1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM WASTE XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ TP. HỒ CHÍ MINH

65 154 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 2,91 MB

Nội dung

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG PHẦN MỀM WASTE XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ TP... Hiện nay, thành phố có gần 8 triệu dân, hàng trăm ngàn cơ sở dịch vụ,

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM WASTE XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ TP HỒ CHÍ MINH

Tháng 7/2009

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 3

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, đóng góp 30% GDP cho cả nước Hiện nay, thành phố có gần 8 triệu dân, hàng trăm ngàn cơ

sở dịch vụ, văn phòng, trường học và hơn 8.000 cơ sở công nghiệp lớn, vừa và nhỏ nên lượng chất thải rắn sinh hoạt từ 5000 – 6000 tấn/ ngày, đây là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí, nước…Để giải quyết tốt vấn đề này, không chỉ đòi hỏi năng lực của nhà quản lý, các công nghệ khoa học tiên tiến, một hệ thống quản lý môi trường chặt chẽ mà còn phải có cơ sở dữ liệu thống nhất Đề tài “Ứng dụng phần mềm WASTE xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận Tân Phú.” là một bước chính tạo nên hệ thống quản lý chất thải rắn đầy đủ về dữ liệu, nâng cao chất lượng phục vụ công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của đề tài:

- Tạo cơ sở dữ liệu kết hợp với đối tượng không gian nhằm quản lý:

+ Hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt hộ gia đình do đội ngũ thu gom rác dân lập chịu trách nhiệm, không bao gồm các cơ sở kinh doanh, các nơi công cộng

+ Hệ thống thu gom và quét rác đường phố do công ty môi trường đô thị chịu trách nhiệm thực hiện

+ Các quy trình vận chuyển rác từ nơi thu gom về trạm trung chuyển kín hay bãi chôn lấp

+ Các điểm hẹn, hệ thống trung chuyển chất thải rắn

+ Tính toán, dự báo dân số, số lượng xe ép rác 10 tấn và thùng 660 lít

- Phân tích và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng hệ thống QLCTR trên địa bàn quận và áp dụng phần mềm WASTE quản lý dữ liệu

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Thống kê diện tích và dân số quận Tân Phú 5

Bảng 4.1 Cấu trúc cơ bản của thông tin về cơ quan chức năng 35

Bảng 4.2 Cấu trúc cơ bản của thông tin về tổ tài xế, tổ vận chuyển 36

Bảng 4.3 Cấu trúc thông tin về tổ sửa chữa và quản lý bô rác 37

Bảng 4.4 Thống kê phương tiện của các hộ vệ sinh dân lập 38

Bảng 4.5 Danh sách các tuyến quét đường .41

Bảng 4.6 Danh sách các điểm hẹn .48

Bảng 4.7 Các lộ trình vận chuyển và thu gom rác điểm hẹn 52

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ quản lý hệ thống CTR quận Tân Phú 8

Hình 3.2 Bước 1.a Tạo lớp bản đồ lop_duong và lop_duong_buffer 21

Hình 3.2 Bước 1.b Tạo lớp bản đồ lop_duong và lop_duong_buffer 22

Hình 3.3 Bước 1.c Tạo lớp bản đồ lop_duong và lop_duong_buffer 23

Hình 3.4 Bước 2.Tạo lớp bản đồ ranh_phuong, ranh_phuong_buffer và nentanphu .24

Hình 3.5 Bước 3 Tạo lớp text_duong, text_phường 24

Hình 3.6 Bước 4 Hoàn thành bản đồ 25

Hình 4.1 Thông tin về công ty MTĐT Tp.HCM 26

Hình 4.2 Thông tin về xí nghiệp vận chuyển số 2 26

Hình 4.3 Thông tin về tổ thu gom 1 27

Hình 4.4 Thông tin về định mức quét đường 27

Hình 4.5 Thông tin về một nhân viên tổ sửa chữa 27

Hình 4.6 Thông tin về một nhân viên tổ quản lý bô rác 27

Hình 4.7 Thông tin về tổ vận chuyển 28

Hình 4.8 Thông tin về trạm trung chuyển Tống Văn Trân 28

Hình 4.9 Thông tin về BCL Phước Hiệp 29

Hình 4.10 Thông tin về các lộ trình thu gom và vận chuyển 29

Hình 4.11 Bản đồ với thông tin về lộ trình lộ trình thu gom rác đường phố 30

Hình 4.12 Thông tin về một lộ trình thu gom rác đường phố 30

Hình 4.13 Thông tin các điểm tập kết rác 31

Hình 4.14 Bản đồ với thông tin của lớp điểm tập kết rác thải 31

Hình 4.15 Thông tin về một điểm tập kết rác thải 32

Hình 4.16 Thông tin về các dây rác dân lập 32

Hình 4.17 Dự báo khối lượng rác trong các năm tới 33

Hình 4.18 Thông tin về số liệu kinh tế xã hội 33

Trang 6

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1.6 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 4

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 4

2.1.1 Vị trí địa lý 4

2.1.2 Diện tích, giới hạn 4

2.1.3 Địa hình, địa mạo, địa chất 5

2.1.4 Khí hậu 5

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 6

2.2.1 Điều kiện kinh tế 6

2.2.2 Điều kiện xã hội 6

2.3 SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG QLCTR TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ 7

2.3.1 Thu gom chất thải rắn sinh hoạt 8

2.3.2 Vệ sinh đường phố 8

2.3.3 Điểm hẹn, trạm trung chuyển 9

2.3.4 Vận chuyển chất thải rắn đô thị 9

2.3.5 Tình hình tái sinh, tái chế chất thải rắn trên địa bàn quận Tân Phú 9

2.4 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 10

2.5 CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN 11

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1 GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM WASTE 15

3.1.1 Giới thiệu chung 15

3.1.2 Cấu trúc của phần mềm WASTE 15

3.2 CÁC MÔ HÌNH TOÁN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG PHẦN MỀM WASTE 16

3.2.1 Mô hình tính toán lượng xe cơ giới 17

3.2.2 Mô hình tính toán cho lượng thùng xe đẩy tay 660L 18

3.3 PHƯƠNG PHÁP VẠCH TUYẾN VẬN CHUYỂN, QUÉT RÁC ĐƯỜNG PHỐ VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỂM HẸN, THỜI GIAN 19

3.3.1 Xác định điểm hẹn 19

3.3.2 Xác định thời gian thu gom rác tại các điểm hẹn 19

3.3.3 Vạch tuyến 20

3.4 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ MAPINFO QUẬN TÂN PHÚ 21

3.5 TÍCH HỢP BẢN ĐỒ VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM WASTE 25

3.5.1 Tích hợp 25

3.5.2 Hướng dẫn sử dụng 26

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27

4.1 CÁC GIAO DIỆN CỦA PHẦN MỀM WASTE 27

4.1.1 Các giao diện 27

4.1.2 Thảo luận về các giao diện 35

4.2 KẾT QUẢ ĐỀ TÀI 38

4.2.1 Thu gom rác hộ gia đình 38

4.2.2 Quét dọn và thu gom rác đường phố 40

4.2.3 Điểm hẹn, trạm trung chuyển 47

4.2.4 Vận chuyển rác đường phố và rác sinh hoạt hộ gia đình 52

Trang 7

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55

5.1 KẾT LUẬN 55

5.2 KIẾN NGHỊ 56

5.2.1 Đối với cơ quan quản lý 56

5.2.2 Đối với xí nghiệp vận chuyển số 2 và các hộ vệ sinh dân lập 56

5.2.3 Đối với tác giả phần mềm WASTE 56

Trang 8

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Với dân số gần 8 triệu người và GDP là 2.500 USD/ người, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch và công nghiệp lớn nhất nước ta hiện nay Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và đang

có xu hướng phát triển mạnh hơn trong những năm tới, nhu cầu khai thác và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên của con người cũng không ngừng tăng lên, làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất một trong các nguyên nhân chính là do CTR sinh hoạt Có thể nói rằng, hiện nay, CTR

là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhất ở những thành phố lớn, trong đó

có thành phố Hồ Chí Minh, nhưng giải quyết vấn đề ô nhiễm trên là một hệ thống QLCTR đang trong thời kì quá tải và kém chất lượng từ công tác thu gom, vận chuyển,

xử lý CTR cho đến việc quản lý số liệu Để thuận tiện trong việc tìm kiếm, trao đổi thông tin cũng như đưa ra một bức tranh tổng hợp trên cơ sở tích hợp nhiều loại số liệu, một số tác giả đã đề xuất các phần mềm quản lý số liệu CTR đô thị ở Tp.HCM Trong số đó có phần mềm WASTE của nhóm nghiên cứu đề tài do TSKH.Bùi Tá Long chủ nhiệm

Tân Phú là 1 quận nội thành của Tp.HCM và được tách ra từ quận Tân Bình vào năm 2003 nhưng hệ thống quản lý trên địa bàn quận đã được xã hội hóa từ công tác quét đường cho đến vận chuyển Tuy nhiên, việc quản lý dữ liệu vẫn còn chưa được tin học hóa mà chỉ áp dụng các phần mềm không chuyên về CTR như Excel, Word…

Để hoàn thiện hệ thống QLCTR ở quận Tân Phú, việc áp dụng phần mềm WASTE là một việc làm rất cần thiết Vì vậy, tác giả chọn đề tài tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành quản lý môi trường là: “Ứng dụng phần mềm WASTE xây dựng hệ thống quản lý CTR trên địa bàn quận Tân Phú” với hi vọng sẽ giúp cho việc quản lý và

ra các quyết định có liên quan được thực hiện dễ dàng hơn

Trang 9

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Ứng dụng phần mềm WASTE vào xây dựng hệ thống QLCTR đô thị trên địa bàn quận Tân Phú

- Hệ thống thu gom rác sinh hoạt hộ gia đình

- Hệ thống thu gom rác đường phố

- Hệ thống trung chuyển

- Quy trình vận chuyển

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt hộ gia đình (không bao gồm các cơ

sở kinh doanh) được đảm nhiệm bởi các hộ VSDL

- Hệ thống thu gom và quét rác đường phố trên địa bàn quận Tân Phú

- Quy trình vận chuyển rác từ nơi thu gom về nơi xử lý

- Các điểm hẹn, hệ thống trung chuyển CTR

- Tính toán và dự báo

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Địa điểm nghiên cứu: địa bàn quận Tân Phú TP.HCM

- Đối tượng nghiên cứu: hệ thống CTR sinh hoạt hộ gia đình và đường phố

- Thời gian nghiên cứu: 1/1/2009-30/6/2009

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp điều tra và thu thập số liệu:

+ Khảo sát thực tế: quan sát trực tiếp và phỏng vấn

+ Tham khảo tài liệu: thu tập các số liệu từ phòng quản lý TN&MT, quận Tân Phú, từ internet và sách báo

- Phương pháp tra cứu và tính toán dữ liệu:

+ Vẽ bản đồ: MAPINFO, CADMAP

+ Quản lý cơ sở dữ liệu: WASTE

1.6 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

v Môi trường

Trang 10

Mức độ phức tạp của môi trường ngày càng cao, tồn tại nhiều dạng dữ liệu phải quản lý Tuy có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc quản lý thông tin môi trường nhưng hầu hết đều thừa nhận tin học môi trường giúp nâng cao chất lượng quản lý và đào tạo cán bộ môi trường “Ứng dụng phần mềm WASTE xây dựng hệ thống quản lý CTR trên địa bàn quận Tân Phú” cũng không nằm ngoài ý nghĩa trên, tác giả mong muốn WASTE là một phương tiện chuyên sâu về môi trường, giúp tra cứu, thu thập, biểu diễn và dự báo thông tin cũng như hỗ trợ giải quyết các bài toán về CTR theo hướng phát triển bền vững

v Kinh tế

Phần mềm WASTE giúp các nhà quản lý môi trường quận Tân Phú tập hợp thông tin CTR từ nhiều nguồn, nhiều dạng về một nguồn duy nhất, làm giảm chi phí tra cứu, tổng hợp thông tin Người quản lý có thể sử dụng phần mềm để quản lý hiện trạng và cải thiện thực tế từ bản đồ, làm giảm chi phí khảo sát hiện trường mà vẫn đảm bảo được chất lượng WASTE hỗ trợ việc ra quyết định xây dựng điểm hẹn, tuyến quét, lộ trình vận chuyển, giảm chi phí khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện có liên quan

v Xã hội

Nhận thức về lợi ích từ môi trường của công dân thành phố nói chung và người dân quận Tân Phú nói riêng chưa cao bằng lợi ích từ kinh tế, vì nhà quản lý chưa có nhiều con số thống kê cụ thể, nêu bật hiện trạng về môi trường Nhiệm vụ của đề tài là xây dựng và thu thập thông tin nhằm có những kế hoạch dài hạn cho công tác quản lý

và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên Tác giả còn mong muốn sử dụng WASTE như một trung tâm thông tin công cộng, chứa tất cả những dữ liệu liên quan đến hệ thống QLCTR trên địa bàn quận Tân Phú

Trang 11

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.1 Vị trí địa lý

- Trước năm 2003, quận Tân Phú là phần đất phía Tây của quận Tân Bình Quận được thành lập vào ngày 2-12-2003, theo Nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 05-11-2003 của Chính Phủ

- Tân Phú là quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh

+ Đông giáp quận Tân Bình, ranh giới là đường Trường Chinh, Âu Cơ + Tây giáp quận Bình Tân, ngăn cách bởi đường Bình Long và kênh 19 tháng 5

+ Nam giáp các quận 6, quận 11

+ Bắc giáp với quận 12

2.1.2 Diện tích, giới hạn

Tổng diện tích của quận Tân Phú là 1600 ha, gồm 11 phường : Tân Sơn Nhì, Tây Thạnh, Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Thành, Phú Thọ Hòa, Phú Thạnh, Phú Trung, Hòa Thạnh, Hiệp Tân, Tân Thới Hòa

Bảng 2.1 Thống kê diện tích và dân số quận Tân Phú

STT Tên phường Diện tích (km 2 ) (người) Dân Số Số hộ

Nguồn: Phòng thống kê, UBND quận Tân Phú

Trang 12

2.1.3 Địa hình, địa mạo, địa chất

- Quận Tân Phú có địa hình bằng phẳng, độ cao nền trung bình từ 6-10m (theo hệ số cao độ Mũi Nai)

- Hướng dốc đổ từ khu vực giao lộ Âu Cơ – Trường Chinh về 2 phía Tây Bắc và Tây Nam Độ dốc trung bình là 0,1%

- Cấu trúc địa chất: đất nền có cấu tạo phù sa cổ, thành phần gồm cát pha sét, sét chứa laterit, sức chịu nén của nền đất từ 0,7 1,2leg/m2

- Mạch nước ngầm cách mặt đất từ 2 – 5 m

- Trên địa bàn quận Tân Phú có 8 tuyến kênh rạch: kênh Tây Thạnh, kênh Hiền Vương, kênh Tân Hóa, kênh Tham Lương, Rạch Bến Trâu, kênh Hiệp Tân, kênh Nước Đen, kênh 19/5

2.1.4 Khí hậu

- Mang khí hậu đặc trưng của Nam Bộ, chịu ảnh hưởng của tính chất nhiệt đới rõ rệt, thời tiết chia làm 2 mùa: mùa mưa (từ tháng 5 – 11), mùa khô (từ tháng 12 – 4)

- Nhìn chung, nhiệt độ tương đối điều hòa trong năm Nhiệt độ trung bình của quận Tân Phú là 280C

- Ẩm độ: trung bình 82%, độ ẩm biến thiên theo mùa, tỉ lệ nghịch với nhiệt độ, cao nhất là từ tháng 9 đến tháng 10 với 87%, thấp nhất là tháng

- Bức xạ mặt trời tương đối lớn: 368 Kcal/cm2, độ bốc hơi khá lớn là 1.399mm/năm

Trang 13

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

2.2.1 Điều kiện kinh tế

- Trong những năm qua, quận Tân Phú thực hiện cơ chế đổi mới, Đảng bộ

và nhân dân quận Tân Phú đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn để đạt được nhiều thành tựu kinh tế

- Theo thống kê của UBND quận Tân Phú, năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp toàn quận thực hiện 4.404 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm

2006 tăng 25,58% Doanh thu Thương mại – Dịch vụ đạt 9.946,11 tỷ đồng, tăng 29,04% so với cùng kỳ năm 2006 (chưa loại trừ yếu tố biến động giá) Thuế công thương nghiệp: 210,4 tỷ đạt 91,48% kế hoạch và tăng 31,17% so với cùng kỳ

- Đến nay, trên địa bàn quận đã hình thành đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại – siêu thị như Co.op Mart Thắng Lợi, Co.op Mart Vikamex, trung tâm thương mại Hồng Bảo Minh phường Phú Thạnh và đang triển khai xây dựng 5 chung cư cao tầng kết hợp phục vụ cho việc kinh doanh, thương mại – Dịch vụ

- Quận đã hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết một số cụm kinh tế trọng điểm như tam giác Luỹ Bán Bích, tam giác Hiệp Tân, khu phức hợp Sơn Kỳ, khu cao ốc kết hợp Thương mại - Dịch vụ Tân Thới Hòa, các quy hoạch này đang chờ thành phố phê duyệt để triển khai thực hiện Quận cũng đã hoàn thành việc quy hoạch tuyến đường chuyên doanh tại phường Phú Thọ Hoà

2.2.2 Điều kiện xã hội

- Dân số: tổng dân số của quận có 361,747 người (trong đó dân số nữ chiếm 51,22%, nam chiếm 48,78% Mật độ dân số bình quân của quận Tân Phú là 26,145 người / km2) Trong năm 2004 tỉ lệ tăng dân số trung bình là 1,16% ,tỉ lệ sinh 1,47% và tỉ lệ tử là 0,31%

- Việc làm: quận thường xuyên giới thiệu và giải quyết việc làm cho các lao động

- Giáo dục : các trường lớp liên tục đáp ứng nhu cầu học tập của con em, toàn quận chăm lo cho sự nghiệp giáo dục Theo báo cáo tổng kết năm học 2007 - 2008 của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, toàn quận có 52

Trang 14

trường, 02 trung tâm và 97 nhóm trẻ gia đình với 1.463 lớp, 58.623 học sinh các cấp học Trong năm học này, tỉ lệ huy động trẻ vào lớp 1 đạt 100% (kể cả tạm trú), số học sinh các cấp học đều tăng nhanh Hệ thống trường lớp đa dạng theo hướng xã hội hóa, nhất là ở cấp mầm non; chất lượng đào tạo ngày càng tăng, 100% đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

có trình độ đạt chuẩn và vượt chuẩn Tuy nhiên, một vài chỉ tiêu còn đạt thấp như: tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo, tỉ lệ học sinh học bán trú và 2 buổi/ngày, trường đạt chuẩn quốc gia ở cấp tiểu học và trung học cơ sở

- Y tế: tính đến năm 2007, trên địa bàn quận có 02 bệnh viện (trong đó có

01 bệnh viện tư), 09 phòng khám đa khoa, 03 nhà hộ sinh và 614 cơ sở hành nghề y dược tư nhân khác Đến tháng 12-2007 đã có 10/11 trung tâm y tế phường đạt chuẩn quốc gia Trung tâm y tế dự phòng của quận

đã thực hiện trang bị các máy móc cần thiết cho công tác chống dịch bệnh, xây dựng đội cơ động phòng chống dịch gồm 6 thành viên sẵn sàng trong các hoạt động chống dịch, hóa chất chống dịch và đã tập huấn các phương án, kỹ thật xử lý dịch trong các trường hợp khẩn cấp và thường xuyên

- Giao thông: diện tích giao thông hiện có của quận 156 ha chiếm 9,7% diện tích toàn quận Tổng chiều dài mạng lưới đường có lộ giới 16m trở lên chiếm 6,5 % diện tích quận

- Cấp điện, cấp nước: nguồn điện được cấp từ mạng lưới điện chung của thành phố, lưới trung và hạ thế đã dẫn đến các khu vực trong quận, chủ yếu là đường dây dẫn trên không.hệ thống cấp nước chỉ đã cấp 1 phần dân cư và công nghiệp

- Vệ sinh đô thị: rác vứt bừa bãi, vương vãi Nước chưa qua xử lý, thủy đạo thoát nước chính là kênh Tân Hóa - Bàu Cát, kênh Hiệp Tân – Tham Lương

2.3 SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG QLCTR TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ

Quận Tân Phú đã áp dụng mô hình xã hội hóa hạng mục “Quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom và vận chuyển CTR đô thị trên địa bàn quận Tân Phú ” kể từ năm

Trang 15

2008 Đơn vị trúng thầu là công ty MTĐT Tp.HCM Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm, tình hình QLCTR trên địa bàn quận Tân Phú đã có nhiều biến chuyển theo chiều hướng tốt

Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống QLCTR quận Tân Phú

2.3.1 Thu gom chất thải rắn sinh hoạt

Việc thu gom CTR sinh hoạt phần lớn được thực hiện bởi các hộ VSDL dưới

sự quản lý của từng phường

Nhìn chung, tình hình thu gom CTR sinh hoạt đã được cải thiện rất nhiều so với những năm trước đó, tuy nhiên số lượng phương tiện xe cơ giới còn quá ít, trong khi các loại xe lam, xe ba gác máy không đảm bảo được vệ sinh trong quá trình thu gom

và vận chuyển rác đến điểm hẹn Theo quy định những chiếc xe này có bạt phủ và chỉ được phép chất rác cao hơn thành xe không quá 30cm và công nhân không được phép trèo lên xe để chèn rác Nhưng thực tế, một số người thu gom rác do ngại thu gom nhiều lần đã chứa rác quá nhiều so với quy định Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sự

an toàn của chính họ mà còn gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường Các hộ VSDL chưa bảo đảm 100% về trang phục bảo hộ lao động nên dễ xảy ra các bệnh nghề nghiệp, vì rác là môi trường chứa vô số vi khuẩn

2.3.2 Vệ sinh đường phố

Công tác này được thực hiện bởi xí nghiệp vận chuyển số 2 thuộc công ty

Xí nghiệp vận chuyển số 2

Tổ DVCI Lực lượng thu gom rác dân lập

Trang 16

- Quét dọn vệ sinh đường phố

+ Số lượng tuyến đường và tuyến hẻm quét dọn là: 271 tuyến

+ Tổng diện tích quét dọn là: 1.367.764,5 m2

2.3.3 Điểm hẹn, trạm trung chuyển

Hiện nay trên địa bàn quận có 75 điểm hẹn với khoảng 4 – 10 thùng 660 lít thì tập kết tại một điểm, tuy nhiên số điểm hẹn không cố định và thường xuyên thay đổi

do việc tập kết rác gây bốc mùi và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân

Hai trạm trung chuyển với quy mô nhỏ là Phạm Văn Xảo ở phường Phú Thọ Hòa và Hòa Bình ở phường Hiệp Tân Cũng như đa số các trạm trung chuyển khác, 2 trạm trung chuyển này cũng gây mất vệ sinh MTĐT nhưng lại chưa đáp ứng được nhu cầu của hệ thống, vì thế xí nghiệp vận chuyển số 2 thường đưa rác về bô Tống Văn Trân ở quận 11 hoặc chuyển thẳng về BCL Phước Hiệp

2.3.4 Vận chuyển chất thải rắn đô thị

- Tổng khối lượng vận chuyển trung bình 200 tấn/ngày, trong đó:

+ Thu gom, vận chuyển chất thải dọn quang, xà bần là 2,5 tấn/ngày + Thu gom, vận chuyển rác từ các thùng chứa CTR công cộng dọc kênh là: 4 tấn/ngày, vớt rác kênh là: 0,5 tấn/ngày

+ Thu gom, vận chuyển rác 05 chợ là: 27,5 tấn/ngày

+ Thu gom, vận chuyển rác lau đường buổi sáng là: 20 tấn/ngày

+ Thu gom, vận chuyển rác dân lập là: 80,5 tấn/ngày + Thu gom, vận chuyển rác công nhân quét đường là: 60 tấn/ngày

- Xí nghiệp vận chuyển số 2 đã thực tốt đợt thí điểm năm 2008 vừa qua, đáp ứng chất lượng vệ sinh môi trường và những yêu cầu đặt ra của gói thầu

2.3.5 Tình hình tái sinh, tái chế chất thải rắn trên địa bàn quận Tân Phú

Hiện nay trên địa bàn quận chưa có số liệu thống kê số lượng các cơ sở tái chế, nhưng nhìn chung các ngành tái chế như nhựa, giấy, cao su, thủy tinh, kim loại là chiếm đa số Các cơ sở này có quy mô vừa và nhỏ do tư nhân đảm nhận, vốn đầu tư ít

Trang 17

nên trang thiết bị tái chế, sản xuất các sản phẩm từ phế liệu, rác thải còn lạc hậu dẫn đến mức tiêu hao phế liệu rất lớn, tiêu thụ điện năng nhiều và gây ô nhiễm môi trường Những sản phẩm tái chế thu được cũng chỉ là những sản phẩm chất lượng thấp như bao nilon, nhựa tái sinh, giấy, thủy tinh

2.4 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

2.4.1 Hiện trạng

Cũng như đa số các quận khác của Tp Hồ Chí Minh, những tài liệu liên quan đến hệ thống QLCTR thường nằm rải rác từ các nguồn khác nhau, không tập trung tại một điểm Các phần mềm được sử dụng để lưu trữ hồ sơ hiện tại như Word, Ecxel…

đã đem lại những lợi ích nhất định cho người quản lý nhưng chúng chỉ mang tính chất

“hiển thị” mà không có tính tích hợp và xử lý thông tin Cán bộ chưa được đào tạo có

hệ thống việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý môi trường gây khó khăn cho việc ra quyết định Nhận thức của lãnh đạo về sự cần thiết áp dụng tin học môi trường còn nhiều hạn chế

2.4.2 Ưu điểm

- Các phần mềm này giúp người quản lý dễ dàng tiếp cận vì tính chất thông dụng của chúng

- Chúng rất dễ sao chép, lưu trữ thông tin

- Giúp những người không hoạt đông trong ngành môi trường vẫn có thể hiểu tình trạng của hệ thống QLCTR

2.4.3 Nhược điểm

Các phần mềm lưu trữ số liệu hiện tại đã không đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Là công cụ tin học được xây dựng riêng cho lĩnh vực CTR

- Tổng hợp các thông tin vào một nguồn duy nhất

- Thuận tiện cho việc tra cứu và trao đổi thông tin

- Quản lý môi trường bằng cách tích hợp GIS và cơ sở dữ liệu, liên kết với các thông tin thuộc tính của đối tượng cũng như kết nối với vị trí của đối tượng trong không gian thực

- Đánh giá hiện trạng, dự báo và giải quyết các vấn đề có liên quan

Trang 18

- Hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà quản lý

2.5 CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN

v Chất thải rắn

CTR (theo nghị định Số: 59/2007/NĐ-CP về QLCTR) là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác CTR bao gồm CTR thông thường và CTR nguy hại CTR phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là CTR sinh hoạt CTR phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là CTR công nghiệp

CTR (theo GS.TS Trần Hiếu Nhuệ) là CTR phát sinh từ các hoạt động ở các đô thị và khu công nghiệp bao gồm: chất thải khu dân cư, chất thải từ các hoạt động thương mại, dịch vụ đô thị, bệnh viện, chất thải công nghiệp, chất thải do hoạt động xây dựng Trong đó CTR đô thị là vật chất con người vứt bỏ đi trong khu vực đô thị

mà không đòi hỏi bồi thường cho sự vứt bỏ đó Thêm vào đó, chất thải được coi là CTR Đô thị nếu được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và thiêu hủy

v Hệ thống quản lý chất thải rắn

Hệ thống QLCTR (theo nghị định Số: 59/2007/NĐ-CP về QLCTR) là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên trách về CTR đô thị có vai trò kiểm soát các vấn đề có liên quan đến CTR liên quan đến vấn đề về quản lý hành chính, tài chính, luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật

v Hoạt động quản lý chất thải rắn

Hoạt động quản lý chất thải rắn (theo nghị định Số: 59/2007/NĐ-CP về QLCTR) bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở QLCTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người

v Thu gom chất thải rắn

Trang 19

Thu gom CTR (theo nghị định Số: 59/2007/NĐ-CP về QLCTR) là hoạt động

tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận

v Vận chuyển chất thải rắn

Vận chuyển CTR (theo nghị định Số: 59/2007/NĐ-CP về QLCTR) là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng

v Lưu giữ chất thải rắn

Lưu giữ CTR (theo nghị định Số: 59/2007/NĐ-CP về QLCTR) là việc giữ CTR

trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý

Những nơi này thường được gọi là điểm hẹn (nếu khối lượng rác nhỏ và rác không tiếp đất) và gọi là trạm trung chuyển (nếu lượng rác lớn và rác có tiếp đất)

+ Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp

với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh

+ Xử lý chất thải bằng phương pháp ủ sinh học (compost) là quá trình

ổn định sinh hóa các chất hữu cơ thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học, tạo môi trường tối ưu đối với quá trình

+ Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt là giai đoạn xử lý cuối cùng

được áp dụng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý bằng các phương pháp khác Đây là giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với sự có

Trang 20

mặt của oxy trong không khí, trong đó có rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các CTR không cháy Các chất khí được làm sạch thoát ra ngoài không khí, CTR còn lại được chôn lấp

+ Xử lý rác bằng công nghệ ép kiện là rác được phân loại bằng thủ

công trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được thu hồi để tái chế Những chất còn lại được băng tải chuyền qua hệ thống

ép nén bằng thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác

và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao

+ Xử lý rác bằng công nghệ hydromex là nghiền nhỏ rác (rác không

cần phân loại) sau đó polyme hóa và sử dụng áp lực lớn để nén ép, định hình các sản phẩm

v Xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn

Xã hội hóa hệ thống QLCTR là nhà nước huy động nguồn lực trong xã hội vào

việc cung ứng dịch vụ QLCTR.Việc huy động nguồn lực có 2 phương thức

Thứ nhất là cho phép công ty, tổ chức cá nhân tham gia vào lĩnh vực QLCTR

mà trước đây nhà nước nắm độc quyền hay còn gọi là chuyển giao hoạt động công ứng dịch vụ QLCTR cho các cơ sở ngoài nhà nước Phương thức thực hiện là đấu thầu cho

tư nhân Cấp giấy phép cho các cơ quan ở ngoài nhà nước hoạt động trong lĩnh vực QLCTR

Thứ hai là huy động nguồn lực trong nhân dân bổ sung vào kinh phí cho các hoạt động trong hệ thống QLCTR do nhà nước cung ứng dưới các hình thức: huy động kinh phí của nhân dân vào việc QLCTR, hoặc huy động công sức và trí tuệ của nhân dân

v Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn

Chủ thu gom, vận chuyển CTR (theo nghị định Số: 59/2007/NĐ-CP về QLCTR) là các tổ chức cá nhân được phép thu gom vận chyển CTR

v Chi phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn

Chi phí thu gom, vận chuyển CTR (theo nghị định Số: 59/2007/NĐ-CP về

QLCTR) bao gồm chi phí đầu tư phương tiện, trang thiết bị, đào tạo lao động, chi phí

Trang 21

quản lý và vận hành cơ sở thu gom, vận chuyển CTR tính theo thời gian hoàn vốn và quy về một đơn vị khối lượng CTR được thu gom, vận chuyển

v Phế liệu

Phế liệu (theo nghị định Số: 59/2007/NĐ-CP về QLCTR) là sản phẩm, vật liệu

bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng, được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khác

v Chủ đầu tư cơ sở quản lý chất thải rắn

Chủ đầu tư cơ sở QLCTR (theo nghị định Số: 59/2007/NĐ-CP về QLCTR) là

tổ chức, cá nhân được phép thực hiện đầu tư vào hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý CTR

Trang 22

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

3.1 GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM WASTE

3.1.1 Giới thiệu chung

Nhằm thực hiện mục tiêu của Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06/10/2004 của Thủ tướng Chính Phủ về chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

là “Tin học hoá hệ thống quản lý hành chính nhà nước về tài nguyên và môi trường phù hợp với tiêu chuẩn Chính phủ điện tử của Việt Nam, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý tài nguyên và môi trường” nên năm 2005, nhóm Envim (Envim group) đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm: “Phần mềm quản lý số liệu CTR đô thị Tp.Hồ Chí Minh” còn được gọi tắt là WASTE (Computer Tool For Solid Waste Management System) WASTE được sử dụng bởi các cơ quan quản lý cấp quận huyện trong thành phố nhằm tiết kiệm thời gian tìm kiếm và ñể nâng cao hiệu quả hoạt động của con người WASTE thể hiện được nhiều ưu điểm khi sử dụng với giao diện tiếng Việt gần gũi và giúp nhà quản lý giải quyết được nhiều bài toán nan giải

WASTE đã áp dụng cho quận 4, quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh Phần mềm này được cập nhật và cải tiến thường xuyên, từ năm 2008, WASTE được lấy tên theo năm ra đời WASTE được thiết kế với các module chính:

- Module quản lý bản đồ: gồm quản lý lớp bản đồ và quản lý các đối tượng môi trường trên bản đồ

- Module quản lý dữ liệu môi trường

- Module thống kê báo cáo, nhập xuất dữ liệu

Trang 23

Phần mềm WASTE hỗ trợ nhận dạng các dữ liệu đã được chuyển đổi về Mapinfo Ngôn ngữ được sử dụng để lập trình trong WASTE là ngôn ngữ lập trình Visual C# Các chức năng này của WASTE cho phép thực hiện các thao tác cơ bản đặc trưng của một hệ GIS như: phóng to thu nhỏ; kích hoạt các đối tượng không gian theo điểm hay theo vùng; thêm, xóa, sửa các đối tượng không gian; thực hiện các phép chồng lớp thông tin giữa các đối tượng hay giữa các lớp thông tin…Chức năng chính của module là quản lý lớp bản đồ và quản lý các đối tượng môi trường trên bản đồ

Module quản lý dữ liệu môi trường

Module này là sự kết hợp giữa GIS và hệ quản trị dữ liệu Access phiên bản

2000 để lưu trữ, hệ thống hóa, bảo quản dữ liệu liên quan đến công tác QLCTR Ngoài

ra ngôn ngữ lập trình Visual C# được sử dụng giúp xử lý, thống kê các dữ liệu cần thiết

Module thống kê, báo cáo, nhập xuất dữ liệu

Module có nhiệm vụ rất quan trọng là lấy ra những thông tin cần thiết thích hợp với mục đích nào đó ví dụ như lấy thông tin về khối lượng rác của một lộ trình vận chuyển, ngoài ra chúng còn cho phép lưu trữ, báo cáo, đánh giá, truy vấn số liệu (Ở đề tài này, vì lý do thời gian, phần thống kê, báo cáo và đánh giá không áp dụng cho quận Tân Phú.)

Module mô hình

Là sự tích hợp giữa CSDL môi trường, GIS và mô hình tính toán nhằm phục vụ tốt cho người sử dụng Trong phần mềm này, mô hình tính toán khả năng thu gom, vận chuyển CTR và dự báo lượng rác phát sinh nhằm nâng cao hiệu quả

công tác quản lý môi trường

3.2 CÁC MÔ HÌNH TOÁN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG PHẦN MỀM WASTE

Mô hình toán học là một mô hình trừu tượng sử dụng ngôn ngữ toán để mô tả

về một hệ thống Mô hình toán được sử dụng nhiều trong các ngành khoa học tự nhiên

và chuyên ngành kĩ thuật Mô hình toán học biểu diễn các phần quan trọng của hệ

thống, ở đây, các công thức này sẽ giúp giải quyết các bài toán về dự báo dân số, khối lượng rác thải, tính toán lượng xe cơ giới…

Trang 24

3.2.1 Mô hình tính toán lượng xe cơ giới

Số thùng đổ trong một chuyến:

f c

r V

c : dung tích trung bình của thùng đẩy tay (m3/chuyến); c= 0.66 m3

f : hệ số sử dụng dung tích thùng xe tính theo trọng lượng; f = 0.8

Thời gian đổ rác lên đầy chuyến xe ép rác:

T = C t (uc) + (n p – 1)(dbc) (3.2)

Trong đó:

Ct : số thùng đổ trong 1 chuyến (thùng/chuyến)

uc : thời gian cần thiết để đổ rác và trả thùng rác rỗng vào vị trí cũ

(phút/thùng)

np – 1: số lần vận chuyển giữa 2 vị trí lấy rác = số thùng rác – 1

dbc : thời gian vận chuyển giữa 2 vị trí lấy rác (phút/vị trí)

Thời gian cần cho một chuyến xe:

T p = T + h + s (3.3)

Trong đó:

h : thời gian vận chuyển trên đường = thời gian xe đi từ điểm hẹn đến bãi

chôn lấp (BCL) và từ BCL đến điểm hẹn tiếp theo:

Trang 25

v : vận tốc trung bình của xe ép rác trên toàn bộ lộ trình (km/h)

s : thời gian đổ rác tại BCL (kể cả thời gian chờ đợi) (phút/chuyến)

Số chuyến vận chuyển của mỗi xe cơ giới trong ngày:

p T

W H

N = ( −1 ) (3.5)

Trong đó:

H : thời gian làm việc trong ngày (h/ngày)

W : hệ số tính đến thời gian không vận chuyển; W = 0.15%

Tổng số chuyến xe cần thiết để thu gom và vận chuyển toàn bộ hết lượng rác sinh hoạt trong ngày:

V

W

TC t (3.6)

Trong đó :

Wt : lượng rác thải phát sinh trong ngày (tấn/ngày)

V : thể tích trung bình của xe cơ giới (m3)

ρ1 : khối lượng riêng của CTR ở các khu đô thị;ρ1 = 450 kg/m3

Số xe tải cần thiết để thu gom hết lượng rác:

N

TC

X = (3.7)

3.2.2 Mô hình tính toán cho lượng thùng xe đẩy tay 660L

Giả định mỗi ngày mỗi người lấy rác là m = 5 chuyến/thùng/ngày

Số thùng thu gom chất thải rắn trên toàn địa bàn:

m KL

Trang 26

KL : khối lượng rác chứa trong mỗi thùng (kg), KL = c.ρ2

c : dung tích trung bình của thùng đẩy tay (m3/chuyến); c= 0.66 m3

ρ2 : khối lượng riêng của CTR ở các khu đô thịρ2= 250 kg/m3

3.3 PHƯƠNG PHÁP VẠCH TUYẾN VẬN CHUYỂN, QUÉT RÁC ĐƯỜNG PHỐ VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỂM HẸN, THỜI GIAN

3.3.1 Xác định điểm hẹn

Việc xác định điểm hẹn cho một quận phụ thuộc vào các tiêu chí chính như sau:

Dựa vào lượng rác của cả quận và của từng phường

Trọng lượng riêng của rác đường phố là: 250kg/m3, hệ số sử dụng dung

tích thùng 660l là 0,8 Từ đó suy ra khối lượng của 1 thùng 660l là 132kg/thùng

Số lượng thùng tập kết tại mỗi điểm: khoảng 4 – 10 thùng

Chọn điểm trung tâm của khu vực thu gom là tốt nhất, khoảng cách từ

các khu vực thu gom đến điểm hẹn được bố trí ngắn nhất

Không bố trí điểm hẹn ở những tuyến đường hẹp, lưu lượng xe lớn

Không bố trí điểm hẹn gần các điểm du lịch, đường vào UBND quận,

phường, trạm y tế…

3.3.2 Xác định thời gian thu gom rác tại các điểm hẹn

Để xác định thời gian thu gom rác tại mỗi điểm hẹn, ta tính toán theo các thông

Thời gian bắt đầu và kết thúc: 17h – 6h, nhưng thời gian bắt đầu thu gom

rác khoảng 21h là tốt nhất, thời gian kết thúc phụ thuộc vào chiều dài của

lộ trình vận chuyển, tuy nhiên, nên thu gom tất cả rác tại các điểm hẹn trước 4h để đảm bảo rác được đưa đến BCL

Trang 27

Xe bắt buộc phải đi theo lộ trình đã được định sẵn

3.3.3 Vạch tuyến

Vạch tuyến quét rác đường phố

Để vạch tuyến quét chính của quận Tân Phú, ta dựa vào các tiêu chí sau đây:

Định mức quét đường, bao gồm: chiều dài, chiều rộng lòng đường, chiều

rộng lề đường, sản lượng quét mỗi tuyến

Theo định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải

đô thị công bố kèm theo văn bản số 2272/BXD – VP ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ Xây dựng, mục MT1.02.00 Công tác quét thu gom rác bằng thủ công quy định 2,5 công cho 10.000m2 lòng và lề đường

Vạch tuyến theo cụm đường, sao cho tổng số công trong các cụm đường

đó là 1 số tròn ( ±10%)

Vạch tuyến đường đi cho công nhân quét với lượng công bỏ ra là nhỏ

nhất

Dựa vào bản đồ được xây dựng chi tiết để tính khoảng cách quét cho một

công nhân (Vì lý do thời gian, KLTN chưa thực hiện được bước này vì chưa xây dựng bản đồ chi tiết)

Vạch tuyến vận chuyển

Vạch tuyến vận chuyển cho 10 lộ trình, bao gồm: vận chuyển rác đường phố, vận chuyển rác sinh hoạt hộ gia đình Ta có các tiêu chí sau đây:

Đối với rác đường phố:

+ Đảm bảo thời gian lấy rác

+ Phải đi qua tất cả các điểm hẹn với cự ly ngắn nhất

Đối với rác sinh hoạt hộ gia đình:

+ Đảm bảo thời gian lấy rác

+ Cự ly vận chuyển từ điểm hẹn Hòa Bình, Phạm Văn Xảo về bô Tống Văn Trân và BCL Phước Hiệp là nhỏ nhất nhưng vẫn đảm bảo về vấn

đề giao thông

Trang 28

3.4 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ MAPINFO QUẬN TÂN PHÚ

Bản đồ MIF các lớp của quận Tân Phú được tạo từ bản đồ nền dạng MIF của quận Tân Bình trước năm 2003 và bản đồ dạng CAD của quận Tân Phú Bản đồ quận Tân Phú sau khi hoàn thiện để sử dụng cho phần mềm WASTE gồm các lớp sau:

ranh_phuong, ranh _phuong_buffer, lop_duong, lop_duong_buffer, nentanphu, khung, text_duong, text_phuong Các lớp bản đồ được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Tạo lớp bản đồ lop_duong và lop_duong_buffer

Tạo các lớp bản đồ: toa_do, lop_duong và lop_duong_buffer

a Dựa vào bản đồ nền có sẵn của quận Tân Bình, bằng phần mềm MIF, dùng lệnh polygon trên thanh Drawing để vẽ đường ranh giới của quận Tân Phú, dùng lệnh set target và lệnh slip để cắt theo ranh giới vừa vẽ và lưu với tên toa_do Mục đích của bước làm này giúp chúng ta giữ lại tọa độ chính xác của quận Tân Phú so với

hệ tọa độ không gian

Hình 3.1 Bước 1.a Tạo lớp bản đồ lop_duong và lop_duong_buffer

b Dùng chương trình MIF chuyển lop_duong của bản đồ dạng CAD qua bản đồ dạng MIF bằng lệnh Tools> Universal Translator > Universal Translator Bản đồ được xuất ra dưới dạng MIF và lưu với tên lop_duong nhưng không đúng tọa độ, vì

Set target + slip Polygon

Mở lớp tan_binh

Xuất lớp toa_do

Trang 29

vậy chúng ta phải thực hiện bước 1c, nhằm tạo ra một bản đồ chính xác về tọa độ không gian

Hình 3.2 Bước 1.b Tạo lớp bản đồ lop_duong và lop_duong_buffer

c Chuyển tọa độ của lop_duong về đúng tọa độ của lớp toa_do bằng lệnh register vector> register vector map, xuất hiện hộp thoại register veter table, chọn 3 điểm ở lớp toa_do ứng với 3 điểm ở lop_duong và chuyển tọa độ, nên chọn những điểm là các kí hiệu đặc biệt và chọn 3 điểm hướng về 3 phía khác nhau Chọn lop_duong tạo độ rộng cho con đường bằng lệnh buffer và lưu với tên lop_duong_buffer Với những con đường chính, tạo độ rộng lớn hơn để dễ dàng nhận biết Chúng ta có thể làm giàu thông tin bản đồ bằng các thực hiện các bước 1.b và 1.c với bản đồ chi tiết từng phường của quận Tân Phú

Mở lớp lop_duong

(CAD)

Tools

Universal Translator

Universal Translator

Khai báo thông tin nguồn dữ liệu

Xuất lớp lop_duong (MIF)

Trang 30

Hình 3.3 Bước 1.c Tạo lớp bản đồ lop_duong và lop_duong_buffer

Bước 2: Tạo lớp bản đồ ranh_phuong, ranh_phuong_buffer và nentanphu

Tạo các lớp bản đồ có tên ranh_phuong, ranh_phuong_buffer và nentanphu

a Vì khi chuyển từ CAD sang MIF, đường và ranh giới phường của quận Tân Phú nằm chung một lớp nên phải tạo ra một lớp ranh_phuong riêng Dùng lệnh polygon

để vẽ lại ranh giới các phường và lưu lại với tên ranh_phuong, dùng lệnh buffer để tạo độ rộng cho ranh giới các phường và lưu lại với tên ranh_phuong_buffer Mục đích của bước này là tạo sự rõ ràng cho bản đồ và để phục vụ cho bước 2b

b Mở lớp bản đồ ranh_phuong và dùng lệnh region style tạo nền với màu sắc khác nhau cho từng phường và lưu với tên nentanphu

Mở lớp lop_duong

Register vector

Register vector map

Register vector table

Chọn 3 điểm ở lớp lop_duong ứng với 3 điểm trên Xuất lớp lop_duong

đã được chuyển tọa

Chọn 3 điểm ở lớp toa_do

Buffer

Xuất lớp lop_duong _buferr

Trang 31

Hình 3.4 Bước 2 Tạo lớp bản đồ ranh_phuong, ranh_phuong_buffer và nentanphu

Bước 3: Tạo lớp text_duong, text_phường

- Tạo các lớp bản đồ text_duong, text_phường

- Sử dụng bản đồ giao thông, bản đồ CAD, dùng lệnh text và text style để ghi lại tên cho từng con đường và lưu vào lớp text_duong, tương tự ta có lớp text_phuong

Hình 3.5 Bước 3 Tạo lớp text_duong, text_phường

Mở lớp lop_duong

Xuất lớp text_duong, text_phuong

Mở lớp lop_duong

Polygon

Xuất lớp ranh_phuong

Buffer

Xuất lớp ranh_phuong_buffer

Region styles

Xuất lớp nentanphu

Trang 32

Bước 4: Hoàn thành bản đồ

- Tạo lớp bản đồ “khung”

- Mở một hay tất cả các lớp bản đồ, dùng lệnh rectangle vẽ khung cho bản đồ,

và dùng lệnh text để tạo tên bản đồ Như vậy, các lớp bản đồ đã được hoàn thành

Hình 3.6 Bước 4 Hoàn thành bản đồ

3.5 TÍCH HỢP BẢN ĐỒ VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM WASTE 3.5.1 Tích hợp

Để sử dụng được bản đồ trong phần mềm WASTE, ta cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Chuyển tọa độ

Mở các lớp bản đồ từ phần mềm MIF và chọn file> save copy as> chọn lớp nentanphu> save as > tạo thư mục mới > projection> chọn hệ tọa độ> ok >save Làm tương tự với các lớp bản đồ còn lại của bản đồ

Bước 2 : Chuyển các lớp bản đồ trong thư mục mới sang dạng file MIF

Tắt các lớp bản đồ đã mở ở bước 1 và chọn file> chọn các lớp bản đồ đã chuyển tọa độ> open Trên cửa sổ bản đồ vừa mới mở, chọn table> export> chọn 1 lớp bản đồ> export> save Tương tự với các lớp còn lại của bản đồ

Bước 3 : Tích hợp và nhập mật mã theo bản quyền của phần mềm WASTE

Mở các lớp bản đồ

rectangle

Text

Xuất lớp khung

Ngày đăng: 13/09/2018, 10:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. GS.TSKH. Bùi Văn Ga, 2000. Bài giảng công nghệ và quy hoạch QLCTR đô thị. Dự án kinh tế chất thải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng công nghệ và quy hoạch QLCTR đô thị
3. UBND Quận Tân Phú, Ban quản lý dự án, 2007. Hồ sơ mời thầu. Dự án Quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom và vận chuyển CTR đô thị trên địa bàn quận Tân Phú Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ mời thầu
4. GS.TSKH Bùi Tá Long, 2008. Báo cáo khoa học “Nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý số liệu CTR đô thị Tp. HCM.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý số liệu CTR đô thị Tp. HCM
5. TS. Nguyễn Kim Lợi. 2005. Ứng dụng GIS trong quản lý bền vững Tài nguyên và Môi trường. Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng GIS trong quản lý bền vững Tài nguyên và Môi trường
6. Nguyễn Đức Bình, 2006. Bài giảng Hệ thống thông tin địa lý. Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Hệ thống thông tin địa lý
1. GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS Nguyễn Thị Kim Thái, 2001. QLCTR, Tập 1 CTR đô thị. NXB Xây dựng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w