1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC HÌNH HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN Ở TRƯỜNG THPT

25 345 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 95,9 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức, điều này đòi hỏi người lao động Việt Nam phải có các phẩm chất như: năng động, chủ động, sáng tạo, có chuyên môn, có khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường, có năng lực thực hành giỏi. Để có những người lao động đạt yêu cầu như vậy, ngành giáo dục có vai trò rất quan trọng. Nhận thức được vai trò của ngành giáo dục, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đưa ra nhiệm vụ và giải pháp về giáo dục là: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đổi mới cơ cấu, tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học. Đề cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội”. Hiện nay, tuy môn Toán luôn được coi là môn học quan trọng ở các cấp học, được học sinh, các bậc phụ huynh và nhà trường quan tâm. Nhưng có một thực tế: học sinh chỉ thấy được tầm quan trọng của môn Toán trong việc thi cử mà không thấy được vai trò của nó trong đời sống hàng ngày. Do vậy học sinh cảm thấy môn Toán khô khan, khó hiểu, không gắn với thực tế cuộc sống, dẫn tới học một cách thụ động, máy móc và thiếu sáng tạo, không biết cách vận dụng kiến thức Toán học. Bản chất của toán học không khô khan, bởi toán học có nguồn gốc từ thực tiễn, nó có mặt ở khắp nơi trong cuộc sống hàng ngày. Nếu trong quá trình học tập môn Toán học sinh được học tập trong các tình huống toán học gắn với thực tiễn thì học sinh sẽ thích thú, tích cực học tập, từ đó hiệu quả giáo dục sẽ tăng lên. Hiện nay trong nhà trường trung học phổ thông, toán học chủ yếu vẫn được dạy theo hướng: lý thuyết đến bài tập thuần túy, mà chưa chú trọng đến việc gắn toán học với thực tiễn hoặc có ý thức nhưng gặp khó khăn để tạo ra một tình huống dạy học gắn với thực tiễn, khiến toán học trở nên trìu tượng, khó hiểu. Thực tế đã có những quan điểm cho thấy việc gắn toán học với thực tiễn là vô cùng quan trọng: Theo Hồ Chí Minh: “Thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác LêNin. Thực tiễn không có lí luận hướng dẫn thì là thực tiễn mù quáng. Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Trong thang đánh giá của PISA thì các tình huống được đưa ra để đánh giá năng lực toán học phổ thông có liên quan mật thiết đến những vấn đề trong cuộc sống. Luật giáo dục (năm 2005) cũng nêu rõ: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Chính vì những lí do trên dẫn tới đề tài được chúng tôi lựa chọn là:“Thiết kế tình huống dạy học hình học gắn với thực tiễn ở trường trung học phổ thông”

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Chu Cẩm Thơ

Hà Nội - 2015

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn vớiphát triển nền kinh tế tri thức, điều này đòi hỏi người lao động Việt Nam phải có cácphẩm chất như: năng động, chủ động, sáng tạo, có chuyên môn, có khả năng thíchứng với sự thay đổi của môi trường, có năng lực thực hành giỏi Để có những ngườilao động đạt yêu cầu như vậy, ngành giáo dục có vai trò rất quan trọng Nhận thứcđược vai trò của ngành giáo dục, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đãđưa ra nhiệm vụ và giải pháp về giáo dục là: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện Đổi mới cơ cấu, tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng “chuẩnhóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” Phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hànhcủa người học Đề cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội”

Hiện nay, tuy môn Toán luôn được coi là môn học quan trọng ở các cấp học,được học sinh, các bậc phụ huynh và nhà trường quan tâm Nhưng có một thực tế:học sinh chỉ thấy được tầm quan trọng của môn Toán trong việc thi cử mà không thấyđược vai trò của nó trong đời sống hàng ngày Do vậy học sinh cảm thấy môn Toánkhô khan, khó hiểu, không gắn với thực tế cuộc sống, dẫn tới học một cách thụ động,máy móc và thiếu sáng tạo, không biết cách vận dụng kiến thức Toán học

Bản chất của toán học không khô khan, bởi toán học có nguồn gốc từ thực tiễn,

nó có mặt ở khắp nơi trong cuộc sống hàng ngày Nếu trong quá trình học tập mônToán học sinh được học tập trong các tình huống toán học gắn với thực tiễn thì họcsinh sẽ thích thú, tích cực học tập, từ đó hiệu quả giáo dục sẽ tăng lên Hiện nay trongnhà trường trung học phổ thông, toán học chủ yếu vẫn được dạy theo hướng: lýthuyết đến bài tập thuần túy, mà chưa chú trọng đến việc gắn toán học với thực tiễnhoặc có ý thức nhưng gặp khó khăn để tạo ra một tình huống dạy học gắn với thựctiễn, khiến toán học trở nên trìu tượng, khó hiểu

Thực tế đã có những quan điểm cho thấy việc gắn toán học với thực tiễn là vôcùng quan trọng: Theo Hồ Chí Minh: “Thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là mộtnguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - LêNin Thực tiễn không có lí luận hướng dẫn

Trang 3

thì là thực tiễn mù quáng Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”.Trong thang đánh giá của PISA thì các tình huống được đưa ra để đánh giá năng lựctoán học phổ thông có liên quan mật thiết đến những vấn đề trong cuộc sống Luậtgiáo dục (năm 2005) cũng nêu rõ: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theonguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liềnvới thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.

Chính vì những lí do trên dẫn tới đề tài được chúng tôi lựa chọn là:“Thiết kế tình huống dạy học hình học gắn với thực tiễn ở trường trung học phổ thông”.

2 PHẠM VI NGHÊN CỨU

Do hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ nghiên cứu nên đề tài chỉ tập

trung vào việc nghiên cứu và xây dựng một số tình huống dạy học hình học gắn vớithực tiễn ở trường trung học phổ thông

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Mục đích của đề tài này là: Nghiên cứu đưa ra những tình huống gắn với thựctiễn trong dạy học nội dung hình học ở trường trung học phổ thông, nhằm tạo ra tàiliệu bổ ích giúp giáo viên vận dụng vào giờ dạy học cụ thể, góp phần nâng cao hiệuquả giáo dục

4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1 Nghiên cứu: Tình huống dạy học là gì? Thế nào là dạy học theo thuyết tìnhhuống?

2 Nghiên cứu: Thế nào là những tình huống gắn với thực tiễn và tác dụng củanó

3 Xây dựng một số tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học nội dung hìnhhọc ở trường trung học phổ thông

4 Nghiên cứu việc áp dụng những tình huống gắn với thực tiễn vào trườngtrung học phổ thông có hiệu quả như thế nào

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối với nhiệm vụ 1, 2, 3: sử dụng phương pháp nghiên cứu lí luận: phân tích, sosánh các luận văn, luận án, sách giáo khoa, giáo trình, bài báo, quan điểm, các vănkiện của đảng, luật giáo dục

Trang 4

Nhiệm vụ 4 được thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm giáo dục, quan sátđiều tra: Giảng dạy một số giờ có sử dụng các tình huống gắn với thực tiễn ở trên và

dự giờ nhằm quan sát hiệu quả của các tình huống đó Trong đó đối tượng thựcnghiệm là các lớp 10, 11 của trường trung học phổ thông Uông Bí – Thành phố Uông

Bí – Tỉnh Quảng Ninh

6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu thiết kế được những tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học nội dunghình học ở trường trung học phổ thông sẽ là một tài liệu giúp giáo viên giảm được sựkhó hiểu, khô khan, trừu tượng của toán, khiến học sinh thấy thích thú hơn khi họctập môn toán Từ đó học sinh học tập tích cực, sáng tạo góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục, đồng thời giúp học sinh thấy được ý nghĩa của toán học với cuộcsống

7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2 Một số tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học nội dung

hình học ở trung học phổ thông

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Tình huống dạy học Dạy học theo thuyết tình huống

1.1.1 Tình huống dạy học

Phần này được trình bày dựa theo [21, tr 213 - 219]

Tình huống học tập lí tưởng: Là tình huống mà giáo viên đưa ra sao cho học

sinh tự mình hình thành hoặc điều chỉnh những kiến thức sẵn có để kiến tạo tri thứcmới Trong tình huống đó kiến thức được hình thành do logic nội tại của tình huống

mà thầy giáo đứng bên ngoài

Điều kiện để một tình huống là tình huống học tập lí tưởng:

(i)Người học đã có một cách giải quyết cho nhiệm vụ đặt ra

Trang 5

(ii) Cách giải quyết của người học tỏ ra chưa đầy đủ, chưa hiệu quả.

(iii) Trong tình huống học tập đó người học có khả năng tự đánh giá kết quảcủa mình

(iv) Tình huống đó phải gợi nhu cầu nhận thức

Các kiểu tình huống học tập lí tưởng:

mới” [30, tr 74 – 80]

1.1.2.2 Đặc trưng của dạy học theo tình huống

Phần này được trình bày dựa theo [21, tr.205 – 212]

Hoạt động của thầy:

 Ủy thác

 Thể thức hóa

Hoạt động của học sinh:

 Học sinh tích cực hoạt động trong tình huống đó, họ giao lưu, trao đổi vớinhau để hình thành kiến thức mới

 Học sinh có thể tìm ra câu trả lời dựa vào kiến thức cũ tuy nhiên câu trả lời đó

tỏ ra không hiệu quả cần phải điều chỉnh lại (học sinh đã thực hiện đồng hóa vàđiều tiết)

1.1.2.3 Vận dụng lí thuyết tình huống vào dạy học

Trang 6

Khi vận dụng lí thuyết tình huống vào dậy học người giáo viên phải tạo ra mộttình huống gợi vấn đề, nhưng như thế là chưa đủ, trong tình huống đó học sinh phảigặp trở ngại về nhận thức, học sinh phải hoạt động, giải quyết vấn đề, phải thay đổinhận thức để có tri thức mới.

Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo thuyết tình huống: Do học sinh phải tham giahoạt động tích cực, nhờ đó học sinh bớt thụ động,thông qua quá trình kiến tạo kiến thứcmới học sinh được phát triển các năng lực trí tuệ Tuy nhiên việc dạy học vận dụng lýthuyết tình huống còn nhiều hạn chế như: tốn kém thời gian để chuẩn bị cũng như thựchiện, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ mới có thể thiết kế, tổ chức được tìnhhuống đạt yêu cầu, lựa chọn nội dung để vận dụng cho phù hợp, hơn nữa trình độ họcsinh hiện nay không đồng đều

1.1.2.4 Cơ hội và thách thức của dạy học theo tình huống

 Cơ hội:

Làn sóng đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra trên thế giới nói chung vàViệt Nam nói riêng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cơ quan giáo dục từtrung ương đến địa phương

Trước đây, việc nghiên cứu và xây dựng tình huống gặp nhiều khó khăn do sựthiếu thốn về tư liệu và tài liệu tham khảo Hiện nay, với sự nỗ lực của công nghệthông tin như internet, ti vi, sách điện tử, báo điện tử, các phần mềm dạy học, … lànguồn cung cấp thông tin phong phú cho giáo viên thiết kế những tình huống hay,hấp dẫn và mang tính thời sự

 Thách thức:

Dạy học tình huống không phải là chìa khóa vạn năng trong giảng dạy Nhữngthách thức khi vận dụng dạy học tình huống vào trong dạy học bao gồm cả các yếu tốchủ quan (giáo viên và học sinh) và các yếu tố khách quan (môi trường, điều kiện vậtchất) như:

 Dạy học tình huống là phương pháp dạy học đòi hỏi cả người học và ngườidạy phải có những kiến thức, kỹ năng nhất định

 Tâm lý ngại đổi mới, ngại áp dụng những phương pháp mới thay cho nhữngphương pháp giảng bài truyền thống hoặc giáo viên sợ tốn thời gian, công sức

Trang 7

 Việc sử dụng dạy học tình huống quá liều sẽ làm giảm sự tiếp thu các tri thức

lý thuyết và làm người học lầm tưởng rằng thực tế sẽ luôn luôn diễn ra đúng như tìnhhuống cụ thể được học

 Không phải nội dung dạy học nào cũng có thể áp dụng được dạy học tìnhhuống mà giáo viên phải cân nhắc, chọn lựa nội dung sao cho phù hợp với mục tiêudạy học

 Môi trường dạy học, điều kiện cơ sở vật chất, qui mô lớp học, sự hợp tác củacác tổ chức khác

1.2 Tình huống gắn với thực tiễn

1.2.1 Thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Phần này được trình bày dựa theo [5, tr 106 - 124]

Thực tiễn là một phạm trù của triết học chỉ toàn bộ những hoạt động vật chất có

mục đích, có tính lịch sử của con người nhằm cải tiến tự nhiên, xã hội

Hoạt động thực tiễn có ba hình thức cơ bản: Hoạt động sản xuất vật chất, hoạtđộng chính trị xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học

Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người, là hànhđộng (quá trình) con người tìm hiểu thế giới tự nhiên Hành động nhận thức là hànhđộng nhận ra, hiểu được về một vấn đề cụ thể trong đời sống vật chất hoặc tinh thầncủa con người

Vai trò của thực tiễn với nhận thức:

Thực tiễn vừa là cơ sở, động lực vừa là mục đích của nhận thức Khôngnhững thế thực tiễn còn là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả nhận thức, kiểm trachân lý

Thực tiễn quyết định nhận thức, vai trò đó đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn

quán triệt quan điểm mà V.I Lênin đã đưa ra: “Quan điểm về đời sống, về thực

tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản nhất của lý luận nhận thức ” Quan

điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sởthực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn Việcnghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành

Trang 8

1.2.2 Các loại tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học môn Toán

Các loại tình huống gắn với thực tiễn bao gồm:

- Tình huống gắn với các môn khoa học khác

- Tình huống bắt nguồn từ cuộc sống

1.2.3 Nguyên tắc thiết kế một tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học toán học

Khi thiết kế một tình huống gắn với thực tiễn cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Kích thích sự hứng thú, khả năng sáng tạo của học sinh: tình huống thiết kế

phải hấp dẫn, gây thích thú, gợi nhu cầu muốn nhận thức

1.2.4 Thiết kế tình huống gắn với thực tiễn

Để tạo ra một tình huống gắn với thực tiễn thỏa mãn các yêu cầu là không hề dễ,cần phải xác định một quy trình cụ thể, dựa vào kinh nghiệm của người đi trước, tôiđưa ra một số việc giáo viên cần thực hiện để giúp giáo viên có thể thiết kế tìnhhuống dễ dàng hơn

- Xác định những nội dung có thể thực hiện thiết kế tình huống gắn với thựctiễn Trong chương trình toán trung học phổ thông có các nội dung như: sắc xuấtthống kê, tích phân, hình học không gian, véc tơ

- Xác định mục tiêu và nội dung chính của bài học, những nội dung nào có thểdạy học theo lí thuyết tình huống

- Thu thập dữ liệu: đó là các tài liệu, tranh ảnh, báo, tạp chí,ca dao, tục ngữ,những câu chuyện có liên quan…

- Đánh giá, phân tích dữ liệu: sàng lọc các thông tin quan trọng, phù hợp vớinội dung dạy học

Trang 9

- Lựa trọn hình thức, kĩ thuật thiết kế: Tùy theo nội dung và điều kiện cụ thể,giáo viên có thể thiết kế tình huống dưới các hình thức sau:

+ Mô tả tình huống bằng câu truyện, câu thơ, ca dao, tục ngữ

+ Mô tả tình huống thông qua các đoạn phim ngắn, clip

+ Mô tả tình huống thông qua các thí nghiệm nhỏ

+ Sử dụng tranh ảnh, hình ảnh, mẫu vật

- Thiết lập hệ thống các câu hỏi cần trả lời: đó là các câu hỏi tại sao, để làm gì,bằng cách nào? để dẫn dắt học sinh phát hiện vấn đề, hình thành tri thức

1.2.5 Một số lợi ích của việc dạy học gắn với thực tiễn

Thứ nhất: Lợi ích mà ta có thể nhìn thấy ngay đó là tạo sự hứng thú cho học sinh

trong học tập môn Toán

Thứ hai: Góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn Toán ở trường

phổ thông trong giai đoạn hiện nay

Thứ ba: Giúp hình thành và phát triển thế giới quan duy vật biện chứng cho học

sinh

Thứ tư: Giúp rèn luyện và phát triển các năng lực trí tuệ.

Thứ năm: Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản Đồng thời phát hiện, phát

triển và bồi dưỡng năng lực ứng dụng toán học của học sinh, góp phần tạo cơ sở đểhọc sinh học tiếp hoặc đi vào cuộc sống

Trong trường phổ thông môn Toán có vai trò, vị trí và ý nghĩa hết sức quantrọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục phổ thông Đặc biệt trong giaiđoạn hiện nay nó càng có vai trò và ý nghĩa quan trọng hơn, là một phần không thểthiếu của trình độ văn hóa phổ thông của con người mới

1.1 Tình hình dạy học môn toán theo hướng gắn với thực tiễn ở trung học phổ thông

Việc dạy Toán trong nhà trường trung học phổ thông ở nước ta đã có nhiều cảicách, nhưng nhìn chung vẫn loay hoay trong luồng tư duy cũ, thay đổi một cách chắp

vá, chương trình dạy học ở trường trung học phổ thông vẫn còn nặng tính hàn lâm, ítliên hệ với thực tiễn cuộc sống

Xảy ra tình trạng trên có thể do một số nguyên nhân sau:

Trang 10

1) Thứ nhất: Do áp lực thi cử kết hợp với bệnh thành tích, hay suy nghĩ “học sinhlớp 12 thì phải thi đỗ đại học” đã tồn tại và ăn sâu vào tiềm thức của hầu hết mọi người.Mặt khác đề ra trong các kì thì hầu như không đề cập đến các ứng dụng thực tiễn Vì vậy

mà giáo viên cũng như học sinh chỉ chú ý vào các nội dung có trong đề thi

2) Thứ hai: Do sách giáo khoa và tài liệu tham khảo

Sách giáo khoa hiện nay tuy đã thay đổi theo hướng gắn với thực tiễn hơn, tuynhiên số lượng còn rất ít, chưa sâu và không hấp dẫn Sách giáo khoa đã ít sách thamkhảo càng hầu như không có, đa phần các sách tham khảo chỉ là các dạng, chủ đềluyện thi đại học Với sự liên hệ quá ít như vậy sẽ không hình thành và rèn luyện chohọc sinh ý thức vận dụng toán học và không làm rõ được vai trò của toán học đối vớicuộc sống

3) Thứ 3: Từ khi còn trên ghế giảng đường, những người giáo viên tương laicũng chỉ học toán một các bó hẹp, hàn lâm, thiếu hẳn vốn kiến thức về thực tiễn củaToán học

4) Thứ 4: Hiện nay đã có một số giáo viên có ý thức trong việc liên hệ toán vớithực tiễn, nhưng số giờ liên hệ với thực tiễn còn hạn chế do thời gian một tiết không

đủ, hơn nữa muốn có một giờ học Toán liên hệ với thực tiễn đòi hỏi giáo viên phảiđầu tư tìm hiểu và soạn giáo án rất công phu

Tóm lại có nhiều nguyên nhân để xảy ra tình trạng trên, nhưng yếu tố giáo viên

và sách giáo khoa là hai nguyên nhân chính

1.2 Kết luận chương I

Trong chương I, Luận văn đã trình bày về những nét cơ bản về dạy học theo tìnhhuống và phân tích làm rõ vai trò quan trọng của việc liên hệ môn Toán với thực tiễn.Qua đây có thể khẳng định rằng việc dạy học toán có liên hệ với thực tiễn là hướngđổi mới phù hợp trong giai đoạn hội nhập hiện nay Đồng thời cũng phù hợp với xuhướng giáo dục Toán học của nhiều nước tiên tiến trên thế giới

Là người nghiên cứu đề tài, chúng tôi hiểu khi bắt tay vào thiết kế một tìnhhuống dạy học, giáo viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn như: phải tìm hiểu kiến thức thựctiễn có liên quan đến bài học, cách tổ chức, cách đặt vấn đề …Chính vì vậy chúng tôi

đã cố gắng thiết kế một số tình huống dạy học gắn với thực tiễn, với hi vọng sẽ giúp

Trang 11

đỡ được phần nào khó khăn mà giáo viên gặp phải khi thiết kế một tình huống dạyhọc gắn với thực tiễn.

CHƯƠNG II: MỘT SỐ TÌNH HUỐNG GẮN VỚI THỰC TIỄN

TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG HÌNH HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1 Những định hướng dạy học môn Toán theo hướng tăng cường liên hệ với thực tiễn

Phần này được trình bày dựa theo [29, tr.32- 36]

 Định hướng 1: Đảm bảo sự tôn trọng và kế thừa chương trình, sách giáo khoa,

kế hoạch dạy học hiện hành

 Định hướng 2: Tăng cường đưa những tình huống trong cuộc sống vào dạyhọc ở bậc phổ thông, rèn luyện cho học sinh khả năng và ý thức ứng dụng Toán họcvào thực tế

 Định hướng 3: Tăng cường các hoạt động thực hành nhằm rèn luyện các kĩnăng thực hành toán học gắn với thực tiễn

Để việc dạy học toán với thực tiễn thành công thì cần chú ý những yêu cầu sau:(1) Giáo viên có hiều biết về các ứng dụng của toán học trong thực tiễn.(2) Tăng cường nhận thức của giáo viên, sinh viên sư phạm về tầm quantrọng của việc dạy học môn Toán gẵn với thực tiễn

(3) Bổ sung những ví dụ, bài tập có nội dung thực tế vào hệ thống ví dụ, bàitập sách giáo khoa

(4) Tăng cường đưa những bài tập có nội dung thực tế vào kiểm tra đánhgiá

2.2 Một số tình huống dạy học hình học gắn với thực tiễn ở trường trung học phổ thông

2.2.1 Dạy học vận dụng quy tắc hình bình hành để giải thích hiện tượng tát nước gầu dây.

Trang 12

Quy tắc hình bình hành được giới thiệu trong bài 2: tổng của hai vector, sách giáokhoa hình học 10 Tình huống này sẽ được dạy sau khi đã dạy quy tắc hình bình hành.

2.2.1.1 Mục tiêu

- Học sinh phân tích, vẽ được các lực tác dụng nên cái gầu

- Học sinh biết vận dụng quy tắc hình bình hành để xác định tổng của các lực,

từ đó giải thích được hiện tượng tát nước gầu dây

- Học sinh thấy thích thú, hợp tác thực hiện các nhiệm vụ

2.2.1.2 Cách thức thực hiện

 Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 Hoạt động 1 : Đặt vấn đề

Học sinh lắng nghe, quan sát hình ảnh

Giáo viên giới thiệu bài thơ:

Anh ở bên kia, em phía này

Đồng lòng chung sức thả hồn bay

Tay nâng gàu tát lòng vui sướng

Miệng hát nghêu ngao dạ đắm say

Nước ruộng chưa đầy chân phải vững

Mương tràn lúa ngập mới dừng tay

Được mùa lúa chính mừng thu hoạch

Thắm đẫm tình quê tại xứ này

Bạn có biết khung cảnh trong bài thơ là cảnh gì không?

Câu hỏi này chắc chắn là câu hỏi không dễ với các bạn ở thành phố, tuy nhiên

nó lại khá đơn giản với các bạn ở vùng nông thôn

Bài thơ đang miêu tả lại cảnh tát nước trên các cánh đồng ở vùng quê Việt Nam.(Hình 1)

Hình ảnh hai người tát nước có thể rất lạ đối với các bạn ở thành phố, nhưng đốivới các bạn ở vùng nông thôn thì hình ảnh đó gắn liền với tuổi thơ của các bạn

Người nông dân tát nước vào ruộng trong mùa cấy, họ tát nước bằng cách buộcdây vào một cái gầu và hai người đứng kéo hai bên.(Hình 4)

Ngày đăng: 01/06/2017, 15:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w