.Khái niệm khiếu nại thi hành án dân sựKhiếu nại về thi hành án dân sự là hoạt động của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến thi hành án dân sự theo thủ tục do luật định đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan thi hành án và chấp hành viên trong quá trình thi hành án dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Khiếu nại về thi hành án là phương thức để cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.thông qua hành vi khiếu nại, các cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu người có thẩm quyền nhanh chóng áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, kịp thời ngăn chặn và khắc phục hậu quả của hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quant hi hành án, chấp hành viên nếu có. Mặt khác, thực hiện đúng pháp luật khiếu nại về thi hành án dân sự góp phần phát huy dân chủ, củng cố long tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đồng thời phòng ngừa, hạn chế và đấu tranh với những vi phạm pháp luật về thi hành án, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.2.Đối tượng bị khiếu nạiVề đối tượng khiếu nại, đó là các quyết định, hành vi của thủ trưởng Cơ quan thi hành án và Chấp hành viên thực hiện trong quá trình thi hành án. Cụ thể, theo khoản 1 điều 140 luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định: “ Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng Cơ
Trang 11 Khái niệm khiếu nại thi hành án dân sự
Khiếu nại về thi hành án dân sự là hoạt động của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến thi hành án dân sự theo thủ tục do luật định đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan thi hành án và chấp hành viên trong quá trình thi hành án dân
sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Khiếu nại về thi hành án là phương thức để cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình.thông qua hành vi khiếu nại, các cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu người có thẩm quyền nhanh chóng áp dụng các biện pháp cần thiết
để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, kịp thời ngăn chặn và khắc phục hậu quả của hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quant hi hành án, chấp hành viên nếu có Mặt khác, thực hiện đúng pháp luật khiếu nại về thi hành án dân
sự góp phần phát huy dân chủ, củng cố long tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đồng thời phòng ngừa, hạn chế và đấu tranh với những vi phạm pháp luật về thi hành án, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
2 Đối tượng bị khiếu nại
Về đối tượng khiếu nại, đó là các quyết định, hành vi của thủ trưởng Cơ quan thi hành án và Chấp hành viên thực hiện trong quá trình thi hành án Cụ thể, theo khoản 1 điều 140 luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định:
“ Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình
3 thời hiệu giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
Trang 2Luật thi hành án dân sự không quy định thời hiệu khiếu nại chung mà quy định thời hiệu khiếu nại riêng theo từng giai đoạn của quá trình thi hành án Cụ thể, theo khoản 1 điều 140 luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định thời hạn khiếu nại cụ thể đối từng trường hợp như sau:
Đối với quyết định, hành vi trước khi áp dụng biện pháp đảm bảo, biện pháp cưỡng chế thì thời hạn khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó
Đối với quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản thời hạn khiếu nại lad 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định
Đối với quyết định, hành vi áp dụng các biện pháp bảo đảm khác thì thời hạn khiếu nại là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành
vi đó
Đối với quyết định, hành vi áp dụng biện pháp cưỡng chế, và sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thì thời hạn khiếu nại là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó
Đối với lần khiếu nại thứ hai thì thời hạn khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền
II Giải quyết khiếu nại
1 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự
Để đảm bảo tính thống nhất cũng như tính khách quan, thẩm quyền giải quyết khiếu nại được xác định theo nguyên tắc:
Đối với khiếu nại về quyết định, hành vi trái pháp luật trong thi hành án của nhân viên thuộc cơ quan thi hành án dân sự nào thì thủ trưởng cơ quan thi hành án
đó có trách nhiệm giải quyết
Đối với khiếu nại về quyết định, hành vi trái pháp luật trong thi hành án của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới thì do cơ quan thi hành án dân sự
Trang 3cấp trên trực tiếp hoặc người đứng đầu cơ quan thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp giải quyết
Trên cơ sở đó, Điều 142 Luật thi hành án dân sự 2008 (SĐ,BS 2014) quy định về thẩm quyền giải quyết thi hành án dân sự như sau:
Thứ nhất, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên thuộc quyền quản
lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện
Thứ hai, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh giải quyết đối với các khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng
cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện và quyết định giải quyết khiếu nại này có hiệu lực
Thứ ba, thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giải quyết đối với các khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng
cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh Quyết định giải quyết khiếu nại này có hiệu lực thi hành
Thứ tư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết các khiếu nại sau đây: Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp nhưng còn có khiếu nại Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành của Thủ trưởng cơ quant hi hành án dân sự cấp tỉnh và thủ trưởng cơ quan quản lí thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp
Trang 4Thứ năm, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên cơ quan thi hành án cấp quân khu
Thứ sáu,Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng giải quyết các khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu; Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành
Thứ bảy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết các khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng
2 Thời hạn giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
Thứ nhất, đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại
Thứ hai, đối với các quyết định về áp dụng biện pháp bảo đảm thì thời hạn giải quyết khiếu nại là 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại
Thứ ba, đối với các quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày, lần hai là 45 ngày, kể từ ngày thụ
lý đơn khiếu nại
Trang 5Trường hợp cần thiết, đối với những vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại
Thứ tư, đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ
lý đơn khiếu nại
3 Thủ tục giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
Việc xử lý đơn phải đảm bảo chính xác, khách quan, kịp thời, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự
vì vậy, thủ tục giải quyết đơn khiếu nại về thi hành án dân sự được qui định cụ thể
3.1Tiếp nhận đơn khiếu nại
Người khiếu nại phải gửi đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc trình bày trực tiếp nội dung khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc khiếu nại thông qua người đại diện
Trường hợp người khiếu nại không viết đơn khiếu nại mà đến khiếu nại trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận việc khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi các nội dung theo quy định của pháp luật, có chữ kí hoặc điểm chỉ của người khiếu nại
Trong trường hợp việc khiếu nại thông qua người đại diện thì người có thẩm quyền phải yêu cầu người đại diện xuất trình giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của người đại diện và kiểm tra xem việc khiếu nại của người đại diện có theo đúng thủ tục như quy định đối với người khiếu nại hay không
Trang 63.2 Xử lí đơn khiếu nại và thụ lí đơn
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, người được phân công nghiên cứu nội dung đơn khiếu nại để tiếp tục quá trình giải quyết việc khiếu nại
Trong trường hợp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết thì thụ lý đơn khiếu nại; trong trường hợp đơn chưa đủ Điều kiện giải quyết thì có văn bản trả lời cho người khiếu nại biết lý do hoặc hướng dẫn người khiếu nại bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến khiếu nại để được thụ lý giải quyết
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ
lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết Trường hợp người có thẩm quyền không thụ lý đơn khiếu nại để giải quyết thì phải thông báo
và nêu rõ lý do
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 141 Luật thi hành án dân sự 2008 (SĐ,BS 2014), người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự không thụ lí việc khiếu nại nếu khiếu nại thuộc một trong các trường hợp:
Thứ nhất, quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại theo quy định pháp luật, người có quyền khiếu nại chỉ được khiếu nại các quyết định, hành vi xâm phạm tới quyền và lợi ích của chính mình Và đây cũng chính là một trong những điều kiện để xem xét quyền khiếu nại cũng như tính hợp pháp của đơn khiếu nại
Thứ hai, người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không
có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Trang 7Thứ ba, người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình Đây là điều kiện bắt buộc để xem xét người đại diện có đúng theo quy định của pháp luật hay không Giấy tờ chứng minh việc đại diện hợp pháp như giấy ủy quyền, giấy tờ chứng minh là cha mẹ của người mất năng lực hành vi dân sự,…
Thứ tư, thời hiệu khiếu nại đã hết Thời hiệu khiếu nại là khoảng thời gian người có quyền khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại Do đó, khi hết thời hạn thì họ không còn quyền khiếu nại nữa vì vậy, trong trường hợp này, đơn khiếu nại của họ không được thụ lí
Thứ năm, việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp Bộ trưởng Bộ Tư pháp có xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và thủ trưởng cơ quan quản lí thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng Trong trường hợp này, người khiếu nại không được khiếu được khiếu nại lại những việc đã được giải quyết bằng những quyết định đã có hiệu lực để đảm bảo tính hiệu lực của những quyết định đó cũng như đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời trong giải quyết khiếu nại
Trong trường hợp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới thì chuyển cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền
để giải quyết theo quy định và thông báo cho người khiếu nại biết
Trong trường hợp đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền hoặc đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành thì không thụ lý nhưng phải có văn
Trang 8bản hướng dẫn, trả lời cho người khiếu nại biết Việc hướng dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần
Trong trường hợp đơn khiếu nại đã được chuyển, hướng dẫn, trả lời, giải quyết theo quy định của pháp luật nhưng đương sự vẫn tiếp tục có đơn khiếu nại cùng nội dung; đơn khiếu nại giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, nhân danh tập thể, không có chữ ký hoặc Điểm chỉ của người khiếu nại; đơn đồng thời gửi nhiều
cơ quan, trong đó đã đề gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết; đơn đã mời người khiếu nại hai lần để xác định nội dung khiếu nại, yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu nhưng người khiếu nại không đến, không cung cấp theo yêu cầu mà không có
lý do thì lưu đơn
3.3Thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết khiếu nại
Thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ là khâu quan trọng có tính chất quyết định đối với quá trình xem xét giải quyết việc khiếu nại Đây là cơ sở đê đảm bảo việc giải quyết khiếu nại chính xác và đúng pháp luật
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, để quá trình thẩm tra, xác minh, thu thập được thuận lợi,người giải quyết khiếu nại lần hai có quyền tạm dừng việc thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại hoặc yêu cầu cơ quan THADS tạm ngừng việc thi hành án trong thời hạn giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành án sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại
Khi tiến hành thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ người có thảm quyền giải quyết khiếu nại cần phải xác định rõ các nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại; nộ dung, yêu cầu cần phải xác minh; những nội dung bị khiếu nại cần có
sự giải trình của người bị khiếu nại; các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan có liên quan cần phải gặp để xác minh, thu thập tin tức,…Để thực hiện được kế hoạch
Trang 9thẩm tra, xác minh đã được xác định, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần lựa chọn các phương án cụ thể cho phù hợp Tùy từng trường hợp người có quyền giải quyết khiếu nại có thể triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại để tổ chức đối thoại, trưng cầu giám định, tổ chức họp, trao đổi ý kiến với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tiến hành các biện pháp cần thiết khác theo quy định của pháp luật
3.4 Ra quyết định giải quyết khiếu nại
Sau khi nhận được kết quả xác minh, đối thoại hoặc kết quả trưng cầu giám định (nếu có) có căn cứ giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn
Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người
Trong trường hợp nội dung đơn khiếu nại, báo cáo giải trình của người bị khiếu nại và hồ sơ, tài liệu có liên quan đã rõ ràng, có đủ căn cứ, cơ sở pháp lý để kết luận, giải quyết thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra ngay quyết định giải quyết khiếu nại
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có đầy đủ nội dung quy định tại Điều 151, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có đầy đủ nội dung Luật thi hành
án dân sự 2008 (SĐ,BS 2014)
3.5 Phát hành, công khai, đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kết quả giải quyết khiếu nại
Quyết định giải quyết khiếu nại phải được thi hành để đảm bảo tính thực tiễn, tính khách quan, tính công khai
Trang 10Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan
•Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, người
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo một trong các hình thức sau đây:
+ Công bố tại cuộc họp cơ quan nơi người bị khiếu nại công tác;
+ Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan giải quyết khiếu nại;
+ Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan ban hành quyết định giải quyết khiếu nại
• Đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành
+ Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Sau khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành, trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, kiểm tra cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện
+ Trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại
Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự được giao tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thực hiện và báo cáo người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại