4 Một số chỉ tiêu sinh sản của gà thí nghiệm - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.4 Một số chỉ tiêu sinh sản của gà thí nghiệm (Trang 60)
Bảng 4.5 Tỷ lệ nuôi sống của gà broiler qua các tuần tuổi - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.5 Tỷ lệ nuôi sống của gà broiler qua các tuần tuổi (Trang 62)
Bảng 4.5 Tỷ lệ nuôi sống của gà broiler qua các tuần tuổi - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.5 Tỷ lệ nuôi sống của gà broiler qua các tuần tuổi (Trang 62)
Đồ thị 2 Tỷ lệ nuôi sống của gà broiler thí nghiệm   Tuần tuổiTỷ lệ (%) - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
th ị 2 Tỷ lệ nuôi sống của gà broiler thí nghiệm Tuần tuổiTỷ lệ (%) (Trang 63)
Bảng 4.6. Khối l−ợng cơ thể gà qua các tuần tuổi - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.6. Khối l−ợng cơ thể gà qua các tuần tuổi (Trang 64)
Đồ thị 3 Khối l−ợng cơ thể gà thí nghiệm qua các tuần tuổi - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
th ị 3 Khối l−ợng cơ thể gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (Trang 65)
Bảng 4.7. Sinh tr−ởng tuyệt đối của gà broiler trong các lô thí nghiệm                                                                                                (Đvt:g/con/ngày)  - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.7. Sinh tr−ởng tuyệt đối của gà broiler trong các lô thí nghiệm (Đvt:g/con/ngày) (Trang 67)
Bảng 4.7. Sinh trưởng tuyệt đối của gà broiler trong các lô thí nghiệm                                                                                                 (Đvt:g/con/ngày) - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.7. Sinh trưởng tuyệt đối của gà broiler trong các lô thí nghiệm (Đvt:g/con/ngày) (Trang 67)
Đồ thị 4 Sinh trưởng tuyệt đối của gà broiler - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
th ị 4 Sinh trưởng tuyệt đối của gà broiler (Trang 68)
Bảng 4.8 Sinh tr−ởng t−ơng đối của gà broiler trong các lô thí nghiệm       (Đvt :%)  - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.8 Sinh tr−ởng t−ơng đối của gà broiler trong các lô thí nghiệm (Đvt :%) (Trang 70)
Bảng 4.9 L−ợng thức ăn tiêu thụ của gà broiler qua các tuần tuổi - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.9 L−ợng thức ăn tiêu thụ của gà broiler qua các tuần tuổi (Trang 72)
Bảng 4.9 L−ợng thức ăn tiêu thụ của gà broiler qua các tuần tuổi - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.9 L−ợng thức ăn tiêu thụ của gà broiler qua các tuần tuổi (Trang 72)
Bảng 4.10 Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà broiler qua các tuần tuổi - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.10 Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà broiler qua các tuần tuổi (Trang 73)
Bảng 4.10 Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà broiler qua các tuần tuổi - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.10 Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà broiler qua các tuần tuổi (Trang 73)
Bảng 4.11 Chỉ số sản xuất của gà broiler qua các tuần tuổi - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.11 Chỉ số sản xuất của gà broiler qua các tuần tuổi (Trang 75)
Bảng 4.12 Một số kết quả mổ khảo sát gà broiler thí nghiệm - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.12 Một số kết quả mổ khảo sát gà broiler thí nghiệm (Trang 77)
Bảng 4.12 Một số kết quả mổ khảo sát gà broiler thí nghiệm - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.12 Một số kết quả mổ khảo sát gà broiler thí nghiệm (Trang 77)
Bảng 4.13 Thành phần hoá học của thịt gà thí nghiệm - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.13 Thành phần hoá học của thịt gà thí nghiệm (Trang 80)
Bảng 4.13 Thành phần hoá học của thịt gà thí nghiệm - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.13 Thành phần hoá học của thịt gà thí nghiệm (Trang 80)
Bảng 4.14 Thành phần các acid amin của thịt gà thí nghiệm - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.14 Thành phần các acid amin của thịt gà thí nghiệm (Trang 82)
Bảng 4.14 Thành phần các acid amin của thịt gà thí nghiệm - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.14 Thành phần các acid amin của thịt gà thí nghiệm (Trang 82)
Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà broiler (đồng/con)                                                   Giống - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà broiler (đồng/con) Giống (Trang 83)
Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà broiler (đồng/con) - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà broiler (đồng/con) (Trang 83)
Bảng1.1 Chế độ chăm sóc đàn gà sinh sản Tuần  - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 1.1 Chế độ chăm sóc đàn gà sinh sản Tuần (Trang 99)
Bảng 1.3 Chế độ chăm sóc gà broiler - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 1.3 Chế độ chăm sóc gà broiler (Trang 100)
Bảng 1.4 Tiêu chuẩn ăn đối với gà Broiler             Giai đoạn  - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 1.4 Tiêu chuẩn ăn đối với gà Broiler Giai đoạn (Trang 100)
Bảng 1.4 Tiêu chuẩn ăn đối với gà Broiler              Giai đoạn - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 1.4 Tiêu chuẩn ăn đối với gà Broiler Giai đoạn (Trang 100)
Bảng 1.3 Chế độ chăm sóc gà broiler  Tuần tuổi  Mật độ - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
Bảng 1.3 Chế độ chăm sóc gà broiler Tuần tuổi Mật độ (Trang 100)
Một số hình ảnh gà Hồ - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
t số hình ảnh gà Hồ (Trang 101)
Một số hình ảnh gà l−ơng ph−ợng - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
t số hình ảnh gà l−ơng ph−ợng (Trang 102)
Một số hình ảnh gà lai - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
t số hình ảnh gà lai (Trang 103)
Một số hình ảnh thịt đùi và l−ờn của gà thí nghiệm - Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà hồ và gà lương phượng
t số hình ảnh thịt đùi và l−ờn của gà thí nghiệm (Trang 104)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w