1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật biểu hiện trong sinh học

56 206 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 382,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Như chúng ta đã biết, triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí của con người trong thế giới ấy 17. Còn sinh học là ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về giới tự nhiên hữu cơ và các quy luật của sinh giới 15. Từ rất xa xưa, các nhà triết học cổ đã xem khoa học tự nhiên, trong đó có sinh học là một bộ phận của triết học, các vấn đề của sinh học đồng thời cũng là các vấn đề của triết học, triết học và khoa học tự nhiên luôn gắn bó mật thiết và làm tiền đề tồn tại cho nhau. Đến thế kỷ XV sinh học đã tách ra khỏi triết học và phát triển thành một ngành khoa học độc lập: nghiên cứu về giới tự nhiên hữu cơ và các quy luật của nó – một dạng vật chất phức tạp, thì việc sử dụng những hiểu biết về sinh học để nhận thức một cách toàn diện về triết học lại càng cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn lớn lao. Các kiến thức cơ bản, hiện đại của sinh học sẽ giúp chúng ta có kiến thức cơ sở vững chắc để nhận thức làm sáng tỏ các khía cạnh của triết học 15. Trong thời đại khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thì việc nghiên cứu các vấn đề triết học của khoa học tự nhiên hiện đại trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng có giá trị vô cùng to lớn cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn. Triết học cung cấp cho nhà khoa học thế giới quan và phương pháp luận chung nhất để nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, mặt khác, bản thân triết học đến lượt nó cũng được phong phú thêm bằng những phát minh của khoa học tự nhiên. Cho nên, hiện nay vấn đề nghiên cứu về mối liên hệ giữa triết học với khoa học tự nhiên, trong đó có sinh vật học là một trong những vấn đề trung tâm của công tác nghiên cứu, học tập và giảng dạy triết học. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã góp phần định hướng cho sự phát triển của sinh học. Từ khi tách ra khỏi triết học và trở thành một khoa học độc lập, sinh học ngày càng đạt được nhiều thành tựu có giá trị, là căn cứ tin cậy, là bằng chứng khoa học sáng giá chứng minh cho các nguyên lý, các quy luật của triết học. Nắm vững các kiến thức cơ bản của sinh học hiện đại sẽ giúp cho con người có cơ sở vững chắc để nhận thức, làm sáng tỏ các khía cạnh của triết học, ngược lại các kết luận của triết học sẽ được củng cố và hoàn thiện, đó là nhiệm vụ của triết sinh học. Với lý do trên, em đã chọn vấn đề “Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật biểu hiện trong sinh học” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học.

Ngày đăng: 24/07/2018, 13:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. F. Angghen. Chống Đuy Rinh. Nxb Sự thật. Hà Nội, 1971 Khác
3. Nguyễn Trọng Chuẩn. Di truyền học và một số vấn đề nhận thức khoa học hiện đại về giới tự nhiên sống. Tạp chí triết học số 4, năm 1978 Khác
4. Nguyễn Trọng Chuẩn. Một số khía cạnh về vai trò của sinh học hiện đại với sự hình thành và củng cố thế giới quan khoa học. Tạp chí triết học số 3, năm 1988 Khác
5. Bùi Huy Đáp. Chủ nghĩa Mác và một số vấn đề về triết học trong sinh học.Nxb Sự thật. Hà Nội, 1962 Khác
6. Bùi Huy Đáp. Một số vấn đề về chủ nghĩa duy vật trong lịch sử sinh vật học. Nxb Sự thật, 1960 Khác
7. E.T. Frolov và cộng sự. Menđen, chủ nghĩa Menđen và phép biện chứng.Nxb Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội, 1976 (tài liệu dịch) Khác
12. K.M. Pha Ta Li ep. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên.Nxb Sự thật. Hà Nội, 1961 Khác
13. A.E. Phu rơ man. Quan niệm biện chứng về sự phát triển trong sinh học hiện đại. Nxb Giáo dục. Hà Nội, 1990 Khác
14. Nguyễn Đức Thành, Trần Bá Hoành. Bài giảng sinh triết. Đại học sư phạm Hà Nội, năm 2000 Khác
15. Hà Thị Thành. Sinh học đại cương. Nxb Giao thông vận tải, 2008 Khác
16. Hà Thị Thành. Môi trường & phát triển bền vững. Nxb Giao thông vận tải, 2008 Khác
17. Nguyễn Hữu Vui và cộng sự. Giáo trình triết học Mác - Lênin. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2005 Khác
19. Tập thể tác giả. Di truyền học ở người. Giáo trình bộ môn di truyền. Trường Đại học Y Hà Nội, 2006 Khác
20. Tập thể tác giả. Dinh dưỡng học. Giáo trình bộ môn dinh dưỡng. Trường Đại học Y Hà Nội, 2006 Khác
21. Tập thể tác giả. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2009 Khác
22. Tập thể tác giả. Giáo trình triết học Mác - Lênin. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2004 Khác
23. Tập thể tác giả. Triết học, tập 3. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1995 24. www.google.com.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w