1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thị trường chứng khoán trong nền kinh tế hiện đại

53 418 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 167 KB

Nội dung

Thị trường chứng khoán trong nền kinh tế hiện đại

Lời nói đầu Kể từ sau Đại hội VI, Việt Nam đã thực sự bớc vào công cuộc CNH - HĐH đất nớc để trang bị cho một nền sản xuất đại công nghiệp XHCN, cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến. Để có đợc một hệ thống trang bị kỹ thuật hiện đại đáp ứng đợc đòi hỏi của một nền đại công nghiệp, Việt Nam đã đang và sẽ cần rất nhiều vốn, một lợng vốn khổng lồ. Do đó, chúng ta đang hớng tới những giải pháp tạo vốn, đặc biệt là trung và dài hạn để phục vụ cho nhu cầu đầu t dài hạn của nền kinh tế. Trên thực tế, việc huy động vốn còn tồn tại nhiều nghịch lý. Nguồn vốn nhàn rỗi trong dân c rất lớn nhng lại không đợc huy động, nguồn vốn trong ngân hàng không cho vay đợc, nhiều doanh nghiệp còn có vốn nhàn rỗi. Trong khi đó, trong nền kinh tế còn nhiều doanh nghiệp thiếu vốn để đầu t vào những dự án có hiệu quả. Một trong những nguyên do của nghịch lý trên một phần là do hiệu quả hoạt động của chính các doanh nghiệp còn một phần quan trọng là cha có thị trờng chứng khoán, cung và cầu vốn cha gặp nhau. Do vậy, để giải quyết nghịch lý trên chúng ta cần thành lập thị trờng chứng khoán. Tuy nhiên, để thành lập thị trờng chứng khoán chúng ta cần phải nắm đợc những lý thuyết cơ bản kết hợp với những thực trạng ở Việt Nam trong những năm qua và quan trọng hơn cả là những điều kiện tiền đề để thành lập thị trờng chứng khoán. Nhằm phục vụ cho những nhu cầu đó, đề tài xin đề cập đến những lý luận cơ bản về thị trờng chứng khoán, thực trạng hàng hoá chứng khoán ở Việt Nam và những giải pháp tăng lợng chứng khoán khả mại cho một thị trờng chứng khoán trong tơng lai. Trong quá trình viết do hạn chế về thời gian và trình độ không tránh khỏi nhiều sai sót rất mong nhận đợc sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Sau đây là nội dung của đề tài. 1 Chơng I Cơ Sở lý luận I-/ Quá trình hình thành và bản chất của thị trờng chứng khoán trong nền kinh tế hiện đại 1-/ Quá trình hình thành thị trờng chứng khoán Thị trờng chứng khoán(TTCK) theo Long Man Dictionary of Business, 1985 đợc định nghĩa nh sau: ''Thị trờng chứng khoán là một thị trờng có tổ chức, nơi mà các hoạt động mua bán, giao dịch chứng khoán diễn ra theo những quy tắc đợc ấn định trớc". Chứng khoán là những giấy tờ có giá, chứng nhận về quyền sở hữu. Có hai loại chứng khoán: cổ phiếu và trái phiếu. Chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể hai loại này vào những phần sau. Qua quá trình hình thành TTCK đã thoát li khỏi định nghĩa ban đầu và có thêm những nội dung mới. Vào khoảng thế kỷ XV tại những trung tâm buôn bán ở phơng tây, các th- ơng gia thờng tụ tập tại các quán cafe để thơng lợng việc mua bán các loại hàng hoá (các loại sản phẩm hàng hoá, khoáng sản, ngoại tệ và giá khoán động sản .). Trong những cuộc thơng lợng này, những ngời mua và bán trao đổi với nhau qua lời nói mà không có hàng hóa, ngoại tệ, giá khoán động sản hay bất cứ loại giấy tờ nào khác. Những cuộc thơng lợng nhằm thống nhất một hợp đồng mua bán - trao đổi thực hiện ngay hoặc thực hiện sau 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm. Đến cuối thời Trung cổ, những tụ điểm này dần dần tăng lên về quy mô và hình thành một thị trờng. Thời gian hop chợ dần dần rút xuống hàng tuần và sau đó là hàng ngày. Trong các phiên chợ này, tất cả ngời tham gia đều phải tuân thủ theo những quy ớc chung đã đợc đề ra. Dần dần những quy ớc đó đợc bổ sung và hoàn chỉnh thành hệ thống những quy tắc có tính chất bắt buộc đối với ngời tham gia. 2 Buổi họp đầu tiên của giai đoạn này diễn ra vào những năm 1940, trong một lữ quán của gia đình VanBer tại Bruges (Bỉ). Trớc cửa lữ quán có hình tợng của 3 túi da với một từ tính Pháp: " BOURSE", tức là "Sở Giao dịch Chứng khoán". Ba túi da tợng trng cho 3 nội dung của Sở Giao dịch là: mậu dịch trờng hàng hoá, mậu dịch trờng ngoại tệ và mậu dịch trờng giá khoán động sản. Đến năm 1547, mậu dịch trờng tại thành phố Bruges bị suy sụp và dời đến hải cảng Auvers( Bỉ). Mậu dịch trờng này phát triển nhanh và theo đó mậu dịch tr- ờng ở các nớc khác cũng bắt đầu hình thành. Vào giữa thế kỉ 18, mậu dịch trờng ở Luân Đôn đã đợc hình thành theo mẫu của mậu dịch trờng Auvers gọi là Stock exchange, nơi mà sau này ngời ta gọi là Sở Giao dịch Chứng khoán(SGDCK) Luân Đôn. Và các mậu dịch trờng(MDT) khác cũng lần lợt đợc thành lập tại Pháp, Đức, Italia, Bắc Âu và ít nhiều đợc cải tiến tuỳ theo điều kiện của từng nớc. Sau một thời gian hoạt động, mô hình của MDT bao gồm 3 nội dung không còn phù hợp với xu thế phát triển nữa. Vì vậy, giao dịch hàng hoá tách thành khu thơng mại. giao dịch ngoại tệ thành thị trờng hối đoái và giao dịch khoán động sản tách thành TTCK và các giao dịch hợp đồng cho tơng lai thành thì trờng tơng lai. Nh vậy, TTCK đã xuất hiện từ thế kỷ 15 và sự xuất hiện của nó đã kéo theo sự hình thành một loạt các thị trờng khác. Quá trình hình thành và phát triển của TTCK thế giới đã trải qua nhiều bớc thăng trầm. Có thể nói, thời kỳ phồn thịnh nhất của TTCK là thời kỳ những năm từ 1875 đến 1915, TTCK phát triển gắn với sự tăng trởng mạnh của các nền kinh tế trên thế giới. Nhng sau đó, đến ngày 29/10/1929-Ngày thứ năm đen tối- mở đầu cuộc khủng hoảng tại TTCK New york, từ đó, kéo theo khủng hoảng của các TTCK Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản. Sau chiến tranh thế giới thứ II, TTCK các nớc phát triển mạnh và tơng đối ổn định. Cho đến 1987 TTCK thế giới lại lâm vào cuộc đại khủng hoảng làm cho kinh các nớc kiệt quệ và suy yếu. Nhng chỉ 2 năm sau đó, TTCK thế giới lại đi vào ổn định và phát triển trở thành một nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. 2-/ Bản chất TTCK 3 Quá trình phát triển kinh tế xã hội ở bất kỳ một quốc gia nào cũng làm biến đổi các khái niệm của các yếu tố trong nền kinh tế. Có khái niệm cũ mất đi, khái niệm mới ra đời. Có khái niệm giữ nguyên hình thức cũ nhng nội dung của nó lại bao hàm những điều mới chỉ biểu hiện trong một thời gian và không gian nhất định. TTCK là một trong những khái niệm nh vậy. Xét về mặt hình thức, các hoạt động mua bán chứng khoán(CK) trên TTCK là sự thay đổi chủ thể nắm giữ CK. Còn xét về mặt nội dung các hoạt động mua bán CK thực chất là sự vận động của t bản ở hình thái tiền tệ. Điều này có nghía là: sự chuyển đổi từ t bản sở hữu sang t bản kinh doanh và ngợc lại. Do vậy, hoạt động mua bán trên thị trờng chứng khoán là sự thay đổi chủ sở hữu CK. Một chủ thể khi tham gia vào TTCK anh ta có thẻ vừa là t bản sở hữu vừa là t bản kinh doanh. Khi anh ta tham gia vào thị trờng bằng cách bỏ vốn đầu t thì anh ta thực hiện chức năng của t bản sở hữu. Ngợc lại, khi tham gia vào thị trờng bằng cách sử dụng vốn đầu t anh ta thực hiện chức năng của nhà t bản kinh doanh. Do đó, TTCK xét về mặt thực chất không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán quyền sở hữu t liệu sản xuất(TLSX) và vốn bằng tiền mà còn là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán những quyền đó. Chính vì vậy, ta có thể nói TTCK là hình thức phát triển cao nhất của nền sản xuất hàng hoá. II-/ Vai trò của TTCK trong nền kinh tế thị trờng. Sự hình thành và phát triển một TTCK có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Nó giúp cho nền kinh tế có thể tạo lập thu hút vốn cho đầu t phát triển và là một công cụ có nhiều lợi thế. Chính vì thế, ở các nớc có nền kinh tế phát triển đều hình thành TTCK với vai trò chủ yếu sau: 1-/ Tạo lập vốn cho nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trờng, vốn luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại trong hoạt động sản xuât kinh doanh của DN. Chính vì thế, nhu cầu về giao lu vốn giữa cácchủ thể trong nền kinh tế, kết hợp với hai quy luật đặc trng của KTTT là quy luật giá trị và quy luật cung cầu sẽ tất yếu hình thành những quan hệ về vốn. Để tạo lập vốn cho sản xuất kinh doanh, DN có thể thông qua hai hình thức chủ yếu. Một là, vay vốn từ các ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu. Hai là, tăng 4 nguồn vốn tự có bằng cách phát hành cổ phiếu. Trên TTCK các chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu .) đợc mua bán, trao đổi thông qua một cơ chế nhất định. Nh vậy, TTCK sẽ thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi từ các khoản tiết kiệm trong dân c, những luồng vốn đầu t nớc ngoài, nguồn vốn nhàn rỗi trong các quỹ của DN, các tổ chức kinh tế xá hội và Chính phủ để tạo nên một luồng vốn khổng lồ cho đầu t, phát triển kinh tế. Nhờ đó, TTCK tạo điều kiện cho các DN hoạt động có hiệu quả hơn, tăng thêm lợi nhuận cho DN, giúp Nhà nớc và chính phủ bù đắp các khoản thâm hụt Ngân sách và thu hút nguồn vốn cho đầu t phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, TTCK còn giúp cho dân c và các tổ chức xã hội tâng thêm đợc nguồn thu nhập chính đáng. 2-/ TTCK tạo điều kiện cho các DN sử dụng vốn linh hoạt và có hiệu quả hơn Vốn kinh doanh của một DN bao gồm: vốn cố định và vốn lu động. Trong ngắn hạn, vốn cố định của DN là không đổi, vì vậy, để tăng nguồn vốn kinh doanh của mình, DN phải tăng nguồn vốn lu động. Thông qua TTCK DN có thể chủ động về quy mô, thời hạn thu hút vốn lu động. Nguồn vốn huy động này giúp DN huy động đợc nguồn vốn trung và dài hạn, chủ động trong sử dụng vốn. Khi phát hành chứng khoán trên thị trờng, DN thực hiện chức năng của ngời vay vốn, ngời mua chứng khoán sẽ là nhà đầu t vốn. Về phía các nhà đầu t, họ mua chứng khoán nhằm mục đích sinh lời, do đó, khi mua họ sẽ chọn những chứng khoán có khả năng sinh lời cao nhất. Khả năng này tuỳ thuộc chủ yếu vào hiệu quả hoạt động của DN phát hành chứng khoán. Nh vậy, giá của những chứng khoán mà chủ phát hành là những DN hoạt động có hiệu quả sẽ tăng cao hơn so với những chứng khoán của các DN hoạt động kém hiệu quả. Để đảm bảo giá chứng khoán, DN cần phải sử dụng vốn linh động và đạt hiệu quả cao nhất. 3-/ Công cụ đánh giá DN và dự đoán tơng lai Cùng với sự phát triển của KTTT, TTCK biến hoá ngày càng đa dạng và phức tạp, số lợng cũng nh các loại chứng khoán tăng lên ngày càng nhiều, điều đó 5 đã tác động đến nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Trong khu rừng đầy rẫy những con số, giá cả của những loại CK, các nhà đầu t phải đa ra đợc những phơng pháp để xác định giá CK. Nếu không phải là những phân tích cụ thể thì cũng là một ph- ơng hớng phát triển chung của CK, giúp họ lựa chọn phơng án đầu t tối u. Với mục đích đó, ngời ta đã đa ra rất nhiều biện pháp trong đó có hệ thống các chỉ số. Hệ thống này cung cấp những thông tin về biến động chung của các CK trên thị tr- ờng. Cho đến nay việc đánh giá đợc coi là chính xác nhất là đánh giá theo chỉ số Dow-Jones. Cho dù những chỉ số trên thị trờng còn phải chịu tác động của nhiều yếu tố nhng đó là những chỉ số quý báu về sức khoẻ của các DN đợc yết giá trển thị tr- ờng. Bất kì một DN nào hoạt động kém hiệu qủa, ngay lập tức cổ phiếu của nó sẽ giảm xuống và ngợc lại. Hơn nữa, việc các DN yết giá buộc họ phải cung cấp đầy đủ và thờng xuyên những thông tin cần thiết về hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Từ đó, các nhà đầu t mới đánh giá đợc hiệu quả hoạt động của các DN. Tuy nhiên, trên thị trờng cũng có những cổ phiếu có mức cổ tức khiêm tốn song giá thị trờng của nó vẫn cao vì đó là những DN có tiến bộ kỹ thuật và hứa hẹn nhiều lợi nhuận trong tơng lai. Những DN này do tập trung phát triển kỹ thuật nên hàng kỳ nó phải trích một phần không nhỏ lợi nhuận vào các quỹ đầu t, phát triển, do đó, cổ tức của các cổ đông cũng giảm xuống. Ngợc lại, trong tơng lai, những DN này sẽ có lợi thế về mặt kỹ thuật, lợi nhuận của nó sẽ tăng lên và làm cho cổ tức của các cổ đông cũng tăng lên tơng ứng. Nhìn chung, TTCK còn có nhiêù chức năng khác nh: công cụ đảm bảo tính thanh toán cho số tiết kiệm đầu t dài hạn, khuyến khích tiết kiệm, tạo thói quen để dành tích cực . Nhng ba chức năng trên là ba chức năng quan trọng đặc biệt dù đứng trên tầm vĩ mô hay vi mô. III-/ Những mặt tích cực và tiêu cực của TTCK 1-/ Những mặt tích cực 1.1- TTCK khuyến khích dân chúng tiết kiệm và thu hút những nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu t. 6 Bất kể một nền kinh tế nào muồn phát triển đều phải đầu t. Có hai biện pháp đầu t chủ yếu: Một là, doanh nghiệp tự tích luỹ vốn để đầu t. Qua các chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp sẽ trích một phần lợi nhuận của mình vào quỹ đầu t. Biện pháp này chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và quy mô hoạt động lớn. Hai là, doanh nghiệp huy động từ nguồn vốn bên ngoài. Biện pháp này phổ biến hơn qua hai hình thức: vay tín dụng và phát hành cổ phiếu. Nhờ TTCK cổ phiếu và trái phiếu của DN phát hành dễ dàng hơn, dân c có thể tiết kiệm tích cực và các quỹ nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế có thể đợc đầu t vào sản xuất kinh doanh. 1.2- TTCK là phơng tiện huy động vốn Khi cha có TTCK việc huy động vốn của các DN hoặc Chính phủ chủ yếu thông qua vay tín dụng Ngân hàng. Kể từ khi xuất hiện TTCK các DN và Chính phủ có thể chủ động vay vốn trực tiếp thông qua phát hành chứng khoán. Nguồn vốn huy động đợc bảo đảm và thời gian sử dụng lâu dài. Đơn vị lại chủ động hơn về mặt thanh toán cũng nh không bận tâm khi giá của cổ phiếu biến động. Đối với chính phủ, thay vì phất hành tiền có thể phát hành CK để bù đắp thâm hụt NS mà không gây ra lạm phát. Tuy nhiên, nếu không có TTCK vẫn có thể phát hành đợc trái phiếu song đó chỉ là trung và ngắn hạn. 7 1.3- TTCK là một công cụ giúp cho nhà nớc thực hiện các chơng trình phát triển kinh tế xã hội Trong khi thực hiện các chơng trình phát trỉen kinh tế xã hội, CP các nớc th- ờng bị thâm hụt NS. Để bù đắp cho thâm hụt Nhà nớc có hai biện pháp: Một là, các NH TW sẽ phát hành tiền cho CP. Biện pháp này rất dễ gây ra lạm phát cao. Hai là, Chính phủ đi vay từ nớc ngoài (các tổ chức tài chính quốc tế), từ NH và có thể vay từ dân chúng. Biện pháp vay từ dân chúng giúp chính phủ tránh đợc thâm hụt cán cân thanh toán quốc gia khi vay từ nớc ngoài và tránh đợc lạm phát do vay từ NH TW. 1.4- TTCK là công cụ thu hút và kiểm soát vốn đầu t nớc ngoài TTCK là công cụ cho phép vừa thu hút vừa kiềm soát vốn đầu t nớc ngoài một cách tốt nhất vì nó hoạt động theo nguyên tắc công khai. Nghĩa là toàn bộ thông tin liên quan đến giao dịch CK quốc tế đều đợc công khai hoá. Đồng thời, theo luật mỗi loại CK bán ra đều đợc giới hạn một lợng nhất định bán cho ngời n- ớc ngoài. 1.5- TTCL lu động hoá mọi nguồn vốn trong nớc TTCK sẽ tạo ra tính lỏng tơng đối cho các loại chứng khoán. Đối vớinhững ngời tiết kiệm lớn hay nhỏ đều có thể mua đợc CK trển thị trờng một cách dễ dàng, đồng thòi, có thể bán CK ngay khi họ cần tiền. Với TTCK hoạt động tốt, DN sẽ sẵn sàng đầu t phát triển công nghệ, làm cho nguồn vốn đợc lu động hoá. Từ đó, mọi món tiền tiết liệm đêu sẵn sàng lu động, đầu t vào sản xuất kinh doanh. 1.6- TTCK là điều kiện, tiền đề cho quá trình cổphần hoá Cổ phần hoá là quá trình chuyển từ DN sang công ty cổ phần hoạt động theo luật công ty. TTCK, nơi diển ra hoạt động mua bán và phát hành CK, với các nguyên tắc: trung gian, đấu gia, côngkhai sẽ giúp cho quá trình phát hành, mua bán CP diễn ra nhanh hơn. Từ đó, thúc đẩy quá trình cổ phần hoá 8 2-/ Những mặt tiêu cực của TTCK 2.1- Yếu tố đầu cơ Thực ra, đầu cơ cũng là một sự đầu t. Đầu cơ là một yếu tố có tính toán của những ngời chấp nhận rủi ro khi họ bỏ tiển mua một loại CK nào đó với giá thấp và hy vọng sẽ bán đợc với giá cao trong tơng lai. Đầu cơ có thể làm cho giá cổ phiếu tăng lên hoặc giảm xuống một cách giả tạo và từ đó sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa hoặc thiếu cổ phiếu. Nói chung luật CK không cấm đầu cơ song lại cấm sự cấu kết dới mọi hình thức. Ngoài ra, một hình thức khác của đầu cơ là việc mua liên tục một loại cổ phiếu nào đó với giá cao và bán ra với giá thấp nhằm thao túng thị trờng. TTCK không chấp nhận những hoạt động này. 2.2- Mua bán nội gián Đó là việc một cánhân lợi dụng những thông tin của một công tin đẻ mua bán CP của công ty đó một cách bất thờgn nhằm thu đợc lợi nhuận. Hoạt động mua bán nh vậy là phi đạo đức về mặt thơng mại và đi ngợc lại nguyên tác công bằng của TTCK. 2.3- Mua bán cổ phiếu ngoài thị trờng ở hầu hết các nớc luật đều hạn chế các nhà môi giới cũng nh các nhà đầu t mua bán ngoài thị trờng vì điều này gây ảnh hởng xấu đến những công ty và tạo áp lực với các nhà đầu t mua bán cổ phiếu trên thị trờng chính thức. 2.4- Phao tin đồn không chính xác về hoạt động của một đơn vị kinh tế Đây là hoạt động đi ngợc lại nguyên tắc công khai của thị trờng. Thông th- ờng, đó là các thông tin xấu. Những thông tin này sẽ tác động đến các nhà đầu t làm cho họ bán ồ ạt các cổ phiếu ra thị trờng khiến cho giá CP giảm mạnh. Những kể tung tin sẽ đứng ra mua cổ phiếu và thao túng mọi hoạt động của công ty nhằm hởng lợi bất chính cho đến khi tin đồn đợc kiểm chứng. 9 IV-/ Phân loại TTTC 1-/ Thị trờng tài chính bao gồm thị trờng cấp 1 và thj trờng cấp 2 1.1- Thị trờng cấp I TT cấp 1 là thị trờng mà tại đó các chứng khoán mới đợc phát hành và bán cho ngời mua đầu tiên. Để CK từ nhứng nhà phát hành đến đợc tay của những nhà đầu t cần phải qua các trung gian tài chính (TGTC). Nhứng trung gian này sẽ đứng ra thực hiện hộ nhà phát hành việc phát hành những chứng khoán mới. Có hai phơng thức phát hành: Thứ nhất, Các TGTC sẽ đứng ra nhận bán hộ các lô chứng khoán, sau khi bán xong dù hết CK hay không thì các công ty phát hành vẫn phải thanh toán cho TGTC một khoản phí hoa hồng. Đồng thời, các TGTC sẽ không chịu trách nhiệm mua trọn CK cha bán hết. Thứ hai, Các TGTC sẽ mua chọn lô chứng khoán với gía thấp và bán ra với giá cao nhằm thu đợc lợi nhuận từ khoản chênh lệch giá. Trong trờng hợp này, các TGTC phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với nhứng CK không bán hết. TT cấp 1 là một thị trờng nhỏ hẹp về cả quy mô lẫn giá trị CK phát hành. Bởi vì, trên thì trờng chỉ có 3 đối tợng chính là ngời mua đầu tiên và ngời phát hành. Sau khi đã đợc phát hành, CK sẽ ra khỏi thị trờng mà không thực hiện việc quay vòng luân chuyển. Bên cạnh đó, giá những CK bán ra lần đầu luôn luôn thấp hơn so với những lần bán lại sau đó nên tổng giá trị của các CK sẽ không lớn. Những CK trên thị trờng này sau khi đợc mua bán sẽ làm thay đổi chủ sở hữu của nguồn vốn. Thêm vào đó, nó sẽ làm tăng nguồn vốn huy động của công ty phát hành. Lợng tăng vốn đó đúng bằng lợng giá trị CK đợc giao dịch trên thị tr- ờng. 1.2- Thị trờng cấp 2 Thị trờng cấp 2 là thị trờng mà ở đó các CK đã đợc phát hành từ trớc đợc mua đi bán lại kể từ ngời mua thứ 2. Trên thị trờng, ngoài những ngời mua và bán CK còn tồn tại một đối tợng mới là những nhà môi giới CK. Nếu nh các nhà kinh doanh mua, bán CK là những 10 [...]... bắt buộc đối với tất cả các quốc gia đang trong tiến trình hình thành TTCK VII-/ Tính tất yếu phải hình thành một TTCK tại Việt Nam Hiện nay, Việt nam đang trong quá trình đổi mới công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nớc nhằm mục tiêu hớng tới môt nền đại công nghiệp Xã hội chủ nghĩa Nhng thực tế thì nền kinh tế nớc ta hiện nay là nền kinh tế kém phát triển một trong những điều kiện tiên quyết, có tính... một thị trờng nào trong nền kinh tế TT đều cần phải có hành hoá để giao dịch TT lao động cần hàng hoá sức lao động, TT hàng tiêu dùng cần hàng tiêu dùng Cũng giống những thị trờng khác, TTCK cũng cần có những hàng hoá trong hoạt động giao dịch Đó là chứng khoán TTCK có 2 loại CK cơ bản: Cổ phiếu và Trái phiếu 1-/ Cổ phiếu Cổ phiếu là một giấy tờ chứng nhận về quyền sở hữu cổ phần của một CTCP Nó chứng. .. cổ phiếu Cổ phiếu có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trờng Theo giáo s Wolfran Engels trong tác phẩm "TTCK và CTCP" đã khẳng định: "không có sáng kiến tìm ra cổ phiếu thì không thể nghĩ đến phát triển" CP đã thực sự trở thành công cụ để chuyển vốn nhàn rỗi trong dân c vào đầu t phát triển kinh tế Nó tạo điều kiện tách biệt chức năng của nhà kinh doanh và nhà cấp vốn 14 Các CTCP khi thành... vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn dể phục vụ cho nhu cầu đầu t của nền kinh tế 18 Trong nền kinh tế thị trờng, các DN có thể tiến hành tạo lập vốn qua hai cách: Một là, đi vay các ngân hang thơng mại hoặc phát hành trái phiếu công ty Hai là, Phân chia quyền sở hữu của DN bằng các hành cổ phiếu Từ thực trạng tạo lập vốn ở Việt Nam hiện nay cho thấy, nguồn vốn mà các DN vay trung và dài hạn từ các NHTM... là 12 tháng và ngắn nhất là 24 giờ hoặc 1 đêm Trên thị trờng này có rất nhiều loại hàng hoá, ngoài trái phiếu ngắn hạn của kho bạc và CDS, hầu hết các CK ngắn hạn khác nh: thơng phiếu và các loại chứng th nợ do NH phát hành đều đợc mua bán trên thị trờng này V-/ Nguyên tắc hoạt động của TTCK TTCK là một định chế đặc biệt, phát triển trong nền kinh tế thị trờng Do đó, hoạt động của nó cũng phải thuân... chỉ đạt xấp xỉ 5%GDP Qua thực trạng trên, chúng ta có thể nhận định rằng nhu cầu về vốn đầu t là rất lớn Trong nền kinh tế đang còn tồn tại nhiều nghịch lý Trong khi các tổ chức kinh doanh đang cần vốn thì trong các ngân hàng và một số doanh nghiệp khác vốn bị ứ đọng không giải ngân đợc Bên cạnh đó, trong dân c vẫn phổ biến tâm lý giữ tiền mặt, cha mạnh dạn đầu t Các NHTM có xu hớng thắt chặt tín dụng... dài hạn của các công ty Những đơn vị bảo hiểm và các quỹ XH là những chủ thể đầu t loại chứng khoán này nhất 3.2- Thị trờng tiền tệ Thị trờng tiền tệthị trờng mà ở đó ngời ta mua bán các công cụ nợ ngắn hạn (nhỏ hơn một năm), là thị trờng mà các công cụ của nó có tính lỏng cao, chi phí và độ rủi ro thấp Các chứng th tiền gửi (CDS) loại lớn của các NHTM cũng là hàng hoá của TT này Đặc trng nổi bật... NHNN Trên thực tế, điều đó đợc thể hiện bằng việc xây dựng lãi suất của trái phiếu Chính phủ tơng đơng với lãi suất cho vay của các NHTM Do vậy, dẫn đến tình trạng tăng cầu giả tạo về trái phiếu Chính phủ bởi tâm lý muốn hởng lãi suất cao, rủi ro thấp Nh vậy, đứng trên bình diện quản lý vĩ mô, trái phiếu Chính phủ không thực hiện đợc chức năng điều tiết quan hệ cung cầu vốn trong nền kinh tế * Ba là,... tập trung vốn, đẩy nhanh quá trình CNHHĐH Có nhiều nhà kinh tế cho rằng: "TTCK có thể tạo ra những CTCP mà cổ đông là những bà nội trợ tiết kiệm tiền đi chợ" 19 chơng II thực trạng về việc chuẩn bị hàng hoá cho thị trờng chứng khoán ở Việt nam Từ những phân tích và tính tất yếu phải hình thành TTCK ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy TTCK ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề cần thiết hơn bao giờ hết Để chuẩn... trạng hàng hoá chứng khoán ở VIệt Nam trong thời gian gần đây I-/ thực trạng tiến trình cổ phần hoá ở Việt Nam TTCK có rất nhiều loại hàng hoá nh: cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, thơng phiếu, hối phiếu, công trái Trong đó cổ phiếu và trái phiếu là 2 hàng hoá chính Trong phần này, bài viết sẽ tiếp cận về thực trạng cổ phiếu Có nhiều giải pháp tạo ra cổ phiếu trên thị trờng, tạo . thành và bản chất của thị trờng chứng khoán trong nền kinh tế hiện đại 1-/ Quá trình hình thành thị trờng chứng khoán Thị trờng chứng khoán( TTCK) theo Long. hoá hiện đại hoá đất nớc nhằm mục tiêu hớng tới môt nền đại công nghiệp Xã hội chủ nghĩa. Nhng thực tế thì nền kinh tế nớc ta hiện nay là nền kinh tế

Ngày đăng: 26/03/2013, 15:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w