1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng sóc trăng

121 258 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

nâng cao chất lượng loại hình giáo dục không chính quy ở nước ta hiện nay làhết sức quan trọng và cần thiết; điều đó xuất phát từ hai yếu tố cơ bản, đó lànhu cầu học tập của người dân tr

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC

Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng 30

Chương 2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC

2.1 Những yêu cầu và nguyên tắc xây dựng các biện pháp 462.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động

liên kết đào tạo tại Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Sóc

2.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Đẩy mạnh

xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học

tập suốt đời” [20, tr.77] Từ định hướng đó, trong những năm qua, ngành giáo

dục và đào tạo đã có sự linh hoạt, mềm dẻo trong việc phát triển đa dạng cácloại hình và hình thức đào tạo nhằm giúp người học có điều kiện học tập phùhợp Điểm quan trọng là người học có thể lựa chọn ngành nghề thuộc thếmạnh của một số trường đào tạo để tham gia học tập nâng cao trình độ thôngqua hình thức liên kết đào tạo giữa các trường Đại học Cao đẳng

Có thể nói, liên kết đào tạo là xu thế tất yếu trong thời kỳ hội nhập, trởthành loại hình giáo dục phổ biến, được các trường đại học, cao đẳng trêntoàn quốc áp dụng và đã mang lại hiệu quả thiết thực Trên phạm vi cả nướcnói chung và địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói riêng liên kết đào tạo đã, đang pháttriển khá mạnh, chất lượng các hoạt động liên kết đào tạo cũng như kết quảcủa nó mang lại đã đáp ứng được một phần không nhỏ nhu cầu nguồn nhânlực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí

Trường Cao đẳng Cộng đồng (CĐCĐ) Sóc Trăng được thành lập ngày

08 tháng 06 năm 2006, tiền thân là Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh SócTrăng, thành lập từ năm 1997 Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhàtrường, ban hành theo Quyết định số 375/QĐ-CTUBND ngày 29/8/2012 củaChủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Trường CĐCĐ Sóc Trăng có nhiệm

vụ đào tạo trình độ cao đẳng chuyên môn và các trình độ khác thấp hơn nhằmphục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; đồng thời thực hiệnchức năng liên kết với các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong

và ngoài nước đào tạo các lớp theo quy hoạch của tỉnh và nhu cầu người học.Trong thời gian qua, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu

Trang 5

Nhà trường, sự nỗ lực cố gắng của các tổ chức, các lực lượng, hoạt động liênkết đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng đã đạt được những kết quả đángkhích lệ, góp phần bổ sung kịp thời nguồn nhân lực cho quá trình phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu học tập của người dân trên địa bàncủa tỉnh Công tác quản lý hoạt động liên kết đào tạo trở thành một mặt côngtác quan trọng trong toàn bộ hoạt động đào tạo của trường CĐCĐ Sóc Trăng,

có ảnh hưởng lâu dài đối với sự tồn tại và phát triển của Nhà trường Tuynhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quản lý hoạt động liên kết đào tạocủa Trường CĐCĐ Sóc Trăng hiện nay còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, nhất

là việc xây dựng, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo; thực hiện quy trìnhđào tạo; tính chủ động, tích cực trong quản lý và tự quản lý của một bộ phậncán bộ, giảng viên; năng lực, kinh nghiệm quản lý hoạt động liên kết đào tạotrong bối cảnh và tình hình mới; chính sách thu hút, động viên, khích lệ cán bộ,giảng viên Thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nâng cao chất lượng quản

lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng, nhằm đáp ứng nhucầu đào tạo nguồn nhân lực và nhu cầu học tập của học viên và nhân dân trênđịa bàn tỉnh trong thời gian tới

Hiện nay, đã có một số bài viết, đề tài khoa học nghiên cứu về hoạt độngliên kết đào tạo và quản lý hoạt động liên kết đào tạo với nhiều góc độ tiếp cận;song, chưa có một tác giả nào nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện về vấn đềquản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng Vì những lý

do trên, học viên chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng” làm đề tài nghiên cứu.

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Vấn đề xây dựng xã hội học tập, đảm bảo quyền được học tập của tất

cả mọi người được các quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm, nhất là ở cácquốc gia có nền giáo dục phát triển sớm

Trang 6

Ph.Combs trong cuốn sách “Khủng hoảng giáo dục trên phạm vi toàn

thế giới”, xuất bản năm 1968 đã chỉ ra những vấn đề lớn của giáo dục đương

đại, như: Nhu cầu học tập của mọi người là rất lớn, hiện giáo dục nhà trườngkhông đủ để đáp ứng nhu cầu này Kiến thức học trong nhà trường còn quá ít

ỏi và bị lạc hậu rất nhanh so với yêu cầu của sự phát triển Học vấn mà ngườihọc được nhà trường trang bị (thậm chí cả trong trường đại học) còn chưađáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Nhìn chung, vai trò, giá trị của việc xây dựng và thực hiện xã hội họctập, bảo đảm quyền lợi cá nhân trong giáo dục - đào tạo được các quốc giatrên thế giới, nhất là các quốc gia có nền giáo dục phát triển thừa nhận từ rấtsớm Các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là những nhà nghiên cứu giáo dục luônbày tỏ quan điểm ủng hộ các chính sách giáo dục và các biện pháp quản lýgiáo dục mà mục tiêu của nó hướng đến sự phát triển của cộng đồng, sự liênkết các cơ sở đào tạo và các hoạt động giáo dục - đào tạo trên cơ sở bảo đảmquyền con người trong giáo dục

Ở nước ta, ngay sau khi giành được độc lập (năm 1945), Đảng, Nhànước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng một nền giáo dục

“hoàn toàn Việt Nam”, trao quyền học tập cho mọi người dân trong xã hội.Ngày 21-7-1956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại

học Nhân dân Việt Nam, Bác dặn: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời.

Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”[26, tr.215] Theo Bác: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại Muốn đạt mục đích đó thì phải: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” [26,

tr.684]

Trang 7

Kể từ đó đến nay, việc phát triển giáo dục - đào tạo, xây dựng “xã hộihọc tập” luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm Nghị quyết Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ IX đưa ra chủ trương:“Đẩy mạnh phong trào học

tập trong nhân dân bằng những thức chính qui và không chính qui, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước thành một xã hội học tập” [18, tr.35] Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh xây dựng xã hội

học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.”

[20, tr.77] Trước và sau các kỳ đại hội, có nhiều cuộc hội thảo về triết lý giáodục, thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, nhàgiáo và sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân Đã có nhiều côngtrình nghiên cứu, nhiều bài viết sâu sắc, có giá trị, góp phần cụ thể hóa nhữngchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực giáodục - đào tạo, đồng thời xác định những giải pháp, hướng đi tích cực cho côngtác quản lý hoạt động liên hết đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nướctrong bối cảnh mới

Trong bài nghiên cứu “Nhu cầu và giải pháp cho phương thức giáo dục

không chính quy”, PGS,TS Trịnh Minh Tứ và ThS Lê Hải Yến cho rằng:

“Nhu cầu của giáo dục không chính qui ở tất cả các nước, nhất là những nước đang phát triển là rất lớn vì không phải ai cũng có điều kiện để học tập chính qui trên ghế Nhà trường, con số này hiện nay chỉ chiếm 1- 2% dân số Còn gần 40 triệu lao động của nước ta hiện nay, kể cả những người đã có trình độ học vấn cao có cần học nữa không Trong những lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, nếu khoa học kỹ thuật càng phát triển, muốn cạnh tranh trong hàng hóa và sản phẩm, hội nhập với nền kinh tế khu vực, đưa các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, đổi mới công nghệ thì những người lao động và quản lý trong các ngành nghề ấy liệu có cần phải học không?” [40] Như vậy,

theo PGS,TS Trịnh Minh Tứ và ThS Lê Hải Yến thì việc mở rộng quy mô,

Trang 8

nâng cao chất lượng loại hình giáo dục không chính quy ở nước ta hiện nay làhết sức quan trọng và cần thiết; điều đó xuất phát từ hai yếu tố cơ bản, đó lànhu cầu học tập của người dân trong xã hội và nhu cầu về nguồn lao độngchất lượng cao phục vụ cho nền kinh tế đất nước.

Tác giả Nguyễn Thị Hiền với công trình nghiên cứu: “Biện pháp quản

lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội”

đã khẳng định: Để làm tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ,giảng viên thì một trong những yếu tố quan trọng là quản lý hoạt động liên kếtđào tạo tại các trường đại học, cao đẳng Bởi vì, thông qua quản lý, việc thựchiện chủ trương, chính sách liên kết đào tạo, nâng cao hiệu quả đầu tư cho đàotạo, chất lượng giáo dục - đào tạo được diễn ra một cách thuận lợi Trên cơ sởphản ánh chi tiết thực trạng hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Bồi dưỡngcán bộ giáo dục Hà Nội, tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp quan trọng nhằmnâng cao chất lượng quản lý hoạt động liên kết đào tạo của Nhà trường, như:

tăng cường khảo sát nhu cầu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trên địa bàn để xây dựng kế hoạch tuyển sinh; phối kết hợp với cơ

sở đào tạo để quản lý việc thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình giảng dạy của giảng viên; đổi mới công tác quản lý học viên, v.v

Những năm gần đây, một số tác giả đã tập trung nghiên cứu về các biệnpháp quản lý công tác liên kết đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo dànhcho hệ vừa làm vừa học tại các trường cao đẳng, đại học trên toàn quốc

Những công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Các biện pháp quản lý và đào

tạo hệ chính quy không tập trung tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hoá” của tác giả Phạm Ngọc Thành; “Một số biện pháp đổi mới quản

lý công tác liên kết đào tạo tại chức ở Trung tâm giáo dục thường xuyên Hải Phòng” của tác giả Đỗ Văn Hạ; “Một số biện pháp phối kết hợp quản lý đào tạo hệ chính quy ở Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương” của tác

Trang 9

giải Nguyễn Thị Hiền; “Một số biện pháp quản lý công tác liên kết đào tạo tại

chức ở Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn

Văn Thiệp; “Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trung cấp chuyên

nghiệp hệ tuyển trung học cơ sở tại Kiên Giang” của tác giả Nguyễn Minh

Quân

Năm 2010, Trường CĐCĐ Sóc Trăng đã nghiên cứu đề tài khoa học

cấp tỉnh với tiêu đề: “Công tác quy hoạch đào tạo và sử dụng lực lượng khoa

học kỹ thuật của tỉnh Sóc Trăng từ năm 2005-2010 và định hướng đến năm 2020” Đề tài đã nêu khái quát kết quả của quá trình liên kết đào tạo đối với

Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Sóc Trăng (tiền thân của Trường Caođẳng Cộng đồng Sóc Trăng) với các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trongnước và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời nêu giải pháp tiếp tục

thực hiện việc liên kết đào tạo với “các trường ngoài nước để phát triển các

ngành đào tạo có trình độ quốc tế”[42,tr.114].

Có thể thấy, công trình khoa học của các tác giả nêu trên đã phản ánh hếtsức phong phú, đa dạng về thực trạng hoạt động liên kết đào tạo cũng nhưquản lý hoạt động liên kết đào tạo tại các cơ sở giáo dục, các Nhà trường trênphạm vi toàn quốc Ở mỗi góc độ tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đưa ranhững biện pháp quản lý có giá trị khoa học, cả về mặt lý luận và thực tiễn,giúp cho các cơ sở giáo dục, các Nhà trường tham khảo, vận dụng vào côngtác quản lý hoạt động giáo dục - đào tạo nói chung, quản lý hoạt động liên kếtđào tạo nói riêng Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, các công trình khoa họcnêu trên phần lớn đều chưa lột tả một cách rõ nét lý luận về hoạt động liên kếtđào tạo và quản lý hoạt động liên kết đào tạo, nhất là việc xác định nội dungquản lý và những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến công tác quản lý Phần thựctrạng, chủ yếu tập trung miêu tả các số liệu mà chưa đi sâu làm rõ ưu điểm vàhạn chế của công tác quản lý cũng như làm rõ trách nhiệm của tổ chức và các

Trang 10

cá nhân có liên quan Một số giải pháp đưa ra còn chung chung, thiếu khả thitrong triển khai tổ chức thực hiện

Tóm lại, những tư tưởng, công trình nghiên cứu về hoạt động liên kết

đào tạo và quản lý hoạt động liên kết đào tạo đề cập trên đây cho thấy:

Các tác giả trên thế giới và trong nước qua những thời kỳ lịch sử, cácgiai đoạn phát triển giáo dục đều khẳng định vai trò quan trọng của việc xâydựng một xã hội học tập và sự cần thiết phải thực hiện các hoạt động giáo dụccộng đồng, liên kết đào tạo Từ đó, thực hiện việc quản lý để nâng cao chấtlượng giáo dục - đào tạo

Hoạt động liên kết đào tạo được nhiều tác giả nghiên cứu ở các góc độ,cấp độ, phạm vi khác nhau và luận giải những vấn đề cơ bản liên quan, có ýnghĩa quan trọng đối với công tác quản lý giáo dục ở các nhà trường, cáctrung tâm giáo dục tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc Tuy nhiên, hiện naychưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về quản lý hoạt động liên kết đàotạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng với tư cách là một công trình khoa học độclập

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định các biện pháp cơ bảnquản lý có chất lượng hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng,góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Nhàtrường hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động liên kết đào tạo TrườngCĐCĐ Sóc Trăng

Trang 11

Đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm của côngtác quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng nhữngnăm gần đây.

Xác định các biện pháp cơ bản quản lý hoạt động liên kết đào tạo tạiTrường CĐCĐ Sóc Trăng hiện nay

4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục - đào tạo tại Trường

CĐCĐ Sóc Trăng

Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trường

CĐCĐ Sóc Trăng

Phạm vi nghiên cứu: Dưới góc độ khoa học quản lý giáo dục, luận văn

tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại TrườngCĐCĐ Sóc Trăng với các cơ sở giáo dục - đào tạo, chủ yếu là các cơ sở giáodục - đào tạo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và khu vực Đồng bằng Sông CửuLong

Các số liệu điều tra, xử lý và tham khảo tính từ năm 2006 đến nay

5 Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng hiệnnay phụ thuộc vào nhiều yếu tố và còn nhiều vấn đề cần phải được giải quyết.Nhưng nếu thực hiện có hiệu quả và đồng bộ các giải pháp, như: quản lý thựchiện tốt qui chế, qui định giáo dục - đào tạo; làm tốt công tác phối hợp giữacác lực lượng liên kết; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp; có cơ sở vậtchất đảm bảo cho việc giảng dạy của giảng viên, đáp ứng được nhu cầu họctập của người học…, thì chất lượng, hiệu quả hoạt động liên kết đào tạo tạiTrường CĐCĐ Sóc Trăng sẽ được nâng lên

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trang 12

Phương pháp luận

Đề tài dựa trên cơ sở các quan điểm về giáo dục, quản lý giáo dục củachủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản ViệtNam Đồng thời vận dụng các quan điểm hệ thống cấu trúc, lôgíc, lịch sử vàquan điểm thực tiễn để nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa họcquản lý giáo dục; bao gồm các phương pháp cụ thể sau đây:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tàiliệu lý luận chuyên ngành, liên ngành, thu thập và nghiên cứu các tài liệu cóliên quan đến đề tài nghiên cứu như: các văn bản của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáodục và Đào tạo, UBND tỉnh Sóc Trăng và trường CĐCĐ Sóc Trăng, sách, báo,các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Tiến hành gặp gỡ và trao đổi với Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, giảngviên các trường chủ trì đào tạo liên kết với Trường CĐCĐ Sóc Trăng; Bangiám hiệu, Phòng Đào tạo, cán bộ phụ trách bộ phận liên kết và sinh viên (kể

cả sinh viên đã tốt nghiệp) hệ liên kết đào tạo của Trường CĐCĐ Sóc Trăng

Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến đối với Ban giám hiệu, Phòng đào tạo,giảng viên các trường chủ trì đào tạo liên kết với Trường CĐCĐ Sóc Trăng;Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, cán bộ phụ trách bộ phận liên kết và sinh viên(kể cả sinh viên đã tốt nghiệp) hệ liên kết đào tạo của Trường CĐCĐ SócTrăng về các vấn đề liên quan đến công tác quản lý hoạt động liên kết đào tạo

Trang 13

Dùng phương pháp toán thống kê để tiến hành phân tích và xử lý các sốliệu điều tra nhằm định hướng các kết quả nghiên cứu.

7 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận vàthực tiễn quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng;đồng thời đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng quản lýhoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng hiện nay

8 Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu gồm: Phần mở đầu, hai chương (06 tiết), kếtluận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG

SÓC TRĂNG 1.1 Các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài

1.1.1 Hoạt động liên kết đào tạo trong các cơ sở giáo dục

Trước khi nghiên cứu cụ thể những nội dung có liên quan đến quátrình hoạt động liên kết đào tạo, chúng ta tìm hiểu một số khái niệm cơ bản

có liên quan cụ thể như sau: Khái niệm đào tạo, được định nghĩa trong từđiển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng, năm 2011, như sau:

“Đào tạo làm cho trở thành người có năng lực, có khả năng làm việc theo những tiêu chuẩn nhất định” Còn theo từ điển Bách khoa Việt Nam định

nghĩa đào tạo: “là quá trình tác động đến một con người, làm cho người đó

lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công nhất định, góp phần của mình vào sự phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường gắn với giáo dục nhân cách” Trên thực tế, có

nhiều cách tiếp cận khác nhau, quan niệm khác nhau về “đào tạo”, song nhìnmột cách tổng thể, “đào tạo” được xem xét trên những dấu hiệu cơ bản:

Thứ nhất, đào tạo là hoạt động có mục đích, có tổ chức Nói đến đào

tạo là nói đến hoạt động dạy học và giáo dục diễn ra trong nhà trường Trongquá trình đào tạo phải có sự phân công chức năng, nhiệm vụ của các lựclượng sư phạm, xác định rõ kế hoạch thời gian, cơ sở vật chất bảo đảm…

Thứ hai, trong đào tạo luôn diễn ra mối quan hệ tác động qua lại giữa

nhà giáo dục và đối tượng giáo dục

Trang 15

Thứ ba, đào tạo nhằm hướng đến sự phát triển con người toàn diện, cả

về phẩm chất, năng lực theo yêu cầu của xã hội, yêu cầu nghề nghiệp tươnglai của mỗi người Với cách tiếp cận trên, chúng ta có thể đưa ra quan niệm

như sau: Đào tạo là hoạt động có mục đích, có tổ chức với sự tương tác giữa

nhà giáo dục đối với đối tượng giáo dục nhằm giúp cho đối tượng giáo dục hoàn thiện cơ bản về phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu nhất định của

xã hội và nghề nghiệp.

Quá trình đào tạo, hiểu theo nghĩa hẹp là bộ phận cấu thành chủ yếunhất trong toàn bộ hoạt động giáo dục - đào tạo của nhà trường Quá trìnhđào tạo do mỗi nhà trường quản lý, nhưng nó có quan hệ tương tác, liên kếtvới các tổ chức đào tạo khác, hoặc các tổ chức, cơ quan khác mà người học

có điều kiện tham gia hoạt động Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ

biên, NXB Đà Nẵng, năm 2011, thuật ngữ “liên kết” được hiểu là: “Kết lại

với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ” Như vậy, khái niệm

“liên kết” phản ánh các mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau giữa cácthành phần trong một tổ chức hoặc giữa các tổ chức với nhau nhằm hướngđến một mục đích chung nào đó Tính hướng đích là tiêu điểm, là cơ sở vàđộng lực của các mối liên kết giữa chúng Sự liên kết giữa các tổ chức theomột mục đích nào đó tạo nên một sức mạnh mới, khả năng mới mà từ thànhphần hoặc tổ chức riêng rẽ không thể có được

Theo Khoản 1, Điều 3, Quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấpchuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, ban hành kèm theo Quyết định số42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo, thuật ngữ “liên kết đào tạo” được hiểu là “sự hợp tác giữa các

bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học” Theo đó, đơn vị chủ trì đào tạo là

các trường tổ chức quá trình đào tạo, bao gồm: tuyển sinh, thực hiện chương

Trang 16

trình, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, công nhận kết quả và cấp bằng tốtnghiệp Đơn vị phối hợp đào tạo là chủ thể trực tiếp tham gia liên kết đào tạovới vai trò hợp tác, hỗ trợ các điều kiện thực hiện liên kết đào tạo Hợp đồngliên kết đào tạo là văn bản được ký kết giữa các bên liên quan nhằm xác địnhquyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm mà các bên thoả thuận trong quá trìnhliên kết đào tạo

Từ sự phân tích các khái niệm “đào tạo”, “quá trình đào tạo” và những

vấn đề về hoạt động liên kết đào tạo, có thể khái quát: Hoạt động liên kết đào tạo là sự kết hợp giữa Nhà trường với các cơ sở giáo dục trong quá trình thực hiện nội dung, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học theo yêu cầu đòi hỏi của xã hội và nghề nghiệp

Mục đích của hoạt động liên kết đào tạo là thực hiện chủ trương đàotạo theo nhu cầu xã hội; huy động tiềm năng của các trường, nhằm đào tạonguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương; tạo cơ hội học tập cho nhiều ngườitrên cơ sở bảo đảm chất lượng, hiệu quả giáo dục, góp phần thực hiện mụctiêu công bằng và xã hội hoá giáo dục

Sự kết hợp giữa các cơ sở giáo dục thông qua hình thức liên kết đượcthực hiện trên những nội dung cơ bản như: Khảo sát nhu cầu học tập củangười học; xây dựng kế hoạch mở lớp; tuyển sinh; thực hiện kế hoạch vàchương trình đào tạo; hoạt động giảng dạy của giảng viên; hoạt động học tậpcủa người học; công tác kiểm tra, đánh giá; giáo trình, tài liệu; cơ sở vật chất

và thiết bị dạy học

Việc liên kết đào tạo được thực hiện trên cơ sở hợp đồng liên kết đàotạo, trong đó một cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm toàn diện về việc liên kếtđào tạo; cơ sở giáo dục kia chịu trách nhiệm khảo sát nhu cầu học tập củangười học, xây dựng kế hoạch mở lớp để báo cáo với các cơ quan có thẩm

Trang 17

quyền, chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ quá trình đào tạo, cán bộquản lý phải phù hợp với yêu cầu của từng ngành được liên kết đào tạo vàtham gia vào quá trình đào tạo.

1.1.2 Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng

Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức của nhàquản lý đến đối tượng quản lý nhằm phát huy tối đa tiềm năng của đối tượngquản lý để đạt được mục tiêu quản lý đã xác định Quản lý giáo dục là một bộphận của quản lý xã hội, đó là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch,hợp qui luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thực hiện cácchức năng quản lý trong công tác giáo dục Quản lý giáo dục - đào tạo tất yếuphải quản lý quá trình đào tạo Quản lý quá trình đào tạo chính là quản lý cácthành tố cơ bản như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, kiểm tra,đánh giá kết quả học tập, chương trình đào tạo trong mối quan hệ, tác độngqua lại giữa người dạy và người học Quản lý quá trình đào tạo là nhiệm vụmỗi Nhà trường, nhưng nó có quan hệ tương tác, liên kết với các tổ chức đàotạo khác Vì thế, quản lý hoạt động liên kết đào tạo luôn có mối quan hệ chặtchẽ với quản lý quá trình đào tạo và đều hướng tới mục tiêu chung là nângcao chất lượng giáo dục - đào tạo của Nhà trường, đáp ứng yêu cầu của cộngđồng xã hội và quyền lợi người học

Quản lý hoạt động liên kết đào tạo ở các cơ sở giáo dục tại địa phương

là quản lý các lớp học theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa Các trườngđại học trong cả nước được phép liên kết đào tạo với các trung tâm giáo dụcthường xuyên hoặc các trường bồi dưỡng giáo dục tại các địa phương Quản

lý hoạt động liên kết đào tạo ở các cơ sở giáo dục tại địa phương nói chung,trường bồi dưỡng giáo dục tại các địa phương nói riêng rất phong phú, đadạng, linh hoạt và không theo một khuôn mẫu nhất định Mỗi cơ sở giáo dụcđịa phương căn cứ vào quy chế mà đề ra các biện pháp quản lý hoạt động liên

Trang 18

kết đào tạo riêng phù hợp với năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, giảng viên

và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường mình

Trường CĐCĐ Sóc Trăng có nhiệm vụ tổ chức quá trình giáo dục - đàotạo theo mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành, nghề được cơ quannhà nước có thẩm quyền cho phép; xây dựng chương trình giáo dục, nội dung

và kế hoạch đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành

Tổ chức biên soạn và thẩm định các giáo trình chuyên ngành đào tạo củatrường mình; thực hiện các quy định về tuyển sinh, tổ chức đào tạo, thi, kiểmtra, công nhận kết quả tốt nghiệp, cấp văn bằng theo Quy chế của Bộ GD&ĐT

và chịu sự kiểm định chất lượng của Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ nghiêncứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, tham gia giải quyết nhữngvấn đề kinh tế xã hội của địa phương; thực hiện các dịch vụ khoa học, chuyểngiao công nghệ, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo theoquy định của pháp luật; quản lý và chăm lo đời sống vật chất và tinh thần củacán bộ, công chức, nhà giáo, nhân viên và HSSV, tạo điều kiện để họ gópphần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Nhà trường; quản lý cơ sở vậtchất, trang thiết bị và tài chính của Nhà trường theo quy định của pháp luật;liên kết với một số trường đại học có uy tín trên địa bàn hoặc vùng lãnh thổ để

có sự hỗ trợ về đội ngũ giảng viên thỉnh giảng và cán bộ quản lý của trườngtrong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học; phối hợpvới gia đình HSSV, với chính quyền và đoàn thể địa phương, với các cơ sởnghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng môi trườnggiáo dục lành mạnh, gắn đào tạo với sản xuất và đời sống xã hội ở địaphương; hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học theoquy định của Chính phủ Được cử cán bộ, giảng viên, HSSV tham quan, họctập ở nước ngoài; được mời các giáo sư, nhà khoa học, chuyên gia là ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài đến giảng dạy và trao đổi khoa học theo quy

Trang 19

định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy địnhcủa pháp luật

Từ sự luận giải về quản lý giáo dục, quản lý quá trình đào tạo, mốiquan hệ giữa quản lý quá trình đào tạo với quản lý hoạt động liên kết đào tạo,đồng thời trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Trường CĐCĐ Sóc Trăng, có

thể quan niệm: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng là sự tổ chức, điều khiển của chủ thể quản lý đến toàn bộ hoạt động liên kết đào tạo giữa Nhà trường với các cơ sở giáo dục, nhằm đảm bảo cho hoạt động này diễn ra theo đúng kế hoạch, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ giáo dục của Nhà trường đặt ra.

Thực chất, quản lý hoạt động liên kết đào tạo của Trường CĐCĐ SócTrăng là những tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý đến đốitượng quản lý nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của Nhà trường trongviệc kết hợp với các cơ sở giáo dục để thực hiện mục tiêu, nội dung, chươngtrình đào tạo, đảm bảo cho quá trình liên kết đào tạo của hai cơ sở diễn ra mộtcách thuận lợi nhất và mang lại chất lượng, hiệu quả cao nhất

Mục tiêu quản lý là đảm bảo cho hoạt động liên kết đào tạo của Trường

CĐCĐ Sóc Trăng diễn ra theo kế hoạch, đạt chất lượng, hiệu quả cao, đáp ứngđược mục tiêu, yêu cầu giáo dục - đào tạo của Nhà trường đã xác định

Chủ thể quản lý là Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường và các cơ quan

chức năng Theo đó, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường chịu trách nhiệmhoạch định chủ trương, kế hoạch, nội dung, biện pháp và trực tiếp lãnh đạo,chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động liên kết đào tạo của Nhà trường Các cơquan chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhàtrường, đồng thời trực tiếp triển khai, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện.Việc phối hợp giữa Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường và các cơ quan chức

Trang 20

năng trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục - đàotạo phải dựa trên một cơ chế thống nhất và tuân thủ đúng nguyên tắc quản lý.

Đối tượng quản lý là toàn bộ hoạt động liên kết đào tạo tại Trường

CĐCĐ Sóc Trăng, như việc khảo sát nhu cầu học tập của người học; xây dựng

kế hoạch mở lớp; tuyển sinh; thực hiện kế hoạch và chương trình đào tạo; hoạtđộng giảng dạy của giảng viên; hoạt động học tập của người học; công táckiểm tra, đánh giá; giáo trình, tài liệu; cơ sở vật chất và thiết bị dạy học Tất cảnhững hoạt động đó được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhàtrường trên cơ sở phối hợp với đội ngũ cán bộ, giảng viên của các sơ sở giáodục có tham gia liên kết đào tạo với Nhà trường

Nguyên tắc quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc

Trăng được hình thành từ những quy luật, những yếu tố khách quan của quátrình quản lý Đó là các mối quan hệ giữa chất lượng, hiệu quả quản lý với sựlãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường; giữa chất lượngquản lý với đảm bảo tính khoa học, kế hoạch hóa, chuyên môn hóa, tronghoạt động quản lý Theo đó, quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại TrườngCĐCĐ Sóc Trăng phải tuân thủ nguyên tắc tính đảng, tính giai cấp; nguyêntắc tập trung dân chủ; nguyên tắc kế hoạch hóa; nguyên tắc tính khoa học vàhiệu quả

Biện pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc

Trăng là hệ thống những tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đốitượng quản lý nhằm tạo ra sự hợp tác của các thành viên trong tổ chức để thựchiện có hiệu quả các nội dung quản lý Đối tượng quản lý phức tạp nên đòi hỏibiện pháp quản lý phải phong phú, đa dạng và phù hợp Các biện pháp quản lýmang tính độc lập tương đối, song lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Xéttheo chức năng quản lý, hệ thống biện pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạotại Trường CĐCĐ Sóc Trăng bao gồm: biện pháp xác lập mục tiêu, kế hoạch;

Trang 21

biện pháp tổ chức trong quản lý hoạt động liên kết đào tạo; biện pháp chỉ đạotrong quản lý hoạt động liên kết đào tạo; biện pháp kiểm tra Xét theo nội dungquản lý, có các biện pháp cơ bản như: biện pháp quản lý đội ngũ sư phạm; biệnpháp phối kết hợp để quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo; biệnpháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của họcviên; biện pháp quản lý nền nếp dạy học; biện pháp kiểm tra, đánh giá quá trìnhđào tạo; biện pháp quản lý cơ sở vật chất và nguồn kinh phí cho hoạt động liênkết đào tạo.

1.2 Nội dung quản lý hoạt động liên kết đào tạo và những nhân tố

tác động đến hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng

1.2.1 Nội dung quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng

Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo

Quản lý mục tiêu đào tạo chính là việc thiết kế mục tiêu, quán triệt mục

tiêu đến toàn bộ các lực lượng giáo dục trong Nhà trường và tổ chức quản lý

có hiệu quả hoạt động liên kết đào tạo, làm cho kết quả cuối cùng đạt đượcmục tiêu đề ra Theo lý luận quản lý giáo dục thì, mục tiêu đào tạo là một bộphận của mục tiêu quản lý giáo dục, là trạng thái tương lai hay là kết quả cuốicùng mà tổ chức và các lực lượng thực hiện hoạt động liên kết đào tạo trongtoàn trường mong muốn đạt tới Vì vậy, trong quản lý hoạt động liên kết đàotạo, việc xây dựng và quản lý mục tiêu ngay từ khi bắt đầu là một yếu tố quantrọng, có ý nghĩa quyết định đến tính khả thi của kế hoạch quản lý Bởi vì,mục tiêu quản lý không những định hướng cho hành động của nhà quản lý,

mà còn chỉ dẫn nhà quản lý giáo dục trong toàn trường ra các quyết định quản

lý chính xác, phù hợp yêu cầu của Nhà trường và yêu cầu xã hội

Để quản lý tốt mục tiêu hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐSóc Trăng, chủ thể quản lý giáo dục phải dựa trên cơ sở pháp lý quy định

Trang 22

trong Luật Giáo dục; quy chế, quy định về giáo dục - đào tạo của UBND tỉnh,

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng; quy chế giáo dục - đào tạo của Nhàtrường và các văn bản pháp quy khác; phải quản lý tốt từ khâu thiết kế mụctiêu đến quá trình tổ chức thực hiện mục tiêu và phải phát huy tốt vai trò của

hệ thống quản lý giáo dục Nhà trường trong quản lý mục tiêu, biến mục tiêuthành hiện thực

Quản lý nội dung, chương trình đào tạo là quản lý toàn bộ hệ thống các

kiến thức, các giá trị, chuẩn mực, các kỹ xảo, kỹ năng cần trang bị Thựcchất của quản lý nội dung, chương trình đào tạo là quán triệt mục tiêu, yêucầu đào tạo của Nhà trường vào nội dung hoạt động liên kết của hai cơ sởgiáo dục, bảo đảm cho nội dung, chương trình hoạt động liên kết đào tạo luônnhất quán với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường Quản lý nội dung,chương trình đào tạo là khâu thiết kế xây dựng chương trình, nội dung và quátrình thực hiện chương trình, nội dung hoạt động liên kết đào tạo, từ việc triểnkhai kế hoạch, cho đến phân công, phân cấp tổ chức thực hiện Vì vậy, đểthực hiện tốt vấn đề này, yêu cầu đội ngũ cán bộ quản lý phải quán triệt sâusắc kế hoạch liên kết đào tạo, nắm chắc mục tiêu, yêu cầu nội dung hoạt độngliên kết đào tạo theo từng năm học và từng giai đoạn

Nội dung, chương trình đào tạo luôn mang tính khoa học và có xuhướng chính trị tư tưởng rõ ràng; nội dung đào tạo của Nhà trường rất phongphú, đa dạng, đồng thời phải luôn bám sát mục tiêu giáo dục Nội dung phảitoàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, phải phân bổ hợp lý, vừa đảm bảotính khoa học, vừa phù hợp với thực tiễn giáo dục - đào tạo của Nhà trường vàcác cơ sở giáo dục tham gia vào hoạt động liên kết đào tạo

Quản lý tổ chức đào tạo

Quản lý tổ chức đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng chính là hệ thốngnhững tác động tự giác của Đảng ủy, Ban Giám hiêu Nhà trường, các cơ quanđến toàn bộ quá trình đào tạo, nhằm đảm bảo cho quá trình đó thống nhất, nhịp

Trang 23

nhàng, hợp quy luật, đem lại chất lượng và hiệu quả cao Quản lý quá trình tổchức liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng diễn ra trên nhiều mặt, nhiềukhâu, song tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:

Một là, việc tổ chức hướng dẫn thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh, các kếhoạch về giáo dục – đào tạo, các chương trình hành động,…của Đảng ủy, BanGiám hiệu Nhà trường, các cơ quan chức năng

Hai là, việc tổ chức thực hiện các quyết định quản lý của các khoa và độingũ giảng viên về giảng dạy, tổ chức quản lý chất lượng thi, kiểm tra theo tinhthần của các quyết định quản lý mà Hiệu trưởng ban hành

Ba là, việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng (cán bộ quản

lý, giảng viên, người học) thông qua việc tổ chức quán triệt, giáo dục động cơ,

ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn thực hiện các qui định mới được banhành về hoạt động quản lý, giảng dạy, học tập

Quy trình và cấp độ của việc tổ chức thực hiện theo hướng “phản ứngdây chuyền” nói trên có chất lượng cao hay thấp cuối cùng được thể hiện ởtrạng thái đạt được trong giáo dục – đào tạo (kết quả, chất lượng tăng lên haygiảm xuống) Tuy nhiên, việc quản lý quá trình đào tạo của Nhà trường phảiluôn có sự phối hợp của các cơ sở tham gia liên kết đào tạo và sự ủng hộ, tạođiều kiện về mọi mặt của địa phương

Quản lý đội ngũ sư phạm

Quản lý, suy đến cùng là quản lý con người, là khoa học và nghệ thuậtphát hiện, nuôi dưỡng, khai thác tiềm năng con người để phục vụ cho conngười Quan tâm phát hiện nhân tố con người là đáp ứng những nhu cầu chínhđáng của con người, tạo điều kiện cho con người được cống hiến nhiều hơn

để hưởng thụ nhiều hơn

Trang 24

Quản lý đội ngũ sư phạm bao gồm các hoạt động: tuyển dụng, sử dụng vàbồi dưỡng đội ngũ này để đáp ứng với yêu cầu của công tác quản lý, giảng dạy

và công tác phục vụ của Nhà trường Theo đó, Nhà trường cần tiến hành điềutra, rà soát một cách chính xác đội ngũ cán bộ, giảng viên, cả về phẩm chất,trình độ học vấn, trình độ quản lý, năng lực giảng dạy và khả năng thực hiệncác nhiệm vụ của Nhà trường; thống kê nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực để bốtrí, sắp xếp, sử dụng cho hợp lý Quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, phảithường xuyên theo dõi, đánh giá đúng năng lực và hiệu quả hoạt động của từngngười, trên cơ sở đó có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ, giảngviên, đáp ứng với yêu cầu hoạt động giáo dục - đào tạo của Nhà trường nóichung và hoạt động liên kết đào tạo nói riêng

Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động liên kết đào tạo

Điều kiện đảm bảo cho hoạt động liên kết đào tạo là một trong nhữngyếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo, là

cơ sở để Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chứcthực hiện kế hoạch liên kết đào tạo trong từng năm học, từng khoá học Quản

lý điều kiện đảm bảo cho hoạt động liên kết đào tạo bao gồm nhiều mặt, nhiềuyếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo, song trọng tâm vào quản lý

cơ sở vật chất kỹ thuật, các phương tiện, trang thiết bị, tài liệu, phòng học,thao trường, bãi tập, các nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động đào tạo

Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động liên kết đào tạo tại TrườngCĐCĐ Sóc Trăng còn bao gồm cả quản lý việc thực hiện quy trình, quy chế, quyđịnh nề nếp trong đào tạo Quản lý phải đảm bảo cho chính sách của Đảng, Nhànước và địa phương về những vấn đề có liên quan đến quá trình liên kết đào tạođược thực hiện đầy đủ và chính xác

Trang 25

Quản lý kết quả đào tạo

Kết quả đào tạo là yếu tố cơ bản để đánh giá chất lượng đào tạo của Nhàtrường Do vậy, việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động liên kết đào tạo làviệc làm rất quan trọng và thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện việcliên kết đào tạo giữa Nhà trường với các cơ sở giáo dục Hoạt động kiểm tra,đánh giá chất lượng hoạt động liên kết đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố,trong đó những tác động của kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo có ảnh hưởngmạnh mẽ tới toàn bộ các yếu tố của quá trình hoạt động liên kết đào tạo vàtrực tiếp tác động tới động cơ, mục đích thái độ của cả người dạy và ngườihọc Vì vậy, khi kiểm tra, đánh giá hoạt động liên kết đào tạo phải xác địnhmục đích rõ ràng, cụ thể, bảo đảm tính khách quan, toàn diện, tính giáo dục,tính công khai và công bằng trong kiểm tra, đánh giá, đây là vừa yêu cầu, vừa

là một nguyên tắc cao nhất trong kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động liênkết đào tạo Quá trình kiểm tra, đánh giá cần loại bỏ các yếu tố chủ quan, phảidựa vào các tiêu chí đã được xác định, phải có thái độ nghiêm túc, công tâm;xem xét đánh giá toàn diện về ý thức động cơ, kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng, vàkhả năng vận dụng kiến thức của học viên vào thực hiện nhiệm vụ theo cương

vị, chức trách được đảm nhiệm

Theo đó, quản lý kết quả hoạt động liên kết đào tạo trước hết phải thựchiện theo đúng hợp đồng giữa hai cơ sở giáo dục, thực hiện đúng kế hoạch,các khâu, các bước trong quy trình đào tạo, đảm bảo về nội dung, thời gian vàcác điều kiện cần thiết để học viên có đủ điều kiện tích lũy kiến thức, rènluyện phẩm chất, năng lực theo yêu cầu nghề nghiệp của bản thân và nhu cầu

sử dụng lao động của xã hội, địa phương Quản lý kết quả hoạt động liên kếtđào tạo được thực hiện bằng nhiều hoạt động, nhiều phương pháp khác nhau,nhưng về cơ bản, quản lý thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả đào

Trang 26

tạo của Nhà trường Nói cách khác, kết quả hoạt động liên kết đào tạo phầnlớn phụ thuộc (hay được thể hiện) thông qua kết quả đào tạo Việc kiểm tra,đánh giá kết quả hoạt động liên kết đào tạo phải được tiến hành trên một hệthống tiêu chí xác định, sử dụng tối đa các công cụ kiểm tra, đánh giá, đảmbảo cho quá trình đào tạo được kiểm nghiệm một cách khách quan nhất, chínhxác nhất và làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện các quyết định quản lýtiếp theo

Như vậy, nội dung quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐSóc Trăng rất cụ thể, bao gồm: quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình đàotạo; quản lý quá trình đào tạo, quản lý đội ngũ sư phạm; quản lý các điều kiệnđảm bảo cho hoạt động đào tạo và quản lý kết quả đào tạo Trong nội dungquản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng thì quản lý mụctiêu đào tạo giữ vai trò quan trọng nhất, chi phối toàn bộ các nhân tố khác.Song, quản lý mục tiêu đào tạo chỉ có kết quả khi tất cả các nội dung quản lýđược tổ chức một cách khoa học, với một phương pháp, hình thức quản lý phùhợp và hiệu quả

1.2.2 Những nhân tố tác động đến hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng

Cũng như những lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trong giai đoạn cáchmạng mới có hàng loạt nhân tố tác động đến lĩnh vực giáo dục - đào tạo, đòihỏi công tác quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại các nhà trường nói chung,Trường CĐCĐ Sóc Trăng nói riêng phải có sự thích ứng Trong những nămtới, có thể xác định những nhân tố cơ bản tác động đến quản lý hoạt động liênkết đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng như sau:

Một là, chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng, Nhà nước

đòi hỏi phải tích cực thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá công tác đào tạo nhân lực trong thời gian tới.

Trang 27

Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những nội dung cơ bản củachiến lược phát triển kinh tế - xã hội Đảng ta xác định, để phát huy nhân tốcon người và phát triển nguồn nhân lực của đất nước trong thời kỳ côngnghiệp hoá, hiện đại hoá, xã hội ta cần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện giáo dục -đào tạo, cả về cơ cấu hệ thống, nội dung, phương pháp, cơ chế quản lý Theo

đó, tất cả các khâu, các mặt của quá trình giáo dục - đào tạo trong hệ thốnggiáo dục quốc gia đều phải được xây dựng và phát triển theo định hướng

“chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” Việc thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá,

xã hội hoá công tác đào tạo nhân lực trực tiếp tác động đến việc mở rộng

phạm vi, quy mô hoạt động liên kết đào tạo, đến đối tượng (cơ sở giáo dục, tổchức, cá nhân) tham gia vào quá trình liên kết đào tạo của Nhà trường

Trong những năm tới, giáo dục – đào tạo của nước ta sẽ dần dần đượcxây dựng theo mô hình giáo dục mở, với nhiều phương thức, nhiều loại hìnhđào tạo; chương trình đào tạo được cơ cấu lại nhằm tiếp cận chuẩn mực đàotạo tiên tiến của thế giới và tăng cường các hoạt động liên kết đào tạo giữa các

cơ sở giáo dục Để thực hiện được điều đó, Đảng ta sẽ tăng cường phát huysức mạnh của toàn dân, của mọi lực lượng xã hội tham gia phát triển sựnghiệp giáo dục, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, xây dựng cả nước thành một

xã hội học tập, làm cho nền giáo dục của chúng ta thực sự là "cho mọi người

và do mọi người"

Tiến trình thực hiện định hướng chiến lược nêu trên, theo những mối liên

hệ nội tại và tất yếu của nó, sẽ tác động đến sự biến đổi của quá trình giáo dụcđào tạo trong các nhà trường nói chung, đến công tác quản lý của quá trình ấytheo những tính chất và mức độ khác nhau Việc tổ chức các hoạt động liênkết, hợp tác trong đào tạo đã và đang được các nhà trường lựa chọn, trên thực

tế đã và đang đem lại những dấu hiệu tích cực trong việc nâng cao chất lượnggiáo dục - đào tạo của mỗi nhà trường

Trang 28

Hai là, xu hướng tăng cường hoà nhập giữa các Nhà trường trong hệ

thống giáo dục quốc dân.

Hoà nhập là yêu cầu khách quan, là xu thế chung của các cơ sở đào tạonhằm thực hiện có kết quả việc liên thông, liên kết đào tạo và phát huy cao độkhả năng hỗ trợ lẫn nhau về giảng dạy và nghiên cứu khoa học của các trường.Trong những năm vừa qua, các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốcdân đã thực hiện khá thành công việc liên thông, liên kết đào tạo Nhờ đó,chúng ta đã bảo đảm được sự thống nhất về phương thức tuyển chọn, tổ chứcđào tạo, quản lý văn bằng, chứng chỉ , đồng thời tạo nên sự “đồng điệu”ngày càng cao về nội dung, phương pháp dạy học giữa các nhà trường trong

cả nước Thực tế này đang tạo đà cho sự hoà nhập ngày càng sâu sắc hơn giữaTrường CĐCĐ Sóc Trăng với các nhà trường trong toàn bộ hệ thống giáo dụcquốc gia, trước hết là các cơ sở giáo dục ở khu vực phía Nam và địa bàn tỉnhSóc Trăng

Để tăng cường hoà nhập, Nhà trường phải chuẩn bị những điều kiện cầnthiết cho việc đổi mới giáo dục – đào tạo Trước hết, phải đẩy mạnh chuẩnhoá đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý - chủ thể chủ yếu và trực tiếp của quátrình hoà nhập Muốn vậy, Nhà trường phải đánh giá đúng thực lực của độingũ giảng viên, cán bộ quản lý, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũnày nhằm nâng cao trình độ mọi mặt của họ, tạo điều kiện để họ có thể thamgia ngày càng nhiều vào việc trao đổi lực lượng giảng dạy, sinh hoạt khoa họcchung với các cơ sở đào tạo khác, qua đó nâng cao uy tín sư phạm và khoahọc của Nhà trường Tuy nhiên, quá trình hoà nhập vào hệ thống giáo dục –đào tạo không được làm mất đi những yêu cầu đặc thù về mục tiêu, chươngtrình, hình thức, phương pháp đào tạo của Nhà trường Đó là một đòi hỏi cầnđược tính đến trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng quản lý hoạt động

Trang 29

liên kết đào tạo của Nhà trường trong thời gian tới.

Quá trình hoà nhập một cách tất yếu và ngày càng mạnh mẽ với hệthống quản lý giáo dục quốc gia cũng chính là một nhân tố tác động mạnh mẽđến sự biến đổi của công tác quản lý hoạt động liên kết đào tạo của TrườngCĐCĐ Sóc Trăng theo hướng tích cực

Ba là, những biến đổi về mọi mặt của đời sống xã hội và sự tác động

của kinh tế thị trường, đòi hỏi phải có những thay đổi nhất định trong phương thức quản lý hoạt động liên kết đào tạo

Hiện nay, theo xu thế tất yếu của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởixướng và lãnh đạo, tình hình mọi mặt trong đời sống xã hội của đất nước sẽtiếp tục có những biến đổi lớn và sâu sắc cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xãhội Bên cạnh thời cơ, điều kiện thuận lợi rất cơ bản, những biến đổi của thựctiễn đời sống xã hội cũng luôn đem đến cho công tác quản lý giáo dục nhữngtác động nhiều chiều, phức tạp, trong đó có cả những thách thức ngày càng lớnhơn Những thay đổi lành mạnh, cũng như lệch lạc trong định hướng giá trị ítnhiều sẽ có tác động tới các chủ thể trong hoạt động dạy học, dẫn đến xuất hiệntrong học viên, giảng viên, cán bộ quản lý những đòi hỏi về sự thiết thực, hiệuquả của các hoạt động dạy học, sự phù hợp của các chính sách, chế độ Đồngthời, trong các nhà trường cũng nảy sinh những biểu hiện tiêu cực như: vụ lợi,thiếu trung thực trong học tập, gian lận về bằng cấp, thi cử Thực tế đó sẽ tácđộng mạnh tới công tác quản lý hoạt động liên kết đào tạo, đòi hỏi nhà lãnhđạo, quản lý phải có sự đổi mới về chính sách, chế độ, quy chế, không ngừnghoàn thiện phương thức quản lý cho phù hợp với điều kiện mới

Bốn là, sự phát triển về mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của

Trường CĐCĐ Sóc Trăng trong những năm tới

Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường CĐCĐ Sóc Trăng ban

hành theo Quyết định số 375/QĐ-CTUBND ngày 29/8/2012 của Chủ tịch Ủy

Trang 30

ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Trường CĐCĐ Sóc Trăng có chức năng liên kếtvới các học viên, trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong và ngoài nước,đào tạo các lớp theo quy hoạch của tỉnh và đáp ứng theo nhu cầu người học.

Sứ mệnh của Trường CĐCĐ Sóc Trăng là phải đáp ứng kịp thời nhu cầu đàotạo nhân lực cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đàotạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp vàphát triển nông thôn; đào tạo chuyển tiếp, liên thông, giáo dục thường xuyêntạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục đại học; nâng cao dân trí, bồidưỡng kỹ năng nghề nghiệp, tăng khả năng thích ứng của họ đối với sự pháttriển nhanh chóng của kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật và công nghệ

Định hướng phát triển hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐ SócTrăng đến năm 2015 cho thấy, với quy mô tuyển sinh liên kết đào tạo củatrường, nhu cầu cán bộ công tác ở bộ phận liên kết đào tạo là 07 người và 50giảng viên cơ hữu của trường sẽ giảng dạy cho các lớp liên kết Trong đó,100% cán bộ quản lý, cán bộ phục vụ đào tạo được huấn luyện chuyên mônnghiệp vụ và bồi dưỡng lý luận chính trị; 100% giảng viên đều được bồidưỡng nghiệp vụ sư phạm; 40 - 50% giảng viên có trình độ thạc sĩ và 10 - 15

% giảng viên có trình độ tiến sĩ Đến năm 2015, dự kiến Nhà trường cókhoảng 7.000 sinh viên theo học bậc đại học hệ liên kết đào tạo

Qua khảo sát nhu cầu lao động của các tổ chức, doanh nghiệp trên địabàn tỉnh và khu vực, Nhà trường sẽ hoàn thiện chương trình đào tạo theo 02hướng: Một là, Nhà trường sẽ đề nghị các đơn vị chủ trì đào tạo điều chỉnhchương trình đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, cótham khảo sự phản biện của các doanh nghiệp, hướng tới sự liên thông giữacác trình độ và các phương thức tổ chức đào tạo, đặt ra các chuẩn mực nhấtđịnh (chuẩn đầu ra) Hai là, bên cạnh những ngành đã đào tạo, Nhà trường sẽ

đề nghị UBND tỉnh cho phép mở thêm các mã ngành mới theo hướng ưu tiên

Trang 31

các ngành địa phương có lợi thế như kinh tế nông nghiệp, thủy sản, phát triểnnông thôn, môi trường và kỹ thuật công nghệ…

Cùng với việc xây dựng đội ngũ giảng viên và hoàn thiện chương trìnhđào tạo, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng.Theo đó, các hạng mục trọng điểm và thiết bị kèm theo phải hoàn thành đếnnăm 2015 là: Trung tâm học liệu, Phòng học trực tuyến, Phòng thí nghiệm vật

lý, Phòng thí nghiệm hóa sinh, Các xưởng thực hành của khoa Kỹ thuật –Công nghệ, Các xưởng thực hành, vườn ươm, Hệ thống thiết bị nghe nhìn chocác giảng đường, phòng học, Hệ thống mạng không dây…

Dự báo, đến năm 2015, Nhà trường sẽ liên kết đào tạo với 15 trường đạihọc, học viện có uy tín trong cả nước, thực hiện tốt việc liên thông từ cácchương trình đào tạo thích ứng với nhu cầu học tập thường xuyên, liên tục củacộng đồng; phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 7.000 sinh viên theo học tạitrường hệ liên kết đào tạo, với tỉ lệ tăng bình quân hàng năm 8%

Như vậy, mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà trường vừa có tính hiện thực, vừa

có tính dự báo, bao hàm cả thuận lợi, khó khăn và những thách thức mới đã

và đang tác động trực tiếp toàn diện đến các tổ chức, các lực lượng và yêu cầucủa nhiệm vụ giáo dục - đào tạo

Tóm lại, quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng

luôn bị tác động, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố nêu trên là

cơ bản nhất Sự tác động của các nhân tố đã và đang đặt ra những đòi hỏikhách quan phải không ngừng đổi mới cả về bộ máy, nội dung và phươngthức quản lý hoạt động liên kết đào tạo của Nhà trường Tuy nhiên, đổi mớiquản lý hoạt động liên kết đào tạo là một công việc phức tạp, liên quan tớinhiều lực lượng của hệ thống, cũng như nhiều bộ phận cấu thành quá trình sưphạm trong Nhà trường Vì vậy, cần có sự nỗ lực cao và sự cộng tác chặt chẽcủa các cơ quan cấp trên cùng với các cơ sở giáo dục trong việc tiến hành các

Trang 32

giải pháp; có như vậy, chúng ta mới có thể góp phần thiết thực vào việc nângcao chất lượng quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐ SócTrăng trong thời gian tới.

1.3 Thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng

1.3.1 Ưu điểm

Trường CĐCĐ Sóc Trăng có chức năng đào tạo trình độ cao đẳngchuyên môn và các trình độ khác thấp hơn, nhằm phục vụ yêu cầu phát triểnkinh tế xã hội ở địa phương, gồm các ngành nghề chủ yếu sau: Trồng trọt,Chăn nuôi, Thú y, Nuôi trồng thuỷ sản, Chế biến Nông - Thuỷ sản, Công nghệ

cơ khí, Điện - Điện tử - Điện lạnh, Xây dựng, Công nghệ môi trường, Côngnghệ thông tin, Tài chính- Kế toán, Quản trị kinh doanh, Ngoại ngữ,…Những năm qua, thực hiện đổi mới cơ bản và toàn diện công tác giáo dục -đào tạo, quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng cơbản đạt mục tiêu quản lý đề ra, song cũng tồn tại những vấn đề cấp thiết cầnđược khắc phục Thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại TrườngCĐCĐ Sóc Trăng được thể hiện trên những vấn đề chủ yếu sau:

Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo

Hiện nay, mục tiêu đào tạo của Nhà trường một mặt đã phản ánh đượcnhững nội dung cơ bản mang tính định hướng chiến lược của mục tiêu giáodục - đào tạo quốc gia và mục tiêu giáo dục - đào tạo do Sở Giáo dục và Đàotạo tỉnh Sóc Trăng xác định; mặt khác, đã cụ thể hoá một bước để phù hợp vớichức năng, nhiệm vụ giáo dục – đào tạo của Nhà trường và phù hợp với từngbậc học, từng loại hình, đối tượng đào tạo Trong 05 năm qua, Nhà trường đã

có nhiều đóng góp cho sự phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật củatỉnh; đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và trung cấp chuyênnghiệp, có đạo đức nghề nghiệp; từng bước đa dạng hóa các loại hình đào tạo,

Trang 33

từ 04 ngành cao đẳng, 03 ngành trung cấp, đến nay Nhà trường đã xây dựngđược 15 ngành với trên 20 chuyên ngành Song song với đó, hoạt động liênkết đào tạo cũng mang đến những kết quả tích cực Năm 2006, Nhà trườngchỉ liên kết với một số trường đại học ngoài tỉnh, đào tạo một số ngành nghềthiết yếu theo yêu cầu của địa phương Đến năm 2011, số HSSV liên kết đàotạo đã tăng lên đáng kể (theo báo cáo hiện nay có trên 5.000 HSSV) với đadạng các ngành nghề, đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập nâng cao trình độ củađội ngũ CB, VC trong toàn tỉnh và nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân Trên cơ sở mô hình mục tiêu đào tạo, Nhà trường đã không ngừng xâydựng, hoàn thiện hệ thống nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với từngđối tượng Việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo luôn được Đảng uỷ,Ban Giám hiệu Nhà trường hết sức quan tâm Trong xây dựng nội dung,chương trình đào tạo, Nhà trường đã chú ý giải quyết mối quan hệ về tỷ lệ, cơcấu giữa hệ thống kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành, giữa lý thuyết vàthực hành, giữa trang bị kiến thức và rèn luyện tay nghề của đối tượng đàotạo Nhìn chung, nội dung các môn học có sự đổi mới, bảo đảm tính khoa học,ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu đào tạo của Nhà trường trong tình hìnhmới Hệ thống chương trình đào tạo của Nhà trường đã từng bước có sự liênthông kiến thức giữa các bậc học và hoà nhập với chương trình đào tạo củacác cơ sở giáo dục - đào tạo chung của quốc gia Những kết quả đã đạt đượctrong quản lý nội dung, chương trình đào tạo của Nhà trường đã được đôngđảo người dạy, người học, người quản lý thừa nhận Kết quả điều tra, khảo sátcho thấy trong số 158 người tham gia đánh giá về chất lượng quản lý nộidung, chương trình đào tạo của Nhà trường, có 66 người (chiếm 41,76%)đánh giá tốt.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng mục tiêu, đổi mới nộidung, chương trình đào tạo, nhưng Trường CĐCĐ Sóc Trăng cũng không

Trang 34

tránh khỏi những khó khăn, lúng túng trong việc hoàn thiện, đổi mới mô hìnhmục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp và qui trình đào tạo Qua traođổi trực tiếp, hầu hết các đối tượng cho rằng cần thiết phải tiếp tục đổi mớitoàn diện quá trình quản lý hoạt động liên kết đào tạo của Nhà trường, nhằmkhắc phục những hạn chế dưới đây.

Việc đổi mới phương hướng, mô hình, những tiêu chí cần đạt được trongmục tiêu giáo dục – đào tạo của Nhà trường vẫn chỉ nằm trong giới hạn giảiquyết các tình huống thực tế nảy sinh trong quá trình đào tạo, chưa mang tính

hệ thống, đồng bộ Nhìn chung, Nhà trường còn chưa thực sự quan tâm đếnviệc tổ chức nghiên cứu, xác định lại toàn bộ phương hướng, mô hình, nhữngtiêu chí cần đạt được trong hệ thống mục tiêu đào tạo của Nhà trường theohướng đổi mới, bám sát thực tiễn thời đại, đất nước, nhất là những xu thế mớitrong giáo dục – đào tạo của thế giới và quốc gia, những biến động của tìnhhình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Nội dung, chương trình một số môn học chưa bảo đảm theo chuẩn quốc

gia, nhất là khối kiến thức cơ bản Một số môn học vẫn nặng về lý thuyết,chưa bảo đảm tỷ lệ cân đối, hài hoà giữa lý thuyết với thực hành Một số nộidung, chương trình đào tạo còn dàn trải, thiếu tập trung vào trọng tâm, trọngđiểm của môn học, vào rèn luyện tay nghề theo chuyên ngành của người học.Giữa các bậc học còn thiếu sự liên thông hợp lý, trong khi đó vẫn có sựtrùng lặp, chồng chéo về nội dung giáo dục của một số môn học gần gũi Một

số vấn đề mới trong thực tiễn kinh tế xã hội, khoa học công nghệ, văn hoá giáo dục của thế giới và đất nước đôi lúc chưa được cập nhật, bổ sung kịp thờivào chương trình, nội dung giáo dục - đào tạo Trong số 158 người được điềutra, khảo sát (nêu trên), vẫn còn 44 người (chiếm 27,84%) đánh giá chất lượngquản lý nội dung, chương trình đào tạo của Nhà trường còn hạn chế

-Quản lý quá trình tổ chức đào tạo

Trang 35

Có một thực tế là những năm vừa qua, do sự phát triển mới về tình hìnhgiáo dục – đào tạo của đất nước nói chung, của tỉnh Sóc Trăng nói riêng nêncông tác giáo dục – đào tạo của Trường CĐCĐ Sóc Trăng cũng có những biếnđộng lớn về tổ chức, biên chế, qui mô đào tạo Lưu lượng và loại đối tượnghọc viên ngày càng tăng; các ngành, chuyên ngành và loại hình đào tạo được

mở rộng Tuy vậy, với những nỗ lực không ngừng, Trường CĐCĐ Sóc Trăng

đã vượt qua mọi khó khăn, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục – đàotạo được giao, luôn phát huy tính năng động, sáng tạo tìm kiếm các giải pháp

có hiệu quả nhất để biến các quyết định quản lý, các chủ trương, kế hoạchthành kết quả hiện thực Qua điều tra 240 cán bộ, giảng viên, học viên trongNhà trường có 88,4% số người được điều tra cho rằng, công tác triển khai, tổchức thực hiện kế hoạch đào tạo đạt chất lượng khá và tốt; gần 34,6% chorằng những thành tựu của công tác quản lý giáo dục hiện nay là do những nỗlực chủ quan của các cấp lãnh đạo, quản lý và lực lượng sư phạm đem lại.Những năm gần đây, Nhà trường đã quan tâm hoàn thiện hệ thống quichế, qui định, chế độ công tác quản lý hoạt động liên kết đào tạo Điều đókhông những tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, điều hành thống nhấtmọi hoạt động của tất cả các đầu mối, các đối tượng mà còn tạo ra cơ sở pháp

lý để phát huy tính tự quản, tự chịu trách nhiệm của các chủ thể quản lý, trong

đó có các cơ sở giáo dục đào tạo tham gia liên kết với Nhà trường Thực tế tạiTrường CĐCĐ Sóc Trăng có 87,12% số người được hỏi ý kiến đánh giá caokết quả của việc thống nhất quy trình hoạt động liên kết đào tạo của Nhàtrường; 85,33% cho rằng các quy chế, quy định về giáo dục – đào tạo hiệnnay đang có tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng dạy - học.Việc không ngừng hoàn thiện hệ thống qui chế, qui định trong giáo dục –đào tạo là một trong những phương pháp hữu hiệu để các chủ thể quản lý tạolập nền nếp ổn định, bảo đảm tính đồng thuận, thống nhất trong toàn bộ hoạt

Trang 36

động của Nhà trường, cũng như đối với các trường tham gia liên kết đào tạo.Trên thực tế, quy chế, quy định đã trở thành căn cứ có tính chất pháp lý chocác hoạt động thanh tra, kiểm tra trong việc phát hiện và xử lý kịp thời cácbiểu hiện tiêu cực, lệch lạc của quá trình sư phạm, do đó góp phần làm lànhmạnh hoá môi trường giáo dục và phát huy được tính dân chủ trong công tácquản lý Qua khảo sát thực tế tại Nhà trường cho thấy việc thực hiện qui chếdân chủ đã được thực hiện có nề nếp, 59,21% số giảng viên được hỏi ý kiến

đã cho rằng những quy định đảm bảo thực thi tốt dân chủ, tăng cường kỷ luật,

kỷ cương trong dạy học là yếu tố quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng,hiệu quả quản lý hoạt động liên kết đào tạo

Để quản lý chặt chẽ hoạt động của các đơn vị, cơ quan, lãnh đạo, chỉ đạocác cấp trong Nhà trường không chỉ dựa trên các cơ sở dữ liệu trên mạng máytính, mà còn phải căn cứ vào các văn bản báo cáo, hệ thống mẫu biểu, sổ sáchghi chép nhận xét, biên bản sinh hoạt Kết quả khảo sát tại Trường CĐCĐSóc Trăng và một số trường tham gia liên kết đào tạo với Nhà trường chothấy, hiện nay Nhà trường đều có những quy định về sổ sách, mẫu biểu quản

lý theo yêu cầu riêng của mình, hầu hết các trường đều có sổ nhật ký đào tạo,

sổ điểm, sổ kiểm tra hoạt động dạy học, sổ ghi biên bản các sinh hoạt phươngpháp, sổ giao ban và các loại mẫu biểu thống kê khác Điều đó cho thấy sựquan tâm lớn của Nhà trường tới các công cụ quản lý

Nhà trường cũng đã thực sự quan tâm tới việc đánh giá, kiểm định chấtlượng giáo dục – đào tạo, duy trì nghiêm túc chế độ sơ kết, tổng kết giáo dục– đào tạo Đây là những hoạt động quản lý rất quan trọng, cho phép đưa ranhững nhận định chính xác, kịp thời về tình hình thực tế, diễn biến của quátrình sư phạm ở cả bình diện cụ thể và khái quát, trên cơ sở đó chủ thể quản lýthực hiện các giải pháp điều chỉnh cần thiết Khảo sát tại Nhà trường cho thấy,hiện nay Nhà trường có nhiều phương thức tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm

Trang 37

tra giáo dục – đào tạo; tổ chức các buổi trao đổi, rút kinh nghiệm trong nội bộNhà trường và với các nhà trường tham gia liên kết đào tạo Các hoạt động

sơ kết, tổng kết theo từng nhiệm vụ, từng lĩnh vực công tác chủ yếu, theo cácgiai đoạn cụ thể khác nhau, cả ngắn hạn và dài hạn, thường được các nhàtrường triển khai nghiêm túc với sự tham gia rộng rãi của cán bộ, giảng viên,học viên

Thực trạng nêu trên cho thấy chủ thể quản lý các cấp trong Nhà trườngngày càng nhận thức rõ hơn vai trò của các hoạt động quản lý đối với quátrình triển khai các nhiệm vụ giáo dục – đào tạo nói chung và hoạt động liênkết đào tạo nói riêng Đây là một yếu tố thuận lợi để chất lượng quản lý hoạtđộng liên kết đào tạo của Nhà trường phát triển hơn nữa

Tuy nhiên, quản lý quá trình đào tạo tại Trường CĐCĐ Sóc Trăng hiệnnay vẫn còn những điểm tồn cần khắc phục, như:

Khả năng điều phối, tổ chức phân công sử dụng lực lượng quản lý củaNhà trường còn nhiều bất cập Tình trạng quá tải cục bộ ở chỗ này, dư thừalực lượng ở chỗ khác trong triển khai nhiệm vụ đào tạo vẫn xảy ra Trình độphối hợp, hiệp đồng trong tổ chức thực hiện các quyết định quản lý còn thiếuchặt chẽ, kế hoạch huấn luyện và lịch học tập còn chưa được dự báo xa vàthường hay biến động

Theo kết quả điều tra, có tới 37,25% cán bộ quản lý ở Nhà trường chorằng, sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các lực lượng sư phạm và sự kém hiệuquả của khâu kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ lànhững nguyên nhân gây cản trở lớn nhất đến việc quản lý hoạt động liên kếtđào tạo Do đó, mặc dù nhiều quyết định quản lý đã đi thẳng và “đánh trúng”vào những vấn đề nổi cộm, bức xúc của công tác giáo dục – đào tạo của Nhàtrường, nhưng ở đâu thiếu kiểm tra, đôn đốc thường xuyên và kiên quyết thì ở

đó tình hình chuyển biến chậm

Trang 38

Thói quen quản lý theo nề nếp hành chính quan liêu, hạ thấp yêu cầu,tâm lý ngại đối mặt với những vấn đề nhạy cảm ở Nhà trường của một bộphận cán bộ quản lý vẫn chưa được cải thiện đáng kể Điều đó dẫn đến bệnhthành tích, tệ hình thức lại có điều kiện để phát triển Tất cả các biểu hiện đó

đã và đang làm cho các hoạt động và thao tác quản lý trở nên kém hiệu quả

Vì vậy, để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động liên kết đào tạo của Nhàtrường, trong thời gian tới chúng ta phải kiên quyết khắc phục những hạn chế,bất cập đó

Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động liên kết đào tạo

Những năm qua, Trường CĐCĐ Sóc Trăng đã nhận được sự quan tâmlãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, UBND Tỉnh, Sở Giáo dục – đào tạo tỉnh SócTrăng, đồng thời nhận được sự hợp tác, hỗ trợ về nhiều mặt của các tổ chức,đơn vị trên địa bàn tỉnh, nhất là sự cộng tác, phối hợp của các cơ sở giáo dụctham gia liên kết đào tạo với Nhà trường Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hợptác, phối hợp, giúp đỡ của các tổ chức, các cơ quan, đơn vị đã tạo nên nhữngđiều kiện vô cùng thuận lợi để Nhà trường triển khai thực hiện các hoạt độngliên kết đào tạo; đó là những điều kiện về môi trường pháp lý, môi trườnggiáo dục, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính…

Để phục vụ một cách có hiệu quả cho việc đổi mới mục tiêu, nội dung,phương pháp dạy - học, nâng cao năng lực, trình độ sư phạm của đội ngũgiảng viên và cải thiện điều kiện học tập, thực hành của học viên, trong nhữngnăm qua nhiều dự án xây dựng mới, nâng cấp hệ thống giảng đường, trang -thiết bị dạy - học mới, hiện đại hoá các phòng học chuyên dùng như phònghọc tin học, học ngoại ngữ, phòng học đa chức năng, thư viện, các ứng dụngcông nghệ thông tin vào hoạt động dạy - học đã được triển khai, ngày càngđáp ứng tốt hơn nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập ở Nhà trường

Các phương tiện quản lý chủ yếu không ngừng được bổ sung, hoàn

Trang 39

thiện, có sự hỗ trợ tích cực của công nghệ thông tin Nhà trường đã triển khaithực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư lớn về công nghệ thông tin (xây dựngthư viện điện tử ), xây dựng các phòng học chuyên dùng sử dụng phần mềmtrình chiếu POWER POINT Trong điều kiện đó, công tác quản lý hoạt độngliên kết đào tạo của Nhà trường cũng đã bước đầu được hiện đại hoá, với việcđưa vào sử dụng những trang thiết bị mới, thực hiện nối mạng máy tính, xâydựng các phần mềm quản lý, sử dụng các phương tiện và trang bị số hoá(digital) Sự phát triển các trang bị và công nghệ đã có ảnh hưởng rất tíchcực tới việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động liên kết đào tạo Khảo sáttại Nhà trường cho thấy, Nhà trường đã ứng dụng các phần mềm quản lýtuyển sinh, quản lý dữ liệu về giảng viên, học viên, quản lý kết quả học tập,rèn luyện, theo dõi cấp phát văn bằng, quản lý chương trình và kế hoạch đàotạo và hỗ trợ xếp lịch Có thể nói, đây là một trong những tiến bộ đáng ghi

nhận trong việc đảm bảo các phương tiện trong quản lý Nhờ đó, có thể khẳng

định rằng các chủ thể quản lý đã có điều kiện phát huy được vai trò tích cựccủa mình trong việc quản lý các mặt cấu thành chủ yếu của quá trình sưphạm, góp phần thúc đẩy quá trình giáo dục – đào tạo không ngừng tiến bộ

Sự phối hợp giữa Nhà trường với các cơ sở giáo dục trong quá trình liên kết đào tạo

Với vai trò là đơn vị phối hợp đào tạo

Nhà trường đã thực hiện đúng Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày28/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định vềliên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học Khi liênkết với các trường cao đẳng, đại học trong nước, Nhà trường đều có ký kết hợpđồng liên kết đào tạo; trên cơ sở đó, xác định được nhu cầu đào tạo về: sốlượng, ngành nghề và trình độ đào tạo, đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết

Trang 40

bị cần thiết để phục vụ dạy học, thực hành, thực tập, đảm bảo môi trường sưphạm, có đội ngũ CBQL phù hợp với mục tiêu đào tạo của khóa học Công tácbảo quản và lưu giữ hồ sơ tại Trường được đảm bảo tốt và đầy đủ: Công vănchấp thuận cho phép liên kết đào tạo của UBNDTỉnh, Sở Giáo dục - Đào tạo;

hồ sơ tuyển sinh, danh sách thí sinh trúng tuyển; hồ sơ quản lý khóa đào tạo: kếhoạch giảng dạy, bảng điểm thi, kiểm tra học phần, tốt nghiệp Đã tiến hànhchặt chẽ các hoạt động: khảo sát nhu cầu xã hội; xin ý kiến Chủ tịch ủy bannhân dân tỉnh Sóc Trăng đề nghị mở lớp theo từng năm; làm các thủ tục tiếptheo để tuyển sinh các ngành nghề cho phép Tùy theo ngành nghề đào tạo vàđối tượng tuyển sinh, Nhà trường áp dụng các hình thức tuyển sinh khác nhau,đảm bảo đúng thời gian, chất lượng, hiệu quả

Trường CĐCĐ Sóc Trăng phối hợp với các đơn vị liên kết đào tạo quản

lý HSSV các lớp đào tạo theo đúng quy chế hiện hành Đối với sinh viênchính quy địa phương thực hiện theo Quy chế 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chếđào tạo đại học hệ chính quy Đối với học sinh trung cấp chuyên nghiệp hệchính quy thực hiện theo Quy chế số 40/2007/QĐ-BGDĐTngày 01/8/2007của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạotrung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy Đối với học sinh hệ vừa làm vừa họcthực hiện theo Quy chế số 13/2006/QĐ-BGDĐT ngày 18/4/2006 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trung cấpchuyên nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học

Từ khi thành lập đến nay, Trường CĐCĐ Sóc Trăng đã liên kết đào tạođược 57 lớp bao gồm 4 hệ: vừa làm vừa học, liên thông, văn bằng 2 và từ xavới tổng số sinh viên là 4.554 sinh viên Tỷ lệ tốt nghiệp ra trường đạt trungbình 80%

Với vai trò là đơn vị chủ trì đào tạo

Ngày đăng: 21/06/2018, 17:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII nhiệm kỳ 2006 - 2010, Sóc Trăng Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Văn kiện Đại hội đại biểuĐảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII nhiệm kỳ 2006 - 2010
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng
Năm: 2006
3. Bộ Giaó dục và Đào tạo (2000), Quy chế tạm thời Trường CĐCĐ, Ban hành theo Quyết định số 37/2000/QĐ-BGDĐT ngày 29/8/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế tạm thời Trường CĐCĐ
Tác giả: Bộ Giaó dục và Đào tạo
Năm: 2000
4. Bộ Giaó dục và Đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2002), Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI - Kinh nghiệm của các quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiếnlược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI - Kinh nghiệm của các quốcgia
Tác giả: Bộ Giaó dục và Đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
5. Bộ Giaó dục và Đào tạo (2003), Điều lệ trường Cao đẳng, Ban hành theo Quyết định số 56/2003/QĐ/BGDĐT ngày 10/12/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường Cao đẳng
Tác giả: Bộ Giaó dục và Đào tạo
Năm: 2003
6. Bộ Giaó dục và Đào tạo (2009), Điều lệ trường Cao đẳng, Ban hành theo Thông tư số 14/2009/QĐ/BGDĐT ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường Cao đẳng
Tác giả: Bộ Giaó dục và Đào tạo
Năm: 2009
7. Bộ Giaó dục và Đào tạo (2009), Quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, Ban hành theo Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về liên kết đào tạo trình độ trungcấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học
Tác giả: Bộ Giaó dục và Đào tạo
Năm: 2009
8. Nguyễn Hữu Châu (chủ biên), Đỗ Thị Bích Loan, Vũ Trọng Rỹ (2007), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu (chủ biên), Đỗ Thị Bích Loan, Vũ Trọng Rỹ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
10. Chính phủ (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010
Tác giả: Chính phủ
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2001
11. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 14/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 14/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàndiện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2005
14. Cục Thống kê Sóc Trăng (2012), Niên giám thống kê năm 2012, Sóc Trăng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2012
Tác giả: Cục Thống kê Sóc Trăng
Năm: 2012
15. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2006), Đảm bảo chất lượng trong đổi mới giáo dục đại học, Kỷ yếu hội thảo, Nxb Đại học quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảm bảo chất lượngtrong đổi mới giáo dục đại học
Tác giả: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2006
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCH TW khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCH TWkhóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6 tháng8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
22. Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
23. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học sư phạm, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lýgiáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2006
24. Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lí trường học, tập II, “Những vấn đề chung về quản lý giáo dục”, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài giảng về quản lí trường học, "tập II, “Nhữngvấn đề chung về quản lý giáo dục
Tác giả: Hà Sĩ Hồ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1985
25. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lí giáo dục - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lí giáo dục - một số vấn đề lý luận vàthực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w