I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.Dân tộc và dân tộc thiểu số 1.1.1.1. Dân tộc Dân tộc là một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Trước khi dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Cho đến nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa được dùng phỏ biến nhất. Một là: dân tộc chỉ mọt cộng đồngngười có mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng, những nét văn hóa đặc thù và có ý thức tự giác dân tộc, Xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc. Với nghĩa này, dân tộc là tộc người,là bộ phận của quốc gia Quốc gia có nhiều dân tộc. Hai là: dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong cuộc suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Với nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó Quốc gia dân tộc. Dưới góc độ môn chủ nghĩa xã hội khoa học dân tộc hiểu theo nghĩa thứ nhất. 1.1.1.2. Dân tộc thiểu số Ngược lại với dân tộc đa số( chiếm trên 50% dân số cả nước), dân tộc thiểu số là dân tộc có số dân ít hơn dân tộc đa số. Để phân biệt các dân tộc thiểu số với nhau dựa trên 3 tiêu chí cơ bản : ngôn ngữ tộc người( tiếng nói và chữ viết), văn hóa tộc người và ý thức tự giác tộc người.