1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 - 2012

109 112 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTính cấp thiết của đề tàiTrong những năm vừa qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Hệ thống ngân hàng tăng trưởng nhanh cả về số lượng, chất lượng và qui mô vốn, các loại hình kinh doanh đa dạng và phong phú hơn. Số lượng các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) ngày càng nhiều. Tính đến cuối năm 2010, thị trường Việt Nam có 101 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm NHTM trong nước, ngân hàng nước ngoài (NHNNg) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh những hoạt động tín dụng truyền thống thì các ngân hàng không ngừng cho ra đời những sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, đồng thời cũng chính là nâng cao năng lực cạnh tranh và đa dạng hóa rủi ro cho ngân hàng khi mà cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt. Cùng với đó là sự cải tiến không ngừng về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đưa công nghệ tiên tiến vào trong hoạt động hàng ngày của ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của từng ngân hàng nói riêng và của cả hệ thống NHTM nói chung. Tuy nhiên có một thực tế đặt ra là trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng nước ta bộc lộ khá nhiều yếu kém và hoạt động kém hiệu quả, các ngân hàng tỏ ra lúng túng trước các biến động của kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay đã làm cho toàn ngành ngân hàng đứng trước muôn vàn khó khăn. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng cao, nhiều ngân hàng gặp vấn đề về thanh khoản, tín dụng tăng trưởng âm, hàng loạt ngân hàng tiến hành giảm quy mô để giảm chi phí hoạt động. Nhiều ngân hàng yếu kém đã tiến hành sát nhập để có thể tiếp tục đứng vững và tăng hiệu quả hoạt động, các ngân hàng bắt đầu chú trọng và đẩy mạnh đầu tư cho các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng thay vì quá tập trung vào lợi nhuận như trước.Thời gian hiệu lực của Thông tư 02 đã được giãn tới năm 2014 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM Việt Nam hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng, chuẩn bị đầy đủ các yếu tố để hoạt động hiệu quả và bền vững trong tương lai. Để nâng cao hiệu quả hoạt động và phòng ngừa trước các biến cố bất thường làm suy giảm hiệu quả hoạt động các ngân hàng đã tập trung phát triển các mô hình, công cụ đánh giá, cảnh báo rủi ro định lượng như: Xếp hạng khách hàng QCA, mô hình cảnh báo sớm nợ rủi ro EWS, chỉ số an toàn vốn CAR. Bên cạnh đó các ngân hàng cũng dần xác định được khẩu vị rủi ro cho riêng ngân hàng mình để từ đó có chiến lược và kế hoạch phát triển trong tương lai. Tuy nhiên các mô hình, công cụ đánh giá rủi ro hiện nay của các ngân hàng vẫn còn sơ sài, còn nhiều khuyết điểm và chưa mang lại nhiều hiệu quả trong việc đánh giá và phát hiện rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng. Là một khu vực then chốt đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân hoạt động một cách nhịp nhàng ngân hàng luôn là khu vực được chính phủ và các thành phần kinh tế quan tâm. Sự bền vững trong hoạt động của ngân hàng thương mại chính là sự bên vững của thị trường tài chính và nến kinh tế. Do đó, đòi hỏi cần phải có các mô hình nghiên cứu một cách tổng quan về tình hình hoạt động cũng như tính hiệu quả trong công tác điều hành và kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Hiện nay các nghiên cứu ở Việt Nam về NHTM chủ yếu là trước khi sảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới 2008 2010, do đó chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu thực tế trong giai đoạn hiện nay.Trước tình hình đó tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 2012”, nhằm góp phần đánh giá tổng quát hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, qua đó tìm ra nguyên nhân yếu kém trong hoạt động của các NHTM Việt Nam để từ đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất giúp hệ thống NHTM Việt Nam hoạt động hiệu quả, bền vững.Mục tiêu nghiên cứuNghiên cứu cơ sở lý luận về việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM và các mô hình phân tích các nhân tố tác động tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng.Đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 2010 thông qua các mô hình định lượng DEA, đồng thời làm rõ mức độ tác động của các yếu tố tới hiệu quả hoạt động của NHTM.Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm nợ xấu của các NHTM trong thời gian tới, góp phần vào sự phát triển ổn định, bền vững của ngành ngân hàng, tránh tình trạng có quá nhiều ngân hàng hoạt động yếu kém và phải tiến hành sát nhập cải tổ như hiện nay.Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 như thế nào ?Những nhân tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 ?Đối tượng và phạm vi nghiên cứuLuận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam theo quan điểm là khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra, đồng thời làm rõ sự tác động của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động của NHTM.Để có một cái nhìn tổng quan và đánh giá về hiệu quả hoạt động của các NHTM một cách chính xác, luận văn đã sử dụng số liệu trong báo cáo thường niên của 28 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2008 2012.Luận văn sử dụng phạm vi nghiên cứu này vì đây là thời kỳ nền kinh tế thế giới và trong nước có rất nhiều biến động. Năm 2008 – 2012 là thời kỳ diễn ra và là thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới, khởi nguồn của cuộc khủng hoảng này là sự sụp đổ của hai ngân hàng lớn ở Mỹ (Fannie Mae và Freddie Mac). Tiếp theo sự sụp đổ của hai ngân hàng này thì rất nhiều ngân hàng lớn trên thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng, nợ xấu tăng cao. Cùng với tình trạng chung đó, các NHTM Việt Nam cũng bắt đầu bộc lộ những yếu kém, tỷ lệ nợ xấu vượt xa ngưỡng quy định của ngân hàng nhà nước, khả năng thanh khoản giảm, nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ sụp đổ. Thời gian này cũng là thời kỳ mà các tiêu chuẩn về quản trị rủi ro tín dụng theo basel II và theo thông tư 02 của ngân hàng Nhà nước sắp có hiệu lực, khung chính sách cho ngành ngân hàng ngày càng chặt chẽ và gần với tiêu chuẩn chung của quốc tế, nên ngân hàng nào yếu kém sẽ được bộc lộ rõ trong thời gian này. Bên cạnh đó, đây là thời kỳ mà nguồn số liệu của các ngân hàng tương đối đồng bộ và có độ tin cậy cao, đảm bảo cho kết quả ước lượng của mô hình định lượng được chính xác, phù hợp với tình hình thực tế.Phương pháp nghiên cứuLuận văn đã sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp với phương pháp phân tích định lượng (Phân tích bao dữ liệu DEA ) và mô hình kinh tế lượng Tobit để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.Phân tích bao dữ liệu DEA cho phép đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại thông qua việc biến các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra. Phương pháp này tính toán chỉ số hiệu quả tương đối dựa trên việc so sánh khoảng cách của các ngân hàng với một ngân hàng hoạt động tốt nhất trên biên và không đòi hỏi các ràng buộc về hình dáng của đường biên tốt nhất mà chỉ ràng buộc các chỉ số hiệu quả phải nằm giữa 0 và 1.Nguồn số liệu được sử dụng trong các phân tích là nguồn số liệu được lấy từ Báo cáo thường niên của 30 NHTM cổ phần Việt NamNhững đóng góp khoa học của Luận vănVề mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và các mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM, trên cơ sở đó đưa ra các cách tiếp cận phù hợp cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Về mặt thực tiễn: Đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 2012 thông qua các phương pháp phân tích định tính và định lượng như phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA và mô hình Tobit để phân tích các nhân tố tác động tới hiệu quả hoạt động của NHTM từ đó thấy được những yếu kém trong quản lý hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam trong thời gian tới góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng.Bố cục của Luận vănNgoài danh mục các hình, bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các tài liệu tham khảo, và các phụ lục, luận văn được kết cấu như sau:Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mạiChương II: Thực trạng hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam Chương III: Kết quả thực nghiệm về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.Chương IV: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam

Ngày đăng: 13/07/2018, 01:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Dân (2004), Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạtđộng của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả: Lê Dân
Năm: 2004
2. Lê Văn Tư (2004), Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng thương mại
Tác giả: Lê Văn Tư
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2004
3. Peter S. Rose (1998), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng Thương mại
Tác giả: Peter S. Rose
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 1998
4. Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền Tệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền Tệ
Tác giả: Nguyễn Hữu Tài
Nhà XB: NXB Đạihọc Kinh tế Quốc dân
Năm: 2007
5. Nguyễn Thị Việt Anh (2004), Ước lượng các nhân tố hiệu quả cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ước lượng các nhân tố hiệu quả cho ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Việt Anh
Năm: 2004
6. Nguyễn Việt Hùng (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động của các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Việt Hùng
Năm: 2008
7. Nguyễn Văn Ngọc (2009), Lý thuyết chung về Thị trường Tài chính, ngân hàng, và Chính sách Tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết chung về Thị trường Tài chính
Tác giả: Nguyễn Văn Ngọc
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2009
8. Nguyễn Thanh Tùng, DEA and Worst DEA, Kỷ yếu Hội Thảo Quốc tế “Phát triển hệ thống Logistics của Việt Nam theo hướng bền vững”, NXB Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: DEA and Worst DEA", Kỷ yếu Hội Thảo Quốc tế “Pháttriển hệ thống Logistics của Việt Nam theo hướng bền vững
Nhà XB: NXB LaoĐộng
9. Nguyễn Khắc Minh (2006), Phân tích định lượng ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng một số ngành công nghiệp của thành phố Hà Nội, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích định lượng ảnh hưởng của tiến bộcông nghệ đến tăng trưởng một số ngành công nghiệp của thành phố Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Khắc Minh
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2006
10. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngân hàng Thương mại
Tác giả: Tô Ngọc Hưng
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2009
11. Trần Việt Hoàng - Cung Trần Việt (2009), Các nguyên lý Tiền tệ ngân hàng và Thị trường Tài chính, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: nguyên lý Tiền tệ ngân hàngvà Thị trường Tài chính
Tác giả: Trần Việt Hoàng - Cung Trần Việt
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w