Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Hán

Một phần của tài liệu Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt ( liên hệ với tiếng Hán) (Trang 54)

4. Một số vấn đề cơ bản về so sánh, đối chiếu ngôn ngữ

3.2. Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Hán

Như chúng ta đều biết,trong tiếng Hán hành động ngôn ngữ cầu khiến có thể được thực hiện hóa dưới hai dạng: trực tiếp và gián tiếp. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến phát ngôn cầu khiến gián tiếp.

Trong thực tế sử dụng tiếng Hán, hành động cầu khiến gián tiếp có thể được biểu hiện dưới các hình thức như phát ngôn hỏi, phát ngôn trần thuật và phát ngôn cảm thán. Tôi xin nêu vài ví dụ sau đây:

1) Phát ngôn hỏi: 哥哥哪点对不起您?您这样骂他干什么?

- Anh ấy có chỗ nào không phải với cha đâu ? Cha mắng anh ấy như vậy làm gì? (đừng mắng nữa)

<Lôi Vũ- Tào Ngu > 2) Phát ngôn trần thuật: 您留几句回家说吧,这是人家周公馆。

- Cha còn điều gì muốn nói thì để về nhà nói tiếp nhé! Đây là nhà ông chủ mà! (đừng nói nữa)

3) Phát ngôn cảm thán: 外面冷得很! - Bên ngoài lạnh lắm! (đừng đi ra ngoài )

<Lôi Vũ- Tào Ngu >

- 回头妈知道打你!

- Mẹ mà biết sẽ đánh em đấy! (đừng làm như vậy nữa)

<Lôi Vũ- Tào Ngu >

- 万一把他们吓着!

- Ngộ nhỡ làm đứa bé bị kinh hãi đấy ! (đừng làm kinh hãi cho đứa bé)

<Lôi Vũ- Tào Ngu > Những phát ngôn trên trong tác phẩm văn học < Lôi Vũ > mang nhân tố tình cảm, nó có nghĩa là phát ngôn cầu khiến gián tiếp tiếng Hán có hình thức biểu đạt đa nguyên và không chỉ hạn chế về hình thức ngôn ngữ miễn là ý cầu khiến được biểu đạt. Sau đây là một số đặc điểm cơ bản về cấu trúc ngữ nghĩa của các loại phát ngôn cầu khiến gián tiếp vừa nêu:

Nhóm 1: Phát ngôn hỏi - cầu khiến

1) “各位大侠喝什么酒?小店有十年藏酒三白,先喝两杯可以吗?”

“Các vị đại gia uống rượu gì? Tửu điếm có loại rượu Tam bạch ủ mười năm, uống trước hai chén được không?”

< Anh Hùng Xà Điêu> Phát ngôn này là phát ngôn hỏi – cầu khiến, thuộc loại cầu khiến gián tiếp. Phù hợp mô hình câu hỏi – cầu khiến : P +可以吗?

Mục đích cầu khiến của nhân viên phục vụ trong quán ăn là đề nghị khách mua rượu Tam bạch loại mười năm uống, truyền bá rượu cho khách để quán thu được nhiều tiền. Trong phát ngôn nhân viên phục vụ trong quán ăn là chủ ngôn(D1), đối với tiếp ngôn khách (D2) thì D1 là cấp dưới. Bởi vì trong quan niệm của người Trung Quốc khách cò vị trí tôn quý hơn. Nếu nhân viên phục vụ đề nghị khách uống loại rượu nào đó phải nói lịch sự, có tình trạng khuyên, nên thể hiện tính khiến và tính cầu bằng ngang.

2) 一群随侍问道:“要不在里面等候吧?”

Bầy khỉ xúm lại hỏi: “ Vậy chờ trong ấy chứ?

<Tây Du Ký> Phát ngôn này có mô hình: 要不+ P+吧?

Mục đích cầu khiến là bầy khỉ hỏi ý kiến của Ngộ Không, mong Ngộ Không không vào vườn. Trong phát ngôn này, Bầy Võ là chủ ngôn D1, Ngộ Không là tiếp ngôn D2( bị lược). Vì Ngộ Không có khả năng biến hóa thần thông nên các quân thần đều rất tôn trọng nó. Bầy khỉ là cấp dưới, Ngộ Không là cấp trên. Dù có ý không muốn Ngộ Không vào vườn, nhưng bầy khỉ vẫn phải nói một cách lịch sự, nên trong ngữ cảnh phát ngôn cầu khiến này có tình thái đề nghị, có tính khiến thấp, tính cầu cao.

“要不等会儿和我去看电影?”

“Hay tí nữa đi xem phim cùng với anh ?”

<Về nhà – Quách Đông Lâm> Dựa vào ví dụ trên, ngoài biểu thức “要不+ P+吧?” ra, còn dạng lược bỏ trợ từ ngữ khí “吧” ở cuối “要不+ P ?”. Hai biểu thức “要不+ P+吧?” “要

+ P ? ” khác nhau ở chỗ: trợ từ ngữ khí吧góp phầnbổ sung tính khiến, muốn

tiếp ngôn chấp nhận đề nghị của chủ ngôn.

3) “你知道吧?”

“Mày biết đấy chứ? ”

<Lôi Vũ- Tào Ngu > Trong phát ngôn này được suy ý dựa vào ngữ cảnh, chủ ngôn đề nghị tiếp ngôn thực hiện hành động mà chủ ngôn mong muốn: chủ ngôn sẽ kể ra một chuyện quan trọng, khuyên tiếp ngôn dừng làm việc và chú ý nghe.

“妈妈不会责备我吧?” “Mợ không mắng con chứ?”

<Lôi Vũ- Tào Ngu > Trong ngữ cảnh phát ngôn cầu khiến này có tình thái đề nghị, có tính khiến thấp, tính cầu cao. Con mong Mẹ đừng mắng mình, tức chue ngôn thỉnh cầu tiếp ngôn thực hiện hành động đã nêu trong phát ngôn.

Trợ từ ngữ khí “吧” đặt ở cuối câu biểu thị ý thương lượng, đề nghị, thỉnh cầu, đồng ý. trợ từ ngữ khí “吧” mang sắc thái giục giã, muốn tiếp ngôn chấp nhận đề nghị của chủ ngôn ngay. Ta có thể thấy, trợ từ ngữ khí “吧” trong biểu thức này mang ý nghĩa cầu khiến. Hai phát ngôn trên có dạng : P + 吧 .

4) 三藏说道:“怎么哭了?请你说说发生什么事。”

Tam Tạng hỏi: “ Sao thí chủ lại khóc ? Xin hãy kể lại đã xảy ra chuyện gì .”

Trước hết, phát ngôn này có vị từ ngôn hành, có chủ ngôn và tiếp ngôn, do vậy dễ bị hiểu nhầm là phát ngôn cầu khiến trực tiếp. Nhưng thứ nhất phát ngôn này là phát ngôn hỏi, hơn nữa lại có biểu hiện D1 cầu D2 đừng làm việc gì, nên phù hợp mô hình phát ngôn hỏi - cầu khiến: (D2)怎么+ P?

Tam Tạng là chủ ngôn, yêu quái nữ là tiếp ngôn. Mục đích cầu khiến là Tam Tạng xin yêu quái nữ ngưng khóc, giữ bình tĩnh để nói hết mọi chuyện. Bởi vì Tam Tạng là một nhà sư có lòng từ bi, nên khi thấy một thiếu nữ cứ khóc mãi liền khuyên người ta không khóc nữa. Tam Tạng và yêu quái nữ có độ tuổi tương đương nhau. Trong ngữ cảnh này, cách nói của Tam Tạng có tình thái xin, nên có tính khiến thấp, tính cầu cao.

“谁说大少爷给我钱?”

“Ai nói là anh cả cho tôi tiền đấy?”

<Lôi Vũ- Tào Ngu > Trong phát ngôn này, ngữ cảnh là: cha của chủ ngôn đoán trúng tâm sự của chủ ngôn, làm cho chủ ngôn khó chịu và xấu hổ, chủ ngôn hỏi vặn lại một câu nhằm hàm ý: đừng nói linh tinh nữa. Phát ngôn này thuộc dạng: 谁 + P ?

Hai biểu thức “(D2)怎么+ P?” “ + P ?” là phát ngôn hỏi – cầu

khiến ngược hướng, nhằm mục đích cầu khiến ngăn cấm hành động đã nêu trong phát ngôn hỏi hoặc yêu cầu thực hiện hành động ngược lại hành động đã nêu trong phát ngôn.

5) “你看,你看。你又急,急什么?”

“Kìa! Nhìn con xem! Lại sốt hết cả lên rồi, lo cái gì ” (đừng sốt ruột lo lắng nữa)

“哥哥哪点对不起您?您这样骂他干什么?”

- Anh ấy có chỗ nào không phải với cha đâu? Cha mắng anh ấy như vậy làm gì? (đừng mắng nữa)

<Lôi Vũ- Tào Ngu > Hai phát ngôn trên thuộc dạng: V +什么 /P + 干什么 ?

Phát ngôn hỏi – cầu khiến với dạng thức “V +什么 /P + 干什么 ? ” nhằm khuyên tiếp ngôn không nên hành động, thuộc phát ngôn hỏi – cầu khiến ngược hướng.

6) “你给我听见了吗?”

“ Mày có nghe không đấy ?”

<Lôi Vũ- Tào Ngu> Phát ngôn hỏi – cầu khiến này có biểu thức : 给+ P+吗?

Sắc thái tính khiến của biểu thức này cao hơn sắc thái cầu, nhằm hỏi để yêu cầu tiếp ngôn trả lời là chấp nhận hay từ chối thực hiện hành động được nêu ra trong phát ngôn.

Nhóm 2: Phát ngôn cầu khiến gián tiếp theo mô hình “VC+” “NV” “VN” a. “VC+

Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Hán khi biểu đạt kết quả tiêu cực thường đi kèm với bổ ngữ. Bổ ngữ trong tiếng Hán có nhiều loại phong phú, nhưng đi kèm với cầu khiến gián tiếp thì chỉ có “bổ ngữ kết quả” và “bổ ngữ khuynh hướng”, trong đó “ bổ ngữ khuynh hướng” cũng bao hàm ý kết quả mà cũng được coi thuộc loại “bổ ngữ kết quả”. Trong mô hình “VC+了” (V=động từ, C= bổ ngữ), trợ từ ngữ khí “了” dùng ở cuối câu, biểu thị ngữ khí khẳng định. Có tác dụng tạo thành phát ngôn hoàn chỉnh. Nói rõ sự việc đã xảy ra, động tác

đã hoàn thành, tình huống xuất hiện hay trạng thái thay đổi. Còn thành phần “”trước V và sau C tồn tại những thành phần khác, nhưng thành phần chính vẫn là “VC+了”. Tôi xin nêu vài ví dụ sau đây:

1) 月月这才恼火地起了床,“敲什么敲?窗户敲坏了。”

VC

Nguyệt Nguyệt tức giận đến nỗi thức dậy và kêu lên: “ Gõ gì mà gõ? Cửa sổ bị gõ hỏng rồi. ”

<Anh là một con sông - 迟莉Trì Lệ>

2)“大个子,不能睡觉! 睡感冒了。”

VC

“Này, không được ngủ! Bị cảm đấy.”

<Về nhà- Quách Đông Lâm>

3)炒咸了。(别放太多盐。)

VC

Xào mặn mất rồi . ( đừng cho nhiều muối vào nữa)

4)(你边看电视边写作业,)写错了。

VC

(Con vừa xem TV vừa làm bài tập,) viết sai rồi.

Những ví dụ trên, ngữ nghĩa của phát ngôn đã đầy đủ, sau “VC+ 了” thường không có tân ngữ đi kèm.Ví dụ:

5) “舍儿,吃的是什么?(不要乱吃)吃坏了 (肚子)。”

VC tân ngữ “Xá ơi, ăn gì vậy? ( đừng ăn linh tinh) bị đau bụng đấy.”

6) (别乱放刀子,) 割破了(手)。 VC tân ngữ (đừng để dao lung tung,) bị đứt tay rồi.

7)(别在屋里乱跑,)撞到了(桌子)。

VC tân ngữ

(đừng chạy lung tung trong phòng, ) vấp vào bàn rồi . 8)哭哑了 (嗓子)。

VC tân ngữ Khóc gào khản cả cổ.

Câu tiếng Hán do sáu thành phần cấu tạo thành: chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ. Theo thứ tự thường là chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau. Thành phần chính của vị ngữ là động từ, tân ngữ là thành phần liên đới của động từ, trạng ngữ bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ, bổ ngữ đứng sau động từ hoặc tính từ, bổ nghĩa hoặc làm rõ cho động từ hay tính từ đó, định ngữ đứng trước chủ ngữ danh từ tính hoặc tân ngữ, có tác dụng tu sức cho chúng. Những ví dụ trên, ngữ nghĩa của phát ngôn tương đối đầy đủ, có thể có tân ngữ, cũng có thể không có tân ngữ. Hãy xem những ví dụ sau:

9) “我看还是找他们的妈来吧,万一楼上的跑下来,吓坏了 他们。”

VC tân ngữ

“Hay là đi tìm mẹ của hai đứa đến đây đi, ngộ nhỡ bà ở trên tầng chạy xuống, lại làm giật mình bọn chúng đấy. ”

10)你惹恼了 他。(不要把他惹急。) VC tân ngữ

Cậu trêu tức anh ta rồi đó. (không nên trêu quá khiến anh ta phát cáu lên)

11)嘘,你吵醒了 他。(不要打扰他睡觉。)

VC tân ngữ

Sh... bạn ồn quá làm anh ấy thức dậy rồi. (không nên quầy rầy anh ta.)

12)你吓跑了 那只猫。(不要吓它。)

VC tân ngữ

Cậu dọa con mèo chạy mất rồi. (đừng dọa con mèo kia.) 13) (注意卫生,) 染上了 疾病。

VC tân ngữ (chú ý vệ sinh, ) tránh mắc bệnh.

14)你还说,说漏 了 嘴。

VC tân ngữ

Mày mà còn nói nữa kiểu gì cũng lộ ra thôi.

Ngữ nghĩa của những phát ngôn trên không hoàn chỉnh mà nhất thiết phải đi kèm với tân ngữ, nếu không thì phát ngôn không có ý nghĩa gì cả. Hãy xem những ví dụ tiếp theo:

15) (淘气!)把爷爷的衣服弄脏了。

tân ngữ +VC

(nghịch ngợm! ) làm bẩn áo ông nội rồi .

16) (你约会老迟到,)把个对象搞吹了。

tân ngữ + VC

Chúng ta có thể thấy, trong phát ngôn vừa nêu ra, trước “V” có từ tổ tân ngữ giới từ, đây là một trong những cách dụng của tân ngữ đi trước, chủ yếu do sự biến đổi của phát ngôn như trên hoặc những phát ngôn mang tân ngữ cấu thành. Như: 17)割破了(手)。→ 把手割破了。 VC tân ngữ tân ngữ + VC Bị đứt tay rồi. 18)你惹恼 了 他。→你把他惹恼了。 VC tân ngữ tân ngữ + VC Bạn trêu tức anh ta rồi.

Ngoài ra những phát ngôn như trên, có loại mà không thể có sự biến đổi như vậy, ví dụ:

19)你还说, 说漏(了)嘴。

VC tân ngữ

Mày mà còn nói nữa kiểu gì cũng lộ ra thôi.

20)(多穿些衣服,)冻出病来了。

VC tân ngữ

(mặc thêm áo vào) , bị cảm lạnh rồi .

Sự biến đổi này dựa vào tính chất của động từ và tân ngữ.

Mô hình “VC+了” chủ yếu bao gồm “V+A(tính từ)” như “xào mặn; viết sai; làm bẩn” và “V+V(động từ)” như “ vấp đổ; ồn làm thức dậy; dọa nạt làm chạy trốn”, hình thức “V+A(tính từ)” dùng nhiều hơn so với hình thức

“V+V(động từ)”. Về mặt kết cấu, sự kết hợp của “V” và bổ ngữ kết quả rất chặt chẽ và được coi như là một chỉnh thể, trong đó không thể thêm thành phần khác, nếu như có trợ từ “了 rồi” thì chỉ có thể đứng sau bổ ngữ.

b. “NV” và “VN” (N: danh từ; V: động từ)

Ngoài ra mô hình cơ bản “VC”, “N+V” và “V+N” cũng có thể cấu thành phát ngôn cầu khiến gián tiếp, nhưng số lần sử dụng không cao. Hãy xem vài ví dụ dưới:

21) (不洗手就吃东西,)肚子疼。

NV

(không rửa tay trước khi ăn ) bị đau bụng.

22) (还不抓紧复习,)考试不及格。

N V

(không khẩn trương ôn thi,) thi trượt.

23) 怀孕了,还这么跑来跑去的,掉了孩子。

V N

Có bầu rồi mà vẫn chạy nhanh như vậy, sẩy thai.

24) 家里不准备点吃的,饿着孩子。

V N

Trong nhà không có sẵn đồ ăn, làm bọn trẻ bị đói .

Những phát ngôn trên đều biểu đạt một kết quả tiêu cực.

Những phát ngôn cầu khiến gián tiếp trên thông qua dự kiến những kết quả “tiêu cực” để khuyên tiếp ngôn không làm việc mà chủ ngôn mong tiếp ngôn không làm việc ấy, để thực hiện mục đích cầu khiến.

Thông qua xét những ví dụ trên, ta có thể tìm thấy đa số phát ngôn cảm thán mang tính cầu khiến gián tiếp là mô hình “VC+了”. Ngoài ra, dù hình thức của mô hình “NV” “VN” không phải là mô hình “VC+了”, tức mô hình “kết quả hành động”, nhưng khi kết hợp với ngữ cảnh thì có thể coi như là do một hành động nào đó tạo ra một “kết quả” nhất định.

Về mặt ý nghĩa, phát ngôn cầu khiến gián tiếp sở dĩ sử dụng mô hình “VC+了”, tức động từ và bổ ngữ kết quả đi liền với nhau là vì trong tình huống khẩn cấp đồng thời hoàn thành hai hành vi ngôn ngữ - khuyên nhủ tiếp ngôn đang hoặc muốn thực hiện hành động nào đó, đồng thời tỏ bày ý của mình cho tiếp ngôn: không muốn hậu quả tiêu cực mà có thể dự kiến xẩy ra. Đây chính là sự đồng nhất về điều kiện sử dụng phát ngôn cầu khiến gián tiếp và sự thành lợp của phát ngôn cầu khiến gián tiếp.

Ngoài ra những mô hình được sử dụng trong phát ngôn trần thuật – cầu khiến gián tiếp, biểu thức “ D1/D3 +希望/+V(p)” cũng được sử dùng theo ngữ cảnh, thông qua bày tỏ ý muốn của chủ ngôn, tiếp ngôn thực hiện thao tác suy ý ra hàm ý cầu khiến và thực hiện nguyện vọng của chủ ngôn. Ví du:

25)我 希望 在临走前跟父亲谈一次。

Con mong có thể nói chuyện với ba một lần trước khi con đi.

<Lôi Vũ- Tào Ngu>

26)我 想 请父亲给我点实在的事情做,我不想看看就完事。

Con muốn xin ba cho con làm việc gì thiết thực hơn, con không thích kiểu chỉ đảo qua đảo lại nhìn ngó chút là xong công việc.

27) 周萍:冲 想 跟爸爸商量一件很重要的事。

Bình: Em Xung muốn thương lượng với ba một việc quan trọng.

<Lôi Vũ- Tào Ngu> Ba phát ngôn trên, tác giả dùng hình thức làm tăng tính lịch sự cho phát ngôn cầu khiến so sánh lần lượt 3 phát ngôn trên với 3 phát ngôn sau để thấy rõ điều này:

28) ba nói chuyện với con đi.

29) ba cho con một việc gì thiết thực làm.

30) Bình có một việc quan trọng muốn thương lượng với ba.

Nhóm 3: Phát ngôn cầu khiến gián tiếp theo mô hình “V( rồi / bị )

Mô hình phát ngôn cầu khiến gián tiếp này bao gồm ba hình thức:

“ V+了! ” “ V+着! ” và “ V ! ”. Xin xem xét những ví dụ sau:

a. “ V+! ”

(好好拿着,)掉了!- (nắm chặt vào) rơi rồi !

(慢一点儿搬,)闪了腰!- (bê từ từ thôi) trẹo lưng rồi !

(到平的地方好好走,)崴了脚!- (đến đoạn đường bằng đi từ từ) trẹo

chân rồi!

(快把衣服穿上,)感冒了! - ( nhanh mặc áo vào ) bị cảm rồi !

Động từ trong hình thức “ V+了! ” thường là động từ đơn (âm) tiết, cũng có mấy ngoại lệ như “感冒” (cảm cúm). Có trường hợp trước “V” có kết cấu trợ từ làm trạng ngữ như: “把水洒了”( vẩy nước đi ); “把腰扭了”(bị trẹo lưng);

“把脚崴了”(bị trẹo chân); “让它跑了”( làm cho nó chạy mất); “给人拐

b. “ V+! ”

(拿好,)烫着!-(nắm cẩn thận,)bị bỏng! (慢慢喝,) 呛着!- (uống từ từ,) bị sặc!

(让一让,)碰着!- (nhường một chút,) bị vấp!

Trong hình thức này, “V” giống nhau với trong hình thức “ V+了! ”, trước “V” cũng có thể có kết cấu trợ từ làm trạng ngữ như:

(慢慢喝,)叫水呛着!- (uống từ từ, ) bị sặc nước! (闪开,)给车撞着!- (né tránh, ) bị đâm xe!

Ngoài ra, trong hình thức này cúng có thể xuất hiện tính từ đơn (âm) tiết, và những tính từ này mang ý nghĩa động thái. Ví dụ:

(少吃点儿,)辣着!- (ăn ít thôi ,) bị cay mồm! (少穿点,)热着!- (mặc ít thôi, ) nóng quá!

c. “ V ! ”

(外面风很大,)着凉!- (ngoài trời gió to,) bị cảm!

(闯红灯,)挨罚!- (vượt đèn đỏ,) bị phạt! (买便宜货,) 受骗!-(mua hàng rẻ,) mắc lừa!

(苹果上有农药,)中毒!- ( Táo nhiễm thuốc trừ sâu,) trúng độc!

Trong hình thức này, sau “V” không có “了rồi / 着bị”, và trong một số trường hợp có kết cấu trợ từ trước “V”.

(小声点,)给人听见!- (nhỏ tiếng đi một chút,) người ta nghe thấy! (快放起来,)让人看见!- (nhanh cất đi,) người ta nhìn thấy!

Trong hình thức này, “V” thường sử dụng phương pháp ly hợp như: “受 骗” (mắc lừa) → “受他的骗”; “中毒” (trúng độc)→“中他的毒”. Ví dụ:

他说什么你都信,你上他的当!-( Thằng ấy nói gì mày cũng tin hết, mày bị lừa rồi!)

Hãy xét một số ví dụ sau:

- 冲儿,你把药端到母亲那去.

- 爸!

- Xung, mày đưa chén thuốc lại cho mợ mày uống đi. - Ba!

<Lôi Vũ- Tào Ngu >

Một phần của tài liệu Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt ( liên hệ với tiếng Hán) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)