1.Tính cấp thiết của đề tàiĐảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Mục đích của đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Để hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình, Đảng ta phải không ngừng tăng cường lực lượng, xây dựng đội ngũ đảng viên về chất lượng, số lượng và cơ cấu, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng đội ngũ đảng viên. Đảng là một cơ thể chính trị sống, luôn vận động và phát triển. Trong quá trình đó, không thể tránh khỏi một bộ phận tuổi cao, sức yếu, năng lực hạn chế không thể tham gia hoạt động; một bộ phận trình độ trí tuệ và năng lực công tác giảm sút, không thể vươn lên hoàn thiện nhiệm vụ; một bộ phận khác thoái hóa, biến chất, chùn bước trước khó khăn… buộc phải tự đào thải hoặc bị đào thải. Mặt khác, cách mạng càng tiến lên trước yêu cầu nhiệm vụ ngày càng rộng lớn hơn, phức tạp hơn, trách nhiệm của Đảng ngày càng nặng nề hơn. Do đó, Đảng phải không ngừng tăng cường năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, trên cơ sở thường xuyên phát triển đội ngũ đảng viên để không chỉ thay thế số bị đào thải mà còn phải tăng cường số lượng và chất lượng mới nguồn sinh lực cho Đảng. Vì vậy, Đảng chỉ rõ “kết nạp đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính quy luật trong công tác xây dựng Đảng, nhằm tăng thêm sức chiến đấu và đảm bảo cho sự kế thừa và phát triển của Đảng” (Đảng cộng sản Việt Nam: Bộ chính trị (khóa VIII), Chỉ thị số 51CT –TW ngày 2112000)Đảng đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về nâng cao chất lượng đảng viên, khắc phục một số tình trạng có những địa bàn “trắng” đảng viên, “trắng” tổ chức cơ sở đảng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay.Tuy nhiên, cho đến nay, công tác phát triển đảng viên còn nhiều nội dung cần phải nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu đất nước, góp phần nâng cao chất lượng đảng viên. Đây là một vấn đề quan trọng và cần thiết trong cuộc vận động đổi mới, chỉnh đốn Đảng hiện nay.Huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên nằm ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Đây là một địa bàn có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh – quốc phòng của cả tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, ở đây cũng gặp rất nhiều khó khăn: địa hình hiểm trở toàn đồi núi, dân cư thưa thớt, cả huyện có 11 dân tộc thiểu số với 52 800 người sinh sống, trình độ dân trí rất thấp, tỷ lệ người dân đói nghèo còn cao, hiện tượng truyền đạo trái phép đang gia tăng… Tất cả những đặc điểm đó tác động rất lớn đến kinh tế, chính trị, xã hội, đến công tác xây dựng Đảng trong đó có công tác phát triển đảng viên.Từ sau khi có Nghị quyết TƯ 5 (khóa X) về xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở” trọng tâm là xây dựng tổ chức cơ sở đảng và xây dựng đội ngũ đảng viên. Các cấp ủy đảng thuộc miền núi phía Bắc nói chung và huyện Mường Chà nói riêng đã ra rất nhiều chỉ thị, nghị quyết đê xây dựng đội ngũ đảng viên và nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên, từng bước một xóa bỏ tình trạng “trắng” đảng viên, “trắng” tổ chức cơ sở đảng ở thôn, bản trong huyện Mường Chà.Tuy nhiên, những kết quả trên đấy mới chỉ đáp ứng được một phần so với yêu cầu hiện tại. Tính riêng trong công tác xây dựng Đảng việc củng cố hệ thống chi bộ thôn, bản, xã xóa điểm “trắng” đảng viên, “trắng” chi bộ là một vấn đề lớn.Hiện nay, công tác phát triển đảng viên ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đang gặp nhiều khó khăn: thiếu nguồn kết nạp đảng viên, chưa đảm bảo tiêu chuẩn của người đảng viên cũng như trình độ học vấn, nhận thức về Đảng, định hướng của phong tục tập quán lạc hậu của vùng dân tộc để lại nặng nề, tính bảo thủ của lớp đảng viên già (như già làng, trưởng bản) khi xem xét kết nạp đảng viên trẻ, đảng viên là nữ… tất cả những vấn đề đó ảnh hưởng đến công tác phát triển đảng viên là người dân tộc ở huyện Mường Chà.Vì thế, chúng tôi chọn đề tài “Chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số của các tổ chức cơ sở Đảng ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên hiện nay” để nghiên cứu và luận giải.
Trang 1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc
Mục đích của đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản
Để hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình, Đảng ta phải không ngừng tăng cường lực lượng, xây dựng đội ngũ đảng viên về chất lượng, số lượng và
cơ cấu, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng đội ngũ đảng viên
Đảng là một cơ thể chính trị sống, luôn vận động và phát triển Trong quá trình đó, không thể tránh khỏi một bộ phận tuổi cao, sức yếu, năng lực hạn chế không thể tham gia hoạt động; một bộ phận trình độ trí tuệ và năng lực công tác giảm sút, không thể vươn lên hoàn thiện nhiệm vụ; một bộ phận khác thoái hóa, biến chất, chùn bước trước khó khăn… buộc phải tự đào thải hoặc bị đào thải Mặt khác, cách mạng càng tiến lên trước yêu cầu nhiệm vụ ngày càng rộng lớn hơn, phức tạp hơn, trách nhiệm của Đảng ngày càng nặng
nề hơn Do đó, Đảng phải không ngừng tăng cường năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, trên cơ sở thường xuyên phát triển đội ngũ đảng viên để không chỉ thay thế số bị đào thải mà còn phải tăng cường số lượng và chất lượng mới nguồn sinh lực cho Đảng Vì vậy, Đảng chỉ rõ “kết nạp đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính quy luật trong công tác xây dựng Đảng, nhằm tăng thêm sức chiến đấu và đảm bảo cho sự kế thừa và phát triển của Đảng” (Đảng cộng sản Việt Nam: Bộ chính trị (khóa VIII), Chỉ thị số 51/
Trang 2Đảng đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về nâng cao chất lượng đảng viên, khắc phục một số tình trạng có những địa bàn “trắng” đảng viên, “trắng” tổ chức cơ sở đảng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay
Tuy nhiên, cho đến nay, công tác phát triển đảng viên còn nhiều nội dung cần phải nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu đất nước, góp phần nâng cao chất lượng đảng viên Đây là một vấn đề quan trọng và cần thiết trong cuộc vận động đổi mới, chỉnh đốn Đảng hiện nay
Huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên nằm ở vùng Trung du miền núi Bắc
Bộ Đây là một địa bàn có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh – quốc phòng của cả tỉnh Điện Biên Tuy nhiên, ở đây cũng gặp rất nhiều khó khăn: địa hình hiểm trở toàn đồi núi, dân cư thưa thớt, cả huyện có 11 dân tộc thiểu số với 52 800 người sinh sống, trình độ dân trí rất thấp, tỷ lệ người dân đói nghèo còn cao, hiện tượng truyền đạo trái phép đang gia tăng… Tất cả những đặc điểm đó tác động rất lớn đến kinh tế, chính trị, xã hội, đến công tác xây dựng Đảng trong đó có công tác phát triển đảng viên
Từ sau khi có Nghị quyết TƯ 5 (khóa X) về xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở” trọng tâm là xây dựng tổ chức cơ sở đảng và xây dựng đội ngũ đảng viên Các cấp ủy đảng thuộc miền núi phía Bắc nói chung và huyện Mường Chà nói riêng đã ra rất nhiều chỉ thị, nghị quyết đê xây dựng đội ngũ đảng viên và nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên, từng bước một xóa bỏ tình trạng “trắng” đảng viên, “trắng” tổ chức cơ sở đảng ở thôn, bản trong huyện Mường Chà
Tuy nhiên, những kết quả trên đấy mới chỉ đáp ứng được một phần so với yêu cầu hiện tại Tính riêng trong công tác xây dựng Đảng việc củng cố
hệ thống chi bộ thôn, bản, xã xóa điểm “trắng” đảng viên, “trắng” chi bộ là một vấn đề lớn
Hiện nay, công tác phát triển đảng viên ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đang gặp nhiều khó khăn: thiếu nguồn kết nạp đảng viên, chưa đảm bảo
Trang 3tiêu chuẩn của người đảng viên cũng như trình độ học vấn, nhận thức về Đảng, định hướng của phong tục tập quán lạc hậu của vùng dân tộc để lại nặng nề, tính bảo thủ của lớp đảng viên già (như già làng, trưởng bản) khi xem xét kết nạp đảng viên trẻ, đảng viên là nữ… tất cả những vấn đề đó ảnh hưởng đến công tác phát triển đảng viên là người dân tộc ở huyện Mường Chà
Vì thế, chúng tôi chọn đề tài “Chất lượng công tác phát triển đảng viên
là người dân tộc thiểu số của các tổ chức cơ sở Đảng ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên hiện nay” để nghiên cứu và luận giải.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phát triển đảng viên là một trong những vấn đề cơ bản của công tác xây dựng đảng, cho nên các nhà khoa học rất quan tâm nghiên cứu và đạt được nhiều tiến bộ lớn, tham góp cho việc hoạch định chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài này là:
*Các công trình khoa học và sách
- Đề tài khoa học cấp nhà nước KX 03.04 chương trình khoa học xã hội
cấp nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 “Xây dựng Đảng trong điều kiện mới” được công bố và xuất bản thành sách: “Vấn đề đảng viên và phát triển đảng
viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do GS.TS
Mạch Quang Thắng làm chủ biên, xuất bản năm 2006
- Đề tài khoa học cấp ban đảng, mã số KHBĐ (2007) - 08 về "Nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên" do TS Đỗ Ngọc Thịnh làm chủ nhiệm, đã nghiệm thu
- Đề án "Những giải pháp nhằm củng cố tổ chức cơ sở đảng đối với cấp
uỷ ở các tỉnh miền núi phía bắc", KHBD (2002) - 03 của Trần Ngọc Tín,
Nguyễn Đình Phu
Trang 4- Chương trình khoa học cấp nhà nước về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện
hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội nhập quốc tế", do PGS.TS Trần Đình Hoan làm chủ nhiệm
- Đề tài khoa học cấp nhà nước "Các giải pháp đổi mới hoạt động của hệ
thống chính trị các tỉnh miền núi nước ta hiện nay", do PGS.TS Tô Huy Rứa,
PGS.TS Nguyễn Cúc, PGS.TS Trần Khắc Việt đồng chủ nhiệm, đã xuất bản thành sách năm 2006
- Ban tổ chức TƯ Đảng: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và
đảng viên, tập 1, tập 2 tạp chí xây dựng Đảng, H., 2004
- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong thời kỳ mới, Nxb CTQG, 2004
- Nguyễn Thái Bình (2008), “Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng
vùng đồng bào dân tộc khmer ở Trà Vinh”, Tạp chí cộng sản, (792), tr
78
*Các luận án, luận văn:
- Luận án tiến sĩ: “Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên
trong học viện ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam” năm 2000
của Lê Văn Bình;
- Luận văn thạc sĩ: “Công tác phát triển đảng trong thanh niên của
Đảng bộ thành phố Hà Nội” 1995 của Lê Thị Minh Loan;
- Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng đội ngũ đảng viên là người dân tộc thiểu
số ở các Đảng bộ xã tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay” năm 2006 của
Hà Sơn Long;
- Luận văn thạc sĩ: “Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên các
trường đại học công an nhân dân ở các tỉnh phía bắc trong giai đoạn hiện nay”, năm 2007 của Vũ Thế Kỳ v.v
Trong thời gian gần đây, trên các báo, tạp chí đã có nhiều bài viết liên quan đến công tác phát triển đảng viên Một số địa phương, cơ quan khoa học cũng đã có những cuộc hội thảo chuyên đề về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
Trang 5chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, có nhiều bàn luận về công tác phát triển đảng viên Đây cũng là một nguồn tài liệu cần thiết cho đề tài
Tất cả các công trình khoa học, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến
sĩ, các bài viết, các cuộc hội thảo nêu trên đều có đề cập đến công tác phát triển đảng viên nhưng ở nhiều lĩnh vực, nhiều môi trường, nhiều địa phương khác nhau và chưa một công trình nào có chủ đích nghiên cứu về công tác phát triển đảng viên ở các tổ chức cơ sở đáng huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên Do vậy, vấn đề nghiên cứu của đề tài này
là hoàn toàn mới và không trùng lặp Tuy vậy, những công trình khoa học trên là nguồn tài liệu quí báu để tập thể tác giả chọn lọc, kế thừa một cách hợp lý những vấn đề có liên quan đến đề tài
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn chất lượng công tác phát triển đảng viên và thực trạng về chất lượng đảng viên và chất lượng công tác phát đảng
viên là người dân tộc thiểu số của các tổ chức cơ sở Đảng ở huyện Mường
Chà, tỉnh Điện Biên, từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu để nâng cao công
tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số của các tổ chức cơ sở Đảng
ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng công tác phát triển đảng viên
- Đánh giá thực trạng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số của các tổ chức cơ sở đảng ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên; phân tích những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, qua đó tìm ra những nguyên nhân để tìm ra phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết những tồn tại và hạn chế đó, góp phần nâng cao công tác phát triển
Trang 6đảng viên là người dân tộc thiểu số của các tổ chức cơ sở Đảng ở huyện
Mường Chà, tỉnh Điện Biên trong thời gian tới
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số của các tổ chức cơ sở đảng ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
4.2Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu: Huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
- Phạm vi thời gian: 2006 đến nay
2. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, đồng thời tham khảo một số sách báo, tài liệu, công trình khoa học, … về công tác phát triển đảng viên nói chung và công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc nói riêng
5.2Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi những năm qua, yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay
5.3Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa
lý luận và thực tiễn, sử dụng tổng hợp các phương pháp logic và lịch sử, khảo sát, thống kê, tổng kết thực tiễn, tổng hợp, phân tích, so sánh …
Trang 7Đóng góp về lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Góp phần làm rõ vai trò, nội dung của công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số của các tổ chức cơ sở đảng ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
- Đưa ra những đặc điểm thực trạng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số của các tổ chức cơ sở đảng ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá, rút ra những kinh nghiệm và đề xuất giải pháp thực hiện công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu
số của các tổ chức cơ sở đảng ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên trong thời gian sắp tới
- Đề tài có thể được nghiên cứu vận dụng giúp cho cấp ủy đảng huyện Mường Chà có cách nhìn toàn diện về thực trạng, từ đó đưa ra những nghị quyết, quyết định về nâng cao công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số của các tổ chức cơ sở đảng ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
3. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục… Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học, đề tài được kết cấu thành 3 chương
Trang 8Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN
1.1.Quan niệm về chất lượng công tác phát triển đảng viên
- Đảng viên
- Vai trò của đảng viên và công tác phát triển đảng viên
1.2.Các yếu tố quy định chất lượng công tác phát triển đảng viên
Kết luận chương 1
Trang 9Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA CÁC
TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH
ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1 Khát quát tình hình kinh tế xã hội các tổ chức cơ sở đảng huyện
Mường Chà, tỉnh Điện Biên
2.2 Thực trạng chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân
tộc thiểu số của tổ chức cơ sở đảng ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
2.2.1 Ưu điểm
2.2.2 Khuyết điểm
2.3 Nguyên nhân và những kinh nghiệm
2.3.1 Nguyên nhân
2.3.2 Những kinh nghiệm
Kết luận chương 2
Trang 10Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Mục tiêu và phương hướng
3.1.1 Mục tiêu
3.1.2 Phương hướng
3.2 Những giải pháp chủ yếu
3.2.1 Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác phát triển
đảng viên là người dân tộc thiểu số của tổ chức cơ sở đảng
ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên 3.2.2 Đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng
viên mới là người dân tộc thiểu số ở các xã.
3.2.3 Nêu cao ý thức tự giác phấn đấu,tu dưỡng rèn luyện của
Đảng viên là người dân tộc thiểu số ở các xã.
3.2.4 Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất
năng lực cho đội ngũ Đảng viên là ngưới dân tộc thiểu số 3.2.5 Đổi mới việc đánh giá làm tốt công tác kiểm tra, phân
công công tác, quản lý phân loại sàng lọc Đảng viên là người dân tộc thiểu số ở các xã.
3.2.6 Củng cố phát huy vai trò của cấp ủy, các tổ chức chính trị
trong địa bàn xã; tăng cường giám sát của tầng lớp nhân dân trong địa bàn xã đối với đội ngũ đảng viên.
3.2.7 Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của huyện ủy trong việc
nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là người dân tộc thiểu số ở các xã.
KẾT LUẬN
Trang 11DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đảng cộng sản Việt Nam: Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam khóa
X, Nxb CTQG, H., 2006
2 Ban tổ chức TƯ Đảng: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng
và đảng viên, tập 1, tập 2 tạp chí xây dựng Đảng, H., 2004
3 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mường Chà khóa XVIII
nhiệm kỳ 2010 – 2015
4 300 câu hỏi và trả lời về tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, Nxb
CTQG, H., 2002
5 Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong thời kỳ mới, Nxb CTQG, 2004
6 Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Tập bài
giảng nghiệp vụ công tác cán bộ, đảng viên, tập III, Hà Nội 2007
7 Học viện Báo chí và tuyên truyền, Giáo trình Xây dựng Đảng về
tổ chức, Hà Nội 2000
8 365 câu hỏi và trả lời về tổ chức cơ sở đảng và đảng viên – Nxb
CTQG, H., 2001
9 Nguyễn Như Ý(1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội
10.Nguyễn Thái Bình (2008), “Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vùng đồng bào dân tộc khmer ở Trà Vinh”, Tạp chí cộng
sản, (792), tr 78
11.Thu Phương, Mường Chà: Tìm lời giải phát triển kinh tế!, Báo
Dân tộc và phát triển online, 03/11/2005
12 Phạm Tú, Phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số ở Mường Chà, Báo Điện Biên Phủ Online, 10:10:15 31/10/2012
13.Đồng Nghị, Mường Chà nâng cao chất lượng hệ thông chính trị
cơ sở, Báo Điện Biên Phủ Online, 10:11:41 07/11/2012
14 Hoàng Nhâm, Từng bước đột phá trong phát triển đảng viên nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Báo Yên Bái Online, Thứ tư,
18/7/2012 | 3:40:09 PM
15 Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số ở Ða Krông , 15:22 | 01/03/2012
16 Thủy Châu, Phát triển đảng viên dân tộc thiểu số ở Sơn Dương: Những kết quả bước đầu , Báo tuyên quang online, Thứ sáu,
ngày 21/9/2012, 9:12