Nghiên cứu đối chiếu hai chiều

Một phần của tài liệu Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt ( liên hệ với tiếng Hán) (Trang 26)

4. Một số vấn đề cơ bản về so sánh, đối chiếu ngôn ngữ

4.3.2.Nghiên cứu đối chiếu hai chiều

Nghiên cứu đối chiếu hai (hay nhiều) chiều xem xét các hiện tượng được so sánh của hai hay nhiều ngôn ngữ trong mối quan hệ qua lại trên một cơ sở đối chiếu, dựa vào một TC (Tertium comparationis). Cách đối chiếu này được tiến hành theo thủ tục như sau: Chọn TC, sau đó xác định các phương tiện ngôn ngữ biểu thị, thuộc về phạm trù này trong các ngôn ngữ đối chiếu.

Các nghiên cứu đối chiếu theo cách này thường có nhan đề dạng “những phương tiện hoặc cách thức để biểu hiện phạm trù X trong ngôn ngữ A và ngôn ngữ B.” Trong đối chiếu hai chiều, khi sử dụng TC cần chú ý các phương tiện ngôn ngữ thường đa nghĩa. Cho nên, trong giới hạn của một TC chỉ có thể để cập đến một hoặc một số ý nghĩa nào đó.

Cách tiếp cận này gọi là đối chiếu hai chiều không phải vì việc đối chiếu các ngôn ngữ theo cả hai chiều từ ngôn ngữ A đến ngôn ngữ B và sau đó, ngược lại, từ ngôn ngữ B đến ngôn ngữ A, mà là nghiên cứu các hình thức thể hiện TC trong hai ngôn ngữ, sau đó phân tích những hình thức thể hiện này có những điểm nào giống nhau và khác nhau, không có ngôn ngữ nào là ngôn ngữ xuất phát và ngôn ngữ nào là ngôn ngữ đích.

CHƢƠNG II: NHỮNG PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT

Trong tiếng Việt, hành động cầu khiến có thể được bảy tỏ một cách gián tiếp thông qua một hành động ngôn trung khác như hỏi, trần thuật hoặc cảm thán.

Hành động cầu khiến được thể hiện gián tiếp qua hình thức hỏi như: - Hay mai anh đi sang nhà bác đi ?

- Ngày mai em có đi mua sách hộ chị được không ? - Mẹ ơi, con muốn xem tivi, có được không ?

Hành động cầu khiến được thể hiện gián tiếp qua hình thức trần thuật như: - Anh mua hoa, em mua hoa quả, nửa tiếng sau anh em mình sẽ gặp lại ở đây. (hai anh em định đi bệnh viện thăm người bạn đang ốm).

Hành động cầu khiến được thể hiện gián tiếp qua hình thức cảm thán như:

- Ôi, áo này đẹp quá! (hai vợ chồng đi dạo phố, người vợ muốn người chồng mua cho chiếc áo).

Theo kết quả các các công trình nghiên cứu của Đào Thanh Lan thì hành động cầu khiến được thực hiện thông qua câu hỏi phổ biến hơn câu trần thuật và câu cảm thán. Tóm lại, hành động cầu khiến được thẻ hiện một cách gián tiếp có nhiều hình thức khác nhau, tùy theo yêu cầu lựa chọn sử dụng của người đề xuất, vì cách bảy tỏ gián tiếp không áp đặt cho người tiếp nhận, tăng quyền chủ động cho tiếp ngôn, do đó có tính lịch sự cao hơn cách cầu khiến trực tiếp.

Một phần của tài liệu Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt ( liên hệ với tiếng Hán) (Trang 26)