Phát ngôn cầu khiến gián tiếp tiếng Việt và những biểu hiện tương đương

Một phần của tài liệu Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt ( liên hệ với tiếng Hán) (Trang 69)

4. Một số vấn đề cơ bản về so sánh, đối chiếu ngôn ngữ

3.3.Phát ngôn cầu khiến gián tiếp tiếng Việt và những biểu hiện tương đương

trong tiếng Hán

Trong chương này, chúng tôi so sánh đối chiếu về cấu trúc của phát ngôn cầu khiến gián tiếp giữa hai ngôn ngữ. Thông qua phân tích và nghiên cứu cấu trúc về 3 nhóm phát ngôn cầu khiến gián tiếp như phát ngôn cầu khiến – hỏi; phát ngôn cầu khiến - trần truật; phát ngôn cầu khiến – cảm thán giữa tiếng Việt và tiếng Hán nhằm chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về cấu trúc trong phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong hai ngôn ngữ.

3.3.1 Phát ngôn hỏi – cầu khiến tiếng Việt và những biểu hiện tƣơng đƣơng trong tiếng Hán

Trong chương II, chúng tôi đã nêu ra các biểu thức về phát ngôn hỏi – cầu khiến trong tiếng Việt. Như đã biết, biểu thức hỏi có mục đích cầu khiến thực hiện hành động đã nêu trong phát ngôn hỏi được gọi là kiểu phát ngôn hỏi – cầu

khiến đồng hướng và biểu thức hỏi có mục đích cầu khiến là ngăn cản thực hiện hành động ngược lại với hành động đã nêu trong phát ngôn hỏi được gọi là kiểu

phát ngôn hỏi – cầu khiến ngược hướng.

Các biểu thức phát ngôn hỏi – cầu khiến đồng hướng:

- Hay + P ?

- P + chứ ?

- Có P + hay + không / có P + không?

- Có thể + P + không / được không?

- D1+muốn/có thể +V+được không / D1+V+được không?

Các biểu thức phát ngôn hỏi – cầu khiến ngược hướng:

- Ai + P ? Sao/Tại sao/ Vì sao + P?

- P+làm gì / V+gì?

Khi đối chiếu, chuyển dịch thông điệp của các biểu thức trên sang tiếng Hán, chúng tôi thấy tình hình như sau,

a) Đối với hình thức “Hay + P ?

Như đã biết, trong tiếng Việt, biểu thức cầu khiến gián tiếp “Hay + P ? ” có hai dạng: (1) hay+P ; (2) hay+P+đi/thôi/đã/với ? Biểu thức tương đương của hai dạng này khi chuyển dịch sang tiếng Hán là:

Ví dụ:

(1) - Hay mai chúng ta đi chơi Bách Thú?

- 要不 明天我们去动物园玩?

要不 +P

(2) - Hay là đem ra chợ bán đi?

要不 拿去市场卖 吧?

要不 +P +

<Đất làng, Nguyễn Thị Ngọc Tú> Trong tiếng Hán, “ 要不 ” mang ý nghĩa tương đương với “hay”, đòi hỏi phải lựa chọn một trong hai phương án. Cho nên phát ngôn chuyển dịch sang tiếng Hán có mô hình “ 要不 + P ”, mô hình này giống với tiếng Việt. Khi biểu thức “Hay + P” có thêm các tiểu từ tình thái: đi/nhé/thôi/đã ở cuối thì tương ứng với trong tiếng Hán phải có thêm “吧”.

“吧” là trợ từ ngữ khí được dùng khá phổ biến trong tiếng Hán tương đương với các tiểu từ “nhé ,chứ, thôi, đi” trong tiếng Việt. Trợ từ ngữ khí “吧” đặt ở cuối câu biểu thị ý thương lượng, đề nghị, thỉnh cầu, đồng ý. Trong câu dịch của tiếng Hán này, trợ từ ngữ khí “吧” mang sắc thái giục giã, muốn tiếp ngôn chấp nhận đề nghị của chủ ngôn ngay. Ta có thể thấy, trợ từ ngữ khí “吧” trong phát ngôn này mang ý nghĩa cầu khiến.

Như vậy, trong tiếng Hán, tương đương với biểu thức “ Hay +P+

đi/nhé/thôi/ đã ” là biểu thức “ 要不 +P + ?”, bởi vì “吧 ” trong tiếng Hán

tương đương với rất nhiều tiểu từ khác nhau trong tiếng Việt, vì thế việc chuyển dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt phải căn cứ vào sắc thái của từng ngữ cảnh để lựa chọn tiểu từ tiếng Việt cho phù hợp.

b) Đối với biểu thức “ P + chứ ? ” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cà phê chứ ? - 咖啡吧?

- Các con vào rót nước mời bác xơi đi chứ ?

- 孩子们进去请叔叔们喝水吧?

<Đất làng, Nhuyễn Thị Ngọc Tú>

- Các anh nghe rõ cả rồi chứ ?

- 大家都听清楚了吧?

<Hai số phận, J.Archer> Đổng sốt ruột hỏi phóng:

- Thế nào, quyết đi chứ ?

阿董急忙问阿冯:

- “ 怎么样,决定吧?”

<Đất làng, Nguyễn Thị Ngọc Tú>

Trong mô hình “P +chứ”, trợ từ chứ hàm ý đề nghị tiếp ngôn trực tiếp thực hiện hành động đã nêu trong phát ngôn, còn phát ngôn hỏi – cầu khiến dạng này vẫn căn cứ vào ngữ cảnh. Trong các phát ngôn được chuyển dịch sang tiếng Hán, trợ từ chứ trong tiếng Việt được thể hiện bằng “吧 ”. Như vậy biểu thức

P+chứ ?” có tương đương tiếng Hán là “P + ?” .

c) Đối với biểu thức “có + P + không? Về hành động yêu cầu:

- Có để cho cậu làm việc không ?

- 给你做了吗?

<Nửa chừng xuân , Khái Hưng> - Em có cho phép anh hôn em một lần cuối cùng không?

- 你给我最后亲你一次吗?

Về hành động ra lệnh:

- Ra đây, có ra không thì bảo? - 出来,给我出来吗?

<Truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp> - Bỏ tay ra! Bỏ tay ra! Có bỏ tay ra không?

- 放手! 放手!给我放手吗?

<Ba giai, Tú Xuất, Lữ Huy Nguyễn> Như đã biết, “ có + P + không? ” nhằm hỏi để yêu cầu tiếp ngôn trả lời là chấp nhận hay từ chối thực hiện hành động được nêu ra trong phát ngôn hỏi. Về hình thức, giữa hai ngôn ngữ có sự khác nhau, tiếng Việt dùng phó từ phủ định “ không ” ở cuối, còn tiếng Hán dùng trợ từ ngữ khí “吗”. Ngoài ra, biểu thức tương đương với “ có + P + không? ” của tiếng Hán là biểu thức “给+ P+ 吗?”. Trong đó, “” là phó từ khẳng định, còn “给” là động từ mang nghĩa

cho,để cho”.

“给” trong tiếng Hán là động từ nhiều nghĩa, trong ngữ cảnh hành vi cầu khiến gián tiếp, “给” có nghĩa là: a) “cho ,để cho” (cho ai làm việc gì đó); b)

“cho phép, cho” (cho phép đối phương làm một động tác gì đó). Trong hành

động yêu cầu, chủ ngôn thường mong muốn đối ngôn thực hiện hành động có lợi cho mình, do đó, sắc thái cầu chiếm vai trò chủ đảo, “给” thuộc nghĩa

cho ,để cho”; trong hành động ra lệnh, sắc thái khiến rất mạnh, do vậy, “给”

thuộc nghĩa “cho phép, cho”.

d) Đối với biểu thức “có thể + P+không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 这件事,你可以帮我吗?

<Đống rác cũ, NCH> Trong tiếng Hán, khi “可以” dùng phụ trước động từ thì có nghĩa “ có khả năng hoặc điều kiện, chủ quan hoặc khách quan làm việc gì ” tương đương với

có thể ” trong tiếng Việt. Trợ từ ngữ khí “吗” biểu thị sự nghi vấn, đi kèm với

“可以” tạo thành phát ngôn hỏi “可以+ P+ 吗?”. Như vậy, khác với tiếng Việt, trong mô hình tương đương của tiếng Hán không dùng từ phủ định mà dùng trợ từ ngữ khí biểu thị sự nghi vấn ở vị trí cuối, tức “ 可以 + P+ 吗?”

e) Đối với biểu thức “ D1 + muốn / co thể +V +đƣợc không? ”

- Bạch cụ, tôi muốn gặp nó được không?

- 白太太,我想见他,可以吗?

<Dải lụa, Dương Duy Ngữ>

- Cậu có thể bảo lãnh cho tớ được không?

- 你帮我保修,可以吗?

<Trở về Eđen, R.Miles>

Trong tiếng Hán, phía sau phát ngôn trần thuật thêm “... 可以吗” để nêu phát ngôn hỏi, biểu thị nêu ra ý kiến và trưng cầu ý kiến của đối phương. Khi “可以吗” đi kèm với mô hình “ P +可以吗 ” thì tạo nên sắc thái lịch sự của phát ngôn hỏi khiến cho phát ngôn có hàm ý cầu khiến rất rõ. Biểu thức này của tiếng Hán là “可以 + 吗(trợ từ ngữ khí nghi vấn) ? ” khác với mô hình của

f ) Đối với mô hình “ Sao + P ?

Đổng đứng trên thềm, hai tay vỗ vào nhau nói to:

- Này, bà cụ! Lợn gà thế nào thì trình bày cho nó rõ ràng, đâu có đó, sao lại cứ ồn lên thế?

阿董站在台阶上,双手摇晃着喊道:“ 喂,老太太!猪和鸡怎么样

都得把它们摆放整齐啊,哪有那样的,怎么又吵闹起来了?

<Đất làng, Nguyễn Thị Ngọc Tú>

Tua liền kêu to:

- Kìa, cô cũng phải ăn đi chứ. Sao cứ ngồi xới cho chúng tôi mãi thế? 阿多连忙喊道:

-“ 喂,你也要吃啊。 怎么一直那么坐着?”

<Truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp>

- Kìa, anh hay thật cơ! Sao cứ ngồi ngây ra thế ? Ăn đi anh!

- 喂,你太棒了!怎么一直坐着发呆?吃吧!

<Số phận cô đơn, Nguyễn Hương Trâm>

Ba Giai cũng túm lấy cổ yếm ả, giật mình như muốn xé toang ra từng mảnh:

- Con đĩ rầy đĩ rạc này, tao mặc quần của tao, sao mày lại đòi? Quần nào mà đòi?

她紧紧拿着肚兜,生气地想把它一块一块撕碎:

-“你这个赔钱货,我穿自己的衣服,你 怎么 这样问?这到底是谁的

衣服?” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

<Ba Giai – Tú Xuất, Lữ Huy Nguyễn> - Sao chị đến chậm thế ?

Thảo vừa nói vừa dẫn Loan sang bàn ăn. Loan đáp: - Em bị phỏng vấn.

- 你 怎么 那么慢?

阿草边说边领着阿湾去饭桌。阿湾答到:

“我刚才接受访问了。”

<Đoạn tuyết , Nhất Linh> Ta có thể thấy, các phát ngôn của tiếng Hán chuyển dịch từ tiếng Việt này có 2 biến thể: (1) 怎么 + P ? (2) D2 +怎么 + P ?

Trong đó, “怎么” mang nghĩa là thế nào/như thế nào, dùng trước động từ trong phát ngôn trần thuật để hỏi nguyên nhân. Trong phát ngôn trên, “怎么” mang nghĩa là sao, ngữ cảnh của phát ngôn trên không phải là chỉ hỏi nguyên nhân mà là truy tìm nguyên nhân thực hiện sau một lời đề nghị, nhằm hỏi nguyên nhân mà nhằm một hàm ý cầu khiến. Mô hình “怎么 + P” tương đương với “sao +P” . Khi P có đại từ nhân xưng ngôi 2 làm chủ ngữ thì ở tiếng Hán mô hình khác tiếng Việt: D2 +怎么 + P?

g) Đối với biểu thức “V + gì ? ”

Ví dụ:

- Thôi anh cho em về, em xin chúc anh đi cho vui vẻ. Mắt nàng hoa lên, nàng phải đứng vịn vào ghế và mím môi, giữ mấy giọt nước mắt, vì nàng không

- Trời còn mưa to, cô về làm gì vội?

- 你让我回去吧,我祝你玩得开心。她的眼睛湿润起来。她紧闭双唇,

手扶着椅子,努力不让眼泪掉下来,因为她不想在他的面前掉下眼泪。

- 雨还很大,回去那么急做什么?

<Đoạn tuyết, Nhất Linh> Sau khi đối chiếu những phát ngôn trên có thể thấy ra, tương ứng với biểu thức “ V+ gì ” của tiếng Việt là biểu thức “ V+ 什么 ” trong tiếng Hán, “什么” trong tiếng Hán có nghĩa là gì /cái gì, “做什么” có nghĩa là “làm gì”, thuộc mô hình “ V+ gì” nhằm khuyên tiếp ngôn đừng làm cái hoạt động mà đối ngôn định hoặc đang thực hiện.

h) Đối với biểu thức “ ai + P?

- Anh kia, ai cho phép anh phá hoại ? - Câm.

- Mày là cái gì mà có quyền bảo tao câm! - Anh em ơi, lôi cổ nó xuống!

<Truyện ngắn, Ma Văn Kháng>

- 大哥,谁让你破坏的?

- 闭嘴!

- 你是个什么东西?有什么权利让我闭嘴!

Ai ” dùng trong phát ngôn hỏi – cầu khiến để yêu cầu tiếp ngôn nêu rõ đối tượng nào đã thực hiện hành động. Trong tiếng Hán, “谁” có nghĩa là ai.

Tương ứng với biểu thức “ ai + P? ” của tiếng Việt là biểu thức “谁 + P ?” trong tiếng Hán.

Thông qua sự đối chiếu về các mô hình của phát ngôn hỏi – cầu khiến giữa tiếng Việt với tiếng Hán, chúng tôi có thể tìm thấy, về mặt biểu thức và ngữ nghĩa, phát ngôn cầu khiến hỏi – cầu khiến gần giống nhau: 1) tiếp ngôn trong phát ngôn hỏi – cầu khiến là danh/đại từ ngôi 2/ngôi gộp. 2) trong một số ngữ cảnh đặc biệt, danh/đại từ nhân xưng có thể bỏ lược. 3) nghĩa của tiểu từ cầu khiến trong tiếng Việt như “nhé,thôi, đã,đi” tương đương với ngữ khí từ mang ý nghĩa cầu khiến “ 吧 ” trong tiếng Hán. 4)phát ngôn hỏi – cầu khiến cần căn cứ vào ngữ cảnh vì ngữ cảnh giúp cho việc nhận diện danh/đại từ chỉ ngôi của sự tình được hỏi ở ngôi nào, do đó, phân biết được với phát ngôn hỏi chính danh.

Ngoài ra sự giống nhau về biểu thức phát ngôn hỏi – cầu khiến của hai ngôn ngữ, chúng tôi cũng có thể tìm hiểu ra sự khác nhau giữa hai ngôn ngữ: 1) trong tiếng Việt, người ta hay dùng tiểu từ tình thái để biểu thị thái độ lẽ phép của chủ ngôn nhằm thể hiện sự kính trọng tiếp ngôn và tăng tính lịch sử. Nhưng mà trong tiếng Hán, không có tiểu từ tình thái để biểu thị lẽ phép, khi muốn biểu đạt thái độ lịch sử thì người ta sử dùng những nhân xưng chỉ vị thế xã hội cao trong phát ngôn hỏi – cầu khiến. Hãy xem ví dụ:

- Chị không từ chối dùng bữa tối với tôi chứ ạ?

- 您不会拒绝和我一起用晚餐吧?

Thông qua so sánh đối chiếu hai cách dịch giữa hai ngôn ngữ, khả năng kết hợp của biểu thức P +chứ với tiểu từ biểu thị thái độ lễ phép của chủ ngôn nhằm thể hiện sự kính trọng tiếp ngôn; mà trong tiếng Hán, khi muốn thể hiện sự kính trọng thì sử dụng nhân xưng ngôi thứ 2 “ 您 ” và không có trợ từ ngữ khí nào tương đương với trong tiếng Hán. Do vậy, khi chuyển dịch loại phát ngôn này từ tiếng Việt sang tiếng Hán thì khác nhau.

Phát ngôn hỏi – cầu khiến trong tiếng Hán thường được xác định do ngữ cảnh, trong những trường hợp đặc biệt, dù không thuộc về mô hình cố định của phát ngôn hỏi – cầu khiến, nhưng khi kết hợp với ngữ cảnh thì vẫn biết được là phát ngôn cầu khiến gián tiếp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 你怎么肯一个人走, 把我放在家里?

- Sao anh lại một mình ra đi, bỏ tôi lại đây? (cầu Bình đừng bỏ mình) <Lôi Vũ- Tào Ngu >

- 好!痛痛快快地!你现在要多少钱?

- Thì thôi vậy. Nhưng bây giờ bà cần bao nhiêu tiền? (đừng nói nữa, cần bao nhiêu tiền thì bảo)

<Lôi Vũ- Tào Ngu >

- 就要下雨,你上哪儿去?

- Trời lại sắp mưa mà con đi đâu? (khuyên con không đi ra ngoài nữa) <Lôi Vũ- Tào Ngu > Nói tóm lại, phát ngôn hỏi – cầu khiến giữa tiếng Việt và tiếng Hán gần giống nhau, bởi vì ngữ pháp giữa hai ngôn ngữ gần giống nhau, chỉ do thói quen sử dùng tiếng hơi khác một chút, cho nên không khác lắm.

3.3.2. Phát ngôn trần thuật – cầu khiến tiếng Việt và những biểu hiện tƣơng đƣơng trong tiếng Hán

Trong tiếng Việt, ở dạng trần thuật, ý nghĩa cầu khiến được suy ra gián tiếp nhờ tính quy ước của phương tiện biểu hiện. Các phương tiện quy ước dùng để đánh dấu hành động cầu khiến gián tiếp thường là câu thông báo về ý muốn, túc là những phát ngôn thể hiện hành động cầu khiến nhưng không được bộ lộ một cách trực tiếp mà gián tiếp qua hàm ý thông báo về ý muốn. Có dạng D1 /D3 + mong/ muốn + V(p).

Khi đối chiếu, chuyển dịch thông điệp của các biểu thức trên sang tiếng Hán, chúng tôi thấy tình hình như sau:

a) Đối với biểu thức “D1 + mong/ muốn + V(p)

Ví dụ:

- Mẹ muốn con hãy chăm chỉ học bài.

- 妈妈 希望 你能认真学习。

- Con muốn bố mẹ mua cho con một chiếc xe ô tô điều khiển như của bạn Nam ấy.

- 我 想 爸爸妈妈给我买一辆和阿南的一样的遥控车。

Cách dùng cấu trúc này khá phổ biến trong giao tiếp của người Việt. Cũng là việc bày tỏ ý muốn mong mỏi song trong giao tiếp của người Việt. Trong hai phát ngôn được chuyển dịch sang tiếng Hán, “ 希望 /想tương đương với

mong/ muốn ” trong tiếng Hán, như vậy, biểu thức “ D1 + mong/ muốn +

b) Đối với biểu thức “ D3 + mong/muốn +V(p) ”

Con: Mẹ ơi, em đang đòi mẹ mua kem cho em kìa.

孩子:妈妈,妹妹 想 让妈妈给买冰激凌。

Mẹ: Em đã biết gì đâu mà đòi. Con thì có. 妈妈:妹妹那么小知道什么?是你的想法。

Chủ ngôn không trực tiếp chỉ ra mình là người chủ động cầu khiến, tiếp ngôn là đối tượng yêu cầu hành động cầu khiến mà thay vào đó là cách dùng xưng hô ở ngôi thứ ba. Trong phát ngôn tiếng Hán chuyển dịch tương đương từ tiếng Việt, “妹妹” tương đương với “ em gái ” trong tiếng Việt. Như vậy, trong tiếng Hán, tương đương với biểu thức “D3 + mong/muốn +V(p) ” là biểu thức “D3 +希望 /想 +V(p)” .

c) Nhận diện một số phát ngôn trần thuật khác dùng để cầu khiến thông qua ngữ cảnh

Ví dụ:

1) Cầu khiến – ra lệnh

- Tất cả nằm xuống. Trên đầu hàng quân, tiểu đoàn trưởng Xướng đã hạ lệnh.

- 全部卧倒。队伍前边,小团长命令道。

<Dấu chân người lính – Nguyễn Minh Châu> 2) Cầu khiến – phản đối – quyết tâm

Trần Quốc Tuấn khẳng khái nói với vua Trần rằng: - Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần đi đã. 陈国俊慷慨地对陈王说道: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3) Cầu khiến – dỗi hờn – từ chối yêu cầu

Chàng trai: Thôi đừng giận anh nữa, tối nay anh sẽ đưa em đi xem phim. Cô gái: Anh cứ đi một mình.

男孩:别再生我的气了, 今晚我请你去看电影。

女孩:你自己去。

Thông qua chuyển dịch từ tiếng Việt sang tiếng Hán, ta có thể thấy, phần gạch chân trong ngữ cảnh trên có hình thức của phát ngôn là trần thuật nhưng ngữ cảnh cho phép suy ý đó là phát ngôn ra lệnh, phản đối, từ chối. Phát ngôn dịch sang tiếng Hán cũng có hàm ý ra lệnh, phản đối, từ chối trên hình thức

Một phần của tài liệu Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt ( liên hệ với tiếng Hán) (Trang 69)