1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Nho giáo và ảnh hưởng đối với việc giáo dục đạo đức mới cho nông dân việt nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

30 227 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 132,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thứ nhất – Nho giáo là một học thuyết chính trị – xã hội và đạo đức, xuất hiện từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc (770 – 221 trước công nguyên). Nho giáo và đạo đức Nho giáo du nhập vào Việt Nam và tồn tại hàng nghìn năm trong xã hội Việt Nam nói chung và trong đời sống tinh thần người nông dân nói riêng. Sự có mặt lâu dài đó đã khiến cho xã hội Việt Nam, văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam trong lịch sử và hiện tại đều bị ảnh hưởng của Nho giáo. Sự ảnh hưởng đó vừa mang tính tích cực vừa mang tính không tích cực. Sự ảnh hưởng đó có phạm vi rộng khắp từ cá nhân cho đến gia đình và xã hội, từ sinh hoạt cho đến học tập, công tác. Sự ảnh hưởng đối với cá nhân là trong nếp cảm, nếp nghĩ trong tác phong và phong cách sống hàng ngày với gia đình là trong gia phong, gia kỷ, gia pháp. Với xã hội là trong tinh thần, của con người trước nhiệm vụ và việc làm. Ảnh hưởng đó tất nhiên là không đều nhau, nhiều ít, đậm nhạt khác nhau, tuỳ theo hoàn cảnh mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tầng lớp xã hội. Dù dưới dạng nào, đó cũng là những nét chịu sự ảnh hưởng, chúng tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào sự mong muốn và nhận định của người nào. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang ra sức quyết tâm xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bên cạnh đó việc tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa mới trong nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy, việc tuyên truyền giáo dục đạo đức mới cho nông dân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là rất quan trọng. Qua đó, việc giáo dục, tuyên truyền Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho nông dân và tiếp tục phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại; xây dựng con người mới, đời sống mới ở dân cư như xây dựng “gia đình văn hóa mới”; “làng văn hóa mới”…. Thứ hai: Chọn đề tài này nghiên cứu sẽ giúp người nghiên cứu nâng cao nhận thức của mình về những ảnh hưởng của Nho giáo đối với việc giáo dục đạo đức mới cho nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và có những giải pháp nhằm phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những yếu tố không tích cực. Qua quá trình nghiên cứu, sẽ giúp người nghiên cứu nắm bắt được các tri thức cần thiết như: Hoàn cảnh, nội dung chính của học thuyết Nho giáo, quá trình du nhập cũng như những ảnh hưởng của nó đối với việc giáo dục đạo đức mới cho nông dân Việt Nam. Đây cũng sẽ là tri thức vô cùng quan trọng đối với người đang theo học chuyên ngành công tác tư tưởng, những chiến sỹ tương lai trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng. Thứ ba: Nghiên cứu đề tài này còn giúp những người quan tâm đến Nho giáo, ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với việc giáo dục đạo đức mới cho nông dân Việt Nam hiện nay và có cái nhìn nhận đánh giá đúng về những ảnh hưởng tích cực và không tích cực của nó. Qua đó rút ra những giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt không tích cực trong việc giáo dục đạo đức mới cho nông dân Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Ngày đăng: 02/07/2018, 15:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w