Việc làm thêm là một nhu cầu rất thực tế của nhiều sinh viên nay bởi nó không chỉ có thể tạo thêm 1 thu nhập đáng kể cho sinh viên trang trải cho việc học tập mà còn giúp cho sinh viên có thêm được kinh nghiệm cọ xát thực tế, tạo quan hệ, chứng tỏ được khả năng và bản lĩnh của mình trước doanh nghiệp. Rất nhiều bạn trẻ ngày này không còn coi việc làm thêm chỉ là một công việc kiếm thêm thu nhập nữa bởi với suy nghĩ sau khi học bốn năm đại học nhưng đa số những kiến thức học được trên ghế nhà trường chủ yếu là lí thuyết, khó mà thực hành được nên 2 từ “kinh nghiệm” là một điều rất quý báu và nó làm nên sự khác biệt trong môi trường cạnh tranh việc làm gay gắt như bây giờ. Ngoài kinh nghiệm làm việc, các bạn ấy còn nhận được những kinh nghiệm thực sự đáng giá trong cuộc sống: kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp, quan hệ đồng nghiệp, giữa sếp với nhân viên. Được va vấp và trưởng thành hơn. Suy nghĩ khác về công việc sau này và những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống đã khiến họ có sự chọn lựa công việc làm thêm kỹ càng hơn. Tuy nhiên, khi lựa chọn những công việc làm thêm để có kinh nghiệm, các bạn trẻ cũng thường quan tâm chú ý đến những công việc liên quan đến ngành học của mình, để mình có nơi thực hành những cái đang học. Tuy nhiên, công việc làm thêm là có hạn và năng lực tự tìm việc làm của sinh viên còn hạn chế trong việc sử dụng thông tin qua báo chí, internet. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt sư hỗ trợ từ các Đoàn, Hội cùng như các trung tâm hỗ trợ việc làm cho sinh viên nên nhu cầu thích đáng này khó được đáp ứng đầy đủ. Vì vậy, với mong muốn qua bài “Khảo sát mức tiền lương làm thêm của sinh viên ĐH THƯƠNG MẠI” sẽ phần nào giúp sinh viên trường ta có những nhận định cần thiết cho việc tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân cũng như ngành học của mình. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU2 A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT5 I. Ước lượng kỳ vọng toán của đại lượng ngẫu nhiên.5 1. ĐLNN X phân phối theo quy luật chuẩn với σ2 đã biết.5 2. ĐLNN X phân phối theo quy luật chuẩn với σ2 chưa biết7 3. Chưa biết quy luật phân phối xác suất của X nhưng kích thước mẫu n>308 II. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ9 1. Một số khái niệm và định nghĩa9 1.1 Giả thuyết thống kê9 1.2 Tiêu chuẩn kiểm định9 1.3 Miền bác bỏ9 2. Các sai lầm thường gặp.10 3. Kiểm định giả thuyết về kỳ vọng toán của một ĐLNN10 4. Kiểm định giả thiết tỷ lệ đám đông13 B. BÀI TẬP14 I. ĐỀ BÀI14 II. GIẢI BÀI TẬP14 DANH SÁCH SỐ LIỆU LẤY MẪU14 C. ỨNG DỤNG VÀ MỞ RỘNG ĐỀ TÀI26 1. Ước lượng26 2. Kiểm định giả thuyết27 KẾT LUẬN29