Điều này, đòi hỏi cần có nghiên cứu để bổ sung và hoànthiện vấn đề lý luận về xây dựng mô hình trường phổ thông chất lượng cao.Bởi mô hình trường phổ thông chất lượng cao là bước tiến mớ
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG
1.2 Mô hình và tiêu chuẩn cơ bản của trường phổ thông chất
1.3 Thực trạng và những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với việc
xây nhà dựng trường phổ thông chất lượng cao trên địa bàn
Chương 2 BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
CHẤT LƯỢNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12,
2.1 Yêu cầu có tính nguyên tắc của quá trình xây dựng, phát
triển trường phổ thông chất lượng cao hiện nay 502.2 Những biện pháp cơ bản để xây dựng trường phổ
thông chất lượng cao trên địa bàn Quận 12, Thành phố
2.3 Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện
pháp xây dựng trường phổ thông chất lượng cao ở Quận
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, các quốc gia đang phát triển trên thế giới luôn nỗ lực để đổimới phát triển giáo dục theo hướng tiên tiến, hiện đại, nhằm thực hiện tiếntrình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục Không nằm ngoài xu thếnày, Đảng và Nhà nước ta với định hướng phải đổi mới căn bản, toàn diện,tăng cường quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, ngành giáodục cần có những điều chỉnh, những thay đổi cụ thể, từ chỗ chú trọng nhiềuvào số lượng sang định hướng mạnh vào chất lượng, thực hiện mục tiêu nângcao chất lượng và hiệu quả của giáo dục
Thực hiện xây dựng trường phổ thông chất lượng cao cũng chính làthực hiện định hướng về công tác giáo dục của Đại hội Đảng lần thứ XI:
“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanhgiáo dục và đào tạo” [10,tr.130]
Đại hội Đảng lần thứ XI đặt ra nhiệm vụ là phải: “Phát triển giáo dục làquốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theohướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán
bộ quản lý là khâu then chốt Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đàotạo, coi trọng giáo dục đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thựchành, khả năng lập nghiệp” [10,tr.130,131]
“ Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quantrọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để pháttriển nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởngkinh tế nhanh và bền vững Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thốngquản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa Phát huy tinhthần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên,…” [9,Tr.476]
Ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh các năm gần đây mặc dùluôn chủ động, sáng tạo với việc xây dựng mô hình trường học chất lượngcao, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần vào việc đào tạo
Trang 5nguồn nhân lực có chất lượng cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa,hội nhập quốc tế của thành phố nhưng do nhiều yếu tố khách quan nên hiệnnay mô hình trường phổ thông chất lượng cao ở các quận huyện trên địa bànThành phố nói chung và Quận 12 nói riêng còn mới mẻ; việc đầu tư xây dựngtrường phổ thông chất lượng cao chưa được quan tâm đúng mức, phát triểnchưa rộng khắp Điều này, đòi hỏi cần có nghiên cứu để bổ sung và hoànthiện vấn đề lý luận về xây dựng mô hình trường phổ thông chất lượng cao.Bởi mô hình trường phổ thông chất lượng cao là bước tiến mới để nâng tầmchất lượng giáo dục và đào tạo hiện nay, là cơ sở để giáo dục Việt Nam tiếpcận và hội nhập với giáo dục quốc tế.
Mục tiêu giáo dục của nhà trường chất lượng cao là để đào tạo ranhững con người mới đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay, có nhữngphẩm chất tốt đẹp về nhân cách: đức, trí, thể, mỹ, lao động; đáp ứng yêucầu 4 trụ cột giáo dục thế giới ngày nay là: học để biết, học để làm, học đểchung sống và học để tự hoàn thiện mình Nhà trường phải đáp ứng về nộidung học tập, người học phải đạt được 6 bậc thang quan trọng: từ biết,hiểu, vận dụng đến phân tích, tổng hợp và xác định giá trị trong cuộcsống Do vậy, việc xây dựng trường phổ thông chất lượng cao có ý nghĩađặc biệt quan trọng, vô cùng cần thiết trong quá trình đổi mới toàn diện vàhội nhập giáo dục hiện nay ở nước ta Từ yêu cầu lý luận và thực tiễn
trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng trường phổ thông chất lượng cao trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh”
làm luận văn cao học quản lý giáo dục
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
* Lược khảo những quan điểm về trường phổ thông chất lượng cao
ở thế giới
Trên thế giới, bên cạnh các loại hình nhà trường bồi dưỡng học sinh
giỏi, đào tạo học sinh tài năng (như hệ thống trường chuyên, trường năng
Trang 6khiếu ở Việt Nam), cũng đã có những nghiên cứu và triển khai các loại hìnhtrường phổ thông chất lượng cao Xin giới thiệu một vài mô hình:
+ Trong thập niên 1980 đã có những nghiên cứu và triển khai thực hiện
mô hình “Trường học hiệu quả” (Effective School) Mô hình được sử dụng
rộng rãi ở Vương quốc Anh gồm 11 yếu tố:
- Lãnh đạo có tính chuyên nghiệp;
- Tầm nhìn và mục đích chia sẻ;
- Môi trường biết học hỏi;
- Sự tập trung vào dạy học;
- Dạy học có chủ đích, có mục đích rõ ràng;
- Kỳ vọng cao;
- Sự tác động tăng cường có tính tích cực;
- Giám sát theo dõi sự tiến bộ;
- Quyền và trách nhiệm của học sinh được thực thi;
- Quan hệ nhà trường - gia đình;
- Biết học hỏi
+ Ở Singapore, từ năm 2000 đã triển khai mô hình “Nhà trường
ưu việt” (School Excellence Model - SEM), nhà trường ưu việt phải thỏa
- Các quy trình lấy học sinh làm trung tâm;
- Kết quả phát triển đội ngũ tốt;
- Kết quả hoạt động và quản lý tốt;
- Đối tác và kết quả về mặt xã hội tốt;
- Các kết quả hoạt động chính cao
Trang 7_ SEM có 7 giá trị cơ bản, là những đặc trưng tạo nên thành công của
một trường và cũng là sự khẳng định mục tiêu giúp các trường liên tục đổimới và phát triển, cụ thể:
- Tất cả vì học sinh;
- Giáo viên - nhân tố hàng đầu;
- Tài năng lãnh đạo;
- Hỗ trợ của cả hệ thống;
- Hợp tác với bên ngoài;
- Quản lý bằng tri thức;
- Liên tục sáng tạo và đổi mới
+ Ở Malaysia, đã thực hiện đề án xây dựng “Nhà trường thông tuệ”
(SMART School) với việc đào tạo học sinh theo tinh thần “POWER” (Sứcmạnh), cụ thể:
- P: Planning (Học sinh tự vạch ra kế hoạch của mình theo tư vấn của
người thầy)
- O: Organizing (Học sinh tự tổ chức thực hiện kế hoạch đề ra).
- W: Working (Học sinh thiết kế công việc tương ứng với cách tổ chức
đã vạch ra)
- E: Evaluating (Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình có sự
giám sát giúp đỡ, hỗ trợ của thầy)
- R: Recodnizing (Học sinh tự xây dựng các nhận thức mới cho bản thân).
Nhìn chung, mô hình nhà trường phổ thông chất lượng cao, hiện nay cókhá nhiều quan niệm khác nhau căn cứ trên quan điểm tiếp cận khác nhau:
- Tiếp cận theo chức năng nhà trường;
- Tiếp cận theo mục tiêu nhà trường;
- Tiếp cận theo sự gia tăng giữa đầu vào - đầu ra;
- Tiếp cận theo quá trình;
- Tiếp cận theo mô hình thỏa mãn;
- Tiếp cận theo điều kiện nguồn tài nguyên và môi trường hoạt động;
- Tiếp cận theo mô hình Quản lý chất lượng tổng thể;
Trang 8Đối với một cơ sở giáo dục (trường phổ thông), chất lượng của nhàtrường đã được Chương trình hành động Dakar (2000) của UNESCO đề cậpqua 10 yếu tố như sau:
- Người học khỏe mạnh, được nuôi dạy tốt, được khuyến khích để cóđộng cơ học tập chủ động;
- Giáo viên thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức;
- Phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực;
- Chương trình giáo dục thích hợp với người dạy và người học;
- Trang thiết bị, phương tiện và đồ dùng giảng dạy và học tập, học liệu
và công nghệ giáo dục thích hợp, dễ tiếp cận;
- Môi trường học tập bảo đảm vệ sinh, an toàn, lành mạnh;
- Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trường, quá trình giáo dục vàkết quả giáo dục;
- Hệ thống quản lý giáo dục có tính tham gia và dân chủ;
- Tôn trọng và thu hút được cộng đồng cũng như nền văn hóa địaphương trong hoạt động giáo dục;
- Các thiết chế, chương trình giáo dục thích hợp, thỏa đáng và bình đẳng;
* Tình hình nghiên cứu trong nước
+ Ở Việt Nam quan niệm về mô hình trường chất lượng cao vẫn cònnhiều hướng tiếp cận khác nhau Một số trường gọi là chất lượng cao hiệnnay chỉ đạt được một hoặc một số yếu tố cơ bản theo quan niệm của chủ thểđầu tư xây dựng trường (như chỉ cung cấp những dịch vụ chất lượng cao; chỉquan tâm đến tỉ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp, đỗ vào đại học, ) Trong khi
đó, mục tiêu của trường chất lượng cao rất toàn diện phải hướng đến cả sự phát triển của người học, của người dạy và người quản lý, của nhà trường và
hệ thống giáo dục, của Nhà nước và cả cộng đồng xã hội; phải quan tâm tác động đến cả “Bối cảnh, Đầu vào, Quá trình và Đầu ra”.
Hiện nay, đã có một số nghiên cứu, thảo luận về mô hình trường chấtlượng cao Một số nhà khoa học giáo dục cũng đã đề nghị hướng tiếp cận chất
Trang 9lượng nhà trường theo mô hình “Quản lý chất lượng tổng thể”, theo đó có thểsắp xếp các yếu tố liên quan đến chất lượng gồm ba thành phần cơ bản củamột cơ sở giáo dục trên nền ngữ cảnh cụ thể theo sơ đồ C - I - P - O.
Trang 10SƠ ĐỒ C - I - P - O
+ Hội thảo khoa học “Nhà trường Việt Nam trong một nền giáo dụctiên tiến, mang nặng bản sắc dân tộc” tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng11/2009, PGS.TS Trần Đình Tuấn, Khoa Sư phạm quân sự - Học viện Chínhtrị đã trình bày quan niệm và giải pháp xây dựng nền giáo dục tiên tiến, mangnặng bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế
+ Hội thảo khoa học “Xây dựng trường chất lượng cao vì một nền giáodục tiên tiến, mang nặng bản sắc dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế” tạiThành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2010, nhiều tác giả trình bày quan niệm vềtrường chất lượng cao hiện nay:
- TS Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố
Hồ Minh trình bày tóm tắt báo cáo đề dẫn xây dựng trường chất lượng cao,thể hiện qua 5 yếu tố cơ bản là cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; nội dungchương trình; lực lượng sư phạm; cơ cấu đầu tư; cơ chế quản lý và phươngthức đánh giá Trường chất lượng cao với mục tiêu phải đảm bảo cho học sinh
ở mức cao phẩm chất và năng lực so với yêu cầu của mục tiêu đào tạo
- NGND.TS Đặng Hùynh Mai, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo, với đề tài xây dựng trường tiểu học chất lượng cao phục vụ yêu cầu
Nhóm yếu tố đầu vào
- Hệ thống đánh giáthích hợp;
- Hệ thống quản lý dânchủ
Nhóm yếu tố đầu ra (Outome)
- Người học khỏemạnh, có động cơ họctập đạt kết quả cao;
- Giáo viên thành thạonghề ngiệp;
- Hệ thống giáo dụchoàn chỉnh
Bối cảnh (Context)
Cộng đồng cùng tham gia giáo dục
Trang 11công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thời kỳ hội nhập đã đưa ra một sự đòihỏi về mặt thực tiễn với những yêu cầu về giáo dục như sau:
Thứ nhất là, chất lượng dạy học không phải là thứ chất lượng chung mà
yêu cầu cụ thể về nội dung, phương pháp, chất lượng và năng lực của người dạy
Thứ hai là, môi trường học tập, điều kiện dạy học tốt, hiện đại.
Thứ ba là, dịch vụ giáo dục, tức là khâu chăm sóc tinh thần và nuôi trẻ
để đảm bảo giáo dục tốt
Thứ tư là, sau khi hoàn thành một cấp học thì khả năng thích ứng vào
đời sống xã hội của học sinh Việt Nam so với học sinh của các nước trongkhu vực hay với các nước tiên tiến trên thế giới thì điều gì tương đương, điều
gì còn phải học hỏi thêm ở cộng đồng
Như vậy, NGND.TS Đặng Huỳnh Mai cho rằng khi xây dựng mộttrường chất lượng cao chúng ta cần xem xét với góc độ lý luận và thực tiễn cả
4 phương diện trên
- TS Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, với đề tài “Xâydựng trường tiểu học tiên tiến, chất lượng cao thời kỳ hội nhập” đã đưa ra cácyêu cầu trường của tiểu học chất lượng cao:
Thứ nhất là, trường học có tính nhân văn và được tổ chức học 2 buổi ngày Thứ hai là, cơ sở vật chất đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục
toàn diện
Thứ ba là, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có năng lực, tâm huyết,
giàu tính sáng tạo
Thứ tư là, hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục được tổ chức linh
hoạt, sáng tạo, hiệu quả
Thứ năm là, đổi mới quản lý và chỉ đạo trong nhà trường.
Thứ sáu là, chất lượng giáo dục tiếp cận được với chất lượng giáo dục
của khu vực và thế giới
- NGND GS Văn Như Cương cũng phân tích tiêu chí quan trọng nhấtđối với mô hình trường lớp chất lượng cao chính là chất lượng đào tạo để cóđầu ra như kỳ vọng của phụ huynh Quan trọng nhất chính là giáo trình,
Trang 12phương pháp dạy, kiến thức, kinh nghiệm truyền đạt của người thầy để họcsinh lĩnh hội hiệu quả nhất.
Thực tế sau Hội thảo khoa học, đề tài “Xây dựng trường chất lượng cao
vì một nền giáo dục tiên tiến, mang nặng bản sắc dân tộc trong thời kỳ hộinhập quốc tế” Năm học 2010-2011, được chủ trương của Ủy ban nhân dânThành phố Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đãgiao nhiệm vụ cho trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn nghiên cứu vàthực hiện tiên phong đề án xây dựng nhà trường thành trường phổ thông chấtlượng cao Năm học 2012-2013, thành phố có thêm các trường phổ thông chấtlượng cao như: trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn - Quận 3 và hai trườngtrung học phổ thông Nguyển Hiền, Nguyễn Du Riêng tại Quận 12, đến naychưa có nghiên cứu liên quan đến đề tài xây dựng trường phổ thông chấtlượng cao
Những quan điểm trên, có lẽ là những cách tiếp cận chung, toàn diện vàphù hợp cho mô hình nhà trường phổ thông chất lượng cao ở Việt Namtrong giai đoạn hiện nay Bởi những quan điểm ấy đều hướng đến yêu cầu đầu
tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm tạo môi trường điều kiện họctập tốt, đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện; hướngđến việc đổi mới quản lý, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy
để đem lại tính sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả trong quản lý hoạt động giáodục, dạy học trong nhà trường; hướng đến yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực
là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ năng lực, kiến thức, tâm huyết và sángtạo, nhằm mục tiêu cuối cùng là có nền tảng chất lượng giáo dục, có sản phẩmgiáo dục thích ứng với nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế
Từ những yêu cầu trên, cho thấy việc nghiên cứu “Xây dựng trườngphổ thông chất lượng cao” là yêu cầu cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu nângcao chất lượng giáo dục phổ thông, góp phần vào quá trình xây dựng nền giáodục tiên tiến và hiện đại, thực hiện hội nhập về giáo dục hiện nay ở nước ta
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trang 13Luận giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận - thực tiễn về xây dựng nhàtrường phổ thông chất lượng cao, từ đó đề xuất những biện pháp xây dựngtrường phổ thông chất lượng cao ở địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh,góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát, hệ thống những lý luận về trường phổ thông chất lượng caohiện nay
- Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và bàihọc kinh nghiệm về mô hình trường phổ thông chất lượng cao
- Đề xuất các biện pháp xây dựng trường phổ thông chất lượng cao trênđịa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh là thiết thực và phù hợp
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là:
Mô hình nhà trường phổ thông chất lượng cao hiện nay
Đối tượng nghiên cứu là:
Nội dung, qui trình, biện pháp xây dựng trường phổ thông chất lượng cao
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu việc xây dựng mô hình trường phổ thông chất lượng caotrên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến nay
5 Giả thuyết khoa học
Sự ra đời của trường phổ thông chất lượng cao luôn bị quy định bởi nhucầu và điều kiện hệ thống giáo dục ở từng địa phương; chất lượng giáo dụcnói chung, chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng luôn được quy định bởi sựquản lý phát triển đồng bộ chất lượng các nhân tố của quá trình giáo dục
Nếu chủ thể quản lý phân tích được đầy đủ các điều kiện chủ quan vàkhách quan; xác lập được mô hình, mục tiêu xây dựng; xác định được kếhoạch chiến lược phát triển nhà trường, chú trọng triển khai các biện phápphát triển nguồn lực về con người và tài chính, đổi mới nội dung chươngtrình, phương pháp giáo dục, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiệndạy học và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh phù hợp theo hướng
Trang 14giáo dục tiên tiến hiện đại thì sẽ xây dựng và phát triển được trường phổthông chất lượng cao trên địa bàn Quận 12, Thành phồ Hồ Chí Minh, đáp ứngvới yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.
6 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng,phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đườnglối quan điểm của Đảng ta về giáo dục và đào tạo, về quản lý giáo dục và đàotạo Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm hệ thống - cấu trúc; lô gích - lịch sử
và quan điểm thực tiễn để xem xét, phân tích những vấn đề liên quan
* Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp trong các nhóm phương pháp.Song, tập trung chủ yếu các nhóm phương pháp sau:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Ở nhóm phương pháp này, chủ thể nghiên cứu thực hiện việc đọc tàiliệu để thu thập thông tin, dùng những luận điểm chung nhất để định hướngcho việc tiếp cận và nhận thức đối tượng nghiên cứu; phân tích, hệ thống cácchỉ thị chủ trương của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước, quy chế, thông
tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Tham khảo các giáo trình, sách tham khảo, tài liệu về khoa học quản lý
và quản lý giáo dục; các công trình nghiên cứu, các hội thảo, báo khoa học cóliên quan đến đề tài đã được công bố và đăng tải trên các tạp chí, báo… phục
vụ cho việc nghiên cứu xây dựng trường phổ thông chất lượng cao
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm
- Phương pháp quan sát khoa học : quan sát, thu thập thông tin về kếhoạch chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, quan sát những đề án xâydựng trường chất lượng cao của hiệu trưởng các trường, quan sát việc chuẩn
bị các điều kiện xây dựng nhà trường chất lượng cao: cơ sở vật chất, trangthiết bị dạy học, đội ngũ sư phạm và điều kiện làm việc, nội dung chươngtrình giáo dục, công tác tuyển sinh, công tác quản lý, việc phối hợp 3 môi
Trang 15trường giáo dục của các trường học để thực hiện đề án Quan sát bằng tri giáctrực tiếp hoặc gián tiếp
đối tượng và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng
- Phương pháp điều tra: Xin ý kiến chuyên gia 20 người: Lãnh đạo,
chuyên viên các phòng giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh; 40 cán bộ quản
lý giáo dục các trường phổ thông trên địa bàn Quận 12; 40 người là: giáo viêntrường tiểu học Nguyễn Khuyến và trường trung học cơ sở Nguyễn An Ninh;
40 người là: giáo viên các trường phổ thông tại Quận 12; 80 giáo viên, côngnhân viên, cha mẹ học sinh ở các cơ sở trường học trên địa bàn Quận 12, làm
cơ sở để đánh giá thực trạng, tìm ra biện pháp xây dựng mô hình trường chấtlượng cao, trên cơ sở đặc điểm về mặt định tính và định lượng
- Phương pháp tọa đàm, trao đổi: Tổ chức tọa đàm, thảo luận, trao đổi ý
kiến trực tiếp với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên và cha mẹhọc sinh ở các cơ sở trường học trên địa bàn Quận 12, làm cơ sở để đánh giáthực trạng, tìm ra biện pháp xây dựng mô hình trường chất lượng cao, trên cơ
sở đặc điểm về mặt định tính và định lượng, để đi đến kết luận cho nhiệm vụnghiên cứu của đề tài
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Qua nghiên cứu, phân tích, xem
xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ rút ra nhữngkết luận, những bài học bổ ích cho thực tiễn và cho khoa học về xây dựng nhàtrường phổ thông chất lượng cao
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Tranh thủ xin ý kiến để sử dụng
trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về giáo dục và quản lý giáo dục;xin ý kiến của các nhà quản lý giáo dục để nghiên cứu đề tài xây dựng trườngphổ thông chất lượng cao trên địa bàn Quận 12
- Phương pháp khảo nghiệm: Sử dụng phiếu hỏi, phiếu điều tra khảo
nghiệm lại quy trình, nội dung, biện pháp nghiên cứu mô hình trường phổthông chất lượng cao tại Quận 12 để đánh giá lại mức độ tính khả thi, tính cầnthiết và hiệu quả của đề tài thực hiện
7 Ý nghĩa của đề tài
Trang 16Đề tài góp phần xây dựng và hoàn thiện các khái niệm về trường phổthông chất lượng cao; đề xuất các tiêu chí đánh giá, các biện pháp xây dựngquản lý trường phổ thông chất lượng cao trên địa bàn Quận 12, Thành phố HồChí Minh.
Thực hiện đề tài là bước tiến mới để nâng tầm chất lượng giáo dục phổthông; là cơ sở để chúng ta đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho sự nghiệpcông nghiệp hóa - hiện đại hóa và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay
8 Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm:
Phần mở đầu, 2 chương (6 tiết), kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG
TRƯỜNG PHỔ THÔNG CHẤT LƯỢNG CAO 1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Trường phổ thông chất lượng cao
Căn cứ Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường các cấp học, ngành học vàtính chất hoạt động, có 3 loại hình trường trong hệ thống giáo dục quốc dânnhư sau: trường phổ thông, trường phổ thông chuyên, trường quốc tế, trongphạm vi nghiên cứu mô hình trường phổ thông chất lượng cao, đề tài quantâm xem xét:
+ Trường phổ thông: Là loại hình nhà trường phổ biến trong hệ thống
giáo dục quốc dân, phân bố rộng ở các cấp học (tiểu học, trung học cơ sở,trung học phổ thông) thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện, phổ cập giáo dục
và nâng cao dân trí
Là loại hình trường phổ biến nên các yêu cầu tiêu chuẩn, hoạt độngđược thực hiện theo Điều lệ nhà trường hiện nay; nội dung chương trình,kiểm tra, đánh giá người học trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng theo nộidung, chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kiến thức học sinh đượctrang bị trong giới hạn của sách giáo khoa theo từng bậc học là đủ; đảm bảo
Trang 17đáp ứng yêu cầu cho học sinh tham dự các kỳ kiểm tra, xét, thi tốt nghiệphoặc thi chuyển cấp trong điều kiện giáo dục phổ thông hiện nay ở nước ta.
Về các chuẩn khác như số lượng học sinh trên lớp, số lớp học trongtrường, diện tích trên một học sinh, phòng học, phòng chức năng,… Trong điềukiện hiện nay, cũng có thể cho phép vượt quá quy định hoặc không đạt chuẩn
+ Chất lượng, chất lượng cao
“Chất lượng” là một khái niệm có nhiều cách hiểu Tùy theo ngữ cảnh, nếu đứng ở góc độ so sánh, người ta có thể hiểu “chất lượng” là sự đo bằng
tính đáng giá đồng tiền; là giá trị để chuyển đổi Đứng ở góc độ nhận xét,
đánh giá thì người ta có thể hiểu “chất lượng” sự vượt trội nhất; là sự hoàn
hảo nhất; là sự phù hợp với mục tiêu
Như vậy chất lượng” là một khái niệm động được đánh giá nhiều
chiều: đầu vào, đầu ra, giá trị gia tăng, giá trị học thuật, văn hóa tổ chức riêng;được đánh giá trên cơ sở những tiếp cận truyền thống, về sự phù hợp với tiêuchuẩn, phù hợp với mục đích Khi nói “chất lượng cao” thì “chất lượng”thường được gắn với một bổ từ chỉ mức độ nào đó để biểu đạt giá trị của nó
ở độ cao thấp khác nhau
Có thể hiểu “chất lượng cao” là sự phù hợp với mục tiêu ở mức cao; là
giá trị chuyển đổi ở mức cao
+ Trường phổ thông chất lượng cao
Theo tinh thần Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ và các quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì “Trường phổ thông chất lượng cao là
trường nằm trong hệ thống giáo dục phổ thông, là nhà trường cung cấp dịch
vụ giáo dục cao, không chỉ đơn thuần chọn học sinh đầu vào cao và nâng caocường độ lao động của thầy và trò mà điều quan trọng nhất là tăng cườngnăng lực tư duy để nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục”
Từ những phân tích trên, Trường phổ thông chất lượng cao được hiểu
là loại hình trường có đủ điều kiện chuẩn về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại, tổ chức hoạt động dạy học tiên tiến đem lại chất lượng, hiệu quả cao; kết quả đào tạo thỏa mãn các yêu cầu, mục tiêu đề ra.
Trang 18Là loại hình trường hiện nay chưa được phổ biến ở nước ta, chủ yếu tậptrung ở các tỉnh thành có tiềm lực kinh tế mạnh; có nền giáo dục và đào tạophát triển vượt trội; thu nhập, mức sống của người dân cao so với bình quânchung của cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh Là loại hình trườngđược tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tiên tiến hiện đại; chất lượng đàotạo thỏa mãn nhu cầu của người học, học sinh tốt nghiệp ra trường phải đápứng yêu cầu
hội nhập quốc tế
1.1.2 Xây dựng trường phổ thông chất lượng cao
Từ cách hiểu về trường phổ thông chất lượng cao như trên, việc xây dựng trường phổ thông chất lượng cao được xem là quá trình tổ chức có kế hoạch nhằm phát triển loại hình trường trong hệ thống giáo dục phổ thông có
đủ điều kiện chuẩn về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại, để tổ chức hoạt động dạy học tiên tiến đem lại chất lượng, hiệu quả cao; kết quả đào tạo thỏa mãn các yêu cầu mục tiêu đề ra.
Việc xây dựng trường phổ thông chất lượng cao được xem là một quátrình có tổ chức, có kế hoạch cũng có nghĩa là quá trình ấy phải trên cơ sở hệthống những căn cứ pháp lý để xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường,bao gồm: Thông báo 242-TB/TW ngày 15 tháng 04 năm 2009 và Kết luậncủa Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII),phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020; Chỉ thị 40/CT-TWcủa Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộquản lí giáo dục
Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổthông; Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh
và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận 12 lần thứ IV – Nhiệm kỳ 2010-2015 vềgiáo dục và đào tạo
Yêu cầu trong quá trình tổ chức xây dựng đòi hỏi chủ thể phải có kếhoạch chiến lược để phát triển và xây dựng nhà trường trở thành trường phổthông chất lượng cao; chủ thể xây dựng cần xác định rõ định hướng, mục tiêu
Trang 19và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển vì đây là cơ sởquan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Bangiám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinhnhà trường.
Về nội dung quy trình, việc xây dựng trường phổ thông chất lượng cao
là một quá trình chuẩn bị đòi hỏi sự hội tụ của nhiều yếu tố, nhiều điều kiện
từ khâu phân tích tình hình, xác định thuận lợi - khó khăn, thời cơ - tháchthức; thực trạng bên trong nhà trường: cơ cở vật chất trang thiết bị dạy học
Lộ trình cho việc nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ giáoviên, học sinh; lộ trình chuẩn bị về cơ sở vật chất; chuyển đổi nội dungphương pháp dạy học; đánh giá thực trạng nhận thức và sự quan tâm ủng hộcủa lãnh đạo địa phương, của các tổ chức chính trị, cùng các lực lượng xã hộibên ngoài nhà trường Yêu cầu công tác tổ chức xây dựng đối với chủ thểquản lý là phải khoa học, sáng tạo; phải có kế hoạch dài hạn, trung hạn vàngắn hạn, phải có tính khả thi và sát thực tế; công tác tổ chức triển khai kiểmtra đánh giá phải sâu sát, thực chất và đổi mới; phải quyết đoán, dám nghĩ,dám làm, dám chịu trách nhiệm
Yêu cầu về nội dung, phương thức, thực hiện xây dựng nhà trường phổthông chất lượng cao phải đảm bảo về nguồn nhân lực đảm bảo đáp ứng yêucầu nhiệm vụ đề ra, cụ thể: đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên phải đủchuẩn về trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; phải giỏi và yêu nghề,phải nhiệt tình và có trách nhiệm, gắn bó với nhà trường và mong muốn cùngnhà trường xây dựng trường phổ thông chất lượng cao Học sinh phải có nănglực và tích cực học tập, có khả năng tư duy, sáng tạo, say mê nghiên cứu họctập Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung chương trình, phương pháp dạy họctiên tiến và phù hợp Cơ sở vật chất, ngoài việc đạt chuẩn hiện nay của BộGiáo dục và Đào tạo, cần được quan tâm đầu tư mua sắm trang thiết bị dạyhọc tiên tiến, hiện đại Phòng học đảm bảo không quá 30 học sinh, được trang
bị đầy đủ trang thiết bị dạy học hiện đại, bàn ghế đáp ứng yêu cầu dạy họctheo hướng cá thể Chủ thể cần có phương án để chuẩn bị tổ chức thực hiện
Trang 20tốt vể công tác phối hợp vả làm tốt công tác xã hội hóa trong xây dựng vàphát triển giáo dục nhà trường.
Đây là quá trình, đòi hỏi chủ thể phải xác định được thời cơ và tháchthức để đề ra các giải pháp Thời cơ ấy chính là sự quan tâm của Quận ủy, Ủyban nhân dân quận 12, sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh học sinh trênđịa bàn Quận; có được đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, năng nỗ; nhu cầugiáo dục chất lượng cao và ngày càng tăng Thách thức chính là sự đòi hỏingày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội; chấtlượng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng đượcyêu cầu đổi mới giáo dục; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lýgiảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, côngnhân viên cần được đẩy nhanh để đáp ứng yêu cầu xây dựng của nhà trường
Chủ thể xây dựng trường phổ thông chất lượng cao phải xác định đúngcác vấn đề ưu tiên như: Tuyển sinh đầu cấp ưu tiên cho học sinh giỏi, họcsinh có thành tích tốt (đối với bậc trung học cơ sở) Đổi mới phương pháp dạyhọc và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên Ngoàiviệc tự đánh giá chất lượng giáo dục trường học theo quy định của Bộ Giáodục và Đào tạo còn phải tiếp cận được chuẩn giáo dục của các nước tiên tiến
Với mục tiêu, xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục,phù hợp với xu thế phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh và Quận 12, quátrình tổ chức cần có kế hoạch phát triển theo lộ trình, tiến độ thời gian đểnâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượnggiáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá Đổi mới phương pháp dạy học, đánhgiá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng họcsinh Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, líthuyết với thực tiễn, giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản
Từ những vấn đề đặt ra, cho thấy việc xây dựng trường phổ thông chấtlượng cao nhất thiết phải hội tụ đủ những yêu cầu chất lượng giáo dục caocho những học sinh theo học, cụ thể:
Trang 21- Nhà trường phải là nơi đào tạo những con người mới đáp ứng yêucầu phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cá nhân, giađình người học và cho cộng đồng.
- Mục tiêu của nhà trường là đào tạo những con người mới ấy vớinhững phẩm chất tốt đẹp về nhân cách: đức, trí, thể, mỹ, lao động
- Đáp ứng bốn trụ cột của giáo dục thế giới ngày nay cho người học theoyêu cầu: học để biết, học để làm, học chung sống và học để tự hoàn thiện mình
- Nhà trường với nội dung học tập cho người học phải đạt được 6 bậcthang quan trọng từ biết, hiểu, vận dụng đến phân tích, tổng hợp và xác địnhgiá trị trong cuộc sống Không chỉ dừng lại ở nghe, chép, ghi nhớ mà còn phảitrải nghiệm, nghiên cứu, thẩm định và phản biện để quán triệt, cảm thụ vàthấm nhuần
1.1.3 Biện pháp xây dựng trường phổ thông chất lượng cao
Khi nói “Biện pháp” là cách làm, là cách thức, cách thực hiện một vấn
đề cụ thể nào đó
Trên cơ sở phân tích các khái niệm liên quan, có thể hiểu: Biện pháp xây dựng trường phổ thông chất lượng cao là những cách thức phát triển nhà trường phổ thông có đủ điều kiện hoạt động dạy học đem lại chất lượng cao, kết quả đào tạo thỏa mãn các yêu cầu mục tiêu đã đề ra.
Cụ thể, là cách thức để triển khai thực hiện việc kế hoạch hóa, việc xâydựng nguồn nhân lực giáo dục, việc thực hiện chương trình, nội dung, phươngpháp dạy học và giáo dục theo các xu hướng giáo dục tiên tiến, việc hiện đạihóa cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật dạy học theo mô hình nhà trường chấtlượng cao; việc xây dựng phương án, điều kiện nguồn lực về tài chính và việc
tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục để phát triển trường phổ thông chấtlượng cao:
- Kế hoạch trên cơ sở làm sao phải được đồng thuận của lãnh đạoQuận, của Sở, của Phòng Giáo dục và Đào tạo, được sự đồng tình ủng hộ từnhiều phía, bên trong và bên ngoài nhà trường; được phổ biến rộng rãi tớitoàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, cha
Trang 22mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến giáo dục nhàtrường Để tổ chức thực hiện kế hoạch, nhà trường phải thành lập Ban chỉ đạothực hiện kế hoạch đảm nhiệm điều phối quá trình triển khai thực hiện kếhoạch; điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau cho mỗi giai đoạn, lộ trình sát vớitình hình thực tế của nhà trường.
- Kế hoạch có sự phân công cụ thể từng thành viên trong hội đồng trường:
Đối với hiệu trưởng, tổ chức xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai
thực hiện kế hoạch đến từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường;thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học
Đối với các phó hiệu trưởng, theo nhiệm vụ được phân công, giúp hiệu
trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánhgiá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện
Đối với tổ trưởng chuyên môn, tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ;
kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên Tìm hiểunguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch
Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, công nhân viên, căn cứ kế hoạch
chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác
cá nhân theo từng năm học
- Xây dựng nguồn nhân lực
Yêu cầu của nội dung này là tổ chức việc xác lập tín nhiệm, thươnghiệu đối với từng cán bộ giáo viên, công nhân viên, học sinh Tập trung đẩymạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần tráchnhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng và phát triển nhà trườngphổ thông chất lượng cao Để thực hiện điều trên, chúng ta phải tổ chứcthường xuyên việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức; từng bước nâng caonhận thức về chính trị, ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức nghề nghiệpđội ngũ; rà soát sắp xếp, kiện toàn lại bộ máy, khi xét thấy không phù hợp,không đáp ứng yêu cầu của trường phổ thông chất lượng cao; xây dựng cácchế độ đãi ngộ phù hợp nhằm khuyến khích đội ngũ tự học, tự trang bị kiếnthức, đảm bảo các điều kiện tốt cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong
Trang 23tự học, tự rèn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề; tổ chứctham quan học tập mô hình trong và ngoài nước, tổ chức bồi dưỡng chuyênmôn tại chỗ, tổ chức chuyên đề giảng dạy phục vụ cho trường chất lượng cao
để học tập chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau
- Xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp dạy học
Tổ chức việc xây dựng nội dung chương trình đảm bảo sao cho địnhhướng được việc phát huy yếu tố tài năng trẻ trong học sinh, phát huy tốt yếu
tố về chỉ số thông minh, nhân tố tích cực, phấm chất linh hoạt và đặc biệt phảitôn trọng ý kiến chủ quan, tính sáng tạo của từng học sinh, chuẩn bị tốt nguồnnhân lực trong tương lai
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật dạy học
Nhà trường phải có phương án cụ thể, thực hiện rà soát để có kế hoạchtham mưu lãnh đạo xin chủ trương mua sắm, trang bị theo danh mục ưu tiên
đã đề ra, đáp ứng yêu cầu dạy và học theo mô hình trường chất lượng cao
- Xây dựng các phương án nguồn lực về tài chính
Việc huy động mọi nguồn lực của xã hội vào hoạt động giáo dục củanhà trường, nhằm mục đích góp phần vào việc xây dựng và phát triển trườngphổ thông chất lượng cao Cần có phương án chi tiết cụ thể về sử dụng ngânsách Nhà nước, huy động các nguồn ngoài ngân sách (đóng góp của cha mẹhọc sinh, đóng góp của các mạnh thường quân, nhà tài trợ, nhà đầu tư, xã hộihóa ) và các nguồn thu từ giảng dạy, dịch vụ của nhà trường Học phí đềxuất theo công thức của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh vớiloại hình trường này
- Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục
Tổ chức phối hợp với các lực lượng giáo dục nhằm tạo sự đồng thuận gắnkết giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để đầu tư, chăm lo cho côngtác xây dựng trường phổ thông chất lượng cao đạt hiệu quả cao nhất.
1.2 Mô hình và tiêu chuẩn cơ bản của trường phổ thông chất lượng cao
1.2.1 Mô hình trường phổ thông chất lượng cao
Trang 24Hiện nay có khá nhiều quan điểm về mô hình trường phổ thông chấtlượng cao được căn cứ trên những cách tiếp cận khác nhau như: Tiếp cận theochức năng nhà trường thì người ta căn cứ vào mức độ hoàn thành các chứcnăng nhiệm vụ để đánh giá chất lượng nhà trường; tiếp cận theo mục tiêu nhàtrường thì căn cứ mức độ thực hiện mục tiêu đề ra của một nhà trường cụ thể
để đánh giá chất lượng; tiếp cận theo sự gia tăng giữa đầu vào - đầu ra thì căn
cứ vào kết quả -thành tựu và đầu ra so với đầu vào để đánh giá chất lượngnhà trường; tiếp cận theo mô hình thỏa mãn thì người ta căn cứ vào mức độnhà trường làm cho các cá nhân liên quan (hiệu trưởng, giáo viên hội đồngnhà trường, cơ quan giáo dục, cha mẹ học sinh, công chúng và đặc biệt làhọc sinh) thỏa mãn để đánh giá chất lượng nhà trường; hay tiếp cận theo môhình quản lý chất lượng tổng thể, theo hướng tiếp cận này, từ hoàn cảnh, đầuvào, quá trình cho đến kết quả đầu ra đều có chất lượng, bởi vì chất lượngchính là nội dung cốt lõi làm nên hiệu quả của nhà trường
Ở nước ta, hiện nay Luật Giáo dục chưa có tiêu chí và quy định về môhình trường phổ thông chất lượng cao, chúng ta chỉ có hệ thống trường phổthông chuyên Từ trước đến nay, học sinh trường chuyên vẫn chủ yếu trau dồicác kỹ năng về học thuật, trong khi sự phát triển của nền kinh tế cùng với sựhội nhập quốc tế ngày càng lớn mạnh như hiện nay; lại đòi hỏi con người -sản phẩm đầu ra của giáo dục đào tạo cần có những phẩm chất mới: được giáodục toàn diện “đức, trí, thể , mỹ”, có kĩ năng nghề nghiệp, có khả năng thíchứng và hội nhập, hướng tới trở thành công dân toàn cầu
Với nhiệm vụ “đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, phát triển nhântài”, ngành Giáo dục và đào tạo đứng trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ, toàndiện thì mới có thể tạo ra sản phẩm là con người thế hệ mới đáp ứng được cácnhu cầu đó Mô hình trường công lập cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượngcao có yếu tố nước ngoài trở thành loại hình trường với vai trò mũi nhọntrong đào tạo nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong hệthống giáo dục thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung
Trường phổ thông chất lượng cao là mô hình nhà trường đảm bảo tiêuchí về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, nội dung, chương trình, phương pháp
Trang 25giảng dạy, dịch vụ giáo dục chất lượng cao với sứ mệnh “Công dân toàn cầu
là sản phẩm”, trọng trách của nhà trường là đào tạo con người phát triển toàndiện, có tri thức, có hiểu biết, có các phẩm chất đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ, có kỹ năng mềm đáp ứng yêu cầu của xã hội, sử dụng thành thạo ít nhấtmột ngoại ngữ trước hết là tiếng Anh phục vụ giao tiếp, học tập, nâng caotrình độ chuyên môn Thành thạo tin học ở mức độ cơ bản, có khả năng độclập nghiên cứu khoa học dưới sự dìu dắt, giúp đỡ của các chuyên gia khoa học
đa lĩnh vực trong và ngoài nước, trở thành công dân tốt cống hiến cho dân tộc,quốc gia và hội nhập quốc tế
Mô hình trường phổ thông chất lượng cao hiện nay, cần đảm bảo thựchiện các tiêu chí sau:
Một là, đội ngũ giáo viên phải trên chuẩn, được tuyển chọn là các thủ
khoa xuất sắc, cử nhân tốt nghiệp loại giỏi, khá ở các trường Đại học Sưphạm và chuyên ngành sư phạm nổi tiếng trong nước và Quốc tế, giỏi vềchuyên môn nghiệp vụ có thành tích trong quá trình công tác, đạt các giải caotrong các đợt thi giáo viên dạy giỏi, đã có học sinh tham gia các đội tuyểnquốc gia, quốc tế… năng động, sáng tạo trong dạy học và giáo dục Mặt khác,giáo viên phải thường xuyên được học tập, bồi dưỡng từ các mô hình tiên tiến
ở các nước có nền giáo dục tiên tiến
Hai là, chương trình giảng dạy phải được xây dựng đảm bảo sự liền
mạch,
vững chắc của một chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục vàĐào tạo ban hành Ngoại ngữ và Tin học được chú trọng nâng cao, để theokịp xu hướng phát triển của thế giới Các khóa học, các câu lạc bộ năng kiếu
về thể thao, nghệ thuật, các lớp kỹ năng mềm phải được tổ chức thườngxuyên, đầy đủ nhằm phát huy thế mạnh con người và sứ mệnh giáo dục toàndiện cho các em học sinh Các hoạt động tư vấn về sức khỏe sinh sản, giớitính, tâm lý, hướng nghiệp… song hành với hoạt động dạy học trong nhàtrường
Ba là, cơ sở vật chất của nhà trường không chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu
dạy học hiện đại đạt chuẩn chất lượng cao mà trường học còn thật sự thu hút
Trang 26bởi cảnh quan; môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và mang tính giáo dục;các thiết kế, trang thiết bị hiện đại phải hướng tới phát huy tối đa tính sáng tạocủa người học Có khu hoạt động thể chất: sân vận động, bể bơi, khu phục vụhoạt động tập thể, giao lưu và sáng tạo Thư viện hiện đại, đầu sách phongphú phục vụ cho việc đọc, học tập và nghiên cứu.
Bốn là, song hành với hoạt động dạy học là các dịch vụ chất lượng cao:
dịch vụ đưa đón học sinh; bán trú cho học sinh với các điều kiện sinh hoạthiện đại, khoa học; tham quan, dã ngoại và trải nghiệm thực tế thông qua các
tổ chức trong nước và quốc tế
Năm là, xây dựng mối quan hệ tổng hòa giữa nhà trường, xã hội và gia
đình Theo đó, nhà trường phải là cầu nối tích cực giữa phụ huynh học sinh,cộng đồng địa phương và toàn thể xã hội cùng chung tay giáo dục các emphát triển toàn diện mọi năng khiếu, bồi bổ thêm các kỹ năng sống cần thiếtkhi bước vào đời
Từ những cách tiếp cận, cũng như các tiêu chí nêu trên, có thể hiểu: Mô hình trường phổ thông chất lượng cao là mô hình trường có đủ điều kiện cả
về đội ngũ sư phạm và cơ sở vật chất, có nội dung, chương trình, phương pháp dạy học tiên tiến đem lại hiệu quả cao; kết quả đào tạo thỏa mãn các yêu cầu mục tiêu giáo dục cao được đề ra.
1.2.2 Tiêu chuẩn cơ bản của trường phổ thông chất lượng cao hiện nay
Nghiên cứu giáo dục các nước tiên tiến, chúng ta có thể ghi nhận đượcnhững tiêu chuẩn cơ bản về trường phổ thông chất lượng cao; đòi hỏi nhàtrường phải hội đủ những điều kiện đào tạo phù hợp để đáp ứng Những điềukiện cơ bản ấy có thể đề cập ở đây là xây dựng đội ngũ sư phạm, nội dungchương trình và công tác quản lý nhà trường, đầu tư cơ sở vật chất, việc phốihợp 3 môi trường giáo dục và công tác xã hội hóa giáo dục:
+ Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
- Cán bộ quản lý nhà trường (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởngchuyên môn) phải đạt trình độ đào tạo trên chuẩn ít nhất một bậc so với quy
Trang 27định của Điều lệ nhà trường, đạt trình độ B về ngoại ngữ, tin học Hiệu trưởngphải đạt loại xuất sắc theo quy định về chuẩn hiệu trưởng.
- Về giáo viên được đào tạo đạt chuẩn, mỗi giáo viên là một nhà sưphạm thật sự về phẩm chất và năng lực chuyên môn, được trang bị đủ điềukiện để thực hiện dạy học cá thể theo quan điểm sư phạm hiện đại Giáo viêntrong nhà trường phải đạt chuẩn đào tạo là 100%, trong đó có 80% đạt trênchuẩn đào tạo theo quy định, có 100% giáo viên được xếp loại khá trở lên Tất
cả giáo viên, nhân viên đều sử dụng được một ngoại ngữ và máy vi tính trongcông tác và học tập Được bồi dưỡng nâng cao nhận thức, được trang bị trình
độ lý luận chính trị Nhân viên phải có trình độ nghiệp vụ chuẩn theo nhiệm
vụ được phân công
Yêu cầu đội ngũ phải đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có năng lựcchuyên môn và nghiệp vụ tốt để thực thi quan điểm dạy học hiện đại, hướng
về người học, phát huy được năng khiếu và thái độ tích cực học tập đối vớitừng học sinh (Giáo viên phải đạt và vượt chuẩn sư phạm, tâm huyết với côngviệc dạy học, luôn thương yêu học sinh, am hiểu tâm lý học sinh, tổ chứchướng dẫn
học sinh hoạt động để học tập tốt)
+ Về nội dung chương trình, chất lượng giáo dục
- Nội dung chương theo quy chuẩn quốc gia, không hạ thấp, khôngnâng cao vượt chuẩn theo chủ quan của người dạy và của nhà trường Đảmbảo xây dựng theo hướng tích hợp, ít môn nhưng đi sâu vào những vấn đề liênquan đến cuộc sống thực tế
- Chất lượng giáo dục có tỷ lệ học sinh hết cấp (tốt nghiệp) trên 99%,
có trên 70% học sinh trung học phổ thông đậu đại học hoặc cao đẳng Trườngtrung học cơ sở và trung học phổ thông có trên 15% học sinh đạt trình độ vềtin học tương đương trình độ B quốc gia; có trên 20% học sinh đạt trình độPET, trong đó 10% đạt trình độ FCE và tiếng Anh theo chương trình đại họcCambrdge -Vương quốc Anh hoặc chương trình quốc tế tương đương Không
Trang 28có học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình Nhà trường được đánh giá xếp loại
xuất sắc về tiêu chuẩn “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
+ Về công tác quản lý nhà trường
Đặt ra yêu cầu chuẩn mực rõ ràng, đầy đủ về mục tiêu đào tạo của nhàtrường, phân cấp mạnh mẽ cho cơ sở trường học và cho giáo viên, đồng thờithực hiện tốt công tác thanh kiểm tra, xác định đúng giá trị quá trình dạy học
và chất lượng tốt nghiệp của nhà trường
Giao thực quyền cho giáo viên trong quá trình dạy học, tạo điều kiệntốt nhất cho thầy cô giáo dạy học cá thể Coi trọng công tác thanh tra, giámsát Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng, cập nhật tốt đội ngũ vàphát huy tốt năng lực sáng tạo của giáo viên (Cán bộ quản lý phải hiểu giáoviên, biết chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên, có khảnăng giúp đỡ bồi
dưỡng giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, đánh giá đúng giáo viên)
+ Về cơ sở vật chất
Về lớp học, xu hướng chung của các nước có nền giáo dục tiên tiến trênthế giới đều giảm sĩ số trong lớp Phổ biến là 20 học sinh trong một lớp,một số trường còn nhiều học sinh trong lớp cũng đang có kế hoạch giảm dần.Học sinh học tập và hoạt động cả ngày trong trường (2 buổi/ngày) Ở nước ta,hiện nay có thể thực hiện có đủ phòng học cho mỗi lớp học 2 buổi/ngày, sốhọc sinh trong lớp phải ít (25 đến 30 học sinh, mỗi lớp/01 phòng học)
Ngoài các điều kiện theo quy định tiêu chuẩn như trường chuẩn quốcgia, nhà trường phải được kết nối Internet, có website riêng, có đủ phòng chứcnăng dạy học bộ môn Âm nhạc, Mỹ thuật và Tin học Mỗi phòng học đượckết nối Internet và trang bị bộ thiết bị trình chiếu, bảng đa năng; có thư việnđạt loại xuất sắc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có thư viện điện
tử Các trường có hồ bơi, sân bóng đá, sân luyện tập thể thao, có khu hoạtđộng văn nghệ, xưởng trường theo quy định
Có thể, trường lớp không nhất thiết phải quá to lớn nhưng phải đảm bảocác điều kiện hoạt động của nhà trường về không gian, môi trường và trang
Trang 29thiết bị cho quá trình dạy và học hiện đại thuận lợi cho sự phát triển Thầy dạyhướng về người học tốt hơn, học sinh thực hành, tự học nhiều hơn, số họcsinh trong lớp phải ít, thời gian học sinh học tập và hoạt động trong trườngphải nhiều.
+ Về phối hợp 3 môi trường giáo dục và công tác xã hội hóa giáo dục
Có sự gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội hiệu quả, đặc biệt là
về nhận thức, thống nhất những biện pháp giáo dục học sinh với nhà trường.Ngoài các quy định học phí như trường phổ thông bình thường, phải đảm bảothực hiện mức thu học phí đối với trường chất lượng cao một cách hợp lý,tương xứng với chất lượng giáo dục, chất lượng dịch vụ giáo dục cao
Ngoài nội lực bên trong, nhà trường phải biết tranh thủ các nguồn lực,phát huy trí tuệ, vật chất bên ngoài; kêu gọi toàn xã hội chăm lo, ủng hộ choviệc thực hiện mô hình trường chất lượng cao Trường đạt tiêu chuẩn chấtlượng cao cần được Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý ban hành quyếtđịnh công nhận để công bố, công khai cho xã hội biết
1.3 Thực trạng và những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với việc xây nhà dựng trường phổ thông chất lượng cao trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1 Tình hình thực tiễn giáo dục và đào tạo tại Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
* Về trường lớp
Ngành Giáo dục và Đào tạo quận 12, được thành lập từ tháng 7 năm
1997, sau khi được chia tách từ Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Hóc Môn,Thành phố Hồ Chí Minh
Về trường lớp, từ năm 1998 đến nay đã thiết lập được cơ chế đầu tưxây dựng trường lớp, bình quân hàng năm đưa vào sử dụng khoảng 100phòng học mới Hiện có 11/18 (61.11 %) trường tiểu học, 7/10 (70 %) trườngtrung học cơ sở, 2/3 (66%) trường trung học phổ thông công lập có học sinhhọc 2 buổi/ngày Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 12 hiện đang quản lý 46đơn vị trường học công lập (Mầm non: 18, Tiểu học: 18, Trung học cơ sở:
Trang 3010), trong đó có 04 trường chuẩn quốc gia ở 3 bậc học (Mầm non: 01, Tiểuhọc: 01, Trung học cơ sở: 02) các trường được phân bố đều khắp ở 11phường Ngoài ra còn có 25 đơn vị trường học ngoài công lập (Mầm non: 19,Tiểu học: 02, Trung học sơ sở và Trung học phổ thông: 04) và có 03 trườngtrung học phổ thông công lập (trong đó có 01 trường chuẩn quốc gia) do SởGiáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh quản lý.
* Về đội ngũ
Tính đến tháng 5/2013 Ngành Giáo dục và Đào tạo quận 12 quản lý2.344 cán bộ, giáo viên, công nhân viên, trong đó cán bộ - giáo viên mầm non
có 308 (với 174 người trên chuẩn, tỷ lệ 56,5%), cán bộ - giáo viên tiểu học có
811 (với 737 người trên chuẩn, tỷ lệ 90,9%), cán bộ - giáo viên trung học cơ
sở có 763 (với 577 người trên chuẩn, tỷ lệ 77,4%) và giáo viên các đơn vịtrực thuộc có 22 giáo viên đạt chuẩn 100%, trong đó có 73,3% vượt chuẩn.Khối trung học phổ thông có 303 cán bộ, giáo viên, công nhân viên, trong đógiáo viên trực tiếp đứng lớp là 243 (với 24 người trên chuẩn, tỷ lệ 7,9%)
* Thực trạng giáo dục phổ thông
+ Với 31 đơn vị trường phổ thông công lập (18 tiểu học, 10 trung học
cơ sở, 03 trung học phổ thông), hiện nay Ngành giáo dục phổ thông Quận 12đang chịu một áp lực rất lớn về số lớp học, sĩ số học sinh/lớp ở các trường
Trang 31phổ thông bình thường (số lớp, số học sinh luôn vượt quy định theo Điều lệnhà trường) Nguyên nhân là do Quận đang trên đà đô thị hóa, dân nhập cưtăng nhanh, việc xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp không theo kịp đà tăngdân số.
Yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục phổ thông Quận 12 là vừa khôngngừng đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học,đáp ứng yêu cầu hội nhập giáo dục chung của Thành phố, cả nước và khuvực; vừa đảm bảo đủ chỗ học cho con em đang cư ngụ trên địa bàn quận
Tuy nhiên, các năm qua Quận 12 đã có nhiều nỗ lực để có đủ cáctrường đạt chuẩn quốc gia ở mỗi cấp học (có 05 trường, trong đó trung học cơ
sở có 02), nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng trường phổ thông chất lượngcao trên địa bàn, từ một trong những trường này Đây là nỗ lực rất lớn tronglúc Quận phải chịu áp lực về chỗ học cho học sinh Hiện nay, trên địa bànQuận chưa có mô hình trường chất lượng cao, trường chuyên hay trường quốc
tế hoặc trường có yếu tố nước ngoài
+ Về chất lượng giáo dục (3 năm gần đây)
Chất lượng giáo dục phổ thông tại Quận 12 trong các năm qua khôngngừng được nâng lên, đạt mặt bằng chung của Thành phố, ngoài kết quả giáodục 2 mặt học lực và hạnh kiểm thì các công tác mũi nhọn khác như đào tạobồi dưỡng học sinh giỏi, số học sinh giỏi cấp thành phố ngày càng tăng; hộithi các giải phong trào thể thao văn nghệ luôn có học sinh đạt các giải cao ởThành phố
Chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học và trung học cơ sở khá ổn định, kếtquả giảng dạy từng năm không ngừng được cải thiện và nâng lên qua thống
kê số liệu 3 năm học gần đây cho thấy:
Trang 322011 27.433 17.196 62,56 7.287 26,55 2.674 9,74 276 1,012011-
Kết quả xếp loại hạnh kiểm
Trang 33Kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông
* Về công tác xã hội hóa giáo dục
Quận 12, nằm trên hai trục giao thông chính Quốc lộ 22 và Quốc lộ 1Arất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa từ Thành phố đi và về các tỉnh;nguồn lao động nhập cư dồi dào, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, kinhdoanh Do vậy, trong các năm qua tốc độ phát triển kinh tế tăng rất nhanh,công tác xã hội hóa giáo dục địa phương theo đó cũng có nhiều thuận lợi,nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây trường, hỗ trợ học bổng cho học sinh trênđịa bàn Quận, với tổng kinh phí hàng 100 tỷ đồng
* Đánh giá thực trạng
Ngành Giáo dục và Đào tạo quận 12 với những kết quả đạt được nêutrên, trong 2 năm học liền 2010-2011 và 2011-2012 đã được Sở Giáo dục vàĐào tạo thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao với 14/14 chỉ tiêu xuất sắc, đặcbiệt năm học 2011-2012, Phòng Giáo dục và Đào tạo được Ủy ban nhân dânThành phố Hồ Chí Minh tặng cờ thi đua xuất sắc Nhưng so với yêu cầu hộinhập quốc tế, nhà trường ở Quận 12 còn nhiều bất cập, phải tích cực phấn đấu
Trang 34để khắc phục Lộ trình chọn lựa để phát triển, khắc phục là phải dựa vào quyhoạch mạng lưới trường học, tích cực xây dựng những trường chất lượng caobằng nhiều biện pháp khác nhau Trường chất lượng cao như vậy, không phải
là một loại hình trường tự nó tách rời ra khỏi hệ thống giáo dục quốc dân,không chăm lo cho con em gia đình lao động nghèo mà trường chất lượng cao
là một nhân tố quan trọng đi đầu, vượt khó tạo điều kiện để nhà nước điều tiếtngân sách đến vùng khó khăn, xây dựng quỹ học bổng chăm lo cho học sinhnghèo và đặc biệt phục vụ cho một bộ phận dân cư có nhu cầu trước mắt,nhằm tạo tiền đề nhân rộng trong thời gian tiếp theo khi xã hội có điều kiện,góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển sự nghiệp giáo dục địa phương
1.3.2 Thực trạng nhận thức trường chất lượng cao hiện nay
Qua tổng hợp điều tra nhận thức xây dựng trường phổ thông chất lượngcao tại Quận 12, từ các mô hình thì yêu cầu về mức độ cần thiết, mức độ khảthi khác nhau, trong đó tỷ lệ chọn trường đạt chuẩn quốc gia để xây dựngtrường phổ thông chất lượng cao là 85% số người tham gia cho là rất cầnthiết, rất khả quan và cầt thiết, khả quan Điều này cho thấy việc chọn trườngchuẩn quốc gia để xây dựng trường phổ thông chất lượng cao là phù hợp thực
tế hiện nay
Tuy nhiên, do có nhiều hướng nhận thức khác nhau nên thực trạng nhậnthức trường chất lượng cao hiện nay cũng có nhiều quan niệm khác nhau:
- Nhận thức Trường chất lượng cao theo quan niệm thông thường của
xã hội chúng ta ngày nay, trường chất lượng cao là ngôi trường có tỉ lệ đậu tốtnghiệp cao, tỷ lệ học sinh đỗ đạt cao là trường có danh tiếng thu hút đượcnhiều học sinh giỏi đăng ký theo học, từ đó chất lượng đầu vào rất cao Yếu tốcấu tạo thành trường chất lượng cao ở đây trước hết là công tác quản lý, xâydựng đội ngũ sư phạm, xây dựng cơ sở vật chất và quan trọng nhất là tuyểnsinh đầu vào cao Nhược điểm dễ xảy ra ở đây là sĩ số trong lớp đông, sự đổimới phương pháp dạy học của giáo viên theo quan điểm dạy học cá thể, chămsóc phát huy năng khiếu của từng học sinh và việc thực hiện mục tiêu dạyngười, giáo dục toàn diện của nhà trường có khó khăn
Trang 35- Nhận thức trường Trường chất lượng cao theo tinh thần Nghị định
49/2010/NĐ-CP của Chính phủ là nhà trường cung cấp dịch vụ giáo dục cao,không phải là nhà trường chỉ đơn thuần chọn học sinh đầu vào cao và nângcao cường độ lao động của thầy và trò để nâng cao chất lượng Dịch vụ giáodục cao thể hiện ở thiết chế nhà trường về sĩ số ít trong lớp; tăng thời lượnghọc tập của học sinh trong trường để học sinh có điều kiện hoạt động, thấmnhuần và rèn luyện nhân cách, đảm bảo được 6 bậc thang tri thức trong quátrình học tập; và về phương thức đầu tư, hiệu quả giáo dục của tập thể sưphạm Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng những trường trunghọc phổ thông chất lượng cao như Lê Quý Đôn, Nguyển Hiền, Nguyễn Du vàtrường trung học cơ sở Lê Quý Đôn - Quận 3
- Nhận thức Trường phổ thông chuyên cũng là trường chất lượng cao
theo hướng trường dạy những học sinh có năng khiếu với chức năng bồidưỡng nhân tài trong nhiệm vụ của Ngành Giáo dục và Đào tạo mà Nghịquyết TW2 đã khẳng định: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài” Trường chuyên được đầu tư về đội ngũ sư phạm, về cơ sở vật chấttốt hơn các trường phổ thông khác, đặc biệt là được tuyển chọn học sinh cóđiểm chuẩn đầu vào rất cao
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang có kế hoạch đẩy mạnh hoạtđộng hệ thống trường chuyên đúng nghĩa với mục tiêu bồi dưỡng nhân tài,phát huy năng lực sáng tạo của học sinh thay vì chỉ tăng cường độ lao độngcủa thầy và trò với khối lượng lý thuyết hàn lâm và đối phó với thi cử
Tuy nhiên, trường chuyên khác với trường chất lượng cao vì khôngphải là loại hình trường phổ biến, nhà nước phải đầu tư đầy đủ để bồi dưỡngnhân tài, thậm chí còn phải có học bổng cho học sinh Còn trường chất lượngcao thời hội nhập là trường phổ thông thường, có sự góp phần đầu tư của phụhuynh để nâng cao chất lượng dịch vụ cho con em và sẽ nhân rộng khi nềnkinh tế xã hội và đời sống dân cư phát triển
- Nhận thức Trường đạt chuẩn quốc gia là trường chất lượng cao vì là
một loại hình trường đạt chất lượng chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát
Trang 36động xây dựng để nhân rộng trong toàn Ngành, đang được nhiều địa phươngtriển khai thực hiện Vì là trường chuẩn để mở rộng nên có tính chất nhưtrường chất lượng cao theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ, chỉkhác ở phần tiêu
chí thiết chế nhà trường chưa cao và chưa đề cập đến phần đóng góp của phụhuynh học sinh
Ngoài ra, hiện nay trong nhận thức của một bộ phận không ít người dân
quan niệm rằng Trường quốc tế là trường dạy chương trình nước ngoài,
chương trình và hệ thống bằng cấp được nhiều nước trên thế giới công nhận
Về mặt tổ chức, nhà trường thực hiện đầy đủ theo chuẩn thiết chế của nhàtrường chất lượng cao về sĩ số lớp ít, học tập và hoạt động cả ngày…cũngđược bộ phận người dân quan tâm cho là một kiểu trường chất lượng cao theochuẩn quốc tế ở Việt Nam
Bên cạnh, hiện nay xu thế các trường quốc tế đang phát triển, có sứcthu hút mạnh mẽ đối với một bộ phận dân cư có điều kiện kinh tế Bước đầucác trường quốc tế đã góp phần tăng thêm chỗ học cho con em nhân dân, dunhập phương pháp dạy học mới, tạo thế cạnh tranh nâng cao chất lượng đàotạo trong hệ thống giáo dục quốc dân Tuy nhiên, số trường quốc tế đúngnghĩa chưa nhiều, vẫn còn có trường quảng cáo “quốc tế” ở khía cạnh danhnghĩa hoặc sao chép hình thức phương pháp dạy và học của các trường quốc
tế, không đầu tư bài bản và chuyên nghiệp cho chất lượng chuyên môn, nhất
là yêu cầu “mang đậm bản sắc dân tộc” cho học sinh
Như vậy, việc nhận thức trường phổ thông chất lượng cao hiện nay cónhiều hướng nhận định khác nhau nhưng đều cùng chung một quan điểm lànhà trường ở đây phải có môi trường giáo dục tốt, có đội ngũ cán bộ giáoviên; có cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại; có nội dung, chươngtrình, phương pháp dạy học phải đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng dạy học,nhằm đảm bảo người học phát huy được những phẩm chất và năng lực cao sovới yêu cầu của mục tiêu đào tạo đề ra
Trang 371.3.3 Thực trạng việc xây dựng trường chất lượng cao trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay, Quận 12 đang trong tiến trình phát triển 02 trường phổ thôngchất lượng cao là tiểu học Nguyễn Khuyến và trung học cơ sở Nguyễn AnNinh thành trường phổ thông chất lượng cao
Trường tiểu học Nguyễn Khuyến
+ Về cơ sở vật chất:
Trường tiểu học Nguyễn Khuyến với diện tích hơn 6.000 m2, được xâydựng trên nền tảng của trường chuẩn quốc gia mức độ 1, hiện đang được Ủyban nhân dân quận 12 tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất (xây nhà thi đấu đa năng,nâng cấp các phòng học, phòng học bộ môn, phòng chức năng, phòng làmviệc… để đạt chuẩn quốc gia mức độ 2) Các năm qua, Trường tổ chức rất tốtviệc phối hợp với các lực lượng bên trong và ngoài nhà trường, để thực hiện
kế hoạch giáo dục, đầu tư trang thiết bị đồ dùng dạy học (ti vi máy chiếu); qua
đó làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục
+ Về xây dựng đội ngũ
Nguyễn Khuyến
CB-GV tiểu học Quận 12
2009 - 2010 Đạt chuẩn chuyên môn 40/40 100,0 684/687 99,6
Trên chuẩn chuyên môn 35/40 87,5 538/687 78,3
Anh văn từ A trở lên 39/40 97,5 613/687 89,2 Chính trị từ trung cấp trở lên 4/40 10,0 51/687 7,4
2010 - 2011 Đạt chuẩn chuyên môn 44/44 100,0 745/748 99,6
Trên chuẩn chuyên môn 39/44 88,6 639/748 85,4
Anh văn A trở lên 44/44 100,0 666/748 89,0
Trang 38Chính trị từ trung cấp trở lên 03/44 6,9 60/748 8,0
2011 - 2012 Đạt chuẩn chuyên môn 45/45 100,00 811/811 100
Trên chuẩn chuyên môn 39/45 86,7 737/811 90,9
Anh văn A trở lên 42/45 93,33 745/811 91,9 Chính trị từ trung cấp trở lên 07/45 15,6 137/811 16,9
+ Về nội dung, chương trình và chất lượng giảng dạy
Hiện nay, trường đang chuyển dần các hoạt động từ trường phổ thôngbình thường sang hướng hoạt động của trường phổ thông chất lượng cao,trong quá trình phấn đấu thực hiện các mục tiêu theo cơ chế của mô hình này,công tác giáo dục của trường đạt hiệu quả chất lượng khá cao; trường có100% học sinh 2 buổi/ngày, số học sinh 35hs/lớp còn khá cao so với yêu cầu,đang phấn đấu kéo giảm xuống đước 30 học sinh/lớp trong những năm tới
Bên cạnh việc đảm bảo giảng dạy văn hóa theo chương trình phổ thôngcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường còn chú ý nâng cao chương trình kiếnthức cho đối tượng học sinh khá giỏi; tổ chức giảng dạy chương trình tiếngAnh tăng cường cho 13 lớp với 460 học sinh, tổ chức dạy tiếng Anh tự chọncho 165 học sinh; liên kết với công ty E&T GLOBAL tổ chức cho 350 họcsinh học tiếng Anh Dyned Hàng năm đều tổ chức đưa học sinh dự các kỳ thicông nhận các mức độ tiếng Anh theo chương trình khảo thí của trường đạihọc quốc tế Cambridge Tất cả học sinh khối lớp 3, 4 và 5 của Trường đềuđược học tin học trên máy tính nối mạng Internet
Kết quả giáo dục của trường tiểu học Nguyễn Khuyến so với toàn Quận
2009-2010 TH NK:1.036
Quận : 25.301
663 16985
64,00 66,78
279 5806
26,90 22,95
94 2.344
9,07 8.22
00 266
0,00 1,05 2010-2011 TH NK: 1.035 645 62,32 280 27,05 110 10,63 00 0,00
Trang 39Quận : 27.433 17.196 62,56 7.287 26,55 2711 9,88 276 1,01 2011-2012 TH NK: 1.045
Quận : 28.903
760 19553
72,7 67,65
226 6.991
21,6 24,19
59 2.076
5,65 7,18
00 281
0,00 0,97
Trường THCS Nguyễn An Ninh
+ Về cơ sở vật chất
Trường THCS Nguyễn An Ninh với tổng diện tích mặt bằng 18.042m2,được xây dựng trên nền tảng trường phổ thông bình thường và được Thànhphố kiểm tra công nhận đạt chuẩn quốc gia vào tháng 2/2013 Hiện nay,Trường được đầu tư các hạn mục, các tiêu chí để xây dựng trường chất lượngcao vào năm 2014-2015; Trường có sân chơi rộng thoáng, có sân tập thể dụcthể thao; có đủ các phòng chức năng, phòng học bộ môn, phòng thực hành lý,hóa, sinh…, hệ thống các phòng đều được trang bị, lắp đặt đầy đủ thiết bị,phương tiện theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được Ủy ban nhândân quận 12 phê duyệt
xây dựng nhà thi đấu đa năng với tổng kinh phí là 12 tỷ đồng vào tháng03/2013
2009 - 2010 Đạt chuẩn chuyên môn 84/84 100,0 625/631 99,0
Trên chuẩn chuyên môn 61/84 72,61 443/631 70,2
Anh văn A trở lên 75/84 89,28 524/631 83,0 Chính trị từ trung cấp trở lên 14/84 16,66 65/631 10,3
2010 - 2011 Đạt chuẩn chuyên môn 87/87 100,0 656/660 99,4
Trang 40Trên chuẩn chuyên môn 66/87 75,86 485/660 73,5
Anh văn A trở lên 85/87 80,45 606/660 91,2 Chính trị từ trung cấp trở lên 16/87 18,39 71/660 10,8
2011 - 2012 Đạt chuẩn chuyên môn 91/91 100,0 773/745 99,7
Trên chuẩn chuyên môn 72/91 79,12 577/745 77,4
Anh văn A trở lên 72/91 79,12 652/745 87,5 Chính trị từ trung cấp trở lên 20/91 21,99 114/745 15,3
+ Thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy
Trường có 85% học sinh học 2 buổi/ ngày, đang thực hiện 100% lớphọc 2 buổi/ ngày trong năm học 2013-2014, sĩ số 45 học sinh/lớp, phấn đấukéo giảm sĩ số học sinh xuống dưới 40/lớp vào năm học 2014-2015 Hiện nay,
ở từng khối lớp nhà trường tuyển chọn học sinh có năng khiếu theo lớp họcriêng, để dạy chương trình kiến thức nâng cao; tất cả học sinh của trường đảmbảo tham gia các hoạt động học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đàotạo; là trường có số học sinh giỏi cấp thành phố hàng năm nhiều nhất Quận
- Kết quả xếp loại giáo dục
Kết quả xếp loại hạnh kiểm:
84,17 82,57
2762.
234 2
14,91 16,20
17
169
0.92 1,23
00 01
0.00 0,01
Quận 14.450
1590 12.369
85,60 84,80
275 1.944
14,66 13,45
10
136
0,54 0,94
00 01
0,00 0.01
Quận 15.629
1803 13.674
87,48 87,48
251 1.792
12,17 11,47
07 163
0,35 1,19
00 00
0,00 0,00 Kết quả xếp loại học lực