1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2

15 3,1K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 96,5 KB

Nội dung

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ

và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở

Môn toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bằng viết, các suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục, chương trình giáo dục tiểu học đã thực hiện đổi mới sách giáo khoa và nội dung chương trình dạy học ở các lớp, các môn học nói chung và môn Toán lớp 2 nói riêng Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Toán, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học, sao cho học sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp

và nhu cầu tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học

Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học

Tuy nhiên, đối với môn Toán, việc làm thế nào để học sinh tiếp cận vấn

đề đặt ra của bài toán, tự tìm hiểu dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên

để từ đó tự tìm ra kiến thức là một bài toán mà bản thân tôi cũng như một số giáo viên trẻ trường Tiểu học Thống Nhất còn vướng mắc, đây cũng là vấn

đề bản thân tôi quan tâm từ nhiều năm nay Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học môn Toán bằng con đường cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học sao cho mỗi học sinh thực sự được tham gia vào quá trình học Toán với những hoạt động nhẹ nhàng, tự nhiên mang lại hứng thú và say mê học tập của học sinh nên tôi chọn và nghiên cứu thực hiện sáng kiến kinh

nghiệm: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 2."

-Trường T.H Thống Nhất- 1 - Trần Thị Thu Hương

Trang 2

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lý luận:

1.1 Vị trí vai trò của giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Tiểu học là bậc học nền tảng, bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục thuộc nền văn minh nhà trường của mỗi quốc gia Nhà trường là nơi kết tinh trình độ văn minh cụ thể của một quốc gia trong giai đoạn xã hội - lịch sử nhất định, là nơi thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo ở mỗi bậc học, cấp học Sản phẩm của nhà trường, kết quả giáo dục của nhà trường thể hiện ở học sinh, những nhân cách không lặp lại, những công dân tương lai của đất nước Sản phẩm này đạt mục tiêu nhân cách ở mức độ nào là tuỳ thuộc vào nội dung, phương pháp tổ chức giáo dục của nhà trường và sự tiếp nhận của mỗi học sinh Trường tiểu học có vị trí, chức năng và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp “trồng Người” Trường tiểu học lần đầu tiên tác động đến trẻ em bằng phương pháp nhà trường (bao gồm cả nội dung, phương pháp và tổ chức giáo dục) Ở trường tiểu học lần đầu tiên tổ chức tự giác hoạt động học với tư cách là hoạt động chủ đạo cho trẻ em, là nơi các em được phát triển toàn diện

Giáo dục tiểu học là bậc học đầu tiên và được xác định là “Bậc học nền tảng” của hệ thống giáo dục quốc dân Bậc học này tạo cơ sở ban đầu cơ bản, đúng đắn và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên bậc học trên; hình thành nhân cách Việc hình thành nhân cách và các kĩ năng nghe, nói, đọc viết, tính toán chỉ có thể hình thành ở tiểu học, khó có cơ hội hình thành ở bậc học khác Dạy học ở bậc tiểu học là một nghề Nghề này có những điểm giống nghề dạy học ở bậc học khác, nhưng có đặc thù riêng về mặt sư phạm

mà người làm nghề dạy học ở bậc học khác không cần hoặc không có được

-Trường T.H Thống Nhất- 2 - Trần Thị Thu Hương

Trang 3

1.2 Yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay:

Nâng cao chất lượng giáo dục là yêu cầu khách quan trong giai đoạn hiện nay Giáo dục là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục được Đảng và nhà nước đưa vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, do đó mục tiêu giáo dục phải được coi là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của sự phát triển Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, ngược lại, giáo dục cũng phải đảm bảo điều kiện nhân lực cho sự phát triển các lĩnh vực khác

2 Thực trạng chất lượng giáo dục môn Toán của trường Tiểu học Thống Nhất (Thụy Vân -Việt Trì - Phú Thọ).

2.1 Đặc điểm tình hình của địa phương và trường Tiểu học Thống Nhất.

Thụy Vân, một xã cách trung tâm thành phố Việt Trì 5 km Là một xã ngoại thành của thành phố Việt Trì, cơ cấu kinh tế đang biến đổi theo hướng

“Ly nông bất ly hương”, “nhập xưởng bất nhập đô” làm cho nền kinh tế không ngừng phát triển, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện Đã

có một bộ phận nhân dân giàu lên, trở thành những “triệu phú, tỉ phú” ngay trên quê hương mình Toàn xã không có hộ đói, hộ nghèo giảm đi hàng năm Nhân dân Thụy Vân có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau Nhân dân cùng nhau chung sức phát triển kinh tế

-xã hội, xây dựng quê hương

Trường tiểu học Thống Nhất được tách ra từ trường Tiểu học Thụy Vân từ năm học 1995 - 1996 Trường nằm cạnh đê Tả Thao, ở đây có trên 90% người dân theo đạo thiên chúa

2.2.Thực trạng chất lượng môn Toán lớp 2 của trường Tiểu học Thống Nhất:

2.2.1.Những kết quả đã đạt được:

-Trường T.H Thống Nhất- 3 - Trần Thị Thu Hương

Trang 4

*Về đội ngũ giáo viên:

Đội ngũ giáo viên có đủ về số lượng: 100% giáo viên đạt trình độ đào tạo chuẩn, tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn cao

Trong những năm qua đội ngũ đã có nhiều cố gắng gắn bó với nghề nghiệp nêu cao tinh thần trách nhiệm cho nên số giáo viên giảng dạy khá giỏi ngày càng nhiều Chất lượng giảng dạy được nâng lên, việc tổ chức thi giáo viên dạy giỏi được duy trì nên đã có tác dụng thiết thực tạo ra động lực người dạy Đẩy mạnh các hoạt động và phong trào tự học, tự bồi dưỡng, giáo viên có trình độ trên chuẩn cao Việc bồi dưỡng giáo viên theo chu kì được chú trọng và thực hiện theo đúng kế hoạch và có chất lượng

Đặc biệt đội ngũ giáo viên thấy rõ tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học, có nhận thức đúng đắn về quan điểm đổi mới phương pháp dạy học Đa số giáo viên nắm vững nội dung chương trình, sách giáo khoa

và yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức kĩ năng, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện Có trách nhiệm cao chuyển tải nội dung chương trình mới đến học sinh Một số giáo viên có chuyển biến tích cực trong thực hành đổi mới phương pháp, sử dụng có hiệu quả bộ đồ dùng dạy học Toán, tổ chức các hình thức dạy học phù hợp giúp học sinh tích cực, chủ động nắm kiến thức và rèn luyện kĩ năng

*Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất nhà trường đã có nhiều chuyển biến quan trọng và tăng cường mạnh mẽ.Trường học được cao tầng hóa, có đủ phòng chức năng cơ bản để phục vụ hoạt động dạy học Trường chủ động tu bổ, sửa chữa phòng học và mua sắm bàn ghế Cảnh quan sư phạm của trường luôn xanh, sạch đẹp, an toàn Thiết bị dạy học có ý nghĩa cực kì quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng học tập của học sinh Chính vì thế mà đầu tư mua sắm thiết bị hiện đại như máy vi tính, nhạc cụ,

bộ đồ dùng dạy học luôn luôn được quan tâm Trường có thư viện đạt tiêu

-Trường T.H Thống Nhất- 4 - Trần Thị Thu Hương

Trang 5

chuẩn quốc gia Công tác phát hành sách giáo khoa đã đi vào nề nếp đảm bảo cung cấp đủ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh

*Chất lượng dạy học môn toán lớp 2:

Trong những năm qua, tỉ lệ học sinh khá, giỏi môn Toán tăng lên cả về

số lượng và chất lượng Không năm nào có học sinh bị lưu ban

2.2.2 Những tồn tại yếu kém về chất lượng môn Toán:

Trong năm học 2011 - 2012, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2B Qua kết quả bàn giao kết quả học tập của năm trước, vẫn còn hiện tượng học sinh không thuộc bảng cộng, bảng trừ Cộng, trừ các số chưa thành thạo

Để điều tra đối tượng học sinh này, tôi tiến hành tự khảo sát đầu năm học về 2 môn Toán và Tiếng Việt Kết quả như sau:

Số liệu tự điều tra về môn Toán đầu năm học 2011 - 2012:

HS

Xếp loại

Như vậy vẫn còn học sinh học yếu môn toán

2.2.3 Nguyên nhân của tồn tại, yếu kém.

*Về phía học sinh:

- Kiến thức Toán của không ít số học sinh đã bị quên, do ý thức của các em chưa thực sự phấn đấu học tập

- Học sinh học trước quên sau, bảng cộng, trừ, không thuộc Cộng, trừ các

số chưa thành thạo

- Do cơ chế đánh giá học sinh, nên đợt kiểm tra định kỳ cuối năm học trước

tỷ lệ đạt và giỏi tương đối cao

- Hơn nữa trình độ tư duy, vốn hiểu biết kiến thức cơ bản ở lớp 1, 2 chưa chắc chắn vẫn tồn tại thói quen học vẹt, ghi nhớ máy móc và một số học sinh

-Trường T.H Thống Nhất- 5 - Trần Thị Thu Hương

Trang 6

còn ghi nhớ thụ động, chỉ tiếp nhận những điều có sẵn chưa chịu khó tìm tòi, khám phá để tìm kiếm kiến thức

- Một số học sinh còn thiếu đồ dùng học tập do điều kiện gia đình khó khăn

và một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới con em mình

- Do điều kiện kinh tế nhiều gia đình chưa quan tâm đôn đốc việc học tập của học sinh cũng như chưa quan tâm đầu tư, tạo điều kiện cho việc học tập của học sinh

*Về phía giáo viên:

Tuy được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên nhưng đứng trước yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học, việc tiếp cận, vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm, thầy là người hướng dẫn tổ chức còn hạn chế, mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao

Trong dạy học môn Toán, nhìn chung phần lớn giáo viên còn phụ thuộc vào sách giáo viên và sách thiết kế, chưa mạnh dạn lựa chọn nội dung

và phương pháp phù hợp Các bước trong quá trình tìm hiểu bài giáo viên còn làm thay, hướng dẫn quá chi tiết mà chưa quan tâm đến việc gợi mở để học sinh biết cách phân tích bài toán để tự học sinh tìm ra được cách thực hiện và vận dụng làm bài tập

Ở mỗi tiết dạy, vẫn còn hiện tượng bắt học sinh chờ đợi nhau trong quá trình làm bài, chưa có kế hoạch giúp học sinh tiếp thu chậm và khuyến khích học sinh khá giỏi làm nhiều bài tập Mục đích của nhiều tiết dạy là làm sao giải quyết hết số lượng bài tập trong sách giáo khoa mà chưa chú ý giúp học sinh khai thác các nội dung tiềm ẩn trong các bài tập

Giáo viên chưa mặn mà lắm với bộ đồ dùng thực hành Toán của học sinh bởi lẽ học sinh đưa ra đưa vào sẽ ảnh hưỡng đến "quỹ thời gian" của mỗi tiết dạy, vả lại một số giáo viên còn lúng túng trong cách sử dụng và có

-Trường T.H Thống Nhất- 6 - Trần Thị Thu Hương

Trang 7

sử dụng chăng nữa thì mục tiêu và hiệu quả chưa cao Hình thức tổ chức các hoạt động học tập còn đơn điệu, các tình huống đưa ra ít hấp dẫn, trò chơi học tập chưa phong phú

*Về cơ sở vật chất: Mặc dầu đã được quan tâm, đầu tư nhưng cơ sở vật chất

phục vụ dạy học chưa tương xứng với yêu cầu đổi mới như: bàn ghế, phòng học, thiết bị dạy học,

Từ thực trạng trên, tôi đã suy nghĩ và đọc các tài liệu nghiên cứu tôi đã tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Mỗi giai đoạn tôi đều lấy kết quả đã đạt được để đối chứng với kết quả giai đoạn trước Sau đó tôi tổng hợp số liệu và rút ra bài học kinh nghiệm

3 Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy toán 2.

3.1 Nhận thức về đổi mới phương pháp:

Bản thân tôi xác định rằng: Đổi mới phương dạy học ở Tiểu học chỉ thành công khi bản thân thân giáo viên nhận thức rõ về vị trí, mục tiêu, quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học Khi vấn đề được sáng tỏ, thấm nhuần

nó sẽ tạo động cơ hành động đúng đắn ở mỗi con người Nâng cao nhận thức

về vai trò, trách nhiệm của mỗi người giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học, từng bước khắc phục tư tưởng ỷ lại, ngại khó, chờ đợi những

gì có sẵn để thực hiện theo một cách rập khuôn, máy móc

3.2 Xây dựng kế hoạch bài dạy:

a Xác định phương pháp dạy học từng dạng bài:

* Đối với "tiết học bài mới" bản thân tôi nghiên cứu kĩ để xác định: Khác với chương trình cũ, phần bài mới trong các tiết dạy bài mới thường không nêu kiến thức có sẵn mà thường chỉ nêu các tình huống có vấn đề để học sinh hoạt động và tự phát hiện ra kiến thức mới theo sự hướng dẫn của giáo viên, với sự trợ giúp của các đồ dùng học tập, Thời lượng thực hành chiếm khoảng 50% - 60% thời lượng của tiết học Vì vậy tuỳ theo khả năng của từng học

-Trường T.H Thống Nhất- 7 - Trần Thị Thu Hương

Trang 8

sinh mà tổ chức cho các em thực hiện một số hoặc toàn bộ bài tập thực hành, trong đó không được bỏ qua các dạng bài tập cơ bản nhất Đồng thời, trong

"Tiết học bài mới" giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động học tập

để giúp học sinh:

Thứ nhất: Tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ bài học

Ví dụ: Dạy bài "11 trừ đi một số "

Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các bó que tính và que tính rời

để học sinh tự nêu được: Có một bó một chục que tính và một que tính, tức

là có 11 que tính, lấy bớt đi 5 que tính thì còn lại mấy que tính? (11- 5 = ?) Tiếp tục hướng dẫn thực hiện các thao tác trên que tính để học sinh nêu và làm được, để bớt đi 5 que tính lúc đầu ta bớt đi 1que tính rời (11- 1 = 10).Sau

đó phải tháo bó que tính ra, lấy bớt tiếp 4 que tính nữa còn lại 6 que tính (10

- 4 = 6) Như vậy: 11 - 5 = 6

Tương tự như trên cho học sinh tự tìm kết quả của các phép tính trừ :

11 - 2 ; 11 -3 ; 11- 4 ; 11- 6 ; 11- 7 ; 11- 8 ; 11- 9

Thứ hai: Tự chiếm lĩnh kiến thức mới

Sau khi học sinh tìm được kết quả các phép trừ nêu trên, giáo viên cần

tổ chức cho học sinh ghi nhớ các công thức trong bảng trừ của bài : "11 trừ

đi một số " bằng cách tái hiện các công thức vừa hấp dẫn vừa khích lệ học sinh thi đua học tập như che lấp hoặc xoá từng phần rồi toàn bộ công thức và

tổ chức cho học sinh thi đua lập lại (nói, viết ) các công thức đã học Để khẳng định học sinh đã tự chiếm lĩnh kiến thức mới như thế nào thì sau khi học sinh tiếp thu bài mới, học sinh phải làm được các bài tập trong SGK

Quá trình dạy học Toán như vậy sẽ dần dần giúp học sinh biết cách phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới và cách giải quyết các vấn đề gần gũi với đời sống

-Trường T.H Thống Nhất- 8 - Trần Thị Thu Hương

Trang 9

Thứ ba: Thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức mới với kiến thức

cũ đã học

Ví dụ: Khi dạy học phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 Ở mỗi tiết học này, giáo viên phải yêu cầu học sinh huy động các kiến thức ở lớp 1 để

tự phát hiện ra nội dung mới Chẳng hạn : 9 + 5 = ?

Học sinh phải huy động kiến thức đã học như: 9 + 1 = 10 ;

10 + 4 = 14

Cách viết theo hàng ngang : 9 + 5 = 14, theo cột dọc

Đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với kiến thức đã học Nếu thực hiện phương pháp dạy học bài mới như vậy không những tạo điều kiện ôn tập, cũng cố kiến thức đã học, giúp học sinh huy động để phát hiện, chiếm lĩnh, vận dụng kiến thức mới, tìm ra những nội dung còn tiềm ẩn trong từng bài học mà còn góp phần rèn luyện cách diễn đạt thông tin bằng lời, bằng kí hiệu, phát triển các năng lực tư duy của học sinh

* Đối với tiết "Luyện tập thực hành"

Nội dung luyện tập, thực hành không chỉ có trong các tiết luyện tập, luyện tập chung, mà còn chiếm tỉ lệ khá lớn trong các tiết dạy học bài mới Nhiệm vụ chủ yếu nhất của dạy học thực hành, luyện tập là củng cố các kiến thức và kĩ năng cơ băn cảu chương trình, rèn luyện các năng lực thực hành, giúp học sinh nhận ra rằng: Học không chỉ để biết mà học còn để làm, để vận dụng Vì thế xác định khi dạy dạng bài này cần:

- Giúp mọi học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo khả năng của mình Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh

- Khuyến khích học sinh tự đánh giá kết quả thực hành, luyện tập

-Trường T.H Thống Nhất- 9 - Trần Thị Thu Hương

9 5 14 +

Trang 10

- Giúp học sinh nhận ra kiến thức cơ bản của bài học trong sự đa dạng

và phong phú của các bài thực hành, luyện tập

- Tập cho học sinh thói quen không thoả mãn bài làm của mình, với các cách giải có sẵn

b Dạy chuyên đề:

Để minh chứng cho tính hiệu quả của việc đổi mới dạy học môn Toán, bản thân tôi và các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, trong trường xây dựng chuyên đề dạy các dạng bài, để rút kinh nghiệm thống nhất phương pháp dạy chung cho tổ, khối chuyên môn

Bài dạy: Tiết 1 - 9 cộng với một số

Tiết 2 - Luyện tập chung

Tổ chuyên môn và bản thân các giáo viên và tôi đã dạy chuyên đề, và mỗi giáo viên đều phải có ý kiến nhận xét, góp ý trên tinh thần cởi mở, nhằm phân tích, trao đổi để tìm ra những dấu hiệu bản chất của đổi mới phương pháp dạy học Toán phù hợp với nội dung chương trình - sách giáo khoa Toán

2 Qua ý kiến của các thành viên trong trường, trong tổ chuyên môn, chúng tôi rút ra kết luận như sau:

- Về giáo viên: Giáo viên nắm vững kiến thức, xác định đúng mục tiêu tiết dạy, rèn lyện kĩ nămg thực hiện các phép tính chu đáo Tiến trình dạy học hợp lí, phối hợp nhịp nhàng các hoạt động của giáo viên và học sinh Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống và tích cực trong dạy học Toán như: Phương pháp gợi mở vấn đề, phương pháp trực quan, thực hành luyện tập, dạy học theo nhóm, dạy học phát hiện vấn đề, trò chơi học tập

Hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp đối tượng học sinh trong lớp, đã tạo điều kiện, tình huống để học sinh phát huy được tính độc lập, sáng tạo

-Trường T.H Thống Nhất- 10 - Trần Thị Thu Hương

Ngày đăng: 27/06/2018, 09:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w