0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Các kiểu phát ngôn hỏi – cầu khiến

Một phần của tài liệu PHÁT NGÔN CẦU KHIẾN GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT ( LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÁN) (Trang 29 -29 )

4. Một số vấn đề cơ bản về so sánh, đối chiếu ngôn ngữ

2.1.2. Các kiểu phát ngôn hỏi – cầu khiến

Mục này sẽ miêu tả các kiểu cấu trúc đặc biệt của biểu thức hỏi cho phép suy ý để tạo ra phát ngôn hỏi – cầu khiến. Nếu dựa vào ngữ nghĩa khái quát của kiểu mục đích cầu khiến thì có thể phân chia các biểu thức hỏi thành hai loại: biểu thức hỏi có mục đích cầu khiến thực hiện hành động đã nêu trong phát ngôn hỏi được gọi là kiểu phát ngôn hỏi – cầu khiến đồng hướng và biểu thức hỏi có mục đích cầu khiến là ngăn cản thực hiện hành động ngược lại với hành động đã nêu trong phát ngôn hỏi được gọi là kiểu phát ngôn hỏi – cầu khiến

ngược hướng. Các phát ngôn hỏi – cầu khiến đồng hướng đều sử dụng thao tác

suy ý đồng hướng (mục đích cầu khiến của phát ngôn hỏi được suy ý đồng hướng ngữ nghĩa với hành động đã nêu trong phát ngôn hỏi). Các phát ngôn hỏi – cầu khiến ngược hướng đều sử dụng thao tác suy ý ngược hướng (mục đích cầu khiến của phát ngôn hỏi được suy ý trên cơ sở sự đối lập ngữ nghĩa với hành động đã nêu trong phát ngôn hỏi).

2.1.2.1. Phát ngôn hỏi – cầu khiến đồng hƣớng a) Biểu thức hỏi chứa sẵn định hƣớng trả lởi

Nếu quy ước phần biểu thị lõi sự tình (nội dung mệnh đề lôgic) của lời là P với ghi chú: trong kiểu lời hỏi – cầu khiến, chủ thể của sự tình ở P là danh/ đại từ ngôi 2/ ngôi gộp, ta có mô hình cấu trúc của biểu thức hỏi dạng này là:

- hay + P ? - P + chứ ?

a) (1) Biểu thức dạng: hay + P ?

Theo Từ điển tiếng Việt, hay là kết từ “biểu thị quan hệ tuyển chọn giữa hai điều được nói đến, có điều này thì không có điều kia và ngược lại. Thí dụ: về hay ở? Anh hay nó đi cũng được ”.

Ví dụ: Anh đi hay ở lại?

Lời hỏi với từ hay đòi hỏi phải lựa chọn một trong hai phương án: đi/ ở lại. Khi chủ ngôn muốn thể hiện ý định cầu khiến tiếp ngôn thực hiện hành động theo ý của chủ ngôn thì chủ ngôn chỉ nêu ra một phương án mà chủ ngôn đã lựa chọn trước để hỏi.

Ví dụ: Hay mai chúng ta đi chơi Bách Thú?

<Nửa chừng xuân – khái Hưng> Cách hỏi này chỉ yêu cầu tiếp ngôn trả lời vâng khi chấp nhận hoặc

không khi từ chối. Đây là kiểu phát ngôn hỏi chứa sẵn định hướng trả lời nhằm

mục đích cầu khiến tiếp ngôn thực hiện hành động đã nêu ra trong phát ngôn hỏi, thuộc kiểu phát ngôn hỏi – cầu khiến đồng hướng. Phát ngôn hỏi – cầu khiến này dành cho tiếp ngôn có quyền quyết định hành động của mình (chấp nhận hoặc từ chối) nên có tính lịch sự, tôn trọng thể diện của tiếp ngôn. Do vậy, phát ngôn hỏi có dạng: “hay + P” sẽ là dấu hiệu để đánh dấu lực ngôn trung rủ trong phát ngôn hỏi – cầu khiến.

Khả năng kết hợp của biểu thúc: hay + P với tiểu từ cầu khiến đi:

Ví dụ: Hay là đem ra chợ bán đi?

- Con không bán đâu. U già rồi sống được bao nhiêu lâu nữa. Để ăn cho nó biết mùi.

Tiểu từ cầu khiến đi góp phần bổ sung tính khiến tạo nên sắc thái giục giã, muốn tiếp ngôn chấp nhận đề nghị của chủ ngôn ngay. Về nguyên tắc lí thuyết thì phát ngôn hỏi – cầu khiến dạng “hay + P” còn có thể kết hợp với các tiểu từ cầu khiến để thể hiện rõ hành động đề nghị như: nhé, thôi, đã nhưng còn tùy thuộc vào nghĩa sự tình trong P có phù hợp với các tiểu từ đó hay không.

a) (2) Biểu thức dạng: P + chứ ?

Ngữ nghĩa của biểu thức:

Từ điển tiếng Việt giải thích chứ là trợ từ, dùng trong đối thoại, thường ở cuối lời hoặc sau P, là từ “biểu thị ý ít nhiều đã khẳng định về điều nêu ra để hỏi, tựa như chỉ là để xác định thêm. Ví dụ: Anh vẫn khỏe đấy chứ? Hoặc Anh quen ông ấy chứ?”

Như thế, phát ngôn hỏi với trợ từ chứ nhằm mục đích yêu cầu tiếp ngôn xác nhận điều mà chủ ngôn đã biết cho nên nó có thể được dùng để bày tỏ đề nghị của chủ ngôn một cách gián tiếp.

Ví dụ: Cà phê chứ?

<Trở về Êđen, R.Miles> Các con vào rót nước mời bác xơi đi chứ?

<Đất làng, Nguyễn Thị Ngọc Tú>

Chứ đánh dấu hành động hỏi có định hướng, hàm ý đề nghị tiếp ngôn thực hiện hành động đã nêu trong phát ngôn hỏi - cầu khiến một cách rõ rệt cho nên thường được dùng làm phát ngôn hỏi - cầu khiến đồng hướng. Tuy nhiên, việc xác định biểu thức dạng P+chứ? là phát ngôn hỏi - cầu khiến vẫn cần căn cứ vào ngữ cảnh vì ngữ cảnh giúp cho việc nhận diện danh/đại từ chỉ ngôi của sự tình được hỏi ở ngôi nào.

Ví dụ: (1) “Quán Chánh nghĩ: “chắc là trâu vàng nên nó mới cất vào trong tủ chè”, rồi e hèm hỏi tên tuần đoàn:

- Trâu vàng chứ? Còn cả chín con chứ? Hay bạc?

- Dạ, còn cả chín con ạ. Nhưng làm gì có trâu vàng, trâu bạc nào ạ. Chín con trâu sành, bẩm quan.”

<Ba Giai - Tú Xuân - Lữ Huy Nguyễn> (2) “Buổi chiều, thường thường họ cùng ngồi với nhau bên bờ biển, nướng con cá mà Dan bắt được và ăn với nhau.

- Chị không từ chối dùng bữa tối với tôi chứ?

- Cho vàng tôi cũng không từ chối đâu. Chị trả lời ngay tức khắc với giọng trịnh trọng cố ý.”

<Trở về Êđen, R.Miles> Ngữ cảnh (1) cho biết, phát ngôn P+chứ hỏi về sự vật ở ngôi thứ ba (trâu vàng) nên là phát ngôn hỏi, còn ngữ cảnh (2) cho biết từ chị tiếp ngôn ở ngôi thứ hai nên có là phát ngôn hỏi - cầu khiến.

Biểu thức P+chứ có thể biểu thị những hành động ngôn trung cầu khiến sau: 1) Hành động đề nghị

Ví dụ: - Anh cũng vào chứ, Rét?

- Không, chàng nói và lại lên xe.

<Cuốn theo chiều gió, M.Mitcheln> 2) Hành động mời

Ví dụ: Ông uống một chút gì chứ?

3) Hành động thúc giục

Ví dụ: Đổng sốt ruột hỏi phóng: - Thế nào, quyết đi chứ?

<Đất làng, Nguyễn Thị Ngọc Tú> 4) Hành động yêu cầu

Ví dụ: Các anh nghe rõ cả rồi chứ? Không ai nói gì.

<Hai số phần, J.Archer> Phát ngôn hỏi - yêu cầu dùng khi người nói có vị thế giao tiếp cao hơn người nghe.

Khả năng tạo ra biểu thức hỏi dạng P+chứ từ biểu thức cầu khiến chứa tiểu từ cầu khiến: đi, thôi, đã, với

Ví dụ: - Các con vào rót nước mời bác xơi đi chứ?

<Đất làng, Nguyễn Thị Ngọc Tú> - Thế ta vào thôi chứ?

<Vỡ Bờ, Nguyễn Đình Thi> - Các đồng chí ơi, nghỉ tay ăn cơm đã chứ?

<Đất làng, Nguyễn Thị Ngọc Tú> - Chị cho phép tôi ngồi chung với chứ?

<Trở về Eđen, R,Miles> Các phát ngôn hỏi - cầu khiến trên được tạo thành từ phát ngôn cầu khiến theo nguyên tắc hỏi để yêu cầu sự trả lời chấp nhận/từ chối đề nghị được đưa ra bằng cách ghép từ hỏi chứ vào cuối phát ngôn cầu khiến hạt nhân. Đây là một

biến thể của dạng phát ngôn hỏi - cầu khiến P+chứ. Do bộ phần hạt nhân của phát ngôn là phát ngôn cầu khiến nên tính cầu khiến được biểu thị rõ qua tiểu từ cầu khiến, không cần đến sự hỗ trợ, của ngữ cảnh cầu khiến. Dạng phát ngôn hỏi - cầu khiến này là biện pháp gián tiếp hóa phát ngôn cầu khiến trực tiếp nhằm tăng tính lịch sự trong giao tiếp qua cách hỏi để đề cao vị thế giao tiếp, đề cao thể hiện của tiếp ngôn.

Khả năng kết hợp của biểu thức P+chứ với tiểu từ :

Tiểu từ tính thái được dùng để biểu thị thái độ lễ phép của chủ ngôn nhằm thể hiện sự kính trọng tiếp ngôn, do đó nó thường được ghép vào cuối phát ngôn hỏi hoặc phát ngôn cầu khiến để tăng tính lịch sự của phát ngôn. Phát ngôn hoi - cầu khiến dạng P+chứ theo quy luật trên cũng được ghép thêm tiểu từ vào cuối để tăng tính lịch sự. Lúc đó, vị thế giao tiếp của chủ ngôn thấp hơn tiếp ngôn.

Ví dụ: Chị không từ chối dùng bữa tối với tôi chứ ạ?

<Trở về Êđen, R.Miles>

b) Biểu thức dạng chứa cặp từ hỏi có...không: có + P+ hay +không/ có + P + không?

Ví dụ: Có để cho cậu làm việc không?

<Nửa chừng xuân, Khái Hưng> Biểu thức dạng P+hay+không có biến thể rút gọn thành có P+không

cũng giống với biểu thức hay+P ở chỗ chủ ngôn chỉ hỏi để yêu cầu tiếp ngôn trả lời là chấp nhận hay từ chối thực hiện hành động được nêu ra trong phát ngôn hỏi chứ không yêu cầu giải đáp về nội dung của cái chưa biết cho nên nó giống

như phát ngôn đề nghị(phát ngôn cầu khiến có mục đích đề nghị). Vì thế, nó được dùng để cầu khiến gián tiếp đồng hướng. Việc nhận diện mục đích cầu khiến của dạng biểu thức này bắt buộc phải dựa vào ngữ cảnh hội thoại để suy ý thì mới phân biệt được với phát ngôn hỏi chính danh.

Ví dụ: a) Ba Giai mới nhân cơ hội đó thách thức cô ả: - Nào, có thi chửi không? Bà con làm chứng nhé.

<Ba Giai- Tú Xuất- LHN>

b) Vừa gặp tôi, Mai hỏi ngay:

- Hôm qua em có thi chửi không? Thế nào,tốt chứ? - Tốt. Cuộc thi vui lắm. (khẩu ngữ)

Ngữ cảnh a) cho biết phát ngôn hỏi “có thi chửi không” là phát ngôn kêu gọi sự thách thức, nhằm mục đích cầu khiến vì nó đứng sau tiểu từ tình thái cầu khiến nào. Còn ngữ cảnh b) với các từ hỏi, hôm qua báo hiệu phát ngôn hỏi “có thi chửi không” hỏi về sự việc đã xảy ra nên là phát ngôn hỏi chính danh, nhằm mục đích hỏi để biết thông tin.

Ví dụ về hành động yêu cầu:

1) Em có cho phép anh hôn em một lần cuối cùng không ?

<Nửa chừng xuân, Khái Hưng> 2) - Bác sỹ ơi, - ông thị trưởng nói, - Tôi đang ốm lắm. Tôi chất mất. Ông có giúp tôi được không?

- Thưa ông thị trưởng, - tôi nói, - Tôi không phải là môn đồ chính tông của S.Q.Lapiút.

3) Có để cho cậu làm việc không?

<Nửa chừng xuân – Khái Hưng> Ở các phát ngôn trên, có một điểm chung là cho dù vị thế xã hội của chủ thể có cao, thấp, hay ngang bằng so với đối ngôn thì vị thế giao tiếp của chủ ngôn luôn luôn thấp. Bởi lẽ, chủ ngôn thường mong muốn đối ngôn thực hiện

hành động có lợi cho mình, do đó, sắc thái cầu luôn luôn chiếm vai trò chủ đảo. Ví dụ về hành động ra lệnh:

1) Ra đây, có ra không thì bảo ?

<Truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp> 2) Bỏ tay ra! Bỏ tay ra! Có bỏ tay ra không?

<Ba Giai, Tú Xuất, Lữ Huy Nguyễn> Ở ví dụ “Ra đây, có ra không thì bảo? ”, vị thế xã hội và vị thế trong giao tiếp cụ thể đối với chủ ngôn và đối ngôn là không như nhau: người có vị thế cao ra lệnh cho người có vị thế thấp hơn phải “ra”, nếu không ra thì sẽ nhận được một hậu quả xấu qua tác tử lôgíc – tình thái “ thì bảo”. Phát ngôn ra lệnh này có sắc thái khiến rất mạnh. Ví dụ này chứng tỏ rằng, gián tiếp không có nghĩa là lịch sự.

Ví dụ “Bỏ tay ra! Bỏ tay ra! Có bỏ ta ra không?” xảy ra trong hoàn cảnh chủ ngôn và đối ngôn có vị thế ngang bằng nhau. Việc làm của đối ngôn đã làm mất thể diện của chủ ngôn ở giữa chợ, nên phát ngôn cầu khiến chỉ có sắc thái khiến, không có tính lịch sự.

Nhìn chung, tính bất lịch sự của hành vi ra lệnh của cấu trúc hỏi

có...không?” thể hiện khi không có đại từ nhân xưng ngôi thứ 2 và là cơ sở để

phân biệt hành vi ra lệnh với các hành vi khác, ngoài ra nó còn hàm chứa sự đe dọa ẩn bên trong về phía đối ngôn.

c) Biểu thức hỏi về khả năng thực hiện hành động của tiếp ngôn có dạng:

có thể + P + không / được không ?

Ngữ nghĩa khái quát của biểu thức:

Ví dụ: 1) Ông có thể giúp tôi điều này không?

<Đống rác cũ, NCH> 2) Bác sỹ biết chắc là chị ta nói dối. Nhưng ông vẫn hỏi tiếp:

- Chị có thể kể rõ hơn được không ?

- Một ông già bạn tôi có quen những người thổ dân và học được những bài thuốc của họ, đã chữa cho tôi bằng loại keo gì đó làm từ đất sét với phấn hoa đặc.

<Trở về Êđên, R.Miles> Theo từ điển tiếng Việt, có thể thường dùng phụ trước động từ với nghĩa “có khả năng hoặc điều kiện, chủ quan hoặc khách quan làm việc gì. Thí dụ: Tự mình có thể đảm đương công việc. Làm mọi việc có thể làm”. Vì thế, phát ngôn hỏi chứa có thể dùng để hỏi về khả năng có thể thực hiện hành động của tiếp ngôn. Lời đáp là một trong hai khả năng: có thể hoặc không thể. Lời đáp có thể

là lời đáp tích cực (lời đáp ngược lại là tiêu cực). Khi hỏi nhằm mục đích cầu khiến, người nói dự liệu trước lời đáp theo hướng tích cực kéo theo hệ quả là người nghe sẽ thực hiện hành động đã nêu trong phát ngôn hỏi. Vì vậy, phát ngôn hỏi – cầu khiến về khả năng thực hiện hành động của tiếp ngôn được xây dựng trên nguyên tắc suy ý đồng hướng. Với phát ngôn hỏi dạng này, lời đáp tiêu cực không chính là hành động từ chối phát ngôn cầu khiến.

d) Biểu thức hỏi – cầu khiến nêu nguyện vọng của chủ ngôn, dạng:

D1 + muốn/có thể + V + được không/ D1 + V + được không?

Ví dụ: a) Bạch cụ. tôi muốn gặp nó được không?

<Dải lụa, Dương Duy Ngữ> b) Jilly đây mà, Tara, tớ rất ngại đánh thức cậu dậy sớm thế này,

nhưng quả là tớ đang ở một tình huống khó xử quá. - Câu đang ở đâu?

- Ở đồn cảnh sát. Cậu có thể bảo lãnh cho tớ được không? - Ừ... Tất nhiên. Thế này nhé...độ nửa tiếng nữa tớ sẽ đến.

<Trở về Êđen, R.Miles> c) Thế các anh có thể cho biết thêm tin tức về chồng tôi được

không?

<Truyện ngắn lãng mạn, 2001, các tác giả> Đặc trưng ngữ nghĩa cơ bản của phát ngôn hỏi – cầu khiến dạng này là biểu thị tính cầu tương ứng với hành động đề nghị, xin phép tiếp ngôn cho chủ ngôn được thực hiện hành động đã nêu ra trong phát ngôn hỏi một cách lịch sự, mang tính hướng nội. Vì thế, nó có đặc trưng về cấu trúc khác với các phát ngôn hỏi – cầu khiến hướng ngoại đã nêu ở các mục trên là danh từ/ đại từ làm đề ngữ nêu chủ thể của hành động được hỏi hiển ngôn không phải ở ngôi 2 mà ở ngôi 1 báo hiệu người hỏi đồng nhất với người thực hiện hành động đã nêu trong phát ngôn hỏi. Phát ngôn hỏi – cầu khiến dạng D1 + muốn + V + được không do có mặt từ muốn mà nguyện vọng của chủ ngôn được hiển ngôn rõ ràng, còn cụm từ

có hàm ý cầu khiến rất rõ. Phát ngôn hỏi – cầu khiến dạng D1 + muốn + V +

được không thể hiện sắc thái lịch sự như dạng dùng muốn, song không thể hiện

rõ nguyện vọng của chủ ngôn như dùng muốn.

2.1.2.2. Phát ngôn hỏi – cầu khiến ngƣợc hƣớng

a) Phát ngôn hỏi mang nghĩa phủ định nhằm mục đích cầu khiến ngăn cấm hành động đã nêu trong phát ngôn hỏi hoặc yêu cầu thực hiện hành động ngược lại hành động đã nêu trong phát ngôn hỏi với dạng thức : Ai + P ? Sao/Tại sao/Vì sao + P ?

Ngữ nghĩa của biểu thức:

Sao/Tại sao/Vì sao là đại từ “dùng để chỉ nguyên nhân không biết rõ của

điều đã xảy ra. Còn ai là đại từ “dùng chỉ người nào đó không rõ” (thường dùng để hỏi) ” (Từ điển tiếng Việt ). Khi dùng tạo phát ngôn hỏi, sao/tại sao/vì sao

Một phần của tài liệu PHÁT NGÔN CẦU KHIẾN GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT ( LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÁN) (Trang 29 -29 )

×