Dùng hình thức cảm thán – cầu khiến

Một phần của tài liệu Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt ( liên hệ với tiếng Hán) (Trang 49)

4. Một số vấn đề cơ bản về so sánh, đối chiếu ngôn ngữ

2.3. Dùng hình thức cảm thán – cầu khiến

Ví dụ: Rồi nàng rùng mình: - Lạnh quá! Liên chạy ra đóng cửa phòng, quay trở vào.

<Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam> Phát ngôn cảm thán do có tính chất trình bày sự việc với trạng thái tình cảm bột phát cao nên thường mang nghĩa chỉ ra trạng thái của sự tình ở mức độ cao, có tính mong muốn một sự giúp đỡ hay một sự chia sẻ. Ngữ nghĩa biểu hiện trong phát ngôn cảm thán dễ dàng giúp người nghe thực hiện thao tác suy ý đồng hướng để hiểu ra hàm ý cầu khiến hành động cần thiết của người nói mà giúp họ. Do đó, phát ngôn cảm thán cũng được dùng làm phương tiện cầu khiến gián tiếp. Mô hình cấu trúc của biểu thức cảm thán là: D1/D3+Vt+Tct, trong đó: D1/D3 =danh/đại từ ngôi 1/3, Vt = vị từ tính chất/trạng thái, Tct = từ cảm thán/tiểu từ tình thái.

Ví dụ: 1) Hôm nay đi dạy vội quá mà quên cả đem phấn màu! 2) Đồ đẹp quá mà tôi hết mất tiền rồi.

3) Quần áo để lung tung quá!

Xét các ví dụ trên, chúng tôi nhận thấy chúng đều là những phát ngôn có lực ngôn trung là cầu khiến. Ý nghĩa cầu khiến không được bộc lộ hiển ngôn. Thông qua phát ngôn, người nói hàm ý bảy tỏ mong muốn của mình rằng việc cần được thực hiện.

Cách dùng gián tiếp thể hiện hành động cầu khiến ở dạng cảm thán đã tăng tính lịch sự cho phát ngôn cầu khiến. Chủ ngôn đã cho phép tiếp ngôn tự suy ra hàm ý cầu khiến và quyết định lựa chọn thông qua trình suy ý của mình. Chính vì vậy tính áp đặt của các phát ngôn này giảm, tăng sự lựa chọn.

Đối với hành động thỉnh cầu(xin, nhờ, vay mượn)..., chủ ngôn thường được lợi còn tiếp ngôn bị thiệt. Cách nói gián tiếp cũng là một hình thức giảm thiệt tăng lợi cho tiếp ngôn. So sánh cách nói gián tiếp và trực tiếp trong trường hợp sau:

4) Hôm nay đi dạy vội quá quên cả đem phấn !

Hàm ý: Chị có đem theo phấn màu không? Cho em xin một vài viên. 5) Đồ đẹp quá mà tôi hết mất tiền rồi.

Hàm ý: Bạn có tiền không ? cho tớ mượn.

Trên đây là những phát ngôn cầu khiến có hành động ngôn ngữ là những phát ngôn thỉnh cầu: xin xỏ (4), vay mượn(5). Hành động ngôn ngữ thỉnh cầu luôn đem lợi cho chủ ngôn còn tiếp ngôn bị thiệt về thời gian công sức cả về giá trị vật chất, tinh thần... Vì vậy, dùng cách nói gián tiếp thay cho trực tiếp đã trở nên quen thuộc trong hành động cầu khiến của người Viêt.

TIỂU KẾT

Tóm lại, qua việc phân tích ngữ liệu cho thấy: người Việt dùng hình thức phát ngôn hỏi – cầu khiến thể hiện hành động cầu khiến đã trở nên quen thuộc và phổ biến và được tri nhận một cách hết sức tự nhiên. Với nhiều hình thức khác nhau như dùng đại từ nghi vấn quan hệ từ hay, dạng câu hỏi có...không?...

đã bộc lộ sắc thái ý nghĩa khác nhau, mang nát đặc thù, phản ánh những nét đặc trưng văn hóa của cộng đồng người Việt.

Như vậy, việc sử dụng sách lược ngôn ngữ gián tiếp có thể hoặc là đáp ứng quyền lợi của người nghe (điều này bắt nguồn từ nguyên tắc của tính lịch sự) hoặc là có hại cho người nghe. Trong trường hợp mà người nói tránh diễn đạt trực tiếp những điều mong muốn của mình mà việc thực hiện chúng có thể gây khó dễ cho người tiếp chuyện thì người nói sẽ sử dụng những hình thức thổ lộ yêu cầu mang lại cho người tiếp chuyện khả năng từ chối tiện lợi bằng cách thay cho việc yêu cầu trực tiếp về sự giúp đỡ, người nói sẽ dùng phát ngôn hỏi – cầu khiến. Sự thay thế này, khi xét về mục đích giao tiếp, nó phù hợp với điều mà D.Gordon và G.Lakoff gọi là sự làm dịu bớt ý định giao tiếp.

Chương này trình bày khái niệm và thao tác nhận diện phát ngôn cầu khiến gián tiếp bằng sự suy ý; miêu tả, phân tích và phân loại các kiểu phát ngôn cầu khiến gián tiếp, đặc biệt chú trọng vào phát ngôn hỏi – cầu khiến với sự phân tích quy trình tạo lập và tiếp nhận đích ngôn trung qua thao tác suy ý trên cơ sở ngữ nghĩa và ngữ cảnh. Từ đó, chương này đề cập mối quan hệ giữa mức độ cầu khiến với tính lịch sự để thấy rõ các đặc trưng ngữ dụng của phát ngôn cầu khiến, tăng tính thuyết phục của phát ngôn cầu khiến, giúp đa dạng hóa các phương thức, hình thức biểu đạt góp phần phát triển khả năng tư duy, giao tiếp

CHƢƠNG III: PHÁT NGÔN CẦU KHIẾN GIÁN TIẾP TIẾNG VIỆT TRONG SỰ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÁN

Một phần của tài liệu Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt ( liên hệ với tiếng Hán) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)