1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả môn toán ở tiểu học

242 288 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 242
Dung lượng 711,51 KB

Nội dung

C ng với các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dụcTHPT góp phần phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước với mụctiêu giúp học sinh củng cố và phát triển

Trang 1

NGUYỄN BỘI QUỲNH

QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ QUỐC TẾ CHO HỌC SINH THPT HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH

HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

- 

-NGUYỄN BỘI QUỲNH

QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ QUỐC TẾ CHO HỌC SINH THPT HÀ NỘI TRONG

BỐI CẢNH HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS TRẦN THỊ BÍCH TRÀ PGS.TS ĐẶNG QUỐC BẢO

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu vàkết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng đượccông bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Nguyễn Bội Quỳnh

Trang 4

Các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội, cán bộquản lý và giáo viên các trường Trung học phổ thông của Hà Nội đã tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận án này.

Ban Giám hiệu, cán bộ, giáo viên trường THPT Việt Đức; gia đình; bạn bè;đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, nhiệt tình ủng hộ tôi trong suốt quá trình họctập, nghiên cứu và hoàn thành luận án

Tác giả luận án

Nguyễn Bội Quỳnh

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ xi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ xii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu 5

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5

8 Những luận điểm bảo vệ 7

9 Đóng góp mới của luận án 7

10 Cấu trúc của luận án 8

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ QUỐC TẾ CHO HỌC SINH THPT TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 9

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 9

1.1.1 Giá trị 9

1.1.2 Giáo dục giá trị 12

1.1.3 Giáo dục giá trị Quốc tế 14

1.1.4 Quản lý giáo dục giá trị Quốc tế 16

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 19

1.2.1 Giáo dục 19

1.2.2 Giá trị 23

1.2.3 Giá trị Quốc tế 25

1.2.4 Giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT trong bối cảnh hiện nay 27 1.2.4.1 Giáo dục THPT trong bối cảnh hiện nay 27

1.2.4.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT 29

Trang 6

1.2.4.3 Quan niệm về Giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT trong

bối cảnh hiện nay 30

1.2.4.4 Mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục giá trị Quốc tế 30

1.2.4.5 Những bước giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT 36

1.2.5 Quản lý giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT 38

1.2.5.1 Quản lý nhà trường 38

1.2.5.2 Quản lý của Hiệu trưởng ở trường THPT 39

1.2.5.3 Quan niệm về Quản lý giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT 40 1.3 Nội dung quản lý giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT 41

1.3.1 Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch gắn liền mục tiêu giáo dục giá trị Quốc tế 41

1.3.2 Quản lý Nội dung - Chương trình giáo dục giá trị Quốc tế ở trường 44

1.3.3 Quản lý hoạt động dạy của giáo viên 45

1.3.4 Quản lý hoạt động học trên lớp và tham gia các hoạt động chung trong và ngoài nhà trường của học sinh ở trường 49

1.3.5 Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên 50

1.3.6 Quản lý sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ giáo dục giá trị Quốc tế của trường 51

1.3.7 Xây dựng môi trường sư phạm trong trường và quản lý sự phối hợp các nguồn lực đối với giáo dục giá trị Quốc tế ở trường 52

1.3.8 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh trong trường 53

1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT 55

1.4.1 Các yếu tố khách quan 55

1.4.2 Các yếu tố chủ quan 57

Kết luận chương 1 59

Trang 7

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ QUỐC TẾ CHO

HỌC SINH THPT HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 61

2.1 Một số nét khái quát về Hà Nội 61

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 61

2.1.2 Dân số 62

2.1.3 Giáo dục – Văn hóa 63

2.1.4 Giáo dục bậc Trung học phổ thông 63

2.2 Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng 67

2.2.1 Mục đích khảo sát 67

2.2.2 Đối tượng khảo sát 67

2.2.3 Nội dung khảo sát 67

2.2.4 Công cụ và thời gian khảo sát 68

2.2.5 Phương pháp khảo sát 68

2.3 Thực trạng giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT Hà Nội trong bối cảnh hiện nay 69

2.3.1 Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục giá trị Quốc tế đối với thầy và trò nhà trường 69

2.3.2 Giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh ở trường 71

2.3.3 Đánh giá kết quả giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh 78

2.4 Thực trạng quản lý giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT Hà Nội trong bối cảnh hiện nay 79

2.4.1 Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục giá trị Quốc tế 79

2.4.2 Quản lý Nội dung – Chương trình giáo dục giá trị Quốc tế 87

2.4.3 Quản lý hoạt động dạy trên lớp của giáo viên và các hình thức tổ chức giáo dục GTQT cho học sinh 90

2.4.4 Quản lý hoạt động học trên lớp và tham gia các hoạt động chung trong và ngoài nhà trường của học sinh 96

2.4.5 Quản lý bồi dưỡng cho giáo viên 100

2.4.6 Tăng cường cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục giá trị Quốc tế 103

Trang 8

2.4.7 Xây dựng môi trường sư phạm trong trường và sự phối hợp các nguồn

lực đối với giáo dục giá trị Quốc tế 106

2.4.8 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh 110

2.4.9 Những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong công tác quản lý giáo dục giá trị Quốc tế của nhà trường 112

2.4.10 Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục GTQT cho học sinh THPT Hà Nội trong bối cảnh hiện nay 116

Chương 3:CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ QUỐC TẾ CHO HỌC SINH THPT HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 120

3.1 Một số nguyên tắc đề xuất giải pháp 120

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện 120

3.1.2 Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn 120

3.1.3 Nguyên tắc bảo đảm đa dạng hóa các loại hình giáo dục 121

3.1.4 Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa, phát triển 121

3.1.5 Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống 121

3.1.6 Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh hội nhập Quốc tế 122

3.2 Các giải pháp quản lý giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT Hà Nội trong bối cảnh hiện nay 122

3.2.1 Giải pháp 1 Thành lập Tiểu ban Giáo dục Quốc tế trong trường nhằm đổi mới công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh 122

3.2.2 Giải pháp 2 Tổ chức nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục giá trị Quốc tế cho Cán bộ Quản lý, giáo viên, học sinh và Cha mẹ học sinh trong trường 125

3.2.3 Giải pháp 3 Xác định các chủ đề giáo dục giá trị Quốc tế gắn liền thực tiễn của Thủ đô thông qua các môn học, các hoạt động giáo dục giá trị Quốc tế của nhà trường 130

3.2.4 Giải pháp 4 Tăng cường thực hành, trải nghiệm thực tiễn cho học sinh

133

Trang 9

3.2.5 Giải pháp 5 Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên 136

3.2.6 Giải pháp 6 Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực trong trường tạo nền thuận lợi cho giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh 139

3.2.7 Giải pháp 7 Tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng Công nghệ thông tin, sử dụng hiệu quả trang thiết bị phục vụ giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh 142 3.2.8 Giải pháp 8 Đổi mới công tác Kiểm tra – Đánh giá giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh theo hướng tích hợp nhận xét và lồng ghép các hoạt động dạy học ngoại khóa và chính khóa 144

3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 146

3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 146

3.3.2 Đối tượng khảo nghiệm 147

3.3.3 Nội dung khảo nghiệm 147

3.3.4 Phương pháp đánh giá khảo nghiệm 147

3.3.5 Kết quả khảo nghiệm 147

3.4 Thử nghiệm giải pháp 8 “Đổi mới công tác Kiểm tra – Đánh giá giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh theo hướng tích hợp nhận xét và lồng ghép các hoạt động dạy học ngoại khóa và chính khóa” 152

3.4.1 Mục đích thử nghiệm 152

3.4.2 Nội dung thử nghiệm 152

3.4.3 Tổ chức thử nghiệm 153

3.4.4 Kết quả thử nghiệm 159

Kết luận chương 3 166

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 167

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 172

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 172

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 173

PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT ở Hà Nội Học kỳ I năm

học 2016-2017 64

Bảng 2.2 Kết quả xếp loại học lực của học sinh THPT ở Hà Nội Học kỳ I năm học 2016-2017 65

Bảng 2.3 Giáo dục GTQT cho học sinh thông qua giảng dạy môn GDCD và HĐGDNGLL (%)

Bảng 2.4 Tìm hiểu về giáo dục GTQT thông qua động cơ học tập môn Giáo dục công dân và môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh(%)

Bảng 2.5 Tìm hiểu về giáo dục GTQT thông qua hứng thú học tập môn Giáo dục công dân và môn Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh(%)

Bảng 2.6 Nhận x t về cách cho điểm và đánh giá đối với môn Giáo dục công dân và Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp (%)

Bảng 2.7 Thực hiện mục tiêu giáo dục GTQT ở trường (%)

Bảng 2.8 Xây dựng kế hoạch giáo dục GTQT ở trường THPT (%)

Bảng 2.9 Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục GTQT ở trường (%)

Bảng 2.10 Nội dung – Chương trình giáo dục GTQT ở trường (%)

Bảng 2.11 Quản lý hoạt động dạy của giáo viên trên lớp (%)

Bảng 2.12 Quản lý những hình thức tổ chức hoạt động giáo dục GTQT (%)

Bảng 2.13 Quản lý đổi mới phương pháp giáo dục GTQT ở trường (%)

Bảng 2.14 Quản lý hoạt động học trên lớp của học sinh đối với môn Giáo dục công dân và môn Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp (%)

Bảng 2.15 Quản lý việc tham gia các hoạt động chung trong và ngoài nhà trường của học sinh ở trường (%)

Bảng 2.16 Quản lý bồi dưỡng cho giáo viên

Bảng 2.17 Quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động Giáo dục GTQT (%)

Bảng 2.18 Xây dựng môi trường sư phạm trong trường và sự phối hợp các

Bảng 2.19 Quản lý sự phối hợp trong và phạm vi ngoài nhà trường trong

hoạt động giáo dục GTQT cho học sinh (%)

Trang 12

Bảng 2.20 Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục GTQT cho học sinh thông qua 110

Bảng 2.21 Tổ chức tổng kết kết quả Giáo dục GTQT cho học sinh 111Bảng 2.22 Những thuận lợi cơ bản trong công tác quản lý giáo dục GTQT của trường

Trang 13

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Các giá trị Quốc tế giáo dục cho học sinh THPT 35

Biểu đồ 2.1: Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục GTQT 70

Biểu đồ 2.2: Động cơ học tập môn GDCD của học sinh(%) 76

Biểu đồ 2.3: Động cơ học tập môn HĐGDNGLL của học sinh(%) 76

Biểu đồ 2.4: Quản lý những hình thức tổ chức hoạt động giáo dục GTQT(%) 92

Biểu đồ 2.5: Quản lý đổi mới phương pháp giáo dục GTQT ở trường(%) 94

Biểu đồ 2.6: Quản lý bồi dưỡng cho giáo viên(%) 103

Biểu đồ 2.7: Tổng kết Kết quả Giáo dục GTQT cho học sinh hàng năm (%) 112

Biểu đồ 3.1 Tính cấp thiết của các giải pháp đề xuất 149

Biểu đồ 3.2 Tính khả thi của các giải pháp đề xuất 151

Biểu đồ 3.3 So sánh tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 151

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

đã từng được khẳng định trong các văn kiện của Đảng Đặc biệt, trong Nghị quyết

số 29 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) khẳng định đây không chỉ là quốc sáchhàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn

là “mệnh lệnh” của cuộc sống Kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, Đạihội khóa XII khẳng định: Giáo dục - Đào tạo và Khoa học - Công nghệ là quốc sáchhàng đầu; đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo và Khoa học - Công nghệ là đầu tư chophát triển Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thịtrường lao động Con người được phát triển toàn diện là động lực cho sự phát triểncủa đất nước Nguồn nhân lực chất lượng cao luôn giữ vai trò quyết định trong sựnghiệp xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh Đây là tiêu điểm của sự pháttriển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Namtrong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạyngười, dạy chữ, dạy nghề”

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa với mụctiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực chất lượng cao lại càng đóngmột vai trò đặc biệt quan trọng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳngđịnh Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu; phát triển Giáo dục và Đào tạo làmột động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH; là điều kiện để phát huynguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng nhanh và bềnvững, đồng thời Đảng ta cũng khẳng định quan điểm chủ đạo trong chính sách đốingoại, định hướng hội nhập Quốc tế của nước ta Hội nhập trong lĩnh vực Văn hóa -

Xã hội phải tập trung vào việc áp dụng và tham gia xây dựng các bộ tiêu chí phục

Trang 16

vụ xây dựng nền kinh tế trí thức, con người Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH,giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ

150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, vận hội mới đang mở ra cho ViệtNam Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi mới mà WTO mang lại, tất cả các ngành,trong đó có giáo dục, sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mới; nền giáo dục đượcđổi mới căn bản, toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủhóa và hội nhập Quốc tế; kiến thức, k năng cũng như những giá trị riêng của ngườihọc cũng cần phải được nâng lên ngang tầm với yêu cầu chung của Quốc tế để cóthể hội nhập Quốc tế một cách có hiệu quả

1.2 C ng với các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dụcTHPT góp phần phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước với mụctiêu giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Trung học cơ

sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về k thuật vàhướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển,tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động,hướng tới mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện Do đó,bên cạnh việc trang bị các kiến thức, k năng, giáo dục các giá trị sống nói chung vàgiáo dục các giá trị hướng đến hội nhập Quốc tế nói riêng, giáo dục giá trị Quốc tế(GTQT) cho học sinh THPT là một trong những nhiệm vụ hết sức cấp thiết đối vớicác trường THPT, giúp hình thành và phát triển hài hòa ở học sinh những giá trị củadân tộc - thời đại, xây dựng hành trang để học sinh tự tin tham gia hội nhập Quốc tế

1.3 Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế Quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếucủa thời đại Giáo dục và Đào tạo là nền tảng của sự phát triển Khoa học – Côngnghệ và sự phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại.Chính vì vậy Giáo dục GTQT cho học sinh ở trường THPT đòi h i sự tác động đồng

bộ của nhiều yếu tố, giúp cho học sinh từ việc nhận thức, trải nghiệm đến khả năng

áp dụng hiệu quả giá trị tiếp thu vào thực ti n cuộc sống Đồng thời, giáo dục cũngphải giúp phần giữ gìn bản sắc của mỗi dân tộc trong quá trình hội nhập và

Trang 17

phát triển Do đó, quản lý Giáo dục GTQT ở các trường THPT có một vai trò đặcbiệt, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng Giáo dục GTQT, hướngtới phát triển toàn diện giáo dục THPT trong thời kỳ hội nhập Quốc tế.

1.4 Thực hiện những chủ trương, định hướng của Đảng, trong những nămqua, quản lý Giáo dục GTQT ở các trường THPT của Hà Nội đã đạt được những kếtquả đáng kể, học sinh được giáo dục giá trị thông qua các bài giảng trên lớp kết hợpcác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, thông qua việc xây dựng môi trường sưphạm lành mạnh, tích cực trong nhà trường; nội dung – chương trình, phương phápgiáo dục đã từng bước có sự đổi mới Tuy nhiên, thực tế cho thấy quản lý Giáo dụcGTQT ở các trường THPT Hà Nội còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được những yêucầu thực ti n đặt ra, công tác lập kế hoạch Giáo dục GTQT còn thiếu tính chặt chẽ,

tổ chức bộ máy nhân sự nòng cốt của các trường gặp không ít khó khăn, sự phốihợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc Giáo dục GTQT chohọc sinh chưa được thường xuyên củng cố và phát triển dẫn đến tình trạng hành vi

và lối sống tiêu cực của một bộ phận học sinh có chiều hướng gia tăng

Từ những vấn đề trên cho thấy tăng cường quản lý giáo dục GTQT cho họcsinh THPT Hà Nội đang là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng nguồnnhân lực nói chung, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THPT củaThủ đô nói riêng đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hộinhập Quốc tế của đất nước Đó cũng chính là lí do tác giả chọn đề tài nghiên cứu:

trong b i c nh hiện nay".

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý giáo dục GTQT cho học sinh THPT

và khảo sát thực trạng quản lý giáo dục GTQT cho học sinh THPT Hà Nội, luận án

đề xuất các giải pháp quản lý giáo dục GTQT cho học sinh THPT Hà Nội trong bốicảnh hiện nay theo tiếp cận quá trình giáo dục và chức năng quản lý, giúp học sinhsống và làm việc hiệu quả trong môi trường hội nhập Quốc tế rộng mở,

Trang 18

hướng tới sự phát triển nhân cách của người công dân toàn cầu, góp phần nâng caochất lượng giáo dục bậc THPT của Thủ đô Hà Nội.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: giáo dục GTQT ở trường THPT

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý giáo dục GTQT cho học sinh THPT HàNội trong bối cảnh hiện nay

4 Giả thuyết khoa học

Hiện nay giáo dục GTQT cho học sinh THPT Hà Nội đã đạt được những kếtquả nhất định song vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu phát triểngiáo dục THPT trong thời kỳ hội nhập Quốc tế Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộcác giải pháp quản lý giáo dục GTQT cho học sinh ở các trường THPT của Hà Nộitheo tiếp cận quá trình giáo dục và các chức năng quản lý ph hợp với điều kiện cụthể của Thủ đô sẽ giúp học sinh sống và làm việc hiệu quả trong môi trường hộinhập Quốc tế rộng mở, hướng tới sự phát triển của người công dân toàn cầu, gópphần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường THPT của Hà Nộitrong bối cảnh hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu và hệ thống hóa, phát triển lý luận về quản lý giáo dụcGTQT cho học sinh THPT Hà Nội trong bối cảnh hiện nay

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục GTQT, thực trạng quản lý giáodục GTQT cho học sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục GTQT chohọc sinh THPT Hà Nội trong bối cảnh hiện nay

5.3 Đề xuất các giải pháp quản lý giáo dục GTQT cho học sinh THPT Hà Nộitrong bối cảnh hiện nay theo tiếp cận quá trình giáo dục và các chức năng quản lý

5.4 Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

và thử nghiệm giải pháp 8 “Đổi mới công tác Kiểm tra - Đánh giá giáo dục GTQTcho học sinh theo hướng tích hợp nhận x t và lồng gh p các hoạt động dạy học ngoạikhóa và chính khóa” nhằm chứng minh tính ý nghĩa và tính khả thi của giải pháp

Trang 19

6.4 Thử nghiệm 01 giải pháp tác động được thực hiện tại 01 trường THPTcủa Hà Nội.

7 Phương pháp luận và phương

pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp luận

Luận án được tiếp cận theo hai cách tiếp cận cơ bản sau:

7.1.1 Tiếp cận theo quá trình giáo dục

“Dạy chữ - Dạy người” là sự song hành hai nhiệm vụ cơ bản trong nhàtrường Thông qua việc trang bị kiến thức, hình thành và phát triển các giá trị cầnthiết cho học sinh Do đó, quản lý giáo dục GTQT cho học sinh phải đặt đồng bộquản lý các yếu tố của quá trình dạy học như mục tiêu, nội dung – chương trình,phương pháp, hình thức tổ chức, điều kiện, môi trường dạy học trong hệ thống trọn vẹn Đồng thời, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, xây dựng môi trường văn hóa nhà trường, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường phải được đặc biệt quan tâm để tạo nên sự tương tác chặt chẽ, thống nhất, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

7.1.2 Tiếp cận theo các chức năng quản lý

Tiếp cận theo các chức năng quản lý cơ bản: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,kiểm tra - đánh giá được gắn liền với tiếp cận theo các thành tố của quá trình giáodục Đó là hai tiếp cận cơ bản để xác định toàn bộ khung lý luận của luận án nghiên

Trang 20

cứu, từ đó định hướng nghiên cứu cho các phần tiếp theo về quản lý giáo dục GTQTcho học sinh ở trường THPT Trong đó, chức năng lập kế hoạch sẽ định hướng toàn

bộ hoạt động giáo dục GTQT ở trường; chức năng tổ chức hướng tới toàn bộ cáchoạt động trong trường đều được thúc đẩy để góp phần giáo dục GTQT cho họcsinh; chức năng lãnh đạo chỉ đạo được gắn liền với toàn bộ các thành tố của quátrình giáo dục; chức năng kiểm tra – đánh giá hướng toàn bộ các hoạt động giảng

dạy – giáo dục của nhà trường vào kết quả cuối c ng “kết quả đầu ra“ về giáo dục

GTQT cần đạt được ở mỗi học sinh, giúp học sinh không chỉ được trang bị kiếnthức mà còn biết sử dụng những tri thức được tiếp thu để giải quyết các tình huống

do cuộc sống đặt ra bởi giáo dục GTQT cho học sinh chỉ thực sự có ý nghĩa khi họcsinh vận dụng chúng một cách hiệu quả trong cuộc sống, góp phần tích cực vào việcphát triển nhân cách cá nhân ph hợp với bối cảnh hội nhập Quốc tế

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và cụ thể hóa các vấn đề xây dựng cơ sở líluận về quản lý giáo dục GTQT ở các trường THPT

7.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp khảo sát, điều tra bằng phiếu h i nhằm tổng hợp số liệu đểđánh giá thực trạng quản lý giáo dục GTQT cho học sinh ở các trường THPT của

Hà Nội cũng như tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

- Phương pháp quan sát: dự giờ trên lớp và c ng tham gia một số hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp, tham gia câu lạc bộ, di n đàn của học sinh để có nhữngnhận x t khách quan về tổ chức hoạt động giáo dục GTQT trong trường THPT

- Phương pháp chuyên gia được sử dụng thông qua phiếu h i, trao đổi để xem

x t, bổ sung những nội dung liên quan cũng như khẳng định mức độ cấp thiết

và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm được tiến hành để bổ sung những nhậnđịnh, làm phong phú thực trạng giáo dục, quản lý giáo dục GTQT ở các trườngTHPT của Hà Nội

Trang 21

- Phương pháp thử nghiệm: Áp dụng một giải pháp vào thực trạng quản lýgiáo dục GTQT cho học sinh ở 01 trường THPT của Hà Nội, trên cơ sở đó đánh giá,

so sánh kết quả đạt được tại thời điểm trước và sau thử nghiệm nhằm kiểm chứngbước đầu về tính khả thi và ý nghĩa của giải pháp đã được đề xuất

- Phương pháp thống kê: Sử dụng chương trình SPSS để phân tích các số liệuthu được

8 Những luận điểm bảo vệ

8.1 Giáo dục các GTQT cho học sinh THPT là một trong những nhiệm vụhết sức quan trọng và cấp thiết đối với các trường THPT Quản lý giáo dục GTQTtheo hai cách tiếp cận cơ bản (tiếp cận theo quá trình giáo dục và tiếp cận theo cácchức năng quản lý) là điều kiện cần thiết giúp học sinh sống và làm việc hiệu quảtrong môi trường hội nhập Quốc tế rộng mở, góp phần xây dựng và phát triển nhâncách toàn diện cho học sinh THPT trong thời kỳ hội nhập Quốc tế, hướng tới sựphát triển của người công dân toàn cầu

8.2 Quản lý giáo dục GTQT cho học sinh THPT Hà Nội được thực hiệnthông qua quản lý hoạt động dạy học trên lớp, các Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lênlớp cho học sinh trên nền xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tích cực cũngnhư các hoạt động có sự phối hợp của các cấp quản lý, các lực lượng trong nhàtrường và giữa trường với các tổ chức chính trị - xã hội của Hà Nội

8.3 Xây dựng các giải pháp quản lý giáo dục GTQT cho học sinh THPT HàNội ph hợp với điều kiện cụ thể của Thủ đô sẽ giúp học, sinh sống và làm việc hiệuquả trong môi trường hội nhập Quốc tế rộng mở, hướng tới sự phát triển của ngườicông dân toàn cầu, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậcTHPT, hướng tới đạt được mục tiêu của giáo dục THPT của Hà Nội đã đặt ra trongthời kỳ hội nhập Quốc tế

9 Đóng góp mới của luận án

9.1 Về cơ sở uận

Luận án đã hệ thống hóa, phát triển lý luận về quản lý giáo dục GTQT chohọc sinh THPT trong bối cảnh hiện nay

Trang 22

và tính khả thi cao, thực sự góp phần thiết thực vào việc nâng cao kết quả giáo dụcGTQT cho học sinh THPT Hà Nội.

 Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tạo cơ sở khoa học cho giáo

dục GTQT cho học sinh của các trường THPT ph hợp với đặc th riêng của Hà Nội,đáp ứng yêu cầu thực ti n đặt ra, từ đó giúp học sinh nâng cao chất lượng cuộc sống

của mình để hòa nhập vào môi trường Quốc tế rộng lớn một cách hiệu quả, góp phần

nâng cao chất lượng giáo dục bậc THPT của Thủ đô

10 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục luận án gồm 3 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh

THPT trong bối cảnh hiện nay

Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT

Hà Nội trong bối cảnh hiện nay

Chương 3: Các giải pháp quản lý giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh

THPT Hà Nội trong bối cảnh hiện nay

Trang 23

“Hiện đại hóa và hậu hiện đại hóa”, trong đó tác giả đã tập trung phân tích quá trình

xã hội vận động với các biến đổi về văn hóa Qua đó các giá trị cá nhân có thể thayđổi, dẫn đến đề cao các giá trị mới, lối sống mới [67] Năm 1971, tuyển tập các bàibáo “Những giá trị và tương lai, ảnh hưởng của những thay đổi công nghệ đối vớicác giá trị của Hoa Kỳ” đã được xuất bản ở New York trình bày các nghiên cứu củacác môn khoa học nhân văn, các bộ môn khoa học lý luận và khoa học lịch sử

nghiên cứu về giá trị [74; trang 12].

Từ những năm 1980, cuộc điều tra về giá trị ở châu Âu đã được tiến hành với

sự tham gia của nhiều nước Trên cơ sở đó cuộc điều tra giá trị thế giới (WVS) từnăm 1990 bắt đầu được thực hiện, trong đó năm 2001 Việt Nam bắt đầu tham giavào vòng 4 của dự án này với sự tham gia trả lời phiếu h i của 1000 người tại 200

xã phường thuộc 99 huyện của 20 tỉnh thành trong cả nước [45; trang 35].

Trang 24

Ph hợp với kết quả nghiên cứu trên, chương trình khoa học công nghệ cấpNhà nước “Con người Việt Nam – mục tiêu và động lực của sự phát triển Kinh tế -

Xã hội “KX – 07 (1991 – 1995) do GS.VS Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm đã đánhgiá những thay đổi trong hệ thống giá trị nhân cách con người Việt Nam khi đi vàocông nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng xã hội mới ở nước ta Đó là hệ thống giá trịnhân văn - đạo đức mang tính truyền thống (như lòng tự hào dân tộc, tự hào vềtruyền thống: yêu nước, bất khuất, tự lập, tự cường, lao động cần c , thông minh,hiếu học, trọng thầy, hiếu thảo, thủy chung, ý thức cộng đồng, nhân ái, vị tha, rộnglượng, d thích nghi, thích hài hòa ) kết hợp với những giá trị nhân văn hiện đại (nhưyêu hòa bình, tự do, việc làm, gia đình, sức kh e, an ninh, công bằng, công lý, sống

có mục đích và niểm tin, ý chí vươn lên, lập nghiệp, học vấn, trí tuệ, nhạy cảm vớicái mới, sẵn sàng tiếp thu cái mới, hướng vào nghề có thu nhập cao, năng động,sáng tạo, thích nghi nhanh) Kết quả nghiên cứu cũng nêu rõ những hạn chế, nhất làchuyển đổi thang giá trị khi xu hướng “hướng ngoại” bao tr m nhiều lĩnh vực đờisống, d bắt chước, lai tạp cũng như xu hướng “hưởng thụ vật chất” ngày càng giatăng, s ng bái đồng tiền, xa xỉ, lãng phí [33; trang 97] Từ đó, tác giả Phạm

Minh Hạc và nhóm nghiên cứu đã thử phác thảo một mô hình nhân cách con người Viêt Nam thế kỷ XXI với những giá trị đặc trưng: có lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; có ý chí kiên cường, có hoài bão lớn lao phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, có tư duy sáng tạo và óc thực nghiệm, có k năngthực hành gi i, tay nghề cao, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật,

có tinh thần trách nhiệm cao, có lòng nhân ái, tôn trọng và hợp tác được với người khác, có sức kh e, có khả năng tự hoàn thiện không ngừng, năng động và thích ứng,

có tinh thần pháp luật và ý thức công dân, có ý thức bảo vệ môi sinh, biết yêu cái

đẹp [33; trang 106].

Hiện nay, toàn cầu hóa đang là xu thế chung của thế giới Tham gia hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa trên cơ sở giữ vững bản sắc dân tộc và hội nhập hiệu quả

Trang 25

phát triển toàn diện con người phải đáp ứng được yêu cầu của toàn cầu hóa đặt ra,theo đó phổ giá trị con người không chỉ giới hạn trong khuôn khổ phạm vi mỗi quốcgia mà còn bao hàm rất nhiều mối quan hệ, hướng tới đáp ứng được những đòi h i,

thách thức đặt ra của tất cả các nước trên thế giới [33; trang 75].

Xung quanh vấn đề “Thế nào là con người Việt Nam thế kỷ XXI”, các nhàkhoa học tại “Bàn tròn” của tạp chí Thế giới mới đã nhấn mạnh các yêu cầu sau đốivới con người Việt Nam thế kỷ XXI:

- Con người hạnh phúc, tự do hơn

- Làm cho dân tộc phú cường

- Khả năng thuyết phục

- Tài năng đích thực [75]

Nghiên cứu giá trị ở thế hệ trẻ - nguồn nhân lực đặc biệt quan trọng cho sựphát triển của đất nước luôn được đặc biệt quan tâm trong nhiều công trình nghiêncứu Kết quả nghiên cứu của đề tài “Chuẩn mực và giải pháp hình thành đạo đứccon người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa“ với sự khảo sát đối với

353 học sinh, sinh viên, 194 giáo viên và 119 cán bộ quản lý xã hội về thực trạngđạo đức của học sinh, sinh viên cho thấy cả về nhận thức cũng như biểu hiện tronglối sống, thang giá trị đạo đức truyền thống có sự đảo lộn Nếu như trước đây, trong

ý thức, thái độ cũng như trong hành động của nhân dân ta nói chung, Thanh niên,học sinh, sinh viên nói riêng bao giờ cũng đặt Tổ quốc, xã hội lên trên tất cả cácquan hệ khác thì kết quả nghiên cứu của đề tài lại cho thấy thứ tự đó đã có sự thayđổi theo chiều hướng các quan hệ đối với người thân, người ruột thịt được đặt lên

trước [30, trang 35].

Trang 26

Các báo cáo tại Hội thảo khoa học [79] đã khẳng định các giá trị văn hóacũng như bản sắc văn hóa được hình thành và định hình trong cả một thời gian dàicủa lịch sử, do đó là yếu tố khá bền vững Tuy nhiên, các giá trị đó không phải là bấtbiến, mà cần được nhìn trong trạng thái “động” theo sự biến đổi của xã hội Điềunày đặc biệt quan trọng trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang chuyển đổi từ xã hộitruyền thống sang xã hội hiện đại, trong xu hướng Việt Nam đang trong quá trìnhhội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa vìmục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1.1.2 Gi o d c gi tr

Toàn cầu hóa gắn liền với mở rộng hội nhập, mở ra nhiều cơ hội song cũngđầy thách thức đối với mỗi quốc gia Do đó, giáo dục các giá trị nói chung và chongười học trong nhà trường nói riêng lại càng có một ý nghĩa đặc biệt cần thiết

Các nước Nam M từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã sớm đặt vấn đềgiáo dục giá trị Trên cơ sở đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu giátrị và giáo dục giá trị, năm 1993 – 1994 chính phủ Jamaica đã công bố Chương trìnhgiá trị và thái độ Nước Anh có Hội đồng giáo dục giá trị nhằm mục đích nâng cao

nhận thức về giá trị và giáo dục giá trị [32, trang 97].

Công trình nghiên cứu “Giáo dục giá trị cho người Philippin” đã xác định cơcấu giáo dục giá trị dựa trên sự hiểu biết về con người Philippin trong hoàn cảnhlịch sử và văn hóa cụ thể Nhiệm vụ của giáo dục là tạo điều kiện cho người dânPhilippin phát triển được tiềm năng của họ, góp phần vào việc phát triển văn hóa,phát triển nguồn nhân lực, xây dựng các cơ sở giáo dục và đào tạo ph hợp để đưaPhilippin thành một đất nước nhân văn và công bằng [45]

Trong những thập kỷ gần đây, giáo dục giá trị ngày càng được đặc biệt quantâm trong nhà trường ở các quốc gia Để chuẩn bị cho giáo dục thế kỷ XXI, năm

1986 – 1987, UNESCO đã đề nghị The club of Rome tiến hành điều tra Quốc tế vềgiá trị đạo đức của con người với mục đích hướng dẫn những người làm công tácgiáo dục giảng dạy các vấn đề về giáo dục đạo đức và sử dụng vào hệ thống giáo

Trang 27

dục của nhiều nước khác nhau, ở tất cả những nơi mà thế hệ trẻ cần được giáo dục

về giá trị đạo đức [79]

Cuốn tài liệu “Giá trị trong hành động” của Trung tâm canh tân và công nghệgiáo dục thuộc Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO) xuất bảnnăm 1992 đã phân tích những quan điểm, mục tiêu, chương trình và biện pháp đưagiáo dục giá trị vào nhà trường và cộng đồng của các nước Indonesia, Philippin,Singapore, Thái lan, Malaysia [68] Trên cơ sở khẳng định vấn đề giáo dục giátrị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự phát triển toàn diện nhân cách người học,các quốc gia đều chú trọng triển khai tích cực nội dung giáo dục giá trị trong nhàtrường

Từ năm 1999, Úc đã có chương trình giáo dục giá trị trong nhà trường đồngthời c ng có cả mạng giáo dục giá trị (Values Educators Network) Năm 2003, Úcthành lập Hội giáo dục giá trị sống với nhiều dự án về nghiên cứu giá trị và giáo dụcgiá trị Chính phủ Úc thành lập Qu xuất bản xây dựng giá trị cho tất cả các trường

[42; trang 13].

Năm 1996, UNICEF tổ chức hội thảo “Xác nhận lòng tin vào những quyền

cơ bản của con người, về phẩm cách và giá trị của con người” (lời mở đầu của Hiếnchương Liên Hiệp Quốc) với sự tham gia của 20 nhà giáo dục bàn về giáo dục giátrị sống (Living Values Education – LVE) Năm 1997, với sự hợp tác của các nhàgiáo dục trên thế giới, dưới sự hỗ trợ của UNESCO và Ủy ban quốc gia về UNICEFcủa Tây Ban Nha, Tổ chức Hành tinh và Tổ chức Brahma Kumaris đã xây dựngChương trình giáo dục giá trị sống (LVEP) Bộ sách “Những giá trị sống“ gồm 5quyển của LVEP (được xuất bản tháng 4 năm 2001) đã được đưa vào giảng dạy tạihơn 4000 điểm thuộc 80 quốc gia với mục đích là cung cấp những nguyên tắc,hướng dẫn hướng tới phát triển toàn diện con người với thể chất, trí tuệ, tình cảm vàtinh thần [119]

Trong công trình nghiên cứu về “Phát triển giáo dục Việt Nam trong nền kinh

tế thị trường và hội nhập Quốc tế”, tác giả Trần Quốc Toản đã hệ thống hóa nhữngvấn đề lý luận cơ bản của phát triển giáo dục Việt Nam trong nền kinh tế thị

Trang 28

trường và hội nhập Quốc tế với 7 quan điểm chỉ đạo và cơ chế phát triển giáo dục[83].

1.1.3 Gi o d c gi tr u c t

Chương trình Giá trị sống lần đầu tiên được đưa ra năm 1995 khi 186 thànhviên trong Tổ chức Liên Hợp Quốc chọn ra 12 giá trị cốt lõi nhất mang tính chungtoàn cầu Chương trình này đã được triển khai ở rất nhiều nước trên thế giới hướngtới khẳng định lòng tin vào quyền cơ bản của con người, về phẩm cách và giá trị củamỗi người nhằm kêu gọi sự chia sẻ các giá trị cho một thế giới tốt đẹp hơn, tất cảmọi người đều được sống trong thế giới hòa bình, tôn trọng, hạnh phúc Có thể chianhững giá trị sống này thành ba nhóm chính:

- Nhóm 1 gồm 2 giá trị sống chung: hòa bình và tự do

- Nhóm 2 gồm 6 giá trị phẩm chất nhân cách bản thân: khoan dung,khiêm tốn, giản dị, trung thực, yêu thương, hạnh phúc

- Nhóm 3 gồm 4 giá trị quan hệ liên nhân cách, quan hệ với nhóm, với

cộng đồng: tôn trọng, hợp tác, đoàn kết, trách nhiệm [8; trang 48].

Sách hướng dẫn các giá trị sống là một phần của dự án “Chia sẻ các giá trị vìmột thế giới tốt đẹp hơn” Bên cạnh việc cung cấp những bài học về 12 giá trị cơbản, đưa ra các cách nhìn nhận cá nhân cho sự sáng tạo và duy trì những thay đổitích cực, gợi mở những đề tài thảo luận và các hoạt động nhóm có hướng dẫn, sáchcòn giới thiệu các hoạt động giá trị dành cho học sinh và có thể áp dụng trong lớphọc Chính chương trình dành cho lớp học nói trên đã trở thành nguồn cảm hứng và

động lực cho sự ra đời của chương trình Các giá trị sống: một sáng kiến giáo dục

(Living values: An Education Initiative (LVEI) Chương trình này ra đời từ sự kiện

20 nhà giáo dục trên khắp thế giới tập hợp tại trụ sở UNICEF vào tháng 8 năm 1996

để thảo luận về nhu cầu của trẻ em, những trải nghiệm khi tiếp xúc với các giá trị.Chương trình được đưa vào thử nghiệm từ tháng 2 năm 1997 Sau đó, hiệp hội giáodục các giá trị sống Quốc tế được UNESCO giúp đỡ đã mang chương trình này tới

77 ở Châu Âu, Châu Phi, Châu Á, Trung đông và M

Trang 29

Hội thảo khoa học Quốc tế về "Giáo dục giá trị trong bối cảnh hội nhập"

[42] với 70 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, các nhà báo đến từ cáctrường Đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan báo chí, truyền thông trong nước vàQuốc tế nhằm phát triển lý luận về giáo dục giá trị và xây dựng hệ giá trị trong bốicảnh hội nhập hiện nay; nghiên cứu thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáodục giá trị và xây dựng hệ giá trị ở Việt Nam cũng như trên thế giới Các nhà khoahọc đã đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm trong giáo dục giá trị của các quốc gia trên thếgiới, học h i kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp xây dựng hệ giá trị toàn cầu vìnền hòa bình và hợp tác phát triển giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới Tại hộithảo, các tham luận đã đi sâu, làm sáng t những vấn đề cơ bản và quan trọng về giátrị và hệ giá trị; những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn giá trị trong bối cảnh hộinhập; xu hướng biến động của những giá trị; những yêu cầu, phương pháp, nội dunggiáo dục giá trị trong giai đoạn hiện Các nhà khoa học của Việt Nam tại hội thảo đãkhẳng định: Xây dựng hệ giá trị văn hoá và con người trong bối cảnh hội nhậpkhông chỉ là một vấn đề lớn đối với Việt Nam mà còn đối với cả thế giới nhằm gìngiữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và hướng tới hội nhập thành công Hơn lúcnào hết, cần phải nhìn nhận lại một cách khoa học xu hướng biến đổi của hệ giá trịhiện tại; khẳng định giá trị Việt Nam, kế thừa và phát huy giá trị truyền thống củadân tộc, đồng thời phải tiến hành giáo dục, truyền bá giá trị chân chính, để các giátrị này thấm đến mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, để chuẩn bị cho họ đi vào cuộcsống tương lai trong bối cảnh hội nhập toàn cầu Theo đó, theo tác giả Trương NgọcNam các giá trị sau đều phải được hòa quyện nhau trong giáo dục để phát triển toàndiện nhân cách con người nói chung và cho học sinh nói riêng:

Giá trị thuộc về cá nhân là đạo đức, thẩm m , việc làm, quyền con người, thu

nhập

Giá trị thuộc về cộng đồng quốc gia dân tộc là độc lập, thống nhất, toàn vẹn

lãnh thổ, là bản sắc dân tộc, thuần phong m tục

Các giá trị nhân loại là hoà bình, hợp tác, khoan dung, dân chủ Đó chính là hệ

giá trị chi phối con người, cộng đồng xã hội và nhân loại trong quá trình phát triển [56].

Trang 30

1.1.4 u n gi o d c gi tr u c t

Quản lý giáo dục là một yếu tố đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng tới việcnăng cao chất lượng giáo dục Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lýgiáo dục dưới nhiều góc độ khác nhau, ở các mức phân cấp giáo dục và các cấp bậchọc khác nhau

Trong cuốn “Quản lý nhà nước về giáo dục: Lý luận và thực ti n” [51], tácgiả Đặng Bá Lãm c ng tập thể các tác giả đã tập trung xây dựng căn cứ khoa họcvững chắc cho những đổi mới về quản lý giáo dục, quản lý nhà nước về chất lượngđào tạo cũng như trình bày phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu vấn đề đổimới quản lý nhà nước về giáo dục, phân tích thực trạng về công tác quản lý nhànước về giáo dục ở nước ta từ Trung ương đến địa phương; các mô hình quản lýgiáo dục, sự phân cấp quản lý giáo dục, vai trò của xã hội hóa giáo dục của một

số nước trên thế giới

Trong cuốn “Quản lý giáo dục”, tác giả B i Minh Hiền và các tác giả khác đãgiới thiệu các mô hình quản lý nhà nước về giáo dục, quản lý chất lượng giáo dục,đổi mới quản lý giáo dục đồng thời phân tích sâu về quản lý tài chính trong giáodục, xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý Các nội dung quản lý như quản

lý thiết bị dạy học trong nhà trường, thông tin quản lý giáo dục trong nhà trường,xây dựng văn hóa quản lý trong điều hành giáo dục và nhà trường cũng được các tácgiả đặc biệt quan tâm Bên cạnh đó, quản lý giáo dục trong xu thế hội nhập và toàncầu hóa với các nội dung như toàn cầu hóa và quản lý giáo dục, đặc

trưng cơ bản của toàn cầu hóa văn hóa, giáo dục và quản lý với những ảnhhưởng tích cực, tiêu cực cũng như thời cơ, thách thức đặt ra về đổi mới quản lý giáodục đối với các nước, trong đó có Việt Nam cũng được các tác giả tập trung phântích Đồng thời, những yêu cầu như hội nhập Quốc tế về giáo dục phải giữ vữngtính độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, phải tuân thủ các nguyên tắc chung, giữgìn, phát huy bản sắc dân tộc trong giáo dục, phải nhằm vào mục tiêu phát triểngiáo dục, hạn chế tối đa những tiêu cực ảnh hưởng đến từ bên ngoài đã được đặt rađối với quản lý giáo dục trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa [39]

Trang 31

Tác giả Đặng Quốc Bảo và Nguy n Thành Vinh trong cuốn “Quản lý nhà

trường” [4] đã phân tích cụ thể 7 nội dung cơ bản về quản ý nhà trường, đó là:

Quản lý hoạt động dạy học và kiểm định chất lượng, Quản lý các hoạt động giáodục, hỗ trợ hoạt động dạy học, Quản lý nhân sự trong nhà trường, Quản lý tài chínhtrong nhà trường, Quản lý Cơ sở vật chất – K thuật của nhà trường, Quản lý hànhchính trường học và kiểm tra nội bộ trường học

Bên cạnh những công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục, hiện nay quản lý

giáo dục giá trị, tập trung vào quản lý giáo dục giá trị, kỹ năng sống cho học sinh

trong nhà trường được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu.

Giáo dục đạo đức cho học sinh luôn là một thành phần quan trọng, được đặt

ra song hành cùng giáo dục kiến thức, k năng trong mục tiêu giáo dục của nước ta.Tuy nhiên, từ khoảng hơn hai thập kỷ trở lại đây, khái niệm này thường được cụ thểhóa thông qua khái niệm giáo dục giá trị sống và k năng sống, do đó, quản lý giáodục giá trị sống và k năng sống cho học sinh là một nội dung đặc biệt quan trọngtrong công tác quản lý ở nhà trường

Năm 2011, Hợp phần Quản lý giáo dục, Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ

k thuật v ng Flamang, Vương quốc Bỉ (VVOB Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo vàxây dựng chương trình, tài liệu tập huấn 2011 với chủ đề: “Hiệu trưởng trườngTrung học cơ sở với vấn đề giáo dục giá trị sống, k năng sống và giao tiếp ứng xửtrong quản lý” Hội thảo đã gợi mở ra con đường giáo dục giá trị sống, k năng sốngcho học sinh, chính là con đường hiệu quả để giải quyết vấn đề khủng hoảng

phát triển nhân cách học sinh và đáp ứng những đòi h i cấp thiết của việc xâydựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhậpQuốc tế; vừa tiếp thu những giá trị hiện đại, toàn cầu, vừa giữ gìn, phát huy đượcnhững giá trị tinh thần, bản sắc dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam ngàn năm

văn hiến [57; Trang 5 – 6] Trên cơ sở đó, năm 2012, các tác giả Lục Thị Nga và

Nguy n Thanh Bình trong cuốn tài liệu tập huấn “Bộ GD&ĐT Hiệu trưởng trườngTrung học với vấn đề giáo dục giá trị sống, k năng sống và giao tiếp ứng xử trongquản lý“ đã giúp Hiệu trưởng trường THPT nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục giá

Trang 32

trị sống, k năng sống và giao tiếp ứng xử cho học sinh thông qua ba nội dung cơbản: Hiệu trưởng trường THPT với vấn đề giáo dục giá trị sống trong giai đoạn hiệnnay, Hiệu trưởng trường THPT với vấn đề giáo dục k năng sống trong giai đoạnhiện nay và một số k năng giao tiếp, ứng xử của Hiệu trưởng trường THPT trongcông tác quản lý giáo dục [57].

Giáo dục giá trị sống, k năng sống cho học sinh trong nhà trường được thựchiện thông qua mọi hoạt động dạy học, thông qua các hoạt động của nhà trường,thông qua môi trường nhà trường Trong đó, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cóvai trò quan trọng

Ở nước ta, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được Bộ GD-ĐT đưa vàochương trình phân ban thí điểm THPT năm học 2002 - 2003 đáp ứng cho việc triểnkhai Nghị quyết số 40 2000 QH10 của Quốc hội và Chỉ thị số 14 2001 CT-TTg củaThủ tướng Chính phủ về đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phươngpháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông; và tiếp tục được triển khaicuốn chiếu bằng chương trình phân ban đại trà với tất cả các trường THPT từ nămhọc 2006 - 2007 cho đến nay Theo đó, đã có những luận án tiến sĩ nghiên cứu đểnâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như luận án tiến sĩ

“Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT”của Nguy n Thị Thành đã phân tích ý nghĩa của HĐGDNGLL trong việc gắn kếtnhà trường với cuộc sống xã hội, tạo điều kiện giúp học sinh hình thành, phát triểngiá trị, k năng sống đáp ứng yêu cầu của hội nhập Quốc tế Luận án đã đề xuất một

số biện pháp tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh THPT nhằm tăng cường hiệu quảgiáo dục cho học sinh như nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục; nâng caonăng lực đội ngũ tổ chức; phát huy vai trò của chủ thể học sinh; biện pháp thi đua;đầu tư các điều kiện và cơ sở vật chất (CSVC); xã hội hóa giáo dục; đa dạng hoá cácloại hình hoạt động và các hình thức tổ chức; biện pháp xây dựng quy trình tổ chứccác dạng hoạt động [78] Ngoài ra, gần đây một số luận án chuyên ngành quản lýgiáo dục theo hướng nghiên cứu quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT theo nhiềugóc độ khác nhau cũng được tập trung nghiên cứu như luận án “Quản lý hoạt

Trang 33

động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng xã hội hóa ở trường THPT Thành phố HồChí Minh” của Phạm Thị Lệ Nhân (2015) Trên cơ sở phân tích vấn đề lý luận vềHĐGDNGLL theo hướng xã hội hóa và quản lý HĐGDNGLL theo hướng xã hội hóa

ở trường THPT và phân tích thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở các trường THPT tạiThành phố Hồ Chí Minh, luận án đã đề xuất 7 biện pháp quản lý HĐGDNGLL theohướng xã hội hóa ở trường THPT [62] Luận án “Quản lý hoạt động giáo dục giá trịsống và kĩ năng sống cho học sinh các trường Trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mớigiáo dục” của Phạm Thị Nga năm 2016 đã xác định tầm quan trọng của hoạt động giáodục và quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiệnnay, vai trò nòng cốt của nhà trường trong tổ chức, quản lí hoạt động giáo dụcGTS&KNS và trong việc lôi cuốn CMHS và các tổ chức xã hội vào hoạt động nàycũng như đã đề xuất 6 biện pháp bao quát hết các chức năng quản lí, kế hoạch hoá, tổchức, chỉ đạo, kiểm tra, xuyên suốt mọi hoạt động trong trường (giờ học,

HĐGDNGLL, vui chơi, giải trí, sử dụng các hình thức, phương pháp giáo dục )[58] Như vậy, thông qua tổng quan nghiên cứu vấn đề trên đây cho thấy: trongnhững năm qua, nghiên cứu về giá trị, giá trị sống, giáo dục đạo đức, giáo dục giá trịsống nói chung và quản lý giáo dục giá trị sống, quản lý hoạt động giáo dục k năngsống cho học sinh trong nhà trường nói riêng ngày càng được nhiều tác giả tập trungnghiên cứu

Tuy nhiên, trong phạm vi hiểu biết của tác giả, công trình nghiên cứu vềquản lý giáo dục GTQT cho học sinh ở trường THPT để từ đó đề xuất những giảipháp quản lý giáo dục GTQT cho học sinh ở trường THPT còn chưa được quan tâm

Do đó, theo chúng tôi đề tài “Quản lý giáo dục GTQT cho học sinh THPT Hà Nội

trong bối cảnh hiện nay” cần được nghiên cứu vì có ý nghĩa thiết thực, giúp học

sinh nâng cao chất lượng cuộc sống của mình để hòa nhập vào môi trường Quốc tếrộng lớn một cách hiệu quả

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Gi o d c

Trang 34

Để tồn tại và phát triển, con người phải trải qua quá trình lao động Trong laođộng và cuộc sống hàng ngày con người nhận thức thế giới xung quanh, tích lu kinhnghiệm, từ đó nảy sinh nhu cầu truyền đạt những hiểu biết ấy cho nhau và phát sinh hiện tượng giáo dục.

Lúc đầu giáo dục xuất hiện như là một hiện tượng tự phát, sau đó trở thànhmột hoạt động có ý thức Ngày nay giáo dục đã trở thành một hoạt động được tổchức đặc biệt, đạt tới trình độ cao, có nội dung, chương trình, kế hoạch và phươngpháp hiện đại thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của xã hội loài người

Vì vậy giáo dục là hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có

kế hoạch, ảnh hưởng tự giác, chủ động đến con người đưa đến sự hình thành, pháttriển tâm lý, ý thức, nhân cách Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động củagia đình, nhà trường, xã hội bao gồm cả dạy và học c ng các tác động giáo dục khácđến con người Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể xem như một quá trình tác động đến

tư tưởng, đạo đức, hành vi của con người (Giáo dục đạo đức, giáo dục lao động,giáo dục lối sống ) Là hiện tượng xã hội đặc biệt, chỉ di n ra trong xã hội loàingười, theo Mark: Giáo dục là một hiện tượng xã hội, nhưng nó không nhất thànhbất biến, mà là quá trình biến đổi liên tục T y thuộc vào biến đổi của nền sản xuất

xã hội, vào sự phát triển Khoa học K thuật - Công nghệ và lịch sử, đã hình thànhnhững nền giáo dục khác nhau

Giáo dục phục vụ cho sự tái tạo và duy trì, phát triển xã hội, sự bảo tồn, tiếptục phát triển những di sản văn hóa, hình thành và duy trì trật tự xã hội phát triển

Do đó, trong một ý nghĩa nhất định, mục tiêu của giáo dục tập trung vào những yêucầu, đòi h i mà xã hội đặt ra, hướng tới những giá trị xã hội tích cực cần đạt được ởđối tượng giáo dục người học nhằm nhận thức và cải tạo thế giới một cách tích cực,khoa học không chỉ ở hiện tại mà cả trong tương lai

Giáo dục là một quá trình hình thành và phát triển nhiều mặt của cá nhântrong sự tác động qua lại giữa bản thân và môi trường để hình thành và phát triểnnhân cách, mở rộng những khả năng văn hóa, xã hội, những kinh nghiệm sống bản

Trang 35

thân Để mô tả quá trình này, thuật ngữ giáo dục phải được sử dụng trong một ý nghĩa rộng.

Giáo dục với ý nghĩa là một quá trình hình thành và phát triển nhiều mặt của

cá nhân:

1.2.1.1 Giáo dục như là sự nhận thức thế giới

Điều đó được thể hiện cụ thể qua mối quan hệ của cá nhân với:

- Thế giới văn hoá: được mô tả trước hết đều gắn với những di sản văn hoá,

những thành quả và sự bảo tồn tượng trưng mang tính lịch sử

- Thế giới đồ đạc – vật chất: được mô tả trước hết đều gắn với thế giới tự

nhiên bên ngoài và với đồ vật nhân loại đã tạo ra, những sản phẩm xã hội

- Thế giới xã hội: được mô tả trước hết đều gắn với những quy định xã hội,

những quy tắc giao tiếp, những mối quan hệ giữa con người và với thể chế chính trị

- Thế giới chủ thể: được mô tả trước hết đều gắn với cái riêng - bao gồm cả cái

riêng của ”thế giới nội tâm” cũng như cái riêng của ”thế giới thể chất” của cá nhân

1.2.1.2 Giáo dục với ý nghĩa là một quá trình hình thành và phát triển những khả năng cơ bản

Qua đó thể hiện khả năng cụ thể của cá nhân:

- Khả năng văn hoá: khả năng tượng trưng biểu tượng ngôn ngữ nhằm lĩnh

hội những tri thức văn hóa đã được tích lu , những di sản văn hoá, đồng thời thôngqua ngôn ngữ để khai thác, giải thích, hiểu và sử dụng chúng

- Khả năng hiểu về các công cụ – phương tiện: khả năng gắn liền đối tượng

để giải thích một cách khoa học thế giới tự nhiên và vật chất được khám phá cũngnhư thế giới đồ vật, sản phẩm, công cụ được tạo nên mang tính k thuật trong nhữngmối quan hệ nội tại của chúng, đồng thời khả năng sử dụng chúng trong thế giới tựnhiên và vật chất bên ngoài

- Khả năng xã hội: khả năng giao tiếp của chủ thể để cảm nhận về thế giới

xã hội bên ngoài, khả năng hợp tác, tham gia vào xã hội cũng như c ng ảnh hưởngtới thiết chế của cộng đồng

Trang 36

- Khả năng cá nhân: khả năng của cá nhân để phát triển nhân cách

mang tính

đặc th bản thân với thể chất, thế giới nội tâm mang n t đặc trưng riêng

1.2.1.3 Giáo dục - Sự tác động qua lại giữa bản thân và môi trường để hình thành

và phát triển nhân cách

Trong tất cả các mối quan hệ với thế giới, những khả năng cơ bản trên của cánhân có thể thể hiện ở hai mặt :

- “Biết”: gồm trí tuệ, đạo đức và tình cảm của cá nhân với thế giới.

- “Hành động”: dựa trên sự lĩnh hội nhận thức cá nhân định hướng và hướng tới hành động cụ thể

Trong đó ở phạm vi “Biết”: Khả năng văn hoá, Khả năng hiểu về các công

cụ – phương tiện nổi lên còn đối với phạm vi “Hành động”: Khả năng xã hội, Khả năng cá nhân được nổi rõ.

Để hiểu khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng thì trong 4 khả năng trên, hai mặt “Biết– Hành động” đều cần được chú ý (không chỉ dừng lại ở nhận thức mà trên cơ sở nhận thứchướng tới hành động tác động vào thế giới) Điều đó được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa hai mặt «Biết» và «Hành động» của cá nhân

trong giáo dục

Trang 37

Như vậy, giáo dục là một hiện tượng xã hội với bản chất là sự truyền đạt vàlĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người Nhờ có giáo dục màcác thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá dân tộc, nhân loại được thừa kế,

bổ sung và trên cơ sở đó xã hội loài người không ngừng tiến lên Giáo dục gắn liềnvới sự tồn tại, phát triển xã hội "Sản phẩm" của giáo dục và đào tạo là con ngườitrong sự tồn tại và phát triển nên chất lượng giáo dục lại càng có tầm quan trọng đặcbiệt và sản phẩm giáo dục mang n t đặc th riêng

Trong một ý nghĩa nhất định, mục tiêu của giáo dục tập trung vào những yêucầu, đòi h i xã hội đặt ra, hướng tới những giá trị xã hội tích cực cần đạt được ở đốitượng giáo dục - người học - nhằm nhận thức và cải tạo thế giới một cách tích cực,khoa học không chỉ trong hiện tại mà trong cả tương lai Như vậy, nội hàm của giáodục và theo đó là chất lượng giáo dục gắn với những nội dung xác định luôn là tâmđiểm được quan tâm nghiên cứu

1.2.2 Giá tr

Luôn gắn liền với cuộc sống con người nên giá trị là một thuật ngữ được sửdụng rất rộng rãi và được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu

Trong các ngôn ngữ phương Tây, thuật ngữ “giá trị” (A Value), bắt nguồn từ

valere của tiếng La-tinh có nghĩa là kh e mạnh, tốt, đáng giá, ban đầu được d ng để

chỉ một thứ gì đó đáng giá, trước hết là theo nghĩa giá trị trao đổi của kinh tế học mànhà kinh tế học chính trị Adam Smith đã nói đến trong tác phẩm nổi tiếng của mình

nhan đề: Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia [98] xuất bản năm 1776 Theo Đại bách khoa toàn thư Xô-viết, giá trị là thuật ngữ được sử dụng

rộng rãi trong các tài liệu triết học và xã hội học để chỉ ý nghĩa con người, xã hội vàvăn hoá của những hiện tượng thực tế nhất định [96] Theo đó, J.H.Fichter nhậnđịnh: ”Tất cả cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân và

xã hội đều có một giá trị“; Chzel định nghĩa giá trị là “những tiêu chuẩn về cái cóthể ao ước được, chúng xác định các mục đích chung của hành động”

Trang 38

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: ”Giá trị là tính có nghĩa tích cực, đáng quý, cóích của các đối tượng với các chủ thể” [32] Các tác giả Nguy n Thị M Lộc và ĐinhThị Kim Thoa [52] cho rằng: giá trị theo nghĩa chung nhất có thể hiểu là cái đã làmcho một khách thể nào đó có ích, có nghĩa, đáng quý đối với chủ thể, được mọingười thừa nhận.

Bên cạnh đó, một số tác giả quan niệm giá trị mang tính hướng đích mongmuốn trong hoạt động con người, ví dụ như Cyde Kluckhohn (1951) cho rằng “Giá

trị là quan niệm về điều mong muốn đặc trưng hiện hay ẩn cho một cá nhân hay một

nhóm và ảnh hưởng tới việc chọn các phương thức, phương tiện hoặc mục tiêu của

hành động” [27; trang 156] hay F.Chzel định nghĩa giá trị là “những tiêu chuẩn về

cái có thể ao ước được, chúng xác định các mục đích chung của hành động”, còntheo Đoàn Văn Chúc “Giá trị là cái ao ước trong đời sống của một cộng đồng xã

hội, một nhóm hay một cá nhân” [79; trang117] Cũng theo hướng này, Phạm Minh Hạc và các cộng sự định nghĩa “Giá trị là cái quy định mục đích của hoạt động” [33;

trang 106].

Từ những quan niệm trên, có thể hiểu giá trị là cái được con người (cá nhân,

nhóm, cộng đồng xã hội) nhận thức là có ý nghĩa, hữu ích đối với cuộc sống Như vậy:

- Giá trị là trạng thái tư tưởng tồn tại bên trong chủ thể cá nhân; là hình ảnhtinh thần có tác dụng định hướng, kích thích, thúc đẩy con người tu dưỡng phấnđấu, hành động

- Giá trị mang tính chủ thể rõ nét: Khách thể chỉ trở thành đối tượng với tưcách là giá trị đối với con người khi con người nhận thức được ý nghĩa của chúng,thể hiện thái độ của chủ thể đối với đối tượng Một vật chỉ được coi là có giá trị khichủ thể nhận thức được ý nghĩa của nó

- Giá trị bao giờ cũng là kết quả của sự so sánh và đánh giá Giá trị được hìnhthành trong nhận thức của con người thông qua việc cá nhân so sánh các sự vật hiệntượng từ góc nhìn của bản thân, đánh giá theo tiêu chí do cá nhân đặt ra gắn liền mức độ quan trọng, cần thiết, mức độ hữu ích đối với cuộc sống của mình, để từ

Trang 39

đó mỗi hiện tượng sự vật sẽ nhận được một giá trị do con người gán cho Sự đánh giá trên cơ sở so sánh như vậy mang lại cho giá trị tính tương đối.

- Giá trị mang tính ổn định tương đối Cùng với thời gian và những thay đồi

về nhận thức, có những giá trị trước đây tiếp tục được duy trì, phát triển; có nhữnggiá trị mới xuất hiện đồng thời có giá trị lại trở nên lạc hậu, k m ý nghĩa và bị mấtdần đi ý nghĩa giá trị lúc ban đầu

- Giá trị có thể là vật chất hay tinh thần; có thể là giá trị riêng đối với

Như vậy, giá trị đạo đức là một khái niệm rộng thuộc phạm tr tinh thần củacon người Giá trị đạo đức gắn liền với các quan niệm, chuẩn mực, nguyên tắc đạođức được chủ thể nhận thức là có ý nghĩa tích cực trong đời sống xã hội

1.2.3.2 Giá trị sống

Khi đề cập giá trị sống là muốn nói đến những điều chúng ta cho là quý giá,

là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi cá nhân Đó là những giá trịthiết thực cho cuộc sống của từng cá nhân giúp người ta sống và làm việc hiệu quảhơn Giá trị sống cũng được hình thành, biến đổi, duy trì theo những quy luật xã hộinhư các giá trị nói chung

Trang 40

- Giá trị sống hướng vào những giá trị tinh thần (không đề cập giá trị về tiền, của cải ).

- Giá trị sống là động lực giúp con người nỗ lực phấn đấu hướng tới, bởitừng giá trị cụ thể trong đó kết hợp hài hòa với nhau giúp cho cuộc sống cá nhân trởnên tốt đẹp hơn, làm cho cuộc sống trở nên hữu ích hơn trong việc đóng góp cáiriêng của cá nhân vào việc cải thiện cuộc sống chung của xã hội

1.2.3.3 Giá trị Quốc tế và quan hệ giữa giá trị đạo đức - giá trị sống - giá trị Quốc tế

Giá trị Quốc tế có thể được hiểu là những điều chúng ta cho là quý giá, quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi cá nhân trong phạm vi toàn cầu Đó là những giá trị thiết thực cho cuộc sống giúp cá nhân học sinh sống và làm việc hiệu quả trong môi trường hội nhập Quốc tế rộng mở Do đó, giá trị Quốc tế:

- Là những giá trị mang tính toàn cầu, hướng tới sự phát triển của cá nhân trong một tầm cao mới của người công dân toàn cầu

- Là động lực giúp con người nỗ lực phấn đấu để đạt được sự phát triển hàihòa của cá nhân trong sự hội nhập Quốc tế, đáp ứng được những đồi h i đặt ra trongphạm vi môi trường Quốc tế rộng mở

- Thể hiện sự thống nhất, kết hợp hài hòa với giá trị mang bản sắc dân tộccủa từng quốc gia để giúp cho cuộc sống cá nhân trở nên tốt đẹp hơn, làm cho cuộcsống trở nên hữu ích hơn trong việc đóng góp cái riêng của cá nhân vào cuộc sốngchung tốt đẹp của xã hội con người

Qua những phân tích trên có thể thấy giữa giá trị đạo đức, giá trị sống và giá

trị Quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều thuộc phạm tr tinh thần, được nhậnthức là có ý nghĩa tích cực đối với chủ thể và là động lực giúp con người nỗ lực phấnđấu Tuy nhiên, giá trị đạo đức là khái niệm rộng, giá trị sống và tiếp đó là GTQT cómục đích và nội hàm ngày càng được cụ thể theo phạm vi xác định Cụ thể:

- Giá trị đạo đức: điều chỉnh và chuẩn hoá hành vi con người nói

Ngày đăng: 22/06/2018, 11:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo(2008), Nghiên cứu chỉ số phát triển con người (HDI) của ViệtNam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt"Nam
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
2. Đặng Quốc Bảo - Đặng Bá Lãm và Cộng sự (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam. Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam
Tác giả: Đặng Quốc Bảo - Đặng Bá Lãm và Cộng sự
Nhà XB: Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
3. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2012), Một số góc nhìn về phát triển và quản lí giáo dục. Nhà Xuất bản Giáo dục Việt nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số góc nhìn về phát triển và quản lí giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú
Nhà XB: Nhà Xuất bản Giáo dục Việt nam
Năm: 2012
4. Đặng Quốc Bảo và Nguy n Thành Vinh (2011), Quản lý nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo và Nguy n Thành Vinh
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2007
6. Bộ GD&ĐT (2009), Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành theo Thông tư số: 29 2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở,trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Năm: 2009
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28 3 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Trường THCS, THPT và trườngphổ thông có nhiều cấp học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2011
9. Nguy n Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà trường
Tác giả: Nguy n Phúc Châu
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2010
12. Chính phủ Việt Nam (2010), Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, ngày 24/12/2010 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 115/2010/NĐ-CP
Tác giả: Chính phủ Việt Nam
Năm: 2010
8. Bộ GD & ĐT (2011), Hiệu trưởng trường Trung học với vấn đề giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lý Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w