1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên các trường đại học ở việt nam tt

27 862 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 603,78 KB

Nội dung

Hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chưa theo kịp thực tiễn sáng tác…Tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài đã tác động t

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Khoa Triết học, Học viện KHXH - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Huyên

Phản biện 1: PGS.TS Trần Sỹ Phán

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Phản biện 2: PGS.TS Phan Trọng Thưởng

Hội đồng lý luận văn học nghệ thuật Trung Ương

Luận án lưu tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam,

Thư viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển con người toàn diện và hài hòa là mục đích lý tưởng của xã hội ta Con người phát triển toàn diện và hài hòa nghĩa là con người phát triển cả về thể chất và tinh thần, cả lý trí và tình cảm, cả năng lực lao động và

kỹ năng hoạt động sống, biết sáng tạo đồng thời biết hưởng thụ các sản phẩm, các giá trị do chính mình sáng tạo ra

Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện nay, có sự nhìn nhận về phát triển con người có phần thiên lệch, đặc biệt, do chạy theo lợi ích vật chất thuần túy mà không ít người đã tuyệt đối hóa giá trị vật chất, xem nhẹ hoặc quên đi giá trị tinh thần của con người Thực tế, đời sống tinh thần là vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân nói riêng và đối với xã hội nói chung Lịch sử phát triển xã hội cho thấy, nhiều khi đời sống vật chất đầy đủ, thậm chí dư thừa, nhưng con người lại rơi vào bế tắc trong lý tưởng sống, mục đích sống Khủng hoảng tinh thần đã làm cho nhiều quan hệ xã hội bị đảo lộn, xảy ra nhiều hành vi tiêu cực Quan niệm không đầy đủ về đời sống thẩm mỹ làm cho đời sống tinh thần nghèo nàn

Trong cấu trúc phát triển con người, theo giá trị truyền thống quý báu của ông cha ta là con người phải phát triển đầy đủ các phương diện của một nhân cách hoàn thiện: đức, trí, thể, mỹ Đó là con người phát triển đầy

đủ các phẩm chất, nhân cách ở trình độ cao Đức - Trí - Thể - Mỹ chính là tiêu chí xây dựng và phát triển con người của hầu hết các nền giáo dục tiến

bộ trên toàn thế giới, ở mọi thời đại Tuy nhiên, xã hội ta hiện nay đang xảy ra nhiều chuyển đổi phức tạp, nhất là sự thay đổi các quan hệ giá trị,

sự quan tâm đến việc giáo dục, xây dựng và phát triển con người theo tiêu chí Chân - Thiện - Mỹ chưa được đầy đủ, và nhiều khi còn thiên lệch các

hệ giá trị, các thang giá trị, các chuẩn mực đánh giá xã hội, làm đảo lộn thang giá trị trong việc đánh giá con người và từ đó lệch lạc, phiến diện trong giáo dục và xây dựng con người toàn diện

Thị hiếu thẩm mỹ là một bộ phận cấu thành ý thức thẩm mỹ của con người, là cơ sở cho mọi hoạt động thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm

mỹ Thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh có vai trò to lớn trong xây dựng nền văn hóa mới, con người mới ở nước ta mà mục tiêu trọng tâm là tạo cơ sở đúng đắn cho mọi hoạt động sống cũng như mọi hoạt động thưởng thức, đánh giá

và sáng tạo thẩm mỹ của chủ thể Thị hiếu thẩm mỹ không chỉ biểu hiện quá trình tự phát triển của cá nhân mà còn thể hiện trình độ giáo dục thẩm mỹ

Trang 4

trong nhà trường và ngoài xã hội Luật giáo dục năm 2005 đã nhấn mạnh:

“Quan tâm đầy đủ đến giáo dục phẩm chất, đạo đức, ý thức công dân, giáo dục sức khỏe và thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên là yêu cầu chiến lược phát

dục đạo đức, trí tuệ, thể chất, giáo dục thị hiếu thẩm mỹ có liên quan sâu sắc đến sự phát triển nhu cầu lành mạnh, lý tưởng tiên tiến của con người Việt Nam giai đoạn mới

Thế hệ trẻ nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng là lực lượng quan trọng, có vai trò quyết định đến vận mệnh, tương lai của đất nước Hồ Chí Minh đã đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của đất nước Người khẳng định tuổi trẻ không những là người kế tục các thế hệ đi trước

mà còn là tương lai của đất nước, của dân tộc Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, sự du nhập ngày một gia tăng các sản phẩm văn hóa, lối sống từ bên ngoài vào khiến cho nhu cầu, thị hiếu và lí tưởng của sinh viên càng trở nên phức tạp Đặc biệt là hiện nay, bên cạnh đa số sinh viên có ước mơ, hoài bão lớn lao,

có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, có ý thức thẩm mỹ trong sáng lành mạnh…vẫn còn một bộ phận sinh viên thờ ơ, sống thực dụng, chạy theo những trào lưu, xu hướng, thị hiếu lệch lạc

Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII, khi đề cập tới văn hóa nghệ thuật, Đảng ta đã cảnh báo: “môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục,… Còn ít những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, có một số tác phẩm chạy theo thị hiếu tầm thường, chất lượng thấp, thậm chí có hại Hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chưa theo kịp thực tiễn sáng tác…Tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một

Từ những vấn đề cấp bách nêu trên, việc nghiên cứu khoa học thẩm

mỹ và thị hiếu thẩm mỹ nói chung, thị hiếu thẩm mỹ của thanh niên, sinh viên trong các trường đại học ở Việt Nam nói riêng là một vấn đề cấp bách hiện nay Đề góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách nêu trên trong đời

[1] Văn phòng chính phủ, - cổng thông tin điện tử,

http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=14756

[ 2 ] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn

phòng Trung ương Đảng, Hà Nội

Trang 5

sống thẩm mỹ nói chung, trong thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên nói riêng, đặc biệt là thực hiện tinh thần theo quan điểm của Đảng ta, nghiên cứu

sinh chọn đề tài: “Thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên các trường đại học ở

Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ triết học của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

* Mục đích: Trên cơ sở lý luận về thị hiếu thẩm mỹ, luận án làm rõ nội

dung, đặc điểm thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam; khảo sát, đánh giá thực trạng thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên đại học hiện nay, từ đó đề ra phương hướng và các giải pháp nâng cao thị hiếu thẩm

mỹ của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam

* Nhiệm vụ: Từ yêu cầu trên, luận án cần giải quyết và làm rõ những nội

dung căn bản sau:

Một là: Nghiên cứu tổng quan các công trình tiêu biểu về văn hóa thẩm

mỹ và thị hiếu thẩm mỹ, từ đó đặt ra những vấn đề nghiên cứu tiếp theo

Hai là: Làm rõ lý luận về thị hiếu thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ của sinh

viên đại học ở Việt Nam

Ba là: Phân tích, đánh giá thực trạng thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên đại

học Việt Nam

Bốn là: Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản, khả thi nhằm nâng

cao năng lực thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên đại học ở Việt Nam thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên các trường đại

học ở nước ta hiện nay

* Phạm vi nghiên cứu: Do THTM là vấn đề rộng lớn và phức tạp, liên

quan đến nhiều lĩnh vực như xã hội học, văn hóa học, nghệ thuật học, tâm lý học Luận án nghiên cứu THTM của sinh viên các trường đại học được tác giả nghiên cứu từ chuyên ngành triết học, cụ thể là mỹ học Do dung lượng luận án

có giới hạn và việc xác định mục tiêu của luận án, cho nên chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:

Đối tượng khảo sát: Luận án tập trung nghiên cứu THTM của sinh viên khối các trường đại học không thuộc chuyên ngành văn hóa - nghệ thuật, cụ thể là khối ngành kinh tế, khoa học xã hôi trên phạm vi cả nước THTM được khảo sát chủ yếu trong các loại hình: văn học, âm nhạc, điện ảnh, thời trang

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trang 6

- Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ,

thực hiện mục đích luận án là các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, những nguyên lý mỹ học Mác - Lênin, các quan điểm Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản về đường lối văn hóa văn nghệ, về xây dựng và phát triển con người toàn diện, hài hòa Luận án cũng kế thừa kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài của những người đi trước trong và ngoài nước

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận của nghiên cứu luận án

là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích số liệu thứ cấp, phỏng vấn sâu, phân tích số liệu sơ cấp, so sánh và đối chiếu, khái quát hóa; điều

tra xã hội học v.v

5 Những đóng góp mới của luận án

- Từ góc độ mỹ học, luận án đã góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề

lý luận cơ bản về thị hiếu thẩm mỹ theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin ,

tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Trên cơ sở lý luận thị hiếu thẩm mỹ luận án đã phân tích và khái quát được nội dung và đặc điểm thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam

- Bằng số liệu gián tiếp và trực tiếp (do nghiên cứu sinh tự khảo sát), luận án đã phân tích được thực trạng (ưu điểm và hạn chế) trong thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay

- Đề xuất được phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam

- Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần nghiên cứu thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên nước ta trong xây dựng và phát triển con người toàn diện của Đảng, Nhà nước ta

- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo mỹ học nói chung, thị hiếu thẩm mỹ nói riêng ở các trường Đại học, Học viện và những ai quan tâm đến lĩnh vực khoa học này

7 Kết cấu của luận án

Ngoài các nội dung theo quy định, luận án được kết cấu: 3 phần chính

là mở đầu, nội dung và kết luận; được luận giải trong 4 chương 9 tiết

Trang 7

NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN

1.1.Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về thị hiếu thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về thị hiếu thẩm mỹ

Thị hiếu thẩm mỹ là một trong những phạm trù trung tâm của mỹ học,

nó cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như văn học, văn hóa, tâm lý học, v.v Từ chuyên ngành triết học nói chung,

mỹ học nói riêng, ngay từ thế kỷ XVII-XVIII, một số nhà triết học phương Tây đã quan tâm nghiên cứu về THTM

Tuy nhiên, người có công trình nghiên cứu đồ sộ và đi sâu lý giải vấn

đề THTM phải nói đến I.Kant - nhà triết học cổ điển Đức thế kỷ XVIII-

XIX với tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán (Bùi Văn Nam Sơn dịch)

Kant gọi THTM là phán đoán thẩm mỹ hay phán đoán sở thích Kant coi

sự phán đoán thẩm mỹ là sự hài lòng do cách thức cảm nhận của chủ thể trước đối tượng thẩm mỹ, và ông khẳng định, không có một nguyên tắc khách quan nào cho sở thích

Ở Nga, các nhà dân chủ cách mạng Nga cũng bắt đầu đi sâu nghiên cứu THTM Tiêu biểu cho các nhà tư tưởng này là Tsecnưsepxki,

Plêkhanốp Plêkhanốp trong tác phẩm Nghệ thuật và đời sống xã hội (Từ

Lâm dịch) có phần viết về “Bàn về nghệ thuật” đã lý giải mọi THTM đều

có nguồn gốc xã hội, nghĩa là THTM phụ thuộc vào điều kiện sống của con người Tsecnưsepxki coi nghệ thuật là cuộc sống, cho nên ông quan niệm THTM ở mỗi người phụ thuộc vào đời sống vật chất và tinh thần của con người

Nhiều vấn đề thị hiếu thẩm mỹ đã được đề cập trong các giáo trình mỹ học của Liên Xô Có thể kể đến các giáo trình mỹ học đã được dịch ra

tiếng Việt như: Những phạm trù mỹ học cơ bản của IU.B.Bôrép, Trường Đại học Tổng hợp xuất bản Hà Nội 1974; Nguyên lý mỹ học Mác-Lênin

của V.Xcachersiccốp - I.U.A.Lukin; Nxb sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà

Nội 1984; Mỹ học Mác-Lênin Tập 1 của M.F.Ốpxiannhicốp, Nxb Văn hóa,

Hà Nội 1987, v.v Những giáo trình trên không chuyên bàn về thị hiếu

Trang 8

thẩm mỹ song ở một số tiết, tiểu tiết đã đi sâu làm rõ những vấn đề của thị hiếu thẩm mỹ Tuy nhiên, với tính chất là giáo trình, vấn đề thị hiếu thẩm

mỹ chỉ được nghiên cứu trong hệ thống nguyên lý chung, chưa được tách

ra thành những phần cụ thể, độc lập và chỉ được dành một dung lượng rất

khiêm tốn Chỉ riêng V.Razumnưi (1962), đã viết cuốn sách nhỏ Bàn về thị

hiếu nghệ thuật tốt, Nxb Văn hóa nghệ thuật, Bộ Văn hóa (do Hồ Quý

Truyện dịch) Trong cuốn Tâm lý văn nghệ (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,

1991) Chu Quang Tiềm tuy không đề cập trực tiếp đến thị hiếu thẩm mỹ nhưng ông đã làm rõ một số điều kiện cần thiết cho chủ thể thưởng thức và

đánh giá thẩm mỹ

Ở Việt Nam, vấn đề thị hiếu thẩm mỹ đã được nghiên cứu khá nhiều

từ nửa sau của thế kỷ XX (nhất là những thập niên 70-80) Trước Cách mạng tháng Tám, một số nhà nghiên cứu đã ít nhiều bàn tới thị hiếu nghệ thuật thông qua cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh trong lĩnh vực văn chương nhằm xây dựng

và bảo vệ nền văn học cách mạng Tiêu biểu là các nhà lý luận Hải Triều, Hoài Thanh, Hoài Chân Sau Cách mạng tháng Tám, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, vấn đề thị hiếu thẩm mỹ dường như bị bỏ ngỏ cho đến sau 1954 - khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, cùng với việc đẩy mạnh nghiên cứu Triết học Mác- Lênin, vấn đề thị hiếu thẩm mỹ mới được quan tâm nhiều hơn

Năm 1986, Bộ Văn hóa đã tổ chức một hội thảo lớn với chủ đề Thỏa

mãn nhu cầu văn hóa và nâng cao thị hiếu nghệ thuật Hội thảo đã thu hút sự

tham gia của nhiều nhà nghiên cứu cả trong và ngoài ngành Triết học Những

bài viết trong hội thảo đã được tập hợp trong cuốn sách Thỏa mãn nhu cầu

văn hóa và nâng cao thị hiếu nghệ thuật, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1987

Tác giả Đỗ Huy chủ đề thị hiếu thẩm mỹ đã được ông đề cập một số

công trình: Mỹ học khoa học về các quan hệ thẩm mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001 và Mỹ học với tư cách là một khoa học, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà nội, 2006

Cuốn Thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống của tác giả Nguyễn Chương

Nhiếp, năm 2004, Nxb Chính trị Quốc gia Cuốn sách được triển khai từ

luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2000 có tên Thị hiếu thẩm mỹ và vai trò của nó

trong đời sống thẩm mỹ

Trang 9

1.1.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên

Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài liên quan đến thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên hầu hết được đề cập trong các công trình nghiên cứu về giáo

dục thẩm mỹ nói chung Có thể kể đến công trình có tính căn bản như Văn

hóa thẩm mỹ của người Xôviết của M.X Cagan (Trường ĐH tổng hợp

Leningrat, 1976); Những vấn đề và sự hình thành hệ thống giáo dục thẩm

mỹ của Liên Xô của N.I.Kiasenko…

Ở Việt Nam, nghiên cứu lý luận về thị hiếu thẩm mỹ gắn với vai trò của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ ở tuổi trẻ được quan tâm nhiều hơn, nhất là khi vấn đề xây dựng mẫu con người lí tưởng cho xã hội mới xã hội chủ nghĩa được đặt ra

Tác giả Đỗ Huy với một số bài viết tiêu biểu về Mấy vấn đề giáo dục

thẩm mỹ ở lứa tuổi thanh niên, Tạp chí Triết học số 2,1981; Giáo dục thẩm

mỹ và sự nghiệp xây dựng con người mới, Tạp chí Triết học số 4, 1982;

Nguyễn Văn Huyên với bài viết Một số vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho

thanh niên, Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật, số 4

Công trình mới nhất nghiên cứu về thị hiếu của thanh niên là cuốn thị

hiếu thẩm mỹ của giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa Văn nghệ,

năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Hậu chủ biên Trong đó có một số bài viết

tiêu biểu như Định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho giới trẻ hiện nay của Hồ

Bá Thâm, Xây dựng thị hiếu thẩm mỹ cho thanh niên của Lê Thị Ngọc Dung, Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho thanh niên thành phố Hồ Chí Minh

đáp ứng nhu cầu vươn tới cái đẹp của tác giả Lê Thị Thanh Tâm

1.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải pháp về thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam

Ở Việt Nam từ trước đến nay, các công trình nghiên cứu thực trạng và giải pháp về thị hiếu thẩm mỹ của đối tượng sinh viên không nhiều Cũng như ở nước ngoài, vấn đề thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên chỉ được đề cập chủ yếu trong các công trình viết về giáo dục thẩm mỹ hoặc được đề cập

trong đối tượng thanh niên nói chung Có thể kể đến các cuốn như: Tuổi

trẻ thẩm mỹ của tác giả Hoàng Thiệu Khang (Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh

1987), Giáo dục thẩm mỹ - món nợ đối với thế hệ trẻ của Đỗ Xuân Hà (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997); Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển nhân

cách con người Việt Nam trong thế kỉ mới của nhiều tác giả do tác giả

Nguyễn Văn Huyên chủ biên (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2001); Xã

Trang 10

hội học Thanh niên của tác của tác giả Đặng Cảnh Khanh (Nxb Chính trị

quốc gia, Hà nội 2006),…

Cuốn Thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Văn

hóa -Văn nghệ, năm 2013, Nguyễn Thị Hậu chủ biên tập hợp 18 bài viết

của các nhà khoa học tại hội thảo "Định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho giới

trẻ thành phố Hồ Chí Minh" do Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ

đa dạng, THTM của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam có nhiều biến đổi THTM của sinh viên đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu là:

- Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận án sẽ tiếp tục làm rõ thêm lý luận về THTM và nhất là THTM của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam

- Khảo sát, đánh giá thực trạng THTM của sinh viên ở các trường đại học Việt Nam hiện nay, từ đó xác định những vấn đặt ra mà luận án cần nghiên cứu

- Trên cơ sở thực trạng và yêu cầu mới, luận án đề xuất phương hướng

và giải pháp cơ bản và khả thi nhằm nâng cao THTM của sinh viên các trường đại học nước ta trong thời gian tới

Trang 11

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỊ HIẾU THẨM MỸ VÀ THỊ HIẾU THẨM MỸ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Có thể thấy khái niệm thị hiếu trong đời sống cũng như trong khoa học đều bao hàm sự ưa thích của một cá nhân hay một nhóm người về một đối tượng nào đó Thị hiếu là biểu hiện sự yêu thích của cá nhân, của nhóm người của xã hội trong một khoảng thời gian nào đó đối với sự vật vật chất hay hiện tượng tinh thần Do là sở thích, nên thị hiếu thay đổi theo sự thay đổi của cá nhân và trước những biến đổi của xã hội trong những thời gian khác nhau, thậm chí nó có thể thay đổi trong những trạng thái tâm lý khác nhau của chủ thể cảm thụ

2.1.2.Thị hiếu thẩm mỹ

Thị hiếu thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của năng lực thẩm mỹ, thể hiện sự ưa thích, lựa chọn của con người về mặt thẩm mỹ

Thị hiếu thẩm mỹ là sở thích của con người về phương diện thẩm mỹ

Đó là thái độ tình cảm của con người trước cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả trong cuộc sống và trong nghệ thuật Thị hiếu thẩm mỹ có liên

Trang 12

quan mật thiết với thị hiếu phổ biến về mặt tình cảm và tinh thần

Thị hiếu thẩm mỹ là năng lực đánh giá thẩm mỹ của con người dựa trên sở thích và tri thức thẩm mỹ Thị hiếu là sở thích, lựa chọn đến với tất

cả các hiện tượng, sự kiện trong thế giới, trong xã hội và cuộc sống, thì thị hiếu thẩm mỹ là sở thích đối với các hiện tượng thẩm mỹ, cái đẹp thị hiếu thẩm mỹ là một bộ phận của thị hiếu, thị hiếu thẩm mỹ chỉ gắn với các cảm xúc, các sự ưa thích, các lực chọn của con người về mặt thẩm mỹ; những ưa thích, các sự lựa chọn, cảm xúc ngoài thẩm mỹ là thuộc lĩnh vực của thị hiếu khác

Như vậy, thị hiếu thẩm mỹ là khái niệm chỉ sở thích của con người

trong lĩnh vực thẩm mỹ, bộc lộ năng lực lựa chọn, đánh giá của con người bằng cảm xúc trước các hiện tượng thẩm mỹ

2.1.3 Bản chất và đặc trưng của thị hiếu thẩm mỹ

*Bản chất của thị hiếu thẩm mỹ:

Tác giả xem xét bản chất của thị hiếu thẩm mỹ thể hiện ở tính thời đại, tính giai cấp và tính dân tộc

Tính thời đại của thị hiếu thẩm mỹ thể hiện qua sự biến đổi của hệ

giá trị thẩm mỹ trong từng thời đại nhất định Mỗi thời đại có những điều kiện, hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau Điều này tác động mạnh đến hình thành thị hiếu nói chung và thị hiếu thẩm mỹ nói riêng, làm cho những sở thích và tiêu chuẩn đánh giá thẩm mỹ của con người trong thời đại

đó cũng biến đổi theo

Tính giai cấp thị hiếu thẩm mỹ không phải có tính chất nhất thành bất

biến mà nó có thay đổi theo từng giai cấp Không thể có một thị hiếu thẩm

mỹ cho mọi giai cấp Mỗi giai cấp khác nhau có hệ thống chuẩn mực khác nhau Giai cấp nào thì thị hiếu ấy

Tính dân tộc đậm nét Mỗi dân tộc trên thế giới đều hình thành một thị

hiếu thẩm mỹ riêng Thị hiếu này có được là nhờ những ảnh hưởng của quá trình sống lâu dài hình thành và phát triển của dân tộc ấy Có những hiện tượng thẩm mỹ, dân tộc này thì đánh giá là đẹp, dân tộc khác lại cho nó là không đẹp

* Đặc trưng của thị hiếu thẩm mỹ

Một là, thị hiếu thẩm mỹ là hình thức đánh giá trực tiếp, là sự phản ứng mau lẹ, sự phản ứng đó gần như là bản năng, nhưng thực chất là phản ứng xã hội

Trang 13

gần các đặc điểm cá tính của chủ thể thẩm mỹ trước các hiện tượng thẩm mỹ

Hai là, thị hiếu thẩm mỹ là sự đánh giá mang tính khoái cảm Trong

cuộc sống, cũng như trong tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ đánh giá hiện tượng xã hội một cách đầy hào hứng Thụ cảm và đánh giá các hiện tượng để xác định đâu là tốt, xấu, đẹp

Ba là, thị hiếu thẩm mỹ là sự đánh giá mang tính cá biệt Trong thị

hiếu thẩm mỹ, ở mỗi người đều mang yếu tố thích thú cá nhân

Bốn là, thị hiếu thẩm mỹ là sự đánh giá có tính kế thừa Thị hiếu thẩm

mỹ gắn bó với quan hệ thần kinh, gắn bó với truyền thống gia đình nhưng

nó không phải là cái cố định bất biến

2.1.4 Thị hiếu thẩm mỹ và mốt

Trước đây, đặc biệt là hiện nay vấn đề thị hiếu thẩm mỹ và thời thượng luôn luôn được đề cập đến trong quan hệ của thị hiếu thẩm mỹ và mốt thị hiếu thẩm mỹ chi phối nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống mà “mốt” là biểu hiện luôn có tính thời sự Có mốt ăn, mốt ở, mốt mặc, mốt sống… Do

đó, khi nói đến thị hiếu người ta thường quan tâm đặc biệt đến thị hiếu thẩm

mỹ trong lựa chọn mốt Nếu thị hiếu thẩm mỹ ở mỗi người là trạng thái tình cảm tương đối ổn định, lặp đi lặp lại trước đối tượng thẩm mỹ thì mốt là cái chưa ổn định, được đưa ra cho thị hiếu thẩm mỹ thử thách và lựa chọn Cũng như thị hiếu thẩm mỹ, mốt luôn luôn biến động

Thị hiếu thẩm mỹ tốt có vai trò rất quan trọng trong việc chọn lọc, đánh giá và sáng tạo mốt Mốt ban đầu là sự đối tượng hóa của thị hiếu thẩm mỹ của cá nhân hoặc là một nhóm người nhất định Mốt ấy đẹp hay xấu, thân quen hay xa lạ phải được đánh giá theo những tiêu chuẩn cơ bản của thị hiếu thẩm mỹ đương thời

2.1.5 Biểu hiện của thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống xã hội và trong hoạt động thẩm mỹ

Trước hết, thị hiếu thẩm mỹ là sự phản ánh đời sống xã hội Người ta

có thể biết thị hiếu thẩm mỹ của mỗi người thông qua giao tiếp, lao động, qua thưởng thức, đánh giá và sáng tạo Như vậy, thị hiếu thẩm mỹ xuất hiện trong mọi lĩnh vực đời sống Có thể xuất hiện trong gia đình, trong nhà trường và trong xã hội

Thứ hai, thị hiếu thẩm mỹ tạo ra nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ

Thưởng thức thẩm mỹ giống như mọi hoạt động khác của chủ thể, nó được

Ngày đăng: 29/06/2018, 16:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w