1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Giáo trình môn thị trường chứng khoán

355 2,3K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 355
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

Trong nền kinh tế, nhu cầu về vốn để đầu tư và các nguồn tiết kiệm có thể phát sinh từ những chủ thể khác nhau. Nhiều người có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn, trái lại nhiều người có vốn nhàn rỗi lại không có cơ hội đầu tư. Do đó hình thành nên một cơ chế chuyển đổi từ tiết kiệm sang đầu tư. Cơ chế đó được thực hiện trong khuôn khổ thị trường tài chính. Những người thiếu vốn huy động vốn bằng cách phát hành ra các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu. Những người có vốn dư thừa, thay vì đầu tư vào máy móc thiết bị. nhà xưởng để sản xuất hàng hoá hay cung cấp dịch vụ, sẽ đầu tư (mua) vào các tài sản tài chính được phát hành bởi những người cần huy động vốn. Vậy, thị trường tài chính là nơi diễn ra sự luân chuyển vốn từ những người có vốn nhàn rỗi tới những người thiếu vốn.

Trang 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

I GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

1 Bản chất và chức năng của thị trường tài chính

1.1 Bản chất của thị trường tài chính

Trong nền kinh tế, nhu cầu về vốn để đầu tư và các nguồn tiết kiệm có thể phát sinh từ những chủ thểkhác nhau Nhiều người có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn, trái lại nhiều người có vốn nhàn rỗi lạikhông có cơ hội đầu tư Do đó hình thành nên một cơ chế chuyển đổi từ tiết kiệm sang đầu tư Cơ chế đóđược thực hiện trong khuôn khổ thị trường tài chính Những người thiếu vốn huy động vốn bằng cách pháthành ra các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu Những người có vốn dư thừa, thay vì đầu tư vào máymóc thiết bị nhà xưởng để sản xuất hàng hoá hay cung cấp dịch vụ, sẽ đầu tư (mua) vào các tài sản tài chínhđược phát hành bởi những người cần huy động vốn

Vậy, thị trường tài chính là nơi diễn ra sự luân chuyển vốn từ những người có vốn nhàn rỗi tới nhữngngười thiếu vốn

Thị trường tài chính cũng có thể định nghĩa là nơi mua bán, trao đổi các công cụ tài chính

Hoạt động trên thị trường tài chính có những hiệu ứng trực tiếp tới sự giàu có của các cá nhân, tới hành

vi của các doanh nghiệp và người tiêu dùng, và tới động thái chung của toàn bộ nền kinh tế

1.2 Chức năng của thị trường tài chính

a Dẫn vốn từ những nơi thừa vốn sang những nơi thiếu vốn

Đây là chức năng kinh tế chủ yếu của thị trường tài chính Thông qua hoạt động của các chủ thể trên thịtrường, các nguồn tài chính được luân chuyển để cung và cầu về vốn gặp nhau Quá trình luân chuyển vốntrên thị trường tài chính làm tăng quá trình chuyển các nguồn tiết kiệm thành đầu tư Quá trình luân chuyểnvốn được thể hiện qua sơ đồ sau đây:

(Sơ đồ)

Bên trái của sơ đồ là những người tiết kiệm và cho vay vốn: Bên phải là những người phải đi vay vốn đểtài trợ cho chi tiêu Người tiết kiệm - cho vay chủ yếu là các hộ gia đình, tuy nhiên, các doanh nghiệp vàchính phủ, và người nước ngoài đôi khi cũng có tiền dư thừa và đem cho vay số tiền đó Người đi vay - chitiêu quan trọng nhất là các doanh nghiệp và chính phủ, song hộ gia đình và người nước ngoài đôi khi cũng

đi vay để mua sắm ôto, đồ dùng và nhà ở Các mũi tên cho thấy các dòng vốn chạy từ người tiết kiệm - chovay sang người đi vay - chi tiêu qua hai kênh

Ở kênh tài chính gián tiếp, các chủ thể thừa vốn không trực tiếp cung ứng vốn cho người thiếu vốn mà

gián tiếp thông qua các trung gian tài chính như các ngân hàng, các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và cho

vay, các công ty bảo hiểm hay các tồ chức tài chính tín dụng khác

Trang 2

Ở kênh tài chính trực tiếp, các chủ thể dư thừa vốn trực tiếp chuyển vốn cho các chủ thể thiếu vốn

(người tiêu dùng, người đầu tư) bằng cách mùa các tài sản tài chính trực tiếp do các chủ thể thiếu vốn phát

hành thông qua các thị trường tài chính

Như vậy, chính thị trường tài chính đã giúp cho nguồn vốn vận động từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn,giúp cho quá trình giao lưu vốn được nhanh chóng và hiệu quả Nhờ đó tận dụng được các nguồn vốn lẻ tẻ,tạm thời nhàn rỗi đưa vào sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng nhằm đem lại lợi ích cho các đối tác thamgia thị trường, đồng thời phục vụ nhu cầu phát triển của toàn bộ nền kinh tế

b Hình thành giá của các tài sản tài chính

Thông qua sự tác động qua lại giữa người mua và người bán, giá của các tài sản tài chính được xác định,

hay nói cách khác, lợi tức cần phải có trên một tài sản tài chính được xác định Yếu tố thúc đẩy các doanh

nghiệp gọi vốn chính là mức lợi tức mà các nhà đầu tư yêu cầu; và chính đặc điểm này của thị trường tàichính đã phát tín hiệu cho biết vốn trong nền kinh tế cần được phân bổ như thế nào giữa các tài sản tàichính Quá trình đó được gọi là quá trình hình thành giá

c Tạo tính thanh khoản cho tài sản tài chính

Thị trường tài chính tạo ra một cơ chế để các nhà đầu tư có thể bán tài sản tài chính của mình Chínhnhờ vào đặc điểm này mà người ta nói rằng thị trường tài chính tạo ra tính thanh khoản cho nền kinh tế Nếuthiếu tính thanh khoản, người đầu tư sẽ buộc phải nắm giữ các công cụ nợ cho tới khi đáo hạn, hoặc nắm giữcác công cụ vốn cho tới khi công ty phá sản phải thanh lý tài sản Mặc dù tất cả các thị trường tài chính đều

có tính thanh khoản, song mức độ thanh khoản giữa các thị trường lại khác nhau

d Giam thiểu chi phí tiếp kiêm và chi phí thông tin

Để cho các giao dịch có thể diễn ra, những người mua và những người bán cần phải tìm được nhau;muốn thế, họ cần phải tiêu tốn tiền và thời gian cho việc quảng cáo ý đồ của mình và tìm kiếm đối tác Đó lànhững chi phí tìm kiếm Bên cạnh đó là các chi phí thông tin gắn liền với việc nhận định các giá trị dầu tưcủa một công cụ tài chính, tức là khối lượng và tính chắc chắn của dòng tiền dự kiến thu được từ đầu tư.Nhờ tính tập trung, khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch lớn, thông tin được cung cấp đầy đủ và nhanhchóng, thị trường tài chính cho phép giảm thiểu những chi phí này

e.Ổn định và điều hoà lưu thông tiền tệ

Bên cạnh các chức năng kể trên, thị trường tài chính còn có chức năng ổn định và điều hoà lưu thôngtiền tệ, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế

Thông qua việc mua bán các trái phiếu, tín phiếu chính phủ của ngân hàng trung ương trên thị trường tàichính, chính phủ có thể tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và kiểm soát lạm phát

Ngân hàng trung ương cũng có thể mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để điều chỉnh lượng cung

và cầu ngoại tệ nhằm giúp chính phủ ổn định tỷ giá hối đoái

2 Cấu trúc của thị trường tài chính

Trang 3

Tuỳ theo các tiêu thức khác nhau, người ta có thể phân loại thị trường tài chính theo nhiều cách khácnhau:

2.1 Thị trường tiền tệ và thị trường vốn

Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn, thị trường tài chính được chia thành thị trường tiền tệ và thịtrường vốn

Thị trường tiền tệ có một số đặc trưng cơ bản sau:

- Các công cụ của thị trường tiền tệ có thời gian đáo hạn trong vòng một năm nên có tính thanh khoảncao, độ rủi ro thấp và hoạt động tương dối ổn định

- Hoạt động của thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu trên thị trường tín dụng do đó giá cả hình thành trên thịtrường này được biểu hiện thông qua lãi suất tín dụng ngân hàng

Thị trường tiền tệ bao gồm thị trường liên ngân hàng, thị trường chứng khoán ngắn hạn, thị trường ngoạihối, thị trường tín dụng

Thị trường tín dụng bao gồm các hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, đó là hoạt động huyđộng vốn và cho vay vốn ngắn hạn

Thị trường liên ngân hàng hoạt động nhằm giải quyết nhu cầu vôn tín dụng giữa các ngân hàng với nhautrước khi ngân hàng thương mại đi vay chiết khấu tại ngân hàng trung ương

Thị trường chứng khoán ngắn hạn là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng và trao đổicác giấy tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm và cácgiấy tờ có giá ngắn hạn khác

Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán, chuyển nhượng, vay và cho vay bằng ngoại

tệ Thị trường ngoại hối là một bộ phận quan trọng của thị trường tiền tệ, sự tác động qua lại giữa cung vàcầu trên thị trường này sẽ hình thành và ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoạt, một trong các biến số quan trọng củanền kinh tế

Thị trường vốn

Thị trường vốn là thị trường mua bán, trao đổi các công cụ tài chính chung và dài hạn (thường có thờihạn trên 1 năm) So với các công cụ trên thị trường tiền tệ, các công cụ trên thị trường vốn có tính thanhkhoản kém hơn và độ rủi ro cao hơn, do đó chúng có mức lợi tức cao hơn

Trang 4

Vai trò chủ yếu của thị trường vốn là cung cấp tài chính cho các khoản đầu tư dài hạn của chính phủ,doanh nghiệp và hộ gia đình Thị trường vốn bao gồm thị trường chứng khoán, thị trường vay nợ dài hạn, thịtrương tín dụng thuê mua, thị trường cầm cố, thị trường bất động sản…

2.2 Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần

Căn cứ vào cách thức huy động vốn, thị trường tài chính được chia ra thành thị trường nợ và thị trườngvốn cổ phần

Thị trường nợ

Thị trường nợ là thị trường mua bán các công cụ nợ như trái phiếu, các khoản cho vay,

Thị trường nợ có đặc trưng là các công cụ giao dịch đều có kỳ hạn nhất định, có thể là ngắn hạn, trung hạnhoặc dài hạn tuỳ theo cam kết nợ giữa chủ nợ và người mắc nợ Sự hoạt động trên thị trường nợ phụ thuộc rấtlớn vào biến động của lãi suất ngân hàng

Thị trường vôn cổ phần

Thị trường vốn cổ phần là thị trường mua bán các cổ phần của công ty cổ phần Đặc trưng của thị trườngnày là các công cụ trên thị trường này không có kỳ hạn mà chi có thời điểm phát hành, không có ngày mãnhạn

Người mua cổ phiếu chỉ có thể lấy lại tiền bằng cách bán lạn cổ phiếu trên thị trường hoặc khi công tytuyên bố phá sản Khác với thị trường nợ, hoạt động của thị trường vốn cổ phần chủ yếu phụ thuộc vào hiệuquả kinh doanh của công ty cổ phần

2.3 Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Căn cứ vào tỉnh chất của việc phát hành các công cụ tài chính, thị trường tài chính được chia thành thịtrường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Thị trường sơ cấp

Thị trường sơ cấp là thị trường trong đó các công cụ tài chính được phát hành lần đầu và được bán chongười đầu tiên mua chúng Do là phát hành lần đầu nên thị trường này còn được gọi là thị trường cấp một.Thị trường này ít quen thuộc với công chúng đầu tư vì việc bán chứng khoán tới những người mua đầutiên được tiến hành theo những thoả thuận riêng với sự trợ giúp chủ yếu của các định chế tài chính làmnhiệm vụ bảo lãnh phát hành

Trang 5

Thị trường thứ cấp hoạt động làm cho các công cụ tài chính có tính lỏng cao hơn và do đó tạo điều kiệnthuận lợi cho việc phát hành trên thị trường sơ cấp Vì vậy, có thể nói thị trường thứ cấp là động lực thúcđẩy sự phát triển của thị trường sơ cấp

3 Các công cụ của thị trường tài chính

3.1 Các công cụ của thị trường tiền tệ

Do có thời gian đáo hạn ngắn nên các công cụ tài chính giao dịch trên thị trường tiền tệ có đặc điểmchung là dao động giá thấp và độ rủi ro thấp

Các công cụ chủ yếu của thị trường tiền tệ bao gồm:

Ngân hàng trung ương cũng có thể sử dụng công cụ này để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở nhămđiều chỉnh lượng tiền cung ứng ra lưu thông và kiểm soát thị trường tín dụng

- Lệnh phiếu: là giấy nhận nợ do người mua hàng trả chậm ký phát trao cho người bán hàng trả chậmtrong đó người mua cam kết trả một số tiền nhất định khi đến hạn cho người thụ hưởng

- Chứng chỉ lưu kho: là giấy do một công ty kinh doanh kho bãi ký phát, thừa nhận có giữ hàng hoá chongười chủ hàng ký gửi và cam kết giao hàng cho chủ hàng hay một người nào đó do chủ hàng chỉ định bằngcách ký hậu

Các chứng chỉ tiên gửi có thể chuyển nhượng

Là giấy chứng nhận về việc gửi tiền và là một công cụ vay nợ của ngân hàng đối với người gửi tiền.Trên chứng chỉ qui định người sở hữu nó sẽ nhận được một khoản tiền lãi định kỳ và nhận đủ số vốn khiđáo hạn Người nắm giữ chứng chỉ này không được rút tiền trước khi đến hạn mà chỉ có thể thu hồi tiền

Trang 6

bằng cách bán lại trên thị trường thứ cấp Chứng chỉ tiền gửi là một công cụ quan trọng trong việc tạo nguồnvốn hoạt động và đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng.

Chấp phiếu ngân hàng

Là giấy do một công ty phát hành, bảo đảm rằng một ngân hàng sẽ thanh toán vô điều kiện một khoảntiền nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người nắm giữ giấy này Công ty trước khiphát hành công cụ này buộc phải gửi vào tài khoản ngân hàng một khoản tiền tương ứng với lượng tiền ghitrên chấp phiếu Người nắm chấp phiếu ngân hàng cũng có thể chiết khấu lại trên thị trường để thu tiềntrước Lãi suất của công cụ này tương đối thấp do tính an toàn cao

3.2 Các công cụ trên thị trường vốn

Các công cụ trên thị trường vốn bao gồm các công cụ vốn và các công cụ nợ có thời gian đáo hạn trênmột năm Loại công cụ này có biến động giá mạnh hơn và tính thanh khoản thấp hơn các công cụ trên thịtrường tiền tệ và được coi là những khoản đầu tư khá rủi ro Những loại công cụ chính là cổ phiếu (công cụvốn) và trái phiếu (công cụ nợ) Ngoài ra còn có các công cụ chuyển đổi hoặc các công cụ phát sinh

Cổ phiếu: là giấy Chứng nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với thu nhập và tài sản của một

công ty cổ phần Cổ phiếu bao gồm nhiều loại khác nhau như cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổphiếu ưu đãi dự phần

Trái phiếu: là giấy chứng nhận việc vay vốn của một chủ thể (chủ thể phát hành) đối với một chủ thể

khác (chủ thể cho vay vốn) Trên trái phiếu quy định hàng kỳ chủ thể phát hành phải trả cho người nắm giữtrái phiếu một khoản tiền nhất định (lãi tức trái phiếu) và tới thời điểm đáo hạn phải hoàn trả khoản vốn chovay ban đầu Có nhiều loại trái phiếu khác nhau như trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ, trái phiếu đôthị, trái phiếu có thể chuyển đổi

Các khoản tín dụng cầm cố: là các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp hoặc các hộ gia đình để mua

nhà ở, đất đai bất động sản và dùng chính các tài sản này làm thế chấp cho khoản vốn vay

Các khoản tín dụng thương mại: là các khoản cho vay trung, dài hạn của các ngân hàng thương mại

hoặc các công ty tài chính cho người tiêu dùng hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn Các khoản tíndụng này trường không được giao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp nên tính thanh khoản rất thấp

Chứng chỉ quỹ đầu tư: là một loại chứng khoán do công ty quản lý quỹ đại diện cho một quỹ đầu tư

chứng khoán phát hành, xác nhận quyền hưởng lợi của người đầu tư đối với quỹ

4 Các trung gian tài chính

Trung gian tài chính là những tổ chức làm cầu nối giữa những người cần vốn và những người cung cấpvốn trên thị trường Trung gian tài chính, dù thuộc loại hình nào đi nữa, đều có chung một đặc điểm là pháthành các công cụ tài chính để thu hút vốn Mức chênh lệch mà người trung gian nhận được giữa lãi suất chovay (hay lợi tức đầu tư) với lãi suất huy động vốn chính là chí phí trung gian hay hoa hồng trung gian Khi

Trang 7

những người có vốn ký thác số vốn của mình vào các trung gian tài chính, khoản đầu tư của họ là đầu tưgián tiếp; còn khi trung gian tài chính đầu tư số vốn này, khoản đầu tư đó là đầu tư trực tiếp.

4.1 Các loại hình trung gian tài chính

Các tổ chức trung gian tài chính gồm ba nhóm chính: các tổ chức nhận tiền gửi (ngân hàng), các tổ chứctiết kiệm theo hợp đồng và các trung gian đầu tư

a Các tổ chức nhận tiền gửi

Đây là các tổ chức tài chính trung gian lớn nhất trên thị trường tài chính xét theo phạm vi hoạt động vàkhả năng về vốn Các tổ chức này huy động vốn bằng cách mở tài khoản séc và tài khoản tiết kiệm chokhách hàng, đồng thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay theo nhiều hình thức khác nhau hoặc đầu

tư vào chứng khoán Thu nhập của các tổ chức này đến từ hai nguồn: thu nhập từ các khoản cho vay và muachứng khoán; và thu nhập từ các khoản phí

Các tổ chức nhận tiền gửi bao gồm các ngân hàng thương mại, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S&Ls),các ngân hàng tiết kiệm và các liên hiệp tín dụng

b Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng

Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng như công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí là các trung gian tài chính huyđộng vốn dựa trên cơ sở hợp đồng theo định kỳ Các tổ chức này có thể dự đoán tương đối chính xác khoảntiền họ sẽ thanh toán trong những năm tới nên không phải lo lắng về việc thiếu vốn như các tổ chức nhậntiền gửi Do đó, các tổ chức này có thể đầu tư các loại chứng khoán dài hạn như trái phiếu, cổ phiếu công ty,các khoản cho vay cầm cố

Công ty bảo hiểm

Công ty bảo hiểm là những trung gian tài chính đảm nhận việc thực hiện một khoản thanh toán mỗi khi

có một sự kiện xảy ra, với một khoản đóng góp trước đó của người muốn thụ hưởng quyền lợi này Công tybảo hiểm huy động vốn từ các khoản đóng góp của những người tham gia hợp đồng bảo hiểm và sử dụng phầnlớn số tiền huy động được để mua trái phiếu Các công ty bảo hiểm cũng có thể đầu tư vào cổ phiếu song sốlượng rất hạn chế vì họ ngại tính rủi ro cao của cổ phiếu Thu nhập của công ty bảo hiểm chủ yếu là các khoảnphí, ngoài ra còn có các khoản lợi tức đầu tư từ các công cụ tài chính

Quỹ hưu trí

Quỹ hưu trí được thiết lập để thanh toán những khoản lợi ích của những người lao động khi họ về hưu.Thành lập ra những quỹ này là các doanh nghiệp tư nhân; các cơ quan nhà nước hoặc địa phương; cácnghiệp đoàn lao động nhân danh thành viên của mình, và cuối cùng là các cá nhân có nhu cầu

Đặc điểm của quỹ này là nó liên quan đến việc đầu tư vào một tài sản rất kém tính thanh khoản, đó làhợp đồng về tiền hưu trí Tài sản này không được đem sử dụng, dù chỉ là để thế chấp cho một khoản vaycho đến khi về hưu Tuy nhiên, lợi thế của các quỹ này là các khoản đóng góp của các ông chủ, và một khốilượng nhất định đóng góp của người lao động, cũng như thu nhập từ tài sản của quỹ, được phép đóng thuế

Trang 8

chậm Về thực chất, quỹ hưu trí là một hình thức trả công của ông chủ mà người làm công không bị đánhthuế cho đến khi rút số tiền này Nó có tác dụng khuyến khích những người làm công ở lại với doanhnghiệp.

c Các trung gian đầu tư

Các trung gian đầu tư bao gồm các công ty tài chính, quỹ tương hỗ và quỹ tương hỗ thị trường tài chính

Công ty tài chính

Công ty tài chính huy động vốn băng cách bán các thương phiếu hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.Sau đó, công ty sử dụng số vốn này cho người tiêu dùng vay để mua sắm nhà cửa, trang thiết bị, xe hơi Một số công ty tài chính được một công ty mẹ thành lập để bán tài sản của công ty mình Chẳng hạn, công

ty tín dụng Ford có thể cho khách hàng vay để mua ôtô Ford

Quỹ tương hỗ

Đây là một loại hình trung gian tài chính, huý động vốn bằng cách bán chứng chỉ quỹ cho các cá nhân vàdùng vốn đó để đầu tư vào danh mục cổ phiếu và trái phiếu đã được đa dạng hoá Các quỹ tương hỗ thườngđược quản lý bởi một công ty quản lý quỹ Một công ty quản lý quỹ có thể quản lý nhiều quỹ khác nhau để

đa dạng hoá đầu tư do mỗi quỹ thường chỉ tập trung đầu tư vào một số loại chứng khoán nhất định

Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ

Thể chế tài chính tương đối mới này mang các đặc trưng của quỹ tương hỗ nhưng được phép mở tàikhoản tiền gửi cho khách hàng Giống như hầu hết các quỹ tương hỗ, tổ chức này được phép bán cổ phiếu

để huy động vốn đồng thời sử dụng số vốn này để mua các công cụ an toàn và có tính thanh khoản cao trênthị trường tiền tệ Lãi suất của các tài sản này sẽ được thanh toán định kỳ cho cổ đông

Trên đây là một số loại hình trung gian tài chính phổ biến Mặc dù phương thức hoạt động cụ thể của tổchức này là khác nhau song chúng thể hiện rất rõ vai trò trung gian tài chính được đề cập dưới đây

4.2 Vai trò của các trung gian tài chính

a Chuyển đổi thời gian đáo hạn của các công cụ tài chính

Có thể nhận thấy chức năng này rõ nhất thông qua hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi, chủ yếu làcác ngân hàng thương mại Nhờ có các trung gian tài chính, cả người đầu tư (người gửi tiền) và người đi vayđều có thể lựa chọn dược những thời hạn thích hợp với mục tiêu của mình

b Giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hoá đầu tư

Loại hình trung gian tài chính càng phong phú, các sản phẩm tài chính do chúng tạo ra càng đa dạng.Khi các nhà đầu tư đặt tiền của họ vào các công ty đầu tư, những công ty này có thể dầu tư số tiền đó vào,chẳng hạn, cổ phiếu của một số lớn các công ty Bằng cách đó, công ty đầu tư đã đa dạng hoá việc đầu tư vàgiảm thiểu được rủi ro của nó Điều này chỉ có thể thực hiện dược với diều kiện có dược một khối lượngtiền đủ lớn; và nó giải thích vì sao việc đa dạng hoá đầu tư, tức biến những tài sản nhiều rủi ro thành những

Trang 9

tài sản ít rủi ro hơn, lại là ưu thế của các trung gian tài chính và rộng hơn, là lợi ích kinh tế quan trọng củacác thị trường tài chính.

c Giảm thiểu chi phỉ hợp đồng và chi phí xử lý thông tin

Những nhà đầu tư vào các tài sản tài chính phải có được những kỹ năng cần thiết để đánh giá một khoảndầu tư phân tích khả năng lợi nhuận, mức độ rủi ro của từng tài sản tài chính cũng như của toàn bộ khoảnmục đầu tư để từ đó ra quyết định mua hoặc bán các tài sản tài chính Tuy nhiên, các nhà đầu tư cá nhânthường không có điều kiện để phát triển những kỹ năng này, cả về mặt thời gian và kiến thức Họ thườngphải thuê người viết hợp đồng, làm phát sinh chi phí hợp đồng Bên cạnh đó, để xác nhận mức độ tin cậy và

xử lý những thông tin thu thập dược về tài sản tài chính và về người phát hành tài sản đó, nhà đầu tư cũngphải bỏ ra một khoảng thời gian và chi phí nhất định, được gọi là chi phí xử lý thông tin

Các trung gian tài chính, với tư cách là các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có thể giảm thiểu tất cả những chiphí đó do ưu thế về tính tập trung, chuyên môn hoá và quy mô đầu tư lớn hơn

d Cung cấp một cơ chế thanh toán

Ngày nay đa số các giao dịch được thực hiện mà không dùng tiền mặt Việc thanh toán có thể sử dụngséc, thẻ tín dụng, hoặc việc chuyển tiền điện tử Một số trung gian tài chính sẽ đảm nhiệm việc cung cấpnhững phương thức thanh toán này

Trước đây, việc thanh toán không dùng tiền mặt chỉ được giới hạn ở các tài khoản vãng lai có thể ký séctại các ngân hàng thương mại, sau đó được mở rộng ra các hiệp hội tín dụng, và một số công ty đầu tư.Thanh toán bằng thẻ tín dụng trước đây cũng chỉ được thực hiện tại các ngân hàng thương mại nhưng giờdây các tổ chức nhận tiền gửi công cung cấp dịch vụ này Như vậy, việc thanh toán không dùng tiền mặt đãtrở thành một trong các chức năng quan trọng của trung gian tài chính

5 Mối quan hệ giữa các bộ phận của thị trường tài chính

Qua nghiên cứu về cấu trúc của thị trường tài chính, người ta có thể nhận thấy giữa các thị trường cấuthành có mối quan hệ chặt chẽ và biện chứng với nhau Những biến động trên thị trường này sẽ ảnh hưởngtrực tiếp hoặc gián tiếp đến các thị trường khác Khi nền kinh tế phát triển, thị trường tài chính ngày càngtrở nên tinh vi và phức tạp, ranh giới truyền thống giữa các công cụ tài chính hay giữa các loại thị trườngngày càng mang tính tương đối Các công cụ tài chính được lưu thông đan xen giữa các loại thị trường vàđược chuyển hoá lẫn nhau những công cụ mới không ngừng ra đời, trong đó có nhiều loại công cụ hỗn hợpmang những đặc trưng của nhiều loại công cụ khác nhau Do đó các bộ phận của thị trường tải chính càngtrở nên gắn bó chặt chẽ với nhau Dưới đây sẽ trình bày một số quan hệ tồn tại hiện nay trên thị trường tàichính

Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối.

Thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ có quan hệ khăng khít với nhau, không có thị trường nào hoạtđộng một cách độc lập tuyệt đối mà chúng tác động qua lại và chi phối lẫn nhau Một biến động trên thị

Trang 10

trường tiền tệ đều dẫn dấn những thay đổi trên thị trường ngoại hối Các mối quan hệ hình thành giữa hai thịtrường này chủ yếu thông qua hai biến số cơ bản: lãi suất và tỷ giá Sự biến động của lãi suất trên thị trườngtiền tệ có thể tác động dấn các luồng vốn di chuyển giữa hai thị trường này, ảnh hưởng tới mối quan hệ cung

- cầu về ngoại tệ, làm tỷ giá hôi đoái trên thị trường ngoại hối thay đổi Để minh hoạ cho mối quan hệ này

có thể xem xét một thực tế như sau: Cho tới tháng 6 năm 2000, trong vòng hơn một năm, Cục dự trữ Liênbang Mỹ đã liên tục 6 lần tăng lãi suất Theo một phản ứng dây chuyền, Ngân hàng trung ương châu Âucũng nâng lãi suất và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng theo đó tăng lên Chịu ảnh hưởng của xu hướngnày, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng từng bước nâng lãi suất huy động ngoại tệ tăng nên đã cómột khối lượng khá lớn tiền gửi VND được rút ra khỏi tài khoản ngân hàng để mua ngoại tệ trên thị trường

và sau đó lại được gửi vào ngân hàng bằng USD để hưởng phần lãi suất cao hơn Vốn huy động ngoại tệtăng mạnh ở một số ngân hàng thương mại Mặt khác, mặc dù lãi suất huy động USD đã được nâng lên songvẫn thấp hơn lãi suất USD trên thị trường quốc tế (chênh lệch vào khoảng 1,4 - 1,8% vào thời điểm đầu năm2000), khiến cho việc huy động ngoại tệ trong nước và chuyển ra nước ngoài để hưởng lãi suất cao hơn trởthành một hoạt động sinh lời hấp dẫn đối với các ngân hàng thương mại Nhu cầu ngoại tệ trên thị trườngngoại hối vì vậy gia tăng nhanh chóng và do đó tỷ giá có xu hướng bị đẩy lên

Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán

Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán được thể hiện thông qua sự tác động củalãi suất và tỷ giá hối đoái lên giá cả chứng khoán

Tỷ giá hối đoái là nhân tố tác động mạnh mẽ tới quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán Khi cácnhà đầu tư vào chứng khoán và sẽ thay thế bàng tài sản ngoại tệ vì chứng khoán chính là tiền, nếu tiền mấtgiá thì giá trị chứng khoán sẽ bị giảm Các nhà đầu tư này có thể sẽ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài Nhưvậy, tác động của tỷ giá hối đoái đã làm dịch chuyển đầu tư từ thị trường chứng khoán sang thị trường hốiđoái hoặc ngược lại

Lãi suất thị trường là nhân tố tác động trực tiếp tới giá cả chứng khoán thông qua việc thay đổi mức lợisuất yêu cầu của các nhà đầu tư khi chấp nhận đầu tư vào chứng khoán đó Khi thị trường tiền tệ có dấu hiệuthay đổi lãi suất chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu từ ngân hàng trung ương thì lập tức sẽ ảnh hưởng tớilượng tiền cung ứng và tác động tới cung tín dụng từ phía ngân hàng thương mại, đồng thời cũng tác độngtới giá cả chứng khoán Tuy nhiên, mức độ tác động của lãi suất vào giá cả trái phiếu và cổ phiếu lại khácnhau Lãi suất tác động trực tiếp tới giá trái phiếu, khi lãi suất chiết khấu tăng (hoặc giảm) thì giá trái phiếutrên thị trường sẽ giảm (hoặc tăng) Còn đối với cổ phiếu, quan hệ giữa lãi suất và giá không phải là mốiquan hệ trực tiếp và hoàn toàn một chiều Mức độ ảnh hưởng của lãi suất lên giá cổ phiếu phụ thuộc vàonguyên nhân gây ra thay đổi đó và mức độ tác động của thay đổi này lên dòng thu nhập tương lai của cổphiếu Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu thường là ngược chiều

Trang 11

do khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm thì người đầu tư có xu hướng chuyển từ đầu từ cổ phiếusang trái phiếu khiến cho giá cổ phiếu giảm và ngược lại

Tóm lại, quá trình lưu chuyển vốn trên thị trường tài chính thể hiện ở sơ đồ lưu chuyển tiền tệ sau đây:Qua sơ đồ trên ta thấy được mức độ phát triển của thị trường tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với việckhuyến khích tiết kiệm, khuyến khích đầu tư và thúc đẩy quá trình vốn hoá trong nền kinh tế Đặc biệt ở đâyphải kể đến vai trò của các tổ chức trung gian tài chính, bộ phận đã chuyển tải một khối lượng đáng kểnguồn tiết kiệm đưa vào đầu tư và góp phần tích cực trong việc đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn

Sơ đồ

Qua sơ đồ trên có thể thấy thị trường tài chính là đối tượng tác động của các chính sách tiền tệ của ngânhàng trung ương (hay rộng hơn, các chính sách tài chính - tiền tệ của chính phủ), nhằm đạt được các mụctiêu của nền kinh tế Tất cả những biện pháp chính sách đều tác động tới các bộ phận của thị trường tàichính theo những phương thức khác nhau và đan chéo nhau Thị trường tài chính càng phát triển ở trình độcao, các kênh liên hệ càng nhiều (do có nhiều loại hình trung gian tài chính; cung cấp nhiều dịch vụ tàichính thông qua các công cụ tài chính ngày càng đa dạng) thì tính nhạy cảm với các biện

pháp chính sách càng cao

II NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách rất tự phát và sơ khai, xuất phát từ một nhu cầu đơn

lẻ từ buổi ban đầu Vào giữa thế kỷ XV ở tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, cácthương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi mua bán các vật phẩm hàng hoá lúc đầu chỉ mộtnhóm nhỏ, sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng Cuối thế kỷ XV, để thuận tiện hơn cho việclàm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với việc thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước này đượcsửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia “thị trường”.Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber ở Bruges (Bỉ),tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một từ tiếng Pháp là "Bourse" tức là "Mậu dịch thị trường" haycòn gọi là "Sở giao dịch"

Vào năm 1547, thành phố ở Bruges (Bỉ) mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị lấp cát nên mậu dịchthị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị trấn Auvers (Bỉ), ở đây thị trường phát triển rất nhanh vàgiữa thế kỷ XVI một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến quan sát về thiết lập một mậu dịch thị trườngtại London (Anh), nơi mà sau này được gọi là Sở Giao dịch chứng khoán London Các mậu dịch thị trườngkhác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức, và Bắc Âu

Sự phát triển thị trường ngày càng mạnh cả về lượng và chất với số thành viên tham gia đông đảo và nhiềunội dung khác nhau, vì vậy theo tính chất tự nhiên nó lại được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như:

Trang 12

thị trường giao địch hàng hoá, thị trường hối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị trườngchứng khoán với đặc tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia trong đó.Quá trình các giao dịch chứng khoán diễn ra và hình thành như vậy một cách tự phát cũng tương tự ởPháp, Hà Lan, các nước Bắc Âu, các nước Tây Âu khác và Bắc Mỹ.

Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra ngoài trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và cóthư ký nhận lệnh của khách hàng Cho đến năm 1921, ở Mỹ, khu chợ ngoài trời được chuyển vào trong nhà,

Sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập

Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật, các phương thức giao dịch tại các sởgiao dịch chứng khoán cũng đã được cải tiến theo tốc độ và khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả vàchất lượng cho giao dịch Các sở giao dịch dần dần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh đặt hàng vàchuyển dần từ giao dịch thủ công kết hợp với máy vi tính sang sử dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điệntử

Lịch sử phát triển các thị trường chứng khoán thế giới trải qua một sự phát triển thăng trầm lúc lên, lúcxuống Vào những năm 1875 - 1913, thị trường chứng khoán thế giới phát triển huy hoàng cùng với sự tăngtrưởng của nền kinh tế thế giới lúc đó, nhưng rồi đến “ngày thứ Năm đen tối”, tức nguy 29- 10- 1929, thịtrưởng chửng khoán Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản đã khủng hoảng Mãi cho tới khi chiến tranh thế giới thứhai kết thúc, các thị trường mới dần phục hồi và phát triển mạnh và cho tới năm 1987, một lần nữa các thịtrường chứng khoán trên thế giới điên đảo với "ngày thứ Hai đen tối" do hệ thống thanh toán kém cỏi khôngđảm đương được yêu cầu của giao dịch, sụt giá chứng khoán mạnh, gây mất lòng tin và phản ứng dâychuyền mà hậu quả của nó còn nặng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929 Gần đây nhất, thị trường chứngkhoán ở các nước và lãnh thổ Đông Á, Nga và một số thị trường ở châu Mỹ cũng đã rơi vào vòng xoáy củacơn lốc khủng hoảng tài chính tiền tệ, giảm lòng tin và có tính chất lây lan, tạo ra sự suy giảm ghê gớm chỉ

số giá chứng khoán

Cho đến nay, các nước trên thế giới đã có khoảng trên 160 sở giao dịch chứng khoán phân tán trên khắpcác châu lục, bao gồm cả các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á vào những năm 1960 - 1970 vànhững nước như Ba Lan, Hunggary, Séc, Nga, Trung quốc vào những năm đầu 1990

Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán thế giới cho thấy giai đoạn đầu thị trườngphát triển một cách tự phát với sự tham gia của các nhà đầu cơ Dần dần về sau mới có sự tham gia của côngchúng đầu tư Khi phát triển đến một mức độ nhất định, thị trường bắt đầu phát sinh những trục trặc dẫn đếnphải thành lập cơ quan quản lý nhà nước và hình thành hệ thống pháp lý để điều chỉnh hoạt động của thịtrường Kinh nghiệm cho thấy, phần lớn các thị trường chứng khoán sau khi thiết lập muốn hoạt động cóhiệu quả, ổn định và nhanh chóng phát triển vững chắc phải có sự chuẩn bị chu đáo mọi mặt về hàng hoá,luật pháp, con người, bộ máy quản lý và đặc biệt là sự giám sát và quản lý nghiêm ngặt của nhà nước Songcũng có một số thị trường chứng khoán có sứ trục trặc ngay từ ban đầu như thị trương chứng khoán Thái

Trang 13

Lan, Indonesia, hoạt động trì trệ một thời gian dài do thiếu hàng hoá và do không được quan tâm đúng mức,thị trường chứng khoán Phihppines kém hiệu quả do thiếu sự chỉ đạo và quản lý thống nhất hai sở giao dịch(Makita và Manila), thị trường chứng khoán Ba Lan, Hunggary gặp trục trặc do

việc chỉ đạo giá cả quá cao hoặc quá thấp

Tuy nhiên, cho tới nay, thi trường chứng khoán phát triển ở mức có thể nói là không thể thiếu trong đờisống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường và nhất là những nước đang phát triển dang cần thu hútluồng vốn dài hạn cho nền kinh tế quốc dân

2 Giới thiệu thị trường chứng khoán các nước

Các thị trường cổ phiếu lớn trên thế giới:

(Biểu đồ)

Trong đó:

NYSE: Sở Giao dịch chửng khoán New York

LSE: Sở Giao dịch chứng khoán London

TSE: Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo

NASDAQ: Hiệp hội các Nhà kinh doanh chứng khoán Quốc gia và hệ thống Báo giá tự động

HKSE: Sở Giao dịch chứng khoán Hongkong

SSE: Sở Giao dịch chứng khoán Singapore

1 Đối với NYSE, LSE, TSE, NADAQ, số liệu về dung lượng vốn thị trường nội địa được tính đến 1998; đối với các thị trường khác, tổng dung lượng vốn thị trường dược tính đến năm 1997

31-3-2 Tổng số các loại chứng khoán được niêm yết tính đến năm 1997

Để giúp bạn đọc hình dung được cơ cấu và hoạt động của thị trường chứng khoán, chúng tôi xin giớithiệu sơ bộ về một số thị trường chứng khoán trên thế giới

Thị trường chứng khoán Mỹ

Thị trường chứng khoán Mỹ có lịch sử phát triển lâu đài và đã đạt đến trình độ cao về mọi mặt, từ hệthống luật chứng khoán đến hệ thống giao dịch chứng khoán và đặc biệt đã xây dựng được cơ quan quản lýnhà nước mạnh Chính vì vậy, mô hình thị trường chứng khoán Mỹ đã được nhiều nước học tập, áp dụng vàsửa đổi cho phù hợp với thực trạng, điều kiện kinh tế của từng nước Thị trường chứng khoán Mỹ xuất hiện

từ năm 1792 và đến năm 1800 đánh dấu sự ra đời Sở Giao dịch chứng khoán đầu tiên, tiếp theo đó là hàngloạt các Sở Giao dịch chứng khoán được hình thành trên khắp nước Mỹ

Sở Giao dịch chứng khoán New York (NYSE) là sở giao dịch lớn nhất và lâu đời nhất nước Mỹ Năm

2000, tổng số có 262,5 tỷ cổ phần được giao dịch trên NYSE, số cổ phần giao dịch bình quân ngày đạt1.041,6 triệu, đây là lần đầu tiên có số cổ phần giao dịch bình quân ngày vượt con số 1 triệu cổ phần Giá trị

Trang 14

giao dịch bình quân ngày cũng đạt 43,9 tỷ USD, tổng giá trị giao dịch trong năm 2000 của NYSE đạt 11,1nghìn tỷ USD năm 2000 cũng là nam hoàn thiện hơn nữa hệ thống giao dịch bằng sự thay đổi của cách yếtgiá (yết giá dạng thập phân thay vì dạng phân số trước kia) Cuối năm 2000 có 2.862 cổ phiếu dược niêmyết trên NYSE với tổng giá trị là 17,1 nghìn tỷ USD.

Khác với NYSE, Sở giao dịch chứng khoán NASDAQ nổi tiếng về bề dày lịch sử cũng như phươngthức giao dịch truyền thống, NASDAQ, một sở xuất hiện hệ thống giao dịch chứng khoán điện tử đầu tiêntrên thế giới, NASDAQ đã đi tiên phong trong lĩnh vực đổi mới, sử dụng thiết bị công nghệ để cho hàngtriệu nhà đầu tư được tiếp cận với các công ty hàng đầu trên thế giới các giao dịch chửng khoán trênNASDAQ được thực hiện thông qua hệ thống mạng máy tính và điện thoại theo mô hình của thị trường toàncầu Hiện nay trên NASDAQ có tới trên 5000 công ty niêm yết

Thị trường chứng khoán Nhật Bản

Thị trường chứng khoán thật Bản thu hút khoảng trên dưới 20% tài sản cá nhân của người Nhật, trong

đó một nửa đầu tư vào cổ phiếu, còn một nửa đầu tư vào các chứng khoán khác (trái phiếu chính phủ, tráiphiếu công ty, đầu tư tín thác ) Do vậy, có thể thấy rằng thị trường chứng khoán Nhật Bản đóng vai tròquan trọng trong việc thu hút vốn dài hạn cho Chính phủ và các công ty

Hiện nay cũng như trong nhiều năm qua, Sở Giao dịch Chửng khoán Tokyo (TSE) là Sở giao dịch lớnthứ hai trên thế giới về doanh số bán, chỉ sau NYSE

Trên TSE, việc giao dịch, mua bán chứng khoán được quy định dựa trên các nguyên tắc cơ bản quantrọng nhất là:

Nguyên tắc công khai: công khai về hoạt động của người phát hành; các loại chứng khoán được chàobán, đặt mua; giá cả, số lượng chứng khoán được mua bán

Nguyên tắc trung gian mua bán: mọi hoạt động mua bán chứng khoán đều phải qua môi giới là các công

ty chứng khoán được quyền hoạt động trên TSE (TSE có 125 công ty chứng khoán, trong đó có 25 công tynước ngoài) để đảm bảo sự tin cậy của thị trường, tránh sự giả mạo, lừa đảo

Nguyên tắc tập trung: có nghĩa là tập trung tất cả mọi đơn đặt hàng, đơn chào bán vào TSE để đảm bảoviệc hình thành giá cả trung thực, hợp lý

Nguyên tắc đấu giá: bao gồm quyền ưu tiên giá (ưu tiên giá chào bán thấp nhất và giá đặt mua cao nhất)

và quyền ưu tiên về thời gian

Sau khi đưa hệ thống giao dịch bằng máy tính chính thức đi vào hoạt động (ngày 18-3-1991), hiện nay,các cổ phiếu trên TSE vẫn được giao dịch theo hai phương thức khác nhau: giao dịch tại sàn và thông qua hệthống máy tính

Trên TSE, hầu hết các giao địch mua bán chứng khoán được thanh toán vào ngày làm việc thứ ba saungày giao dịch (T+3) Vào ngày T+1, nếu phát hiện thấy sai sót nào trong quá trình giao dịch, các công tychứng khoán thành viên phải báo ngay cho TSE để điều Chỉnh Vào ngày T+2, Trung tâm lưu ký và thanh

Trang 15

toán bù trừ (JASDEC) kết hợp với TSE thực hiện thanh toán bù trừ các giao dịch mua bán chứng khoángiữa các công ty thành viên Vào ngày T+3, Trung tâm thực hiện các bút toán ghi sổ kế toán và thực hiệnthanh toán chứng khoán và tiền cho các giao dịch

Thị trường chứng khoán Hàn Quốc

Ít nhất từ những năm 1950, thị trường chứng khoán Hàn quốc đã trở thành một trong 10 thị trườngchứng khoán lớn nhất thế giới Thị trường này đã phát triển một cách nhanh chóng Chỉ trong giai đoạn năm

1990 - 1999, khối lượng giao dịch cổ phiếu đã tăng từ 53 triệu tỷ won lên 867 triệu tỷ won, khối lượng giaodịch trái phiếu tăng từ 39 triệu tỷ lên đến 2.183 triệu tỷ won, trong khi đó giá trị niêm yết trên thị trườngcũng tăng từ 79 triệu tỷ won lên 350 triệu tỷ won

Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KSE) là một sàn giao dịch có tổ chức ở Hàn Quốc, có 3 khu vựcgiao dịch: các khu vực cho cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phái sinh Khu vực cho cổ phiếu đượcchia ra thành khu vực thử nhất và khu vực thứ hai Khu vực thứ nhất dành cho các công ty có quy mô lớn vàtài chính mạnh, với hơn

80% tổng số cổ phiếu trên thị trường Khu vực thứ hai là địa điểm cho các cổ phiếu mới được niêm yết,hoặc cho các công ty có tài chính yếu được giao dịch KSE đôi khi phải được sự chấp thuận của SEC trongtrường hợp muốn niêm yết cổ phiếu của công ty có đủ tiêu chuẩn niêm yết trên KSE, nhưng chưa từng chàobán cổ phiếu của mình ra công chúng trước đó Ví dụ, khi một công ty đăng ký trên thị trường OTC muốnniêm yết các cổ phiếu của mình trực tiếp trên KSE, KSE cần phải được sự chấp thuận của SEC trước khicho phép công ty đó niêm yết Tuy vậy việc niêm yết trực tiếp này là rất hiếm

Đến tháng 3-2001, tổng số công ty chứng khoán hoạt động tại đàn Quốc là 64 công ty, trong đó có 43công ty trong nước và 21 công ty nước ngoài

Thị trường chứng khoán Thái Lan

Thị trường chứng khoán Thái Lan là một trong những thị trường chứng khoán phát triển nhanh nhất ởkhu vực châu Á Thị trường chứng khoán ban đầu được các công ty tư nhân thành lập (vào tháng 7-1962),mãi cho đến năm 1992 Uỷ ban chứng khoán, cơ quan quản lý trực tiếp thị trường chứng khoán Thái Lanmới được thành lập Tại Thái Lan, các công ty chứng khoán muốn trở thành thành viên của Sở Giao dịchchứng khoán thì phải được Bộ Tài chính đồng ý Theo luật về sở giao dịch chứng khoán, các thành viên phải

có khả năng tài chính mạnh, có khả năng thực hiện các giao dịch chứng khoán và có kinh nghiệm trong cáchoạt động giao dịch đó

Thị trường chứng khoán Thái Lan cũng là nơi điển hình của việc sử dụng hệ thống vi tính hoàn toàn tựđộng Với hệ thống giao dịch tự động này, Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan cho phép các công ty chửngkhoán thông qua hệ thống vi tính thực hiện các giao dịch ngay tại văn phòng của hộ mà không cần trực tiếpđến sở

3 Bản chất và chức năng của thị trường chứng khoán

Trang 16

3.1 Bản chất của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạtđộng giao dịch mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn Việc mua bán này được tiến hành ở thịtrường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở thị trường thứcấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp Như vậy, xét về mặthình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng cácloại chứng khoán, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chửng khoán Nhưng xét về mặt bản chất thì:

Thị trường chứng khoán là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm Tập trung các nguồn tiếtkiệm để phân phối lại cho những ai muốn sử dụng các nguồn tiết kiệm đó theo giá mà người sử dụng sẵn sàngtrả và theo phán đoán của thị trường về khả năng sinh lời từ các dự án của người sử dụng Chuyển từ tư bản sởhữu sang tư bản kinh doanh

Thị trường chứng khoán là định chế tài chính trực tiếp: cả chủ thể cung và cầu vốn đều tham gia vào thịtrường một cách trực tiếp Ngược với cách tài trợ gián tiếp được thực hiện thông qua các trung gian tàichính, những người có vốn có khi có đủ điều kiện về môi trường tài chính, pháp lý sẽ trực tiếp đầu tư vàosản xuất, kinh doanh không cần qua các trung gian tài chính mà chuyển vốn thông qua thị trường chứngkhoán, một thị trường dẫn vốn trực tiếp từ người có vốn sang người cần vốn theo nguyên tắc đầu tư

Với việc đầu tư qua các trung gian tài chính, các chủ thể đầu tư không thể theo dõi, kiểm tra, quản lývốn đầu tư của họ, do đó làm cho quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau, làm giảm động lựctiềm năng trong quản lý Trái lại, với việc đầu tư qua thị trường chứng khoán, kênh dẫn vốn trực tiếp, cácchủ thể đầu tư đã thực sự gắn quyền sử dụng và quyền sở hữu về vốn, nâng cao tiềm năng quản lý vốn.Thị trường chứng khoán thực chất là quá trình vận động của tư bản tiền tệ Các chứng khoán mua bántrên thị trường chứng khoán có thể đem lại thu nhập cho người nắm giữ nó sau một thời gian nhất định vàđược lưu thông trên thị trường chứng khoán theo giá cả thị trường, do đó bề ngoài nó được coi như là một tưbản hàng hoá

Có thể nói, thị trường chứng khoán là nơi mua bán các quyền sở hữu về tư bản, là hình thức phát triểncao của nền sản xuất hàng hoá

Thị trường chứng khoán cũng gắn với loại hình tài chính ngắn hạn Những người có chứng khoán có thểmua bán chứng khoán tại bất kỳ thời điểm nào trên thị trường chửng khoán, nên các chứng khoán trung vàdài hạn cũng trở thành đối tượng đầu tư ngắn hạn

3.2 Chức năng của thị trường chứng khoán

a Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vàohoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội Bằng cách hỗ trợ các hoạt độngđầu tư của công ty, thị trường chứng khoán đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền

Trang 17

kinh tế quốc dân Thông qua thị trường chứng khoán, chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huyđộng được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầuchung của xã hội

b Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựachọn phong phú Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, chophép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.Chính vì vậy, thị trường chứng khoán góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia

c Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán

Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiềnmặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiềnmặt) là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán dối với người đầu tư Đây là yếu tố cho thấy tínhlinh hoạt, an toàn của vốn đầu tư Thị trường chứng khoán hoạt động càng năng động và có hiệu quả thìcàng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường

d Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ảnh một cách tổng hợp vàchính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuậntiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kíchthích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm

e Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tê vĩ mô

Các chỉ báo của thị trường chứng khoán phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chínhxác Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; và ngược lại giáchứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế Vì thế, thị trường chứng khoán đượcgọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp chính phủ thực hiện các chính sáchkinh tế vĩ mô Thông qua thị trường chứng khoán, chính phủ có thể mua và bán trái phiếu chính phủ để tạo

ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát Ngoài ra, chính phủ cũng có thể sử đụng một

số chính sách, biện pháp tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự pháttriển cân đối của nền kinh tế

4 Các chủ thể tham gia thị trưởng chứng khoán

Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành 3 nhóm sau: nhà pháthành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán

4.1 Nhà phát hành

Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán Nhà phát hành

là người cung cấp các chứng khoán - hàng hoá của thị trường chứng khoán

Trang 18

- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu chính phủ và trái phiếu địaphương

- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty

- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng phục vụ cho hoạt động của họ

4.2 Nhà đầu tư

Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Nhà đầu tư cóthể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức

- Các nhà đầu tư cá nhân:

Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên thị trường chứngkhoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận Tuy nhiên, trong đầu tư thì lợi nhuận lại luôn gắn với rủi ro, lợinhuận càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại Chính vì vậy các nhà đầu tư cá nhân luôn phải lựa chọn cáchình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mình

- Các nhà đầu là có tổ chức:

Nhà đầu tư có tổ chức, hay còn gọi là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với sốlượng lớn trên thị trường Các tổ chức này thường có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia cókinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư Một số nhà đầu tư chuyên nghiệpchính trên thị trường chứng khoán là các công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, các quỹ lương hưu và cácquỹ bảo hiểm xã hội khác Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm nổi bật là có thể đa dạng hoádanh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm

Một bộ phận quan trọng của các tổ chức đầu tư là các công ty tài chính Các công ty tài chính dược phépkinh doanh chứng khoán, có thể sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư vào chứng khoán nhằm mục đíchthu lợi

Bên cạnh các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại cũng có thể trở thành nhà dầu tư chuyênnghiệp khi họ mua chứng khoán cho chính mình

4.3 Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán

- Công ty chứng khoán:

Công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận mộthoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh, quản lý quỹ đầu tư và tưvấn đầu tư chứng khoán

Để có thể được thực hiện mỗi nghiệp vụ, các công ty chứng khoán phải đảm bảo được một số vốn nhấtđịnh và phải được phép của cơ quan có thẩm quyền

- Các ngân hàng thương mại:

Trang 19

Tại một số nước, các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn tự có để tăng và đa dạng hoá lợi nhuậnthông qua đầu tư vào các chứng khoán Tuy nhiên các ngân hàng chỉ được đầu tư vào chứng khoán trongnhững giới hạn nhất định để bảo vệ ngân hàng trước những biến động của giá chứng khoán Một số nướccho phép ngân hàng thương mại thành lập công ty con độc lập để kinh doanh chứng khoán và thực hiênnghiệp vụ bảo lãnh phát hành.

4.4 Các tổ chức đó liên quan đến thị trường chứng khoán

- Cơ quan quản lý nhà nước:

Đầu tiên, thị trường chứng khoán hình thành một cách tự phát khi có sự xuất hiện của cổ phiếu và tráiphiếu và hầu như chưa có sự quản lý Nhưng nhận thấy cần có sự bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư và đảmbảo sự hoạt động bình thường, ổn định của thị trường chứng khoán, bản thân các nhà kinh doanh chứngkhoán và các quốc gia có thị trường chứng khoán hoạt động cho rằng cần phải có cơ quan quản lý và giámsát về hoạt động phát hành và kinh doanh chứng khoán Chính vì vậy, cơ quan quản lý, giám sát thị trườngchứng khoán đã ra dời

Cơ quan quản lý, giám sát thị trường chứng khoán được hình thành dưới nhiều mô hình hoạt động khácnhau, có nước do các tổ chức tự quản thành lập, có nước cơ quan này trực thuộc chính phủ, nhưng có nướclại có sự kết hợp quản lý giữa các tổ chức tự quản và nhà nước Nhưng nhìn chung cơ quan quản lý này dochính phủ (nhà nước) của các nước thành lập, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của người đầu tư và bảo đảmcho thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, suôn sẻ và phát triển vững chắc Cơ quan này có thể cónhững tên gọi khác nhau, tuỳ thuộc từng nước và nó được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhànước đối với thị trường chứng khoán

Tại Trung Quốc, ban đầu Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đốivới các hoạt động của thị trường chứng khoán Cùng phối hợp thực hiện chức năng quản lý với Ngân hàngcòn có cơ quan Hội đồng Nhà nước trong lĩnh vực cổ phần hoá các doanh nghiệp Do không nằm trong cùngmột tổ chức độc lập nên việc quản lý thị trường không được chặt chẽ, kém hiệu quả ngày 29-12-1998, luậtchứng khoán Trung Quốc được thông qua đã tập trung việc giám sát, quản lý thị trường chứng khoán vàomột cơ quan duy nhất, đó là cơ quan Giám quản chứng khoán của Quốc vụ viện Trung Quốc

Tại Anh có Uỷ ban đầu tư chứng khoán (SIB - Securities Investment Board) Uỷ ban này là một tổ chứcđược thừa nhận trong đạo luật về các dịch vụ tài chính ban hành năm 1986

Tại Mỹ, Uỷ ban chứng khoán và Giao dịch chứng khoán (SEC - Secunties and Exchange Commission)

là một cơ quan của liên bang có tư cách pháp lý thực hiện việc kiểm soát thị trường chứng khoán Tất cả các

tổ chức hoạt động trong ngành chứng khoán đều phải đăng ký, báo cáo và chịu sự kiểm tra giám sát của Uỷban chứng khoán và Giao dịch chứng khoán

Tại Nhật Bản, năm 1992 Uỷ ban Giám sát chứng khoán và Giao dịch chứng khoán (ESC, - ExchangeSurveil1ance Commission) được thành lập và năm 1998 đã đổi tên thành Financial Supervision Agency

Trang 20

(FSA) với chức năng cơ bản là tiến hành điều tra và xử lý các giao dịch gian lận trên thị trường chứngkhoán Các chức năng quản lý thị trường chứng khoán chung do Bộ Tài chính Nhật Bản đảm nhiệm

Tại Hàn Quốc có Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch chứng khoán (ESC - Securities and ExchangeCommission) và Ban Giám sát chứng khoán (SSB - Securities Supervise Board) (từ năm 1998 đổi tên thànhFinancial Supervision Commision) được đặt dưới sự quản lý của Bộ Kinh tế - Tài chính Ban Giám sátchứng khoán là cơ quan chấp hành của Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch chứng khoán thực hiện các chứcnăng quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán

Từ những kinh nghiệm học tập được ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển, với sự vậndụng sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế, Việt Nam đã thành lập cơ quan quản lý nhà nước về chứngkhoán vả thị trường chứng khoán trước khi ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam Đó là Uỷ ban Chứngkhoán Nhà nước, thành lập theo Nghị định số 75/CP ngày 28-11-1996 của Chính phủ Uỷ ban Chứng khoánNhà nước là một cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với thị trường chứngkhoán ở Việt Nam

- Sở giao dịch chứng khoán:

Sở giao dịch chứng khoán thực hiện vận hành thị trường thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộphận khác nhau phục vụ các hoạt động trên sở giao dịch Ngoài ra, sở giao dịch cũng ban hành những quyđịnh điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên sở, phù hợp với các quy định của luật pháp và uỷban chứng khoán

- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán:

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các công ty chứng khoán và một số thành viênkhác hoạt động trong ngành chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thànhviên nói riêng và cho toàn ngành chửng khoán nói chung Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thường

là một tổ chức tự quản, thực hiện một số chức năng chính như sau :

+ Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán

+ Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật về chứng khoán + Điều tra và giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên

+ Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán

+ Hợp tác với chính phủ và các cơ quan khác để giải quyết các vấn đề có tác động đến hoạt động kinhdoanh chứng khoán

- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán:

Là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịchchứng khoán

- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán:

Trang 21

Là tổ chức phụ trợ, phục vụ cho các giao dịch chứng khoán Công ty này cung cấp hệ thống máy tínhvới các chương trình để thông qua đó có thể thực hiện được các lệnh giao dịch một cách chính xác, nhanhchóng Thông thường, công ty dịch vụ máy tính chứng khoán ra đời khi thị trường chứng khoán đã pháttriển đến một trình độ nhất định, bắt đầu đi vào tự động hoá các giao dịch

- Các tổ chức tài trợ chứng khoán:

Là các tổ chức được thành lập với mục đích khuyến khích mở rộng và tăng trưởng của thị trường chứngkhoán thông qua các hoạt động cho vay tiền để mua cổ phiếu, và cho vay chứng khoán để bán trong các giaodịch bảo chứng Các tổ chức tài trợ chứng khoán ở các nước khác nhau có đặc điểm khác nhau, có một sốnước không có loại hình tổ chức này

- Công ty đánh giá hệ sô tín nhiệm:

Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán cáckhoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với mộtđợt phát hành cụ thể Các mức hệ số tín nhiệm vì thế thường được gắn cho một đợt phát hành, chứ khôngphải cho công ty, vì thế, một công ty phát hành có thể mang nhiều mức hệ số tín nhiệm cho các phát hành

nợ của nó

Hệ số tín nhiệm được biểu hiện bằng các chữ cái hay chữ số, tuỳ theo quy định của từng công ty xếphạng Ví dụ, theo hệ thống xếp hạng của Moody's sẽ có các hệ số tín nhiệm được ký hiệu là Aaa, Aa1, Baa1,hay B1 theo hệ thống xếp hạng của S&P, có các mức xếp hạng AAA, AA+, AA, AA-, A+, A

Các nhà đầu tư có thể dựa vào các hệ số tín nhiệm do các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm cung cấp đểcân nhắc đưa ra quyết định đầu tư của mình

5 Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán

5.1 Nguyên tắc công khai

Chứng khoán là các hàng hoá trừu tượng, người đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp được các chứngkhoán như các hàng hoá thông thường mà phải dựa trên cơ sở các thông tin có liên quan Vì vậy thị trườngchứng khoán phải được xây dựng trên cơ sở hệ thung công bố thông tin tốt Theo luật định, các bên pháthành chứng khoán có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ trung thực và kịp thời những thông tin có liên quan tới tổchức phát hành, tới đợt phát hành Công bố thông tin được tiến hành khi phát hành lần đầu cũng như theocác chế độ thường xuyên và đột xuất, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sở giao dịch, các công

ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan khác

Việc công khai thông tin về thị trường chứng khoán phải thoả mãn các yêu cầu:

Chính xác: các thông tin công khai nhưng không xác thực hoặc không tin cậy có thể dẫn tới những quyết

định đầu tư sai lầm của các nhà đầu tư, ảnh hưởng tới quyền lợi của các nhà đầu tư, vi phạm nguyên tắccông bằng trên thị trường chứng khoán do đó, đòi hỏi thông tin cần phải chính xác

Trang 22

Kịp thời: nếu các thông tin công khai nhưng không kịp thời, chậm trễ, lạc hậu thì sẽ gây thiệt hại cho các

nhà đầu tư

Dễ tiếp cận: nghĩa là công khai thông tin thị trường chứng khoán nhưng phải dễ dàng tiếp cận dối với

các nhà đầu tư Chính vì vậy, thị trường chứng khoán ở các nước trên thế giới đã sử dụng rất nhiều loạiphương tiện để công khai thông tin như báo chí, phát thanh, các cơ quan thông tin, mạng lưới thông tin của

sở giao dịch chứng khoán

Nguyên tắc công khai nhằm bảo vệ người đầu tư, song đồng thời nó cũng hàm nghĩa rằng, một khi dãđược cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác thì người dầu tư phải chịu trách nhiệm về các quyếtđịnh đầu tư của mình

5.2 Nguyên tắc trung gian

Theo nguyên tắc này, trên thị trường chứng khoán, các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức trunggian là các công ty chứng khoán Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp của nhàphát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành Trên thị trường thọ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới,kinh doanh các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng, hoặc kết nối các kháchhàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chửng khoán trên tài khoản của mình

5.3 Nguyên tắc đấu giá

Mọi việc mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán đều hoạt động trên nguyên tắc đấu giá.Nguyên tắc đấu giá dựa trên mối quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định

Căn cứ vào các hình thức đấu giá, có các loại đấu giá:

Đấu giá trực tiếp: là hình thức đấu giá trong đó các nhà môi giới chứng khoán trực tiếp gặp nhau thông

qua người trung gian (một chuyên gia chứng khoán) tại quầy giao dịch để thương lượng giá

Đấu giá gián tiếp: là hình thức đấu giá mà các nhà môi giới chứng khoán không trực tiếp gặp nhau, mà

việc thương lượng giá được thực hiện gián tiếp thông qua hệ thống điện thoại và mạng máy tính

Đấu giá tự động: là hình thức đấu giá qua hệ thống mạng máy tính nối giữa máy chủ của sở giao dịch với hệ

thống máy của các công ty chứng khoán thành viên Các lệnh mua bán được truyền đến máy chủ, máy chủ tựđộng khớp các lệnh mua - bán có giá phù hợp và thông báo kết quả cho những công ty chứng khoán có các lệnhđặt hàng được thực hiện

Căn cứ vào phương thức đấu giá có hình thức đấu giá định kỳ và đấu giá liên tục

Đấu giá đinh kỳ: là hệ thống trong đó các giao dịch chứng khoán được tiến hành tại một mức giá duy

nhất bằng cách tập hợp tất cả các đơn đặt hàng mua và bán trong một khoảng thời gian nhất định Đấu giáđịnh kỳ là phương thức xác định mức giá cân bằng giữa cung và cầu Phương thức đâu giá này rất có hiệuquả trong việc hạn chế biến động giá quá mức phát sinh từ việc phối hợp những đơn đặt hàng được chuyểntới thị trường một cách bất thường như trong trường hợp đấu giá liên tục Tuy nhiên, phương thức nàykhông phản ánh kịp thời những thông tin về thị trường và hạn chế tính cấp thời của các giao dịch Do vậy,

Trang 23

hình thức này chỉ thích hợp với giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán khi số lượng khách hàng và khốilượng giao dịch nhỏ, không sôi động

Đâu giá liên tục: là hệ thống trong đó việc mua bán chứng khoán được tiến hành liên tục bằng cách

phối hợp các đơn đặt hàng của khách hàng ngay khi có các đơn đặt hàng có thể phối hợp được Đặc điểmcủa đấu giá liên tục là giá cả được xác định qua sự phản ứng tức thời của thông tin và các nhà dầu tư có thểnhanh chóng phản ứng lại trước những thay đổi trên thị trường Hình thức đấu giá này thích hợp với nhữngthị trường có khối lượng giao dịch lớn vả nhiều đơn đặt hàng

Khi thực hiện nguyên tắc đấu giá bao giờ cũng tuân thủ theo các thứ tự ưu tiên về giá (giá đặt mua caonhất và giá chào bán thấp nhất), về thời gian, về khách hàng (ưu tiên các nhà đầu tư cá nhân trước), về quy

mô lệnh (cùng một mức giá, ưu tiên các lệnh có khối lượng lớn hơn)

6 Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, tráiphiếu, các khoản vay ngân hàng có kỳ hạn trên 1 năm)

6.1 Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vôn, thị trường chứng khoán được chia thành thị trường

sơ cấp và thị trường thứ cấp

Thị trường sơ cấp

Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành Trên thị trường này, vốn từnhà dầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới pháthành

Vai trò của thị trường sơ cấp:

- Chứng khoán hoá nguồn vốn cần huy động, vốn của công ty được huy động qua việc phát hành chứngkhoán

- Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính, trực tiếp đưa các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong dânchúng vào đầu tư, chuyển tiền sang dạng vốn dài hạn

Đặc điểm của thị trường sơ cấp:

- Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho người phát hành

- Những người bán trên thị trường sơ cấp được xác định thường là kho bạc, ngân hàng nhà nước, công

Trang 24

- Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán chứng khoán thuộc về các nhà đầu tư và cácnhà kinh doanh chứng khoán chứ không thuộc về nhà phát hành Nói cách khác, các luồng vốn không chảyvào những người phát hành chứng khoán mà chuyển vận giữa những người đầu tư chứng khoán trên thịtrường Thị trường thứ cấp là một bộ phận quan trọng của thị trường chứng khoán, gắn bó chặt chẽ với thịtrường sơ cấp.

- Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá chứng khoán trên thịtrường thứ cấp do cung và cầu quyết định

- Thị trường thứ cấp là thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể mua và bán các chứng khoánnhiều lân trên thị trường thứ cấp

6.2 Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường, thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC)

Cũng có thể phân loại thị trường chứng khoán theo tính chất tập trung của thị trường (tính chất tập trung

ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất) Khi đó, thịtrường chứng khoán bao gồm sở giao dịch chứng khoán (thị trường tập trung), và thị trường OTC (thị trườngphi tập trung) Tại sở giao dịch chứng khoán, các giao dịch được tật trung tại một địa điểm; các lệnh đượcchuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch Trên thị trườngOTC, các giao dịch (cả sơ cấp lẫn thứ cấp) được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tántrên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử Giá cả trên thị trường này được hình thành theophương thức thoả thuận

Đối với thị trường thứ cấp, cấu trúc thị trường cơ bản đều được hình thành dựa trên cơ sở đấu giá và

đấu lệnh

- Trong thị trường đấu giá, các nhà tạo thị trường đưa ra giá đặt mua và giá chào bán loại chứng khoánđược ấn định của họ Các nhà đầu tư giao dịch những chứng khoán này như đối tác của nhà tạo thị trường.Giá được xác định thông qua cạnh tranh giữa các nhà tạo thị trường Thị trường này thực hiện các nguyêntắc đấu lệnh như ưu tiên về giá thời gian, ưu tiên về khách hàng, về số lượng (ưu tiên các lệnh theo số lượnglớn)

- Trong thị trường đấu lệnh, lệnh của các nhà dầu tư được ghép với nhau không có sự tham gia của cácnhà tạo thị trường Lệnh được ghép tại mức giá thoả mãn cả hai bên mua và bán Giá được xác định thôngqua cạnh tranh giữa các nhà dầu tư Trên thị trường này, thực hiện phương thức ghép lệnh định ký hoặcghép lệnh liên tục và cũng thực hiện đầy đủ các quyền ưu tiên trong giao dịch Trong đấu lệnh liên tục, lệnhđược thực hiện một cách liên tục bằng việc ghép lệnh ngay khi có các lệnh mới có thể ghép được

Hình thức sở hữu:

Lịch sứ phát triển sở giao dịch chứng khoán các nước đã và đang trải qua các hình thức sở hữu sau đây:

Trang 25

- Là một tổ chức do các thành viên (là công ty chứng khoán) sở hữu Thời kỳ đầu, sở giao dịch chứngkhoán được tổ chức dưới hình thức các câu lạc bộ "mini" dần dần về sau phát triển thành các tổ chức phi lợinhuận do các thành viên sở hữu Tuy nhiên hội đồng quản trị của sở giao dịch chứng khoán, bên cạnh nhữngthành viên do Công ty thành viên cử ra vẫn có một số thành viên do chính phủ đề cử

- Là một công ty cổ phần do các công ty thành viên, các ngân hàng và cả các tổ chức không phải thànhviên sở hữu

Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm

cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi

Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được

phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ Việc vay vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu ngày càng trở nên phổ biến ở các quốc gia Do đó, thịtrường trái phiếu ngày càng lớn về quy mô và hoạt động ngày càng sôi động

Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh:

Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, các công cụ lưu thông trên thị trường chứng khoáncũng ngày càng phát triển về số lượng và đa dạng về chủng loại Bên cạnh các giao dịch truyền thống về cổphiếu và trái phiếu, các giao dịch mua bán chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền,hợp đồng quyền chọn đã xuất hiện Các chứng từ tài chính này được ra đời từ các giao dịch chứng khoán (cổphiếu, trái phiếu) và được quyền chuyển đổi sang các chứng khoán qua hành vi mua bán theo những điềukiện nhất định Do đó, người ta gọi chúng là các chứng từ có nguồn gốc chứng khoán, hay các chứng khoánphái sinh

Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng khoán pháisinh đã được phát hành Đây là loại thị trường cao cấp chuyên giao dịch những công cụ tài chính cao cấp, do

đó thị trường này chỉ xuất hiện ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển mạnh

7 Cơ chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán

7.1 Khái niệm và sự cần thiết phải điều hành và giám sát thị trường chứng khoán

Điều hành thị trường là các hoạt động được tiên hành nhằm duy trì sự vận hành bình thường của thị trường, hoạt động này thường được tiên hành bởi các chủ thể có quyền lực nhất định.

Trang 26

Giám sát thị trường là việc tiên hành theo dõi kiêm tra các hoạt động diễn ra trên thị trường, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm, đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của thị trường.

Thị trường chứng khoán luôn luôn tồn tại tính hai mặt của nó, đó là mặt tích cực và mặt tiêu cực Nhữngmặt tiêu cực của nó có thể gây tác động xấu đến thị trường và các hoạt động kinh tế - xã hội Đó chính làcác hành vi gian lận, lừa đảo trong giao dịch chứng khoán như đầu cơ, mua bán nội gián, thao túng giá cả

Vì vậy cần phải có một cơ chế điều hành và giám sát chặt chẽ mọi mặt hoạt động của thị trường chứngkhoán

Thị trường chứng khoán là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, do đó có tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung Mặt khác thị trường chứng khoán là một thị trường cao cấp, nơi tập trung của nhiều đối tượng tham gia với các mục đích, sự hiểu biết và lợi ích khác nhau; các giao dịch các sản phẩm tài chính được thực hiện với giá trị rất lớn Đặc tính đó khiến cho thị trường chứng khoán cũng là môi trường dễ xảy ra các hoạt động kiếm lợi không chính đáng thông qua các hoạt động gian lận, không công bằng, gây tổn thất cho các nhà đầu tư; tổn thất cho thị trường và cho toàn bộ nền kinh tê

Xuất phát từ vai trò quan trọng cũng như tính chất phức tạp như vậy của thị trường chứng khoán, việcđiều hành và giám sát thị trường là vô cùng cần thiết để đảm bảo được tính hiệu quả, công băng, lành mạnhtrong hoạt động của thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư, dung hoà lợi ích của tất cảnhững người tham gia thị trường, tận dụng và duy trì được các nguồn vốn để phát triển kinh tế Mỗi thịtrường có cơ chế điều hành và giám sát thị trường riêng phù hợp với các tính chất và đặc điểm của riêng nó

7.2 Cơ chê' điều hành và giám sát thị trường chứng khoán

Tại mỗi nước, việc điều hành và giám sát thị trường chứng khoán được tổ chức ở nhiều cấp độ khácnhau Nhìn chung các tổ chức tham gia quản lý và giám sát thị trường chứng khoán gồm 2 nhóm: Các cơquan quản lý của chính phủ và các tổ chức tự quản

a Các cơ quan quản lý của chính phủ

Đây là các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị trường chứngkhoán Nhìn chung các cơ quan quản lý thị trường của chính phủ chỉ thực hiện các chức năng quản lý chungchứ không trực tiếp điều hành và giám sát thị trường Các cơ quan này có thẩm quyền ban hành các quyđịnh điều chỉnh các hoạt động trên thị trường chứng khoán tạo nên cơ sở cho các tổ chức tự quản trực tiếpthực hiện các chức năng điều hành và giám sát thị trường của mình Nhìn chung các cơ quan quản lý thịtrường của chính phủ gồm có uỷ ban chứng khoán và một số bộ, ngành có liên quan

Uỷ ban chứng khoán là cơ quan quản lý chuyên ngành của nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, vớicác chức năng sau:

- Thực hiện các quy định, quy chế về quản lý ngành chứng khoán của chính phủ, bộ tài chính và phốihợp với các tổ chức liên quan để điều hành và giám sát có hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán

Trang 27

- Kiểm soát và giám sát các hoạt động trên thị trường như đăng ký, lưu ký chứng khoán, giám sát cáccông ty niêm yết, và phát hiện, xử lý các trường hợp gian lận trong hoạt động kinh doanh chứng khoán

- Quản lý trực tiếp các tổ chức tự quản, giám sát hoạt động của các tổ chức này, xử lý các vi phạm nếucác tổ chức tự quản không tự xử lý được

- Thanh tra đối với các cá nhân hay tổ chức để bảo vệ lợi ích chung của công chúng trong trường hợp có

sự vi phạm pháp luật

Bên cạnh uỷ ban chứng khoán, một số bộ, ngành cũng có chức năng tham gia quản lý một số lĩnh vực

có liên quan tới thị trường chứng khoán Ví dụ: bộ tài chính quản lý các vấn đề về kế toán, kiểm toán phục

vụ phát hành và công khai thông tin công ty, phát hành trái phiếu quốc tế ; ngân hàng nhà nước quản lý cácngân hàng thương mại thực hiện kinh doanh chứng khoán, đề ra các nguyên tắc để phân tách nghiệp vụ kinhdoanh tiền tệ và kinh doanh chứng khoán; bộ tư pháp có liên quan tới việc xử lý các trường hợp gian lậntrên thị trường chứng khoán

b Các tổ chức tự quản

Xét về mặt lịch sử, việc điều hành và giám sát thị trường chứng khoán được thực hiện bởi các tổ chức tựquản trước, rồi sau đó mới có sự can thiệp của chính phủ Các tổ chức tự quản là các tổ chức hình thànhcùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, thực hiện chức năng điều hành và giám sát thị trườngchứng khoán nhằm bảo vệ lợi ích chung của toàn thị trường Các tố chức tự quản thực hiện quản lý và giámsát thị trường trên cơ sở tuân thủ các quy định của các tổ chức quản lý và giám sát thị trường của chính phủ Một tổ chức tự quản hoạt động dựa trên 2 nguyên tắc:

- Các quyết định điều hành đưa ra phải đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh thực tế, hoạt động giám sát thịtrường phải có hiệu quả

- Chi phí điều hành, giám sát thị trường phải thu được từ các hoạt động trên thị trường chứ không phải

do ngân sách cấp

Hoạt động điều hành và giám sát thị trường chứng khoán của các tổ chức tự quản bao gồm 3 bộ phận:quản lý và giám sát các hoạt động giao dịch (bao gồm cả việc phát hành), quản lý và giám sát công ty chứngkhoán, giải quyết cá tranh chấp và tiến hành xử lý các trường hợp vi phạm Nhìn chung, các tổ chức tự quảngồm có: sở giao dịch và hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

Sở giao dịch là tổ chức tự quản bao gồm các công ty chứng khoán thành viên, trực tiếp điều hành và

giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán thực hiện trên sở Sở giao dịch thực hiện một số chức năngsau:

- Điều hành các hoạt động giao dịch diễn ra trên sở thông qua việc đưa ra và đảm bảo thực hiện các quyđịnh cho các hoạt động giao dịch trên thị trường sở giao dịch

- Giám sát, theo dõi các giao dịch giữa các công ty thành viên và các khách hàng của họ Khi phát hiệncác vi phạm sở giao dịch tiến hành xử lý, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp Trong trường hợp có

Trang 28

vi phạm nghiêm trọng đến các quy định của ngành chứng khoán, sở giao dịch có thể báo cáo lên uỷ banchứng khoán để giải quyết

- Hoạt động điều hành và giám sát của sở giao dịch phải được thực hiện trên cơ sở phù hợp với các quyđịnh pháp luật có liên quan đến ngành chứng khoán

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các công ty chứng khoán được thành lập với

mục đích tạo ra tiếng nói chung cho toàn ngành kinh doanh chứng khoán và đảm bảo các lợi ích chung củathị trường chứng khoán Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thực hiện các chức năng điều hành vàgiám sát thị trường chứng khoán như sau:

- Điều hành và giám sát thị trường giao dịch phi tập trung Các công ty muốn tham gia thị trường nàyphải đăng ký với hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán và phải thực hiện các quy định do hiệp hội đưa

Trang 29

CHƯƠNG II

CHỨNG KHOÁN

Chứng khoán là hàng hoá của thị trường chứng khoán Đó là những tài sản tài chính vì nó mang lại thunhập và khi cần người sở hữu nó có thể bán nó để thu tiền về Theo sự phát triển của thị trường hàng hoángày càng phong phú da dạng Nói chung, người ta phân chia chứng khoán thành 4 nhóm chính là cổ phiếu,trái phiếu, các công cụ chuyển đổi và các công cụ phái sinh

I CỔ PHIẾU

Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần.

Khi mua cổ phiếu, những người đầu tư (các cổ đông) sẽ rở thành những người chủ sở hữu đối với công

ty Mức độ sở hữu đó tuỳ thuộc vào tỷ lệ cổ phần mà cổ dông nắm giữ Là chủ sở hữu, các cổ đông cùngnhau chia sẻ mọi thành quả cũng như tổn thất trong quá trình hoạt động của công ty Trong trường hợp xấunhất là công ty phải thanh lý hay phá sản, cổ đông chỉ nhận dược những gì còn lại sau khi công ty đã trangtrải xong các khoản nghĩa vụ khác (như thuế, nợ ngân hàng hay trái phiếu ) Cổ phiếu là công cụ không cóthời hạn

Theo tính chất của các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ dông, có hai loại cổ phiếu cơ bản: cổphiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi

1 Phân loại cổ phiếu

1.1 Cổ phiêú phổ thông

Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu điển hình nhất Nếu một công ty chỉ được phép phát hành một loại

cổ phiếu, nó sẽ phát hành cổ phiếu phổ thông cổ phiếu phổ thông mang lại những quyền sau cho các cổđông:

Quyền hưởng cổ tức

Cổ tức là phần lợi nhuận của công ty dành để trả cho những người chủ sở hữu Cổ tức có thể được trảbằng tiền (dạng phổ biến nhất), cũng có thể được trả bằng cổ phiếu mới

Cổ phiếu phổ thông không quy định mức cổ tức tối thiểu hay tối đa mà cổ đông được nhận Việc có trả

cổ tức hay không, tỷ lệ và hình thức chi trả cổ tức cho cổ đông là tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động và vàochính sách của công ty, và do hội đồng quản trị quyết định Vì thế, thu nhập mà cổ phiếu phổ thông mang lạicho cổ đông là thu nhập không cố định

Khi công ty phải thanh lý tài sản, cổ đông phổ thông là những người cuối cùng được nhận những gì cònlại (nếu có) sau khi công ty trang trải xong tất cả các nghĩa vụ như thuế, nợ và cổ phiếu ưu đãi

Trang 30

Quyền mua cổ phiếu mới

Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới để tăng vốn, các cổ đông hiện đang nắm giữ cổ phiếu phổthông có quyền được mua trước cổ phiếu mới, trước khi đợt phát hành được chào bán ra công chúng, trongmột thời hạn nhất định Lượng cổ phiếu mới được phép mua theo quyền này tương ứng với tỷ lệ cổ phiếudang nắm giữ Như vậy, quyền này cho phép cổ đông hiện hữu duy trì tỷ lệ sở hữu của mình trong công tysau khi công ty đã tăng thêm vốn

Mỗi cổ phiếu đang nắm giữ mang lại cho cổ đông một quyền mua trước Số lượng quyền cần có để mua

một cổ phiếu mới sẽ được quy định cụ thể trong từng đợt chào bán, cùng với giá mua, thời hạn của quyềnmua và ngày phát hành cổ phiếu mới

Cổ phiếu bán theo quyền thường có mức giá thấp hơn so với giá thị trường hiện hành Khi cổ đông thựchiện quyền, công ty sẽ huy động được thêm vốn Nếu cổ đông không muốn thực hiện quyền thì họ có thểbán quyền trên thị trường

Quyền bỏ phiếu

Cổ đông phổ thông có quyền bỏ phiếu bầu và ứng cử vào các chức vụ quản lý trong công ty; có quyềntham gia các dại hội cổ đông và bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của công ty Nếu không tham dựđược, cổ đông thường có thể uỷ quyền cho người khác thay mặt họ biểu quyết theo chỉ thị của họ hoặc tuỳ ýngười được uỷ quyền

Tuỳ theo quy định, mỗi cổ đông có thể dược bỏ số phiếu tối đa cho mỗi ứng cử viên bằng số cổ phiếunắm giữ, hoặc được dồn toàn bộ số phiếu có thể chi phối (bằng tổng số phiếu nhân với số ứng cừ viên) đểbầu cho một (hoặc hơn) ứng cử viên Cách thứ hai có lợi cho các cổ đông nhỏ, vì tuy có ít phiếu bầu nhưng

họ lại có thể tập trung phiếu để tăng thêm giá trị quyền bỏ phiếu của mình

Ngoài những quyền lợi cơ bản về kinh tế trên đây, cổ đông phổ thông còn có những quyền pháp lý khácnữa, như quyền được kiểm tra sổ sách của công ty khi cần thiết, quyền được yêu cầu triệu tập đại hội cổđông bất thường, v.v

1.2 Cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi dành cho cổ đông những ưu đãi so với cổ đông phổ thông Kiểu ưu dãi lâu đời nhất vàphổ biến nhất là ưu dãi về cổ tức

Cổ phiếu ưu đãi cổ tức ấn định một tỷ lệ cổ tức tối đa so với mệnh giá, hay một mức cổ tức tuyệt đối tôi

đa Trong điều kiện công ty hoạt động bình thường, cổ đông ưu dãi sẽ được hưởng mức cổ tức này, vì thế,thu nhập từ cổ tức của cổ phiếu ưu đãi nói chung là cố định Đổi lại điều đó, cổ đông ưu đãi không đượctham gia bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của công ty

Trong trường hợp công ty không có đủ lợi nhuận để trả theo tỷ lệ đó công ty sẽ trả theo khả năng có thể.Đặc biệt khi thua lỗ, công ty có thể không trả cổ tức ưu đãi, nhưng một khi cổ đông ưu đãi chưa dược trả cổtức thì cổ đông phổ thông cũng chưa được trả

Trang 31

Trong trường hợp công ty thanh lý tài sản, cổ đông ưu đãi được ưu tiên nhận lại vốn trước cổ đông phổthông nhưng sau người có trái phiếu

Cổ phiếu ưu đãi cũng có thể kèm theo đó những điều khoản để tăng thêm tính hấp dẫn của nó Cổ phiếu

ưu đãi cộng dồn quy định rằng nếu chưa trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi thì xem như công ty còn mắc nợ cho

dấn khi nào có đủ lợi nhuận để trả, và tất nhiên cho tới khi đó, cổ đông phổ thông cũng mới được nhận cổ

tức Cổ phiếu ưu đãi tham dự cho phép cổ đông ưu đãi được chia sẻ thành quả hoạt động của công ty khi

công ty làm ăn phát đạt Cố đông sẽ được nhận lượng cổ tức cao hơn mức tối đa đã quy định nếu cổ tức trả

cho cổ đông thường vượt quá một mức nhất định Cổ phiếu ưa đãi có thể chuyển đổi cho phép cổ đông,

trong những điều kiện cụ thể có thể chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu thường, thường là trong điềukiện công ty làm ăn phát đạt

Ngoài cổ phiếu ưu đãi về cổ tức, còn có thể có cổ phiếu ưu đãi về quyền bỏ phiếu (được nhiều phiếu bầuhơn) hay được quyền đòi lại vốn góp (theo Luật doanh nghiệp Việt Nam)

2 Lợi tức của cổ phiếu

Người nắm giữ cổ phiếu có thể kỳ vọng ở tài sản tài chính này hai nguồn lợi tức tiềm năng là cổ tức vàlãi vốn

Giữa mức cổ tức được chi trả và khả năng tăng giá của cổ phiếu không có mối liên hệ cố định Có loại

cổ phiếu có mức trả cổ tức cao và ổn định, nhưng lại kém tiềm năng tăng giá Trái lại có loại cổ phiếu trả cổtức thấp, thậm chí không trả cổ tức, nhưng lại hứa hẹn tiềm năng tăng giá mạnh Tuỳ theo mục tiêu và mức

độ chấp nhận rủi ro của từng người, người đầu tư có thể lựa chọn mua những loại cổ phiếu mà những đặcđiểm về khả năng đem lại lợi tức là khác nhau Nếu nhìn nhận từ giác độ khả năng đem lại lợi tức cổ phiếubao gồm các loại sau:

Cổ phiếu thượng hạng là cổ phiếu do những công ty có thành tích lâu dài và liên tục về lợi nhuận và chi

trả cổ tức, phát hành Đó là cổ phiếu của những công ty lớn, có tên tuổi, ổn định và trưởng thành, có tiềm

Trang 32

lực tài chính to lớn Loại cổ phiếu này ít khi bị mất giá, nhưng không nhất thiết là giá sẽ tăng nhanh, đồngthời cổ tức được chi trả ổn định và tăng đều đặn

Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu của một công ty có doanh số, thu nhập và thị phần đang tăng với tốc độ

nhanh hơn tốc độ của nền kinh tế nói chung và nhanh hơn mức trung bình của ngành Công ty này thườngquan tâm đến việc mở rộng và đến lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, do đó nó thường giữ lại phần lớn lợinhuận để tài trợ cho việc mở rộng và nghiên cứu, và cũng vì thế thường trả tỷ lệ cổ tức thấp, hoặc không trả.Tuy nhiên loại cổ phiếu này có tiềm năng tăng giá mạnh

Cổ phiếu phòng vệ là cổ phiếu của những công ty có sức chống đỡ với suy thoái Đặc trưng của những

công ty này là mức độ ổn định của chúng trong những thời kỳ mà toàn bộ nền kinh tế suy thoái Đó thường

là những công ty kinh doanh các sản phẩm thiết yếu như thuốc lá, nước giải khát, bánh kẹo và thực phẩm.Loại cổ phiếu nảy có mức chi trả cổ tức ổn định, và vào thời kỳ đi xuống của nền kinh tế khi các cổ phiếukhác suy giảm thì loại cổ phiếu này không bị mất giá Song khi nền kinh tế phát đạt và các cổ phiếu kháctăng giá, thì loại cổ phiếu này cũng lại khó tăng giá hơn

Cổ phiếu thu nhập là cổ phiếu của những công ty trả lãi cao hơn mức trung bình Loại cổ phiếu này nói

chung có sức hấp dẫn đối với những người mua cổ phiếu để có thu nhập thường xuyên, đặc biệt là người già

và người về hưu, nhưng nó cũng không có tiềm năng tăng giá Thường đây là cổ phiếu của những công tythuộc lĩnh vực công ích

Cổ phiếu chu kỳ là cổ phiếu của những công ty có mức lợi nhuận biến đổi theo chu kỳ kinh doanh Khi

điều kiện kinh doanh tốt lên, khả năng thu lợi nhuận của công ty phục hồi, giá cổ phiếu thường của công tytăng Khi điều kiện kinh doanh xấu di, kinh doanh sa sút mạnh, lợi nhuận giảm và do đó giá cổ phiếu cũnggiảm Các ngành kinh doanh có tính chu kỳ là thép, xi măng, máy công cụ và ôtô…

Cổ phiếu thời vụ là cổ phiếu của những công ty mà thu nhập của nó có khuynh hướng biến động theo

thời vụ, mà tiêu biểu là các công ty bán lẻ Doanh số và lợi nhuận của những công ty này thường tăng lênvào những thời điểm nhất định trong năm (như dịp khai giảng, giáng sinh )

3 Rủi ro của cổ phiếu

Rủi ro của một công cụ tài chính nói chung, và điển hình là cổ phiếu, được hiểu là tính chất không chắcchắn trong nguồn lợi tức mà nó mang lại cho người nắm giữ

Những lực lượng góp phần tạo nên những thay đổi trong lợi tức - giá hoặc cổ tức (lãi) - cấu thành cácyếu tố của rủi ro Một số trong số những yếu tố ảnh hưởng này là từ bên ngoài công ty, không thể kiểm soát

và tác động tới một số lớn chứng khoán Một số ảnh hưởng khác là từ bên trong, có thể kiểm soát ở mộtmức độ lớn Trong đầu tư, loại yếu tố thứ nhất được gọi là nguồn rủi ro hệ thống Trái lại, loại yếu tố thứhai, những yếu tố nội tại, kiểm soát được, và phần nào chỉ riêng có đối với các ngành hay công ty, được gọi

là nguồn rủi ro không hệ thống

Trang 33

Rủi ro hệ thống là phần trong biến động tổng thể của lợi nhuận gây ra bởi những yếu tố tác động tới giá

cả của tất cả các chứng khoán Những biến đổi về kinh tế, chính trị và xã hội là những nguồn rủi ro hệthống Hiệu ứng của chúng là làm cho giá của hầu hết các cổ phiếu thường riêng lẻ và hầu hết các trái phiếuriêng lẻ cùng chuyển động theo một hướng Nói cách khác, khoảng một nửa trong tổng số rủi ro của một cơphiếu thường trung bình là rủi ro hệ thống

Rủi ro không hệ thống là phần của tổng rủi ro chỉ xảy ra với riêng một hãng hay một ngành Các yếu tốnhư năng lực quản lý, những ưu tiên tiêu dùng, các cuộc bãi công gây ra những biến động hệ thống của lợinhuận trong một công ty Các yếu tố không hệ thống về cơ bản là độc lập với những yếu tố tác động đến thịtrường chứng khoán nói chung Vì những yếu tố này tác động đến một công ty, nên chúng phải được khảosát riêng biệt cho từng công ty

Rủi ro là điều không thể loại bỏ hoàn toàn, xét trên tổng thể thị trường và trong dài hạn Song mỗi cánhân người đầu tư hay tổ chức đầu tư có thể áp dụng một hay nhiều trong số những biện pháp sau đây đểgiảm thiểu rủi ro của việc đầu tư cổ phiếu:

- Lựa chọn những cổ phiếu riêng lẻ:

Quyết định đầu tư vào cổ phiếu nào là kết quả của quá trình thu thập và phân tích vô số thông tin.Những thông tin đó bao gồm từ những vấn đề của kinh tế, chính trị thế giới, những biến số kinh tế vĩ môtrong nước (GDP, thu nhập quốc dân bình quân đầu người, lạm phát, năng suất lao động ) Cho tới nhữngvấn đề của ngành và cuối cùng là tình hình của công ty phát hành Ngoài ra, lựa chọn một cổ phiếu riêng lẻcòn liên quan tới những thông số cá nhân của người đầu tư, như khả năng về tài chính,mục tiêu đầu tư, mức

độ chấp nhận rủi ro

-Thiết lập danh mục đầu tư hoặc mua chứng chỉ quỹ đầu tư:

Khi phối hợp nhiều cổ phiếu (hoặc cổ phiếu và trái phiếu hay các công cụ khác nữa) trong cùng mộtdanh mục, thì hiệu ứng tổng thể là tổng rủi ro của danh mục đầu tư giám xuống Đó là một phương phápquản lý rủi ro hữu hiệu Tuy nhiên phương thức này sẽ không phù hợp với những nhà đầu tư có lượng vốn

để dầu tư không đủ lớn Khí đó có một cách thay thế là mua chứng chỉ quỹ dầu tư, thay vì mua các cổ phiếuriêng lẻ để thiết lập danh mục Đây là phương thức đầu tư có thể giúp cho người đầu tư cá nhân, dù với một

số vốn không lớn, vẫn có thể được hưởng lợi ích của việc đa dạng hoá danh mục đầu tư và năng lực quản lýchuyên nghiệp, đồng thời giảm được chi phí giao dịch

- Sử dụng các công cụ phái sinh:

Một trong những chức năng kinh tế của các công cụ phái sinh là rào chắn rủi ro, bảo vệ lợi nhuận của

những công cụ cơ sở Vì thế, khi dự đoán giá tăng hay giá giảm, và để bảo vệ được lợi nhuận của các tài sảnđang nắm giữ hoặc tìm cách kiếm lợi với tỷ suất lợi nhuận cao, các nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụphái sinh như quyền chọn mua, chọn bán, các hợp đồng tương lai, và những chiến lược đi kèm theo nó

II TRÁI PHIẾU

Trang 34

Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn

1 Đặc điểm của trái phiếu

Trái phiếu là một công cụ nợ đòi hỏi người phát hành (còn gọi là người đi vay hay con nợ) hoàn trả chongười cho vay (người đầu tư) khối lượng vốn đã vay cộng với tiền lãi trong một thời hạn nhất định

Những đặc trưng quan trọng của trái phiếu:

Ngoài rủi ro thanh toán, trái phiếu chính phủ vẫn phải chịu các loại rủi ro khác giống như bất kỳ một tráiphiếu công ty nào, như rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát

1.2 Thời hạn

Thời hạn của trái phiếu là số năm mà theo đó người phát hành hứa hẹn đáp ứng những điều kiện củanghĩa vụ Thời hạn của một trái phiếu là ngày chấm dứt sự tồn tại của khoản nợ, người phát hành sẽ thu hồitrái phiếu bằng cách hoàn trả khoản vay gốc Thời hạn này cũng còn được gọi là thời gian đáo hạn của tráiphiếu

Nói chung những trái phiếu có thời hạn từ 1 đến 5 năm dược gọi là trái phiếu ngắn hạn; từ 5 đến 10 nămđược gọi là trái phiếu trung hạn; trên 12 năm là những trái phiếu dài hạn

Thời gian đáo hạn của trái phiếu quan trọng vì 3 lý do:

- Nó cho biết khoảng thời gian mà người nắm giữ trái phiếu có thể mong đợi nhận được các khoản thanhtoán lãi định kỳ, và cho biết số năm trước khi khoản vay gốc được hoàn trả toàn bộ

- Lợi tức của một trái phiếu tùy thuộc vào thời hạn cua nó

- Giá của trái phiếu sẽ biến đổi qua quãng đời của nó khi lãi suất trên thị trường thay đổi - tính biến độngcủa giá trái phiếu phụ thuộc vào thời gian đáo hạn của nó Nếu các yếu tố khác không đổi, thời gian đáo hạncàng dài, tính biến động giá của trái phiếu càng lớn trước một sự thay đổi của lãi suất thị trường

1.3 Mệnh giá và lãi suất cuống phiếu

Trang 35

Mệnh giá của một trái phiếu là khối lượng tiền được ghi trên mặt trái phiếu, mà người phát hành đồng ýhoàn trả cho người nắm giữ trái phiếu tại thời điềm đáo hạn

Lãi suất cuống phiếu, còn gọi là lãi suất danh nghĩa, là lãi suất mà người phát hành đồng ý trả mỗi năm.Khối lượng lãi hàng năm được trả cho người sở hữu trái phiếu trong suốt thời hạn của trái phiếu được gọi làlãi cuống phiếu Lãi suất cuống phiếu đem nhân với mệnh giá trái phiếu sẽ cho lãi cuống phiếu

Thông thường tất cả các trái phiếu đều trả lãi cuống phiếu theo định kỳ, mỗi năm một hoặc hai lần, trừloại trái phiếu không trả lãi định kỳ (zero-coupon bond) Người nắm giữ trái phiếu này nhận được tiền lãi doviệc mua trái phiếu với giá thấp hơn nhiều so với mệnh giá của nó Khi trái phiếu đáo hạn, lãi sẽ được trả,chính bằng khoản chênh lệch giữa mệnh giá trái phiếu và giá đã trả để mua trái phiếu đó

Cũng có cả trái phiếu có lãi suất thả nổi với lãi suất cuống phiếu được định kỳ ấn định lại theo mộtchuẩn nào đó được định trước

Ngoài việc cho biết các khoản thanh toán lãi cuống phiếu mà người dầu tư có thể nhận được trong thờihạn của trái phiếu, lãi suất cuống phiếu còn chỉ ra mức độ mà theo đó giá của trái phiếu sẽ chịu tác động củanhững thay đổi của lãi suất Nếu các yếu tố khác không đổi, lãi suất cuống phiếu càng cao, giá trái phiếucàng ít thay đổi trước một thay đổi của lãi suất Kết quả là lãi suất cuống phiếu và thời gian đáo hạn cónhững hiệu ứng ngược chiều đối với tính biến động giá của một trái phiếu

2 Phân loại trái phiếu

2.1 Trái phiêu vô danh là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ cũng như trên sổ sách

của người phát hành Những phiếu trả lãi đính theo tờ chứng chỉ, và khi đến hạn trả lãi, người giữ trái phiếuchỉ việc xé ra và mang tới ngân hàng nhận lãi, và khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó mang chứng chỉtới ngân hàng để nhận lại khoản cho vay

2.2 Trái phiêu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trên chứng chỉ và trên sổ

của người phát hành Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danhtoàn bộ, cả gốc lẫn lãi Dạng ghi danh toàn bộ mà đang ngày càng phổ biến là hình thức ghi sổ Trái phiếughi sổ hoàn toàn không có dạng vật chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ củachủ sở hữu trên máy tính

2.3 Trái phiếu chính phủ là những trái phiếu do chính phủ phát hành Chính phủ phát hành trái phiếu

(hay các công cụ nợ nói chung) nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách; tài trợ cho các công trình côngích; hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ

Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là loại trái phiếu có tính

thanh khoản cao Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ

ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn

Trang 36

Trái phiếu công trình là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho những mục đích cụ thể,

thường là đê xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng hay công trình phúc lợi công cộng Trái phiếu này cóthể do chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương phát hành

2.4 Trái phiếu công ty là những trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn dài hạn Đặc điểm

chung của trái phiếu công ty là:

- Người nắm giữ trái phiếu được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không được tham dự vàocác quyết định của công ty (Cũng có những trái phiếu không trả lãi định kỳ, người mua được mua dướimệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại mệnh giá)

- Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu

- Có những điều kiện cụ thể kèm theo, hoặc nhiều hình thức đảm bảo cho khoản vay

Trái phiếu công ty cũng bao gồm nhiều loại:

Trái phiếu có bảo đảm

Đây là những trái phiếu được bảo đảm bằng những tài sản thế chấp cụ thể Người nắm giữ trái phiếunày được bảo vệ ở một mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản, vì họ có quyền đòi nợ đối với một tàisản cụ thể Tài sản thế chấp thường là bất động sản, các thiết bị (máy bay, tàu hoả)

Trái phiếu không bảo đảm

Trái phiếu tín chấp không được đảm bảo bằng tài sản, mà được bảo đảm bằng uy tín của công ty Nếucông ty bị phá sản, những trái chủ của trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm,nhưng trước các cổ đông

Các trái phiếu tín chấp có thể chuyển đổi cho phép trái chủ được quyền chuyển trái phiếu thành cổphiếu thường của công ty phát hành Tuỳ theo quy định, việc chuyển đổi có thể được tiến hành vào bất cứthời điểm nào, hoặc chỉ vào những thời điểm cụ thể xác định

Với những đặc trưng trên đây, nếu trái phiếu được nắm giữ cho tới khi hết hạn, người đầu tư trái phiếu

có thể biết trước được thời điểm mình được nhận các khoản thanh toán, và giá trị của mỗi khoản thanh toán

đó là bao nhiêu

Tuy nhiên có những trái phiếu có kèm theo những điều khoản đặc biệt, khiến cho người đầu tư không

thể dự kiến chính xác được các khoản thu nhập:

- Trái phiếu có lãi suất thả nổi, trong đó quy định cứ định kỳ (6 tháng, một năm, hai năm ) lại ấn định

lại lãi suất theo thị trường Loại trái phiếu này được phát hành trong những khoảng thời gian có những biếnđộng mạnh về lãi suất thị trường Để hạn chế thiệt hại cho hai bên tham gia việc vay mượn

-Trái phiếu có thể mua lại là loại trái phiếu cho phép người vay (người phát hành) trong những điều kiện

nhất định, có thể mua lại toàn bộ hay một phần những trái phiếu dã phát hành, tức là trả lại vốn cho ngườicho vay trước khi trái phiếu hết hạn Khi đó, các dòng thanh toán của trái phiếu sẽ kết thúc sớm hơn so vớithời hạn của trái phiếu

Trang 37

- Trái phiếu có thể bán lại cho phép người mua trái phiếu trong những điều kiện nhất định có thể bán lại

trái phiếu cho người phát hành, thu hồi vốn trước khi trái phiếu đáo hạn Cũng như trường hợp trên, việc bánlại sẽ phá vỡ dự kiến về các dòng thanh toán nhận được từ trái phiếu trong điều kiện bình thường

- Trái phiếu có thể chuyển đổi cho phép người mua trái phiếu, trong những diều kiện nào đó, có thể đổi

trái phiếu lấy cổ phiếu thường, theo một tỷ lệ và mức giá đã ấn định

3 Những nguồn lợi tức tiềm năng của trái phiếu

Trái phiếu có thể đem lại ba khoản lợi tức tiềm năng:

Tiền lãi định kỳ thường trả nửa năm một lần, được quy định bởi lãi suất cuống phiếu Khoản này dược

ấn định từ đầu và không thay đổi cho đến khi trái phiếu đáo

hạn Ví dụ, lãi suất cuống phiếu là 10%/năm, với mệnh giá là 1 triệu đồng, mỗi năm trả lãi hai lần, thìtiền lãi định kỳ sẽ là 10%: 2 x 1 000 000 =50.000 đồng

Chênh lệch giá khi trái phiếu đáo hạn, bị mua lại hoặc bị bán ra trước khi đáo hạn Đây là khoản chênh

lệch giữa mức giá mua trái phiếu và giá nhận được trong những trường hợp trên, nó có thể là dương hoặc

âm tuỳ theo chiều hướng biến động của giá trái phiếu Cần lưu ý rằng giá trái phiếu biến động theo chiều

hướng ngược 1ại với biến động của lãi suất mà thị trường đòi hỏi với trái phiếu đó

Lãi của lãi, do tái đầu tư các khoản thanh toán lãi định kỳ Bộ phận này của tổng lợi tức phụ thuộc vào

lãi suất tái đầu tư, tức là thay đổi theo lãi suất thị trường.

Tổng lợi tức tiềm năng này chỉ có thể tính toán được chính xác với giả định về một mức lãi suất thịtrường xác định và trái phiếu được nắm giữ cho tới khi đáo hạn Nếu trái phiếu bị bán ra hay bị mua lạitrước khi đáo hạn, và nếu lãi suất thị trường thay đổi trong quá trình nắm giữ hay tại thời điểm bán ra, thì lợisuất thực tế mà trái phiếu đem lại cho người nắm giữ nó sẽ cao hơn hoặc thấp hơn mức dự tính với nhữnggiả định trên Vì thế, để tính toán lợi tức của một trái phiếu cụ thể để so sánh với lợi tức của các phương ánđầu tư khác, cần phải dựa trên những giả định về một kỳ đầu tư cụ thể với một mức thay đổi lãi suất cụ thểtrên thị trường

Mặc dù là công cụ đầu tư an toàn hơn so với cổ phiếu,nhưng trái phiếu vẫn có rủi ro Những rủi ro điểnhình thường gặp ở trái phiếu là:

-Rủi ro lãi suất: là rủi ro giá của trái phiếu thay đổi khi lãi suất thị trường dao

động Nếu trái phiếu được nắm giữ tới khi đáo hạn thì không có rủi ro này

- Rủi ro tái đầu tư: là rủi ro cũng bắt nguồn từ biến động của lãi suất thị trường,

nhưng tác động tới lợi tức của các khoản tái đầu tư tiền lãi nhận được từ trái phiếu

-Rủi ro thanh toán: xảy ra khi phía người phát hành trái phiếu mất khả năng

thanh toán (tạm thời hoặc do phá sản)

- Rủi ro lạm phát: xảy ra khi các khoản thanh toán cố định của trái phiếu bị

giảm sức mua do tình trạng lạm phát trong nền kinh tế

Trang 38

Tất cả những rủi ro này đều có nghĩa là khoản thu nhập dự kiến nhận được từ một khoản đầu tưvào trái phiếu là không chắc chắn

III CHỨNG CHỈ QUỸ

1 Quỹ đầu tư chứng khoán

Theo ngôn ngữ thông thường, một khối lượng tiền do nhiều người góp lại vì một mục đích chung nào

đó được gọi là một quỹ Quỹ đầu tư chứng khoán cũng vậy, nó là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu

tư để đầu tư vào các chứng khoán

Việc huy động vốn vào quỹ đầu tư chứng khoán được thực hiện theo hai cách

Cách thứ nhất, một công ty được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ phát hành các cổphần ra công chúng Khi mua cổ phần, người đầu tư trở thành cổ đông của quỹ và có đầy đủ các quyền dopháp luật quy định Bản thân quỹ là một công ty, có tư cách pháp nhân, có hội đồng quản trị quỹ là cơ quanđiều hành cao nhất Hội đồng quản trị sẽ thuê người quản lý quỹ, giám sát công việc quản lý sao cho đạtđược các mục tiêu của quỹ, quỹ này được gọi là quỹ đầu tư dạng công ty

Cách thứ hai, một công ty quản lý quỹ sẽ huy động vốn bằng cách lấy tổng lượng vốn dự kiến huy độngchia nhỏ thành các phần bằng nhau, mỗi phần tương ứng với một chứng chỉ quỹ và công ty sẽ bán cácchứng chỉ ra công chúng, như là những đơn vị đầu tư Trong mô hình này, (quỹ dầu tư dạng hợp đồng),người mua chứng chỉ không dược tham gia vào quá trình ra quyết định đầu tư của quỹ mà sẽ uỷ thác việcquản lý quỹ cho công ty, quỹ chỉ đơn thuần là một khoản tiền, không có tư cách pháp nhân Công ty quản lýquỹ sẽ đảm nhận cả hai khâu huy động vốn và đầu tư vốn vào các chứng khoán

Hai mô hình trên có đặc điểm chung là:

- Người đầu tư không trực tiếp đầu tư vào chứng khoán mà chỉ đầu tư vào quỹ bằng cách mua cổ phầnhay chửng chỉ Việc đầu tư vào chứng khoán do một tổ chức khác được thuê hay được uỷ thác tiến hành, vìthế, tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư cao hơn nhiều so với việc một cá nhân trung bình tự ra quyếtđịnh đầu tư

- Người đầu tư sẽ được hưởng lợi từ kết quả đầu tư của quỹ, theo số lượng cổ phần hay chứng chỉ màmình nắm giữ Xét về lợi suất đầu tư, tất cả những người đầu tư trong cùng một quỹ đều đạt được kết quảnhư nhau, không phân biệt số lượng vốn góp của mỗi người nhiều hay ít Kết quả đó là do thành quả hoạtđộng đầu tư chung của quỹ quy đinh

2.Ưu điểm và lợi tức tiềm năng của chứng chỉ - cổ phần quỹ đầu tư.

Các nhà đầu tư cá nhân, nhất là những người có ít vốn, khi tiến hành đầu tư vào các chứng khoán riêng

lẻ thường hay gặp phải những bất lợi sau:

- Do hạn chế về vốn, họ khó có thể thực hiện đa dạng hoá đầu tư để giảm thiểu được tổng rủi ro của đầutư

- Với những giao dịch có khối lương nhỏ, phí giao dịch sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị giao dịch

Trang 39

- Đầu tư có hiệu quả đòi hỏi phải có kiến thức về đầu tư, phải có thời gian dành cho việc phân tích thịtrường và phân tích sản phẩm Đại đa số các nhà đầu tư cá nhân không đáp ứng được những yêu cầu đó Những bất lợi trên hoàn toàn có thể giải quyết được bằng cách sử dụng quỹ đầu tư Khi mua cổ phầnquỹ hoặc chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư, dù chỉ với một lượng vốn đầu tư khiêm tốn, đương nhiên sở hữu mộtphần trong một danh mục đầu tư da dạng hoá Hiệu quả đầu tư được nâng lên do nhiều yếu tố: rủi ro giảm,chi phí giảm, kỹ năng đầu tư chuyên nghiệp Ngoài ra, việc lựa chọn một quỹ theo loại chứng khoán mà nóđầu tư vào còn giúp cho mỗi nhà đầu tư có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó như tránh thuế, bảo toàn vốn,tăng trưởng vốn hay thu nhập thường xuyên Hơn nữa, các quỹ đầu tư có thể giúp cung cấp nhiều loại dịch

vụ khác cho người thụ hưởng

Người chủ sở hữu chứng chỉ hay cổ phần quỹ đầu tư sẽ kiếm được tiền theo ba cách:

(l) Nhận cổ tức của quỹ Khoản cổ tức này được chi trả từ số thu nhập của các khoản đầu tư của quỹ, ví

dụ cổ tức của cổ phiếu, tiền lãi từ trái phiếu

(2) Nhận được khoản lợi vốn (hoặc lỗ vốn) khi nhà quản lý quỹ bán ra một phần trong danh mục đầu tưcủa quỹ để thu lợi nhuận

(3) Được hưởng lợi từ những thay đổi có lợi trong giá trị thị trường

Ngoài ra người ta cũng có thể tái đầu tư những khoản phân phối từ cổ tức hay lợi vốn vào quỹ, tức là cóthêm cổ phần của quỹ và tiếp tục được hưởng những lợi ích như trên đối với những cổ phần mới này

3 Phân loại quỹ

Dựa trên hình thái vận động của vốn, có thể phân loại thành quỹ đóng và quỹ mở

Trong quỹ đóng, các chứng chỉ hay cổ phần quỹ chỉ được phát hành một lần, với một số lượng xácđịnh Sau khi phát hành lần đầu ra công chúng, quỹ không mua lại những chứng chỉ - cổ phần khi nhà đầu tư

có nhu cầu bán lại cũng không phát hành bổ sung Người đầu tư nào muốn mua hay bán cổ phần hay chứngchỉ của quỹ sẽ tiến hành giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung, giống như với bất kỳ một chứngkhoán niêm yết nào khác.Thông qua những giao dịch trên thị trường thứ cấp như thế, vốn sẽ lưu chuyểngiữa các nhà đầu tư với nhau mà không làm ảnh hưởng tới nguồn vốn của quỹ Quỹ đóng thích hợp cho việckinh doanh các chứng khoán có mức độ biến động cao và ít được giao dịch

Trái lại, quỹ đầu tư dạng mở liên tục phát hành cổ phiếu hay chứng chỉ ra công chúng, số lượng cổ phầnhay chứng chỉ có thể không hạn chế; và quỹ sẵn sàng mua lại cổ phiếu hay chứng chỉ mỗi khi người đầu tư

có nhu cầu bán Cổ phiếu hay chứng chỉ của quỹ mở không giao dịch trên thị trường thứ cấp mà giao dịchthẳng với quỹ hoặc các đại lý được ủy quyền của quỹ

IV CHỨNG KHOÁN CÓ THỂ CHUYỂN ĐỔI

1 Khái niệm

Chứng khoán có thể chuyển đổi là những chứng khoán cho phép người nắm giữ nó, tuỳ theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định, có thể đổi nó lấy một chứng khoán khác.

Trang 40

Thông thường có cổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi thành cổ phiếu thường và trái phiếu được chuyển đổithành cổ phiếu thường

2 Những ưu điểm của chứng khoán chuyển đổi

- Các nhà đầu tư có kinh nghiệm có thể sử dụng những chứng khoán chuyển đổi để rào chắn rủi ro trướcnhững dao động của giá thị trường Rào chắn rủi ro liên quan tới việc mua một chứng khoán và đồng thờibán khống một chứng khoán có liên quan Ví dụ, mua chứng khoán chuyển đổi và bán khống cổ phiếu cóliên quan, trong trường hợp tốt nhất sẽ thu được một khoản lợi nhuận, còn tệ nhất thì gây ra một khoản lỗnhỏ do những biến động trong giá thị trường của cổ phiếu

- Chứng khoán chuyển đổi đem lại tiềm năng về một khoản lợi vốn thông qua sự tăng giá của cổ phiếuphổ thông, đồng thời một sự bảo vệ khi giá thị trường của cổ phiếu phổ thông rơi xuống dưới giá trị chuyểnđổi, vì công cụ chuyển đổi sẽ được đánh giá không thấp hơn một trái phiếu thông thường (hay cổ phiếu ưuđãi)

-Lãi nhận được từ trái phiếu chuyển đổi (hay cổ tức từ cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi) nói chung là caohơn cổ tức do cổ phiếu phổ thông tương đương trả Một số công ty có chứng khoán chuyển đổi có thể khôngtrả cổ tức cho cổ phiếu phổ thông và có thể dễ dàng xoá bỏ những khoản cổ tức đó khi thu nhập của họ giảmsút Tuy nhiên nếu không trả được lãi nợ, công ty sẽ buộc phải phá sản

- Các chứng khoán chuyển đổi có tác dụng bảo vệ trong trường hợp lạm phát vì giá thị trường của cổphiếu phổ thông và cả trái phiếu chuyển đổi đều tăng lên cùng với lạm phát Tuy nhiên nếu việc chuyển đổikhông diễn ra có nghĩa là nếu giá thị trường của cổ phiếu phổ thông không tăng lên trên mức giá trị chuyểnđổi, thì người đầu tư không được bảo vệ trước lạm phát, vì tiền lãi và cổ tức nhận được từ chứng khoánchuyển đổi là cố định

3 Bất lợi của các chứng khoán chuyển đổi

-Lợi suất của chứng khoán chuyển đổi thường thấp hơn so với các trái phiếu thông thường.

- Trong trường hợp phải thanh lý, trái phiếu chuyển đổi đứng sau các khoản nợ khác của công ty pháthành về thứ tự ưu tiên đòi tài sản Cổ đông ưu đãi có cổ phiếu chuyển đổi sẽ được trả tiền sau những ngườicho vay nhưng trước cổ đông phổ thông Rủi ro tuỳ thuộc vào sức mạnh tổng thể của công ty phát hành

- Khi lãi suất thị trường giảm thì rủi ro trái phiếu chuyển đổi bị công ty phát hành gọi mua lại sẽ tănglên Khi đó công ty phát hành cớ thể tái tài trợ các công cụ chuyển đổi của mình bằng những khoản nợ khác

rẻ hơn

- Các nhà đầu tư có thể gặp rủi ro pha loãng cổ phiếu phổ thông của công ty Điều này xảy ra khi giá trịcủa cổ phiếu phổ thông giảm sút do lượng cổ phiếu phổ thông lưu hành bị tăng lên do chuyển đổi hay do cónhững phát hành cổ phiếu phổ thông mới

Ngày đăng: 08/08/2013, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w