CHƯƠNG II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT V. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng Ngày soạn : 28122017 Người soạn : Hoàng Thị Phương Loan Lớp giảng : Chủ nghĩa xã hội khoa học K37 Thời gian thực hiện : 20 phút I. Mục tiêu bài giảng 1. Về kiến thức : Sinh viên hiểu được quan điểm của V.I.Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí Hiểu được đặc điểm, các hình thức của nhận thức cảm tính Hiểu được đặc điểm, các hình thức của nhận thức lí tính Nắm được mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính với thực tiễn 2. Về kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng tư duy phân tích, tổng hợp , khái quát hóa, trừu tượng hóa Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm… Biết vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận của thế giới quan duy vật biện chứng và sự vận dụng vào sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay . 3. Về thái độ: Hình thành ở sinh viên thế giới quan duy vật biện chứng Có niềm tin vào thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng khoa học Người học có thái độ nghiêm túc, tích cực, năng động II . Kiến thức trọng tâm Bài giảng bao gồm hai đơn vị kiến thức : 1.Khái niệm trực quan sinh động và tư duy trừu tượng Trực quan sinh động ( nhận thức cảm tính ) Tư duy trừu tượng ( nhận thức lý tính ) 2.Mối quan hệ gữa trực quan sinh động với thực tiễn
Trang 1CHƯƠNG II PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
V Lý luận nhận thức duy vật biện chứng
Ngày soạn : 28/12/2017
Người soạn : Hoàng Thị Phương Loan
Lớp giảng : Chủ nghĩa xã hội khoa học K37
Thời gian thực hiện : 20 phút
I Mục tiêu bài giảng
1 Về kiến thức :
- Sinh viên hiểu được quan điểm của V.I.Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí
- Hiểu được đặc điểm, các hình thức của nhận thức cảm tính
- Hiểu được đặc điểm, các hình thức của nhận thức lí tính
- Nắm được mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính với thực tiễn
2 Về kỹ năng :
- Rèn luyện kĩ năng tư duy phân tích, tổng hợp , khái quát hóa, trừu tượng hóa
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm…
- Biết vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận của thế giới quan duy vật biện chứng và sự vận dụng vào sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay
3 Về thái độ:
- Hình thành ở sinh viên thế giới quan duy vật biện chứng
- Có niềm tin vào thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng khoa học
- Người học có thái độ nghiêm túc, tích cực, năng động
Trang 2II Kiến thức trọng tâm
Bài giảng bao gồm hai đơn vị kiến thức :
1.Khái niệm trực quan sinh động và tư duy trừu tượng
-Trực quan sinh động ( nhận thức cảm tính )
- Tư duy trừu tượng ( nhận thức lý tính )
2.Mối quan hệ gữa trực quan sinh động với thực tiễn
III.Tài liệu, phương tiện dạy học
1 Giáo trình , tài liệu tham khảo :
- Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê Nin (dành cho sinh viên đại học , cao đẳng khối không chuyên ngành Mác –LêNin , tư tưởng Hồ Chí Minh ) , NXB Chính trị quốc gia-sự thật , Hà Nội 2013
- Giáo trình Triết học Mác Lê Nin , Học viện Báo chí và Tuyên truyền , Hà Nội 2012
- C Mác và Ăng ghen toàn tập , NXB Chính tri quốc gia , Hà Nội 1994
2 Phương tiện dạy học :
- Giáo Án : Giáo án số 6
- Hồ sơ giảng dạy : Danh sách lớp, Bảng theo dõi điểm danh
- Miccro
- Phấn
- Bảng
- Máy tính
- Máy chiếu
Trang 3IV Phương pháp giảng dạy
- Thuyết trình
- Hỏi đáp
- Thảo luận nhóm
T
t
tiện
Thời gian
1 Ổn định
lớp Ổn định lớp - Điểm danh
+ Sĩ số lớp:
+ SV vắng :
- Nhắc nhở sinh viên nghe giảng và có ý thức xây dựng bài
Hỏi - đáp -Miccro 1
phút
2 Kiểm tra
bài cũ - GV : Ở giờ học trước chúng ta đã cùng
nhau tìm hiểu xong nội dung phần 1 Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn với nhận thức.Trước khi bắt đầu buổi học ngày hôm nay, cô sẽ kiểm tra bài cũ, thông qua các câu hỏi trắc nghiệm sau :
- GV chiếu trên slide máy chiếu 3 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến kiến thức bài cũ
1.Theo quan điểm triết học Mác - Lê nin, thực tiễn là :
A Toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới khách quan ( Đ)
B.Toàn bộ hoạt động tinh thần có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới khách quan C.Toàn bộ hoạt động vật chất và tinh thần
Hỏi - đáp -Miccro
-Máy tính -Máy chiều
4 phút
Trang 4có mục đích mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới khách quan
D Tất cả đáp án đều đúng
Câu 2.Hoạt động nào sau đây là hoạt động thực tiễn
A,Hoạt động vật chất của con người B.Hoạt động tư duy sáng tạo các ý tưởng
C.Hoạt động quan sát và thực nghiệm khoa học ( Đ)
Câu 3: Theo quan niệm triết học Mác –Lê nin, bản chất của nhận thức là :
A.Sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc của con người
B.Sự phản ánh chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể trước khách thể (Đ)
C.Sự tiến gần của tư duy đến khách thể
D Tất cả đáp án đều đúng
- Kết thúc hoạt động kiểm tra bài cũ
+ GV nhận xét ,đánh giá các câu trả lời + Tuyên dương thái độ học tập của sinh viên
3 Giới thiệu
bài giảng
GV dẫn dắt vào bài mới
Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu
nội dung tiếp theo của Chương V.LÝ LUẬN NHẬN THÚC BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Đó là phần 2 Con đường biện chứng
của sự nhận thức chân lí Trước hết,
-Thuyết trình - Miccro
- Phấn
- Bảng
- Máy tính
- Máy chiếu
Trang 5chúng ta cùng nhau tìm hiểu mục a Quan điểm của V.I.Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí.
V.LÝ
LUẬN
NHẬN
THỨC
DUY VẬT
BIỆN
CHỨNG.
2 Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí
a Quan điểm của V.I.Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí.
- GV dẫn dắt : Nhận thức là quá trình ý thức của con người, phản ánh thế giới xung quanh, tồn tại khách quan và không phụ thuộc vào ý thức.Thừa nhận thế giới hiện thực và sự phản ánh thế giới đó vào đầu óc con người và là cơ sở lí luận của nhận thức luận theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin.Quá trình đó hình thành và phát triển trên cơ sở hoạt động của con người và thực tiễn xã hội
- Trong tác phẩm Bút kí triết học, Lê Nin
đã viết: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”
GV giải thích : Theo sự khái quát này, con đường biện chứng của sự nhận thức chân
lí (tức sự phản ánh đúng đắn đối với hiện thực khách quan) là một quá trình Đó là quá trình bắt đầu từ "trực quan sinh động"
( hay chính là nhận thức cảm tính) tiến đến
"tư duy trừu tượng" (hay chính là nhận thức lí tính) Sự trừu tượng không phải là điểm cuối cùng của một chu kì nhận thức,
mà nhận thức phải tiếp tục tiến tới thực tiễn Chính trong thực tiễn mà nhận thức
-Miccro -Phấn -Bảng -Máy tính -Máy chiếu
Trang 6có thể kiểm tra và chứng minh tính đúng
đắn của nó
- GV tiến hành hỏi đáp
Như vậy, quá trình nhận thức của con
người bao gồm 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 Từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng,
+Giai đoạn 2 :Từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn
-Hỏi đáp +GV hỏi :
“Theo các
em, quá trình nhận thức bao gồm mấy giai đoạn ?”
+GV gọi 1-2
Sv làn lượt trả lời
+GV nhận xét và tổng kết
- GV tiến hành hoạt động thảo luận
nhóm
GV nói : Kết thúc buổi học ngày hôm
trước, cô đã dặn dò các em về nhà tìm
hiểu và nghiên cứu trước bài mới Đồng
thời cô đã tiến hành công việc phân công
lớp thành 3 nhóm và giao chủ đề thảo
luận cho từng nhóm
Và sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau bước
vào trao đổi ,thảo luận kết quả hoạt động
của nhóm mình đã chuẩn bị , để làm rõ
nội dung nhận thức cảm tính, nhận thức lí
tính và mối quan hệ giữa nhận thức cảm
tính, nhận thức lí tính với thực tiễn
GV đọc lại nội dung đề tài đã giao cho
các nhóm về chuẩn bị làn lượt
như sau :
+ Nhóm 1 ( tương ứng với Bàn 1 ) : Nêu
khái niệm, đặc điểm, các hình thức của
Phương pháp thảo luận nhóm:
Giảng viên chia lớp
nhóm:
- Câu hỏi thảo luận giao cho các nhóm như sau :
+Nhóm 1:
Nêu khái niệm, đặc điểm, các hình thức của nhận thức cảm tính
- Miccro
- Bảng
- Giấy A0 -Nam châm
- Máy tính -Máy chiếu
Trang 7nhận thức cảm tính
+Nhóm 2 ( tương ứng với Bàn 2): Nêu
khái niệm, đặc điểm, các hình thức của
nhận thức lí tính
+Nhóm 2: Nêu khái niệm, đặc điểm, các hình thức của nhận thức lí tính
-Mỗi nhóm
có 2 phút để thực hiện phần trình bày
- Đại diện các nhóm lần lượt lên thuyết trình nội dung, thể hiện dưới dạng sơ đồ tư duy thể hiện trên giấy A0
- Thành viên các nhóm khác lắng nghe, và phát biểu cho ý kiến
-Kết thúc mỗi phần trình bày của mỗi nhóm, GV đánh giá và tổng kết phần kiến thức liên quan
- Nội dung tổng kết:
1 Nhận thức cảm tính:
-Thuyết trình
Trang 8- Đặc điểm: Là giai đoạn mở đầu quá trình
nhận thức, là giai đoạn nhận thức mà con
người trong hoạt động thực tiễn sử dụng
các giác quan để tiến hành phản ánh các sự
vật, hiện tượng khách quan, mang tính
chất cụ thể, với những biểu hiện phong
phú của nó trong mối quan hệ với sự quan
sát của con người
Ở giai đoạn này, nhận thức chỉ phản ánh
được cái hiện tượng, cái biểu hiện bên
ngoài của sự vật cụ thể, chưa phản ánh
được cái bản chất, quy luật nguyên nhân
của những hiện tượng quan sát được
- Nhận thức cảm tính gồm có 3 hình thức:
cảm giác, tri giác và biểu tượng
+ Cảm giác:
Là hình thức đầu tiên của quá trình
nhận thức và là nguồn gốc của mọi
sự hiểu biết của con người
Cảm giác là sự phản ánh từng mặt,
từng thuộc tính bên ngoài của sự vật
vào các giác quan của con người
Sự vật, hiện tượng trực tiếp tác động
và các giác quan của con người thì
gây nên cảm giác
Ví dụ: Khi chúng ta chạm tay vào lửa thấy
nóng, hay nếm muối thấy vị mặn Đó
chính là cảm giác
+ Tri giác:
Là sự phản ánh tương đối toàn vẹn
của con người về những biểu hiện
của sự vật, hiện tượng khách quan
Hình thành trên cơ sở liên kết tổng
hợp những cảm giác về sự vật, hiện
tượng
So với cảm giác là hình thức nhận
thức cao hơn, đầy đủ hơn,phong phú
hơn.Nhưng vẫn chỉ là sự phản ánh
+Chiếu slide
và thuyết trình các nội dung
+ Đưa ra các trực quan sinh động, ví
dụ minh họa cho các phần kiến thức
Trang 9với những biểu hiện bề ngoài của sự vật, hiện tượng khách quan .Chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật khách quan
Ví dụ : Tri giác về cái hộp : màu đỏ, hình vuông , bề mặt nhẵn min , có mùi nước hoa
+ Biểu tượng:
Là sự tái hiện hình ảnh về sự vật, hiện tượng khách quan vốn đã được phản ánh bởi cảm giác và tri giác
Là hình thức phản ánh cao nhất, phúc tạp nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính
Đồng thời, là hình thức trung gian giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính
Là hình ảnh của sự vật được giữ lại trong trí nhớ Sự tiếp xúc trực tiếp nhiều lần với
sự vật sẽ để lại trong chúng ta những ấn tượng, những hình ảnh về sự vật dó.Những hình ảnh đậm nét , sâu sắc đế mức có thể hiện lên trong kí ức chúng ta ngay cả khi
sự vật không còn trước mắt
Ví dụ: Ở ví dụ trên, khi chúng ta đã nhìn thấy chiếc hộp thì lúc cất chiếc hộp đi ta vẫn có thể tưởng tượng lại hộp màu gì, hình dáng ra sao, có mùi như nào ?
2 Nhận thức lí tính hay còn gọi là tư duy trừu tượng
- Đặc điểm:
+ Đây là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất của quá trình nhận thức, nó nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính
Trang 10+ Đó là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng
và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của sự vật hiện tượng khách quan Đây là giai đoạn nhận thức thực hiện chức năng quan trọng nhất là tách ra
và nắm lấy cái bản chất, có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng
- Ba hình thức cơ bản
: Khái niệm, phán đoán, suy lí
+ Khái niệm:
Là một hình thức đầu tiên của nhận thức lý tính Phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật, hiện tượng
Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của
sự vật, hiện tượng hay một lớp các
sự vật, hiện tượng
Là cơ sở hình thành nên những phán đoán trng quá trình con người
tư duy về sự vật, hiện tượng khách quan
- Ví dụ:
Khái niệm cái bút là chỉ tập hợp những cái mà dùng để viết
+ Phán đoán:
Là hình thức cơ bản của nhận thức
lí tính, được hình thành thông qua việc liên kết các khái niệm với nhau theo phương thức khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng nhân thức
+ Phán đoán được chia làm 3 loại:
Phán đoán đơn nhất (ví dụ: đồng
Trang 11dẫn điện)
Phán đoán đặc thù (ví dụ: đồng là kim loại)
Phán đoán phổ biến (ví dụ: mọi kim loại đều dẫn điện)
(Phán đoán phổ biến là hình thức phản ánh thể hiện sự bao quát rộng lớn nhất về đối tượng )
Ví dụ : “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” là một phán đoán Bởi vì có sự liên kết khái niệm “dân tộc” “Việt Nam” với khái niệm “anh hùng”
+ Suy luận:
Là hình thức co bản của nhận thức lí tính, hình thành trên cơ sở liên kết các phán đoán, nhằm rút ra tri thức mới về sự vật, hiện tượng
Điều kiện để có 1 suy luận : dựa trên cơ sở tri thức đã có dưới hình thức là các phán đoán và tuân theo quy tắc logic của các loại hình suy luận
+ Có 2 loại suy luận :
Suy luận quy nạp ( đi từ cái riêng đến cái chung)
Suy luận diễn dịch ( đi từ cái chung đến mỗi cái riêng, cái cụ thể)
Ví dụ: Từ hai phán đoán là:
"mọi kim loại đều dẫn điện" ,
"sắt là kim loại" đi đến một phán đoán mới làm kết luận "sắt dẫn điện"
VD điển hình cho nhận thức lí tính : Việc nhận thức bằng các khái niệm, phạm trù đc con người khái quát từ quan sát thực
Trang 12tiễn.Và các khái niệm phạm trù phải trở lại góp phần cải tạo thực tiễn
Ví dụ : Các nhà khoa học quan sát cây nghệ ngoài thực tế, phân tích trong phòng thí nghiệm rút ra các đặc tính của nó, nó
có tác dụng gì cho chữa bệnh, đem các nguyên lý rút ra đc đó áp dụng vào quá trình bào chế thuốc phục vụ cho đời sống
- Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính: Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính là những nấc thang hợp thành chu trình nhận thức Chúng diễn ra đan xen nhau, song chúng có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau
+ Nhận thức cảm tính gắn liền với thực tiễn, là cơ sở cho nhận thức cảm tính, phản ánh cái bên ngoài của sự vật hiện tượng, +Nhận thức lí tính lại có thể hiểu biết được bản chất, quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng giúp cho nhận thức cảm tính có được sự định hướng đúng
và trờ nên sâu sắc hơn
Như vậy, thông qua phần trình bày của 3 nhóm, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong giai đoạn thứ nhất của con đường nhận thức Được thể hiện rõ nét thông qua nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính và mối quan hệ của chúng Về nhà các em đọc và ôn lại
4 Củng cố kiến thức (2 phút)
Trang 13Như vậy , trong buổi học ngày hôm nay, chúng ta đã cùng nhau nghiên cứu nội dung Quan điểm V.I.Lê Nin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân
lí Trong đó, chúng ta cần nắm vững các kiến thức trọng tâm như sau :
- Quan điểm của V.I.LêNin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí
- Đặc điểm, các hình thức của nhận thức cảm tính
- Đặc điểm, các hình thức của nhận thức lí tính
5 Dặn dò (2 phút)
- Giảng viên nhắc sinh viên về ôn tập lại kiến thức và chuẩn bị nội dung tiếp theo Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính và thực tiễn (trang 119 đến trang 124 )