Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Hàng hải Việt Nam

94 119 0
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Hàng hải Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ năm 2008 đến nay, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, kinh tế trong nước cũng đi vào giai đoạn suy thoái khá trầm trọng. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp trong nước nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ tính riêng 2 năm 2011 và 2012, số doanh nghiệp giải thể đã lên đến 17.000; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 12.700 và số doanh nghiệp bị thu hồi là 3.900. Trong đó, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động và bị thu hồi năm 2012 gấp gần 2 lần năm 2011. Bên cạnh số doanh nghiệp ngừng hoạt động kể trên, nhiều doanh nghiệp còn hoạt động cũng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, nợ quá hạn tăng cao, dẫn đến nợ nhảy nhóm. Điều này tất yếu làm cho thị trường tài chính trong nước gặp nhiều khó khăn và rủi ro, đặc biệt là hoạt động cho vay tín dụng. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, khi nhu cầu thị trường giảm sút và chịu nhiều áp lực từ ngoại cảnh, các doanh nghiệp lớn với đặc trưng là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh kém hiệu quả và doanh nghiệp ngoài nhà nước ít nhiều đều có liên quan đến lĩnh vực bất động sản, là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Điển hình trường hợp của các tập đoàn kinh tế lớn nhà nước như: Vinashin, Vinaline, Tập đoàn Sông Đà… đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí không còn khả năng thanh toán. Nhiều doanh nghiệp lớn khu vực ngoài nhà nước từng nổi danh cũng rơi vào tình trạng phá sản hoặc không còn khả năng thanh toán như: Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, Công ty cổ phần Thủy sản Bình An, Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai… Từ thực tế của nền kinh tế, vấn đề đặt ra làm sao để hạn chế, kiểm soát được rủi ro trong hoạt động cho vay, an toàn về vốn, có lợi nhuận và tạo uy tín trên thị trường tài chính luôn là bài toán cho các ngân hàng. Đối với ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB), việc nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay luôn được các cấp lãnh đạo và toàn bộ cán bộ của ngân hàng quan tâm, bởi nó giúp cho ngân hàng tránh và hạn chế được nhiều rủi ro cũng như những tổn thất to lớn có thể xảy ra, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ tín dụng và tạo điều kiệu để mở rộng các quan hệ tín dụng, toàn thể cán bộ nhận viên của MSB còn nhận thức rằng chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của MSB. Những năm vừa qua, khối khách hàng doanh nghiệp lớn luôn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Các doanh nghiệp lớn thường đóng góp phần lớn về doanh thu, lợi nhuận hàng năm và là đối tượng khách hàng được MSB rất coi trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế suy thoái, các khách hàng lớn cũng làm gia tăng các rủi ro tín dụng, đòi hỏi MSB phải có những chính sách cần thiết nhằm hạn chế và kiểm soát được rủi ro này. Thời gian qua vấn đề chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp đã được nhiều tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn như: - Luận văn “Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam", chi nhánh Hải Phòng của Vũ Thị Thanh Hằng (2010) - Luận văn: “Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long" của Trịnh Ngọc Tùng (2012). - Luận văn: “Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội” của Hà Đức Chung (2010). - Luận văn: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng” của Trần Duy Nam (2009). Tuy có nhiều đề tài chọn nghiên cứu về chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhưng tất cả các đề tài đều tập trung vào tín dụng với các doanh nghiệp nói chung hoặc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ mà chưa có đề tài nào nghiên cứu về chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp lớn tại ngân hàng thương mại, đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào về tín dụng doanh nghiệp lớn của MSB. Với tư cách là một cán bộ trong hệ thống MSB quản lý mảng tín dụng với doanh nghiệp lớn, tôi thấy việc nâng cao chất lượng tín dụng cho đối tượng doanh nghiệp lớn là rất quan trọng. Do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Hàng hải Việt Nam” làm đề tài luận văn nghiên cứu của mình.

Ngày đăng: 14/07/2018, 15:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

  • BIỂU

  • Biểu đồ 2.1: Biểu đồ mô tả số liệu huy động vốn từ dân cư giai đoạn 2008- tháng 6/2013 của MSB 25

  • Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp lớn của ngân hàng thương mại

  • Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng khó có thể đo lường hết các khía cạnh của chất lượng, vì vậy người ta thường sử dụng cả tiêu chí định lượng và tiêu chí về định tính. Để đo lường chất lượng nói chung và vấn đề chất lượng tín dụng ở ngân hàng thương mại nói riêng. Trong luận văn này tác giả lựa chọn các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng ở ngân hàng thương mại bao gồm chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.

    • 1.Các chỉ tiêu định lượng

    • 2. Các chỉ tiêu định tính

    • Chương 2 : Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp lớn của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

    • 2.1 Đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp lớn của MSB

      • 2.1.1 Những kết quả đạt được

      • 2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

      • 2.1.2.1 Hạn chế

      • Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2013 -2018

        • Để nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNL của MSB, theo tác giả cần tập trung gải quyết 3 vấn đề chủ chốt đó là chính sách tín dụng đối với DNL; đảm bảo chất lượng tín dụng đi đôi với tăng trưởng tín dụng và xử lý nợ quá hạn. Ngoài ra còn có các giải pháp khác góp phần làm nâng cao chất lượng tín dụng.

          • 3.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp lớn

          • 3.2. Đảm bảo chất lượng tín dụng đi đôi với tăng trưởng tín dụng

          • MỞ ĐẦU

          • CHƯƠNG 1

          • NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LỚN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

            • 1.1. Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp lớn của ngân hàng thương mại

              • 1.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc trưng của doanh nghiệp lớn

                • 1.1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp lớn

                • 1.1.1.2. Đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp lớn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan